Đền Thờ Hay Hội Thánh?
Một câu hỏi quan trọng là liệu bằng chứng đưa ra ở trên có đủ để đòi hỏi Đền thờ ở Giê-ru-sa-lem phải được xây lại trước khi Chúa Jesus trở lại hay không. Các kí thuật lời của Chúa Jesus về những ngày cuối cùng, các thư tín của Phao-lô và sự mặc khải Giăng nhận được về Chúa Jesus Christ có thể được giải thích về mặt tâm linh không? Phao-lô viết trong I Cô-rinh-tô 3:16-17: “…Anh em không biết rằng anh em là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trong anh em sao? Nếu người nào phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt người ấy; vì đền thờ của Đức Chúa Trời là thánh, và đền thờ ấy chính là anh em…” Đây có phải là ý Phao-lô khi nói rằng Kẻ nghịch lại Đấng Christ sẽ ngồi trong ‘Đền thờ’ là Hội thánh của Đức Chúa Trời, như được nói trong II Tê-sa-lô-ni-ca 2:3-4 “…Đừng để ai lừa dối anh em bằng bất cứ cách nào. Vì sự bội đạo phải đến trước, và con người gian ác, đứa con của sự hủy diệt, phải xuất hiện; tức là kẻ đối kháng, tự tôn mình lên trên tất cả những gì người ta gọi là thần hoặc đối tượng thờ lạy, đến nỗi nó vào ngồi trong đền Đức Chúa Trời, tự xưng mình là Đức Chúa Trời…” Có thể nào khái niệm Đền thờ ám chỉ Hội thánh, một hệ thống tôn giáo bị điều hành bởi tư duy chống Cơ đốc, như “nữ thần trí tuệ” được thờ trong nhà thờ Đức Bà Paris trong cuộc Cách mạng Pháp? Hoàn toàn có thể. Đối với tôi, thậm chí rất có thể là như vậy. Chúng ta không cần phải đợi một ngôi đền (nhỏ) được xây dựng trên Núi Si-ôn rồi sẽ bị làm ô uế bởi một kẻ chống Chúa sẽ đến. ‘Sự gớm ghiếc gây nên cảnh hoang tàn’ mà Chúa Jesus nói đến trong Ma-thi-ơ 24:15 có thể đã có mặt trong nhiều thế kỷ. Việc xem xét những phân đoạn này để tìm kiếm những bài học thuộc linh cũng là điều cần thiết. Nhưng những bài học như vậy không loại trừ việc Đền thờ được xây dựng lại theo đúng nghĩa đen. Rất nhiều lời tiên tri đã được ứng nghiệm theo đúng nghĩa đen kể từ khi dân Y-sơ-ra-ên quay trở về vùng Đất Hứa vào thế kỷ trước, là điều không khiến chúng ta phải ngạc nhiên, bất kể những vấn đề mà nó đặt ra cho thần học Cơ đốc.
Hơn nữa, Đền thờ mới cũng cho chúng ta một bài học thuộc linh cá nhân, cho dù nó có được xây dựng lại trên Núi Si-ôn và bị làm ô uế bởi Kẻ chống Chúa hay không. Chúng ta cũng cần phải cảnh giác kẻo thân thể của chúng ta, là đền thờ của Chúa Thánh Linh, bị hủy hoại bởi rượu bia, ma túy, sự mê ăn uống, bệnh béo phì, hoặc kiệt sức vì thiếu nghỉ ngơi hợp lý, căng thẳng quá độ, cay đắng, hoặc các tội lỗi khác của xác thịt. Và Hội thánh, ngôi nhà thuộc linh của chúng ta, cũng có thể chứa đầy những thần học và triết lý chống đối Cơ đốc giáo, tập trung vào con người sa ngã. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi trở thành những người canh gác trên các tường thành, cả tường thành Giê-ru-sa-lem thuộc thể và tường thành của Hội thánh. Giống như E-xơ-ra và Nê-hê-mi và người của họ, khi đang xây dựng lại thành Giê-ru-sa-lem và Đền thờ, chúng ta cũng cần phải canh gác bằng lời cầu nguyện và cả những hành động cụ thể. Chẳng phải sự trỗi dậy của thần học nhân văn trong Hội thánh, theo đó mọi thứ xoay quanh việc con người coi mình như một vị thần trong bản thể bên trong, cũng là một loại ứng nghiệm của những lời tiên tri này hay sao? Điều đó nghe không giống như là sự ứng nghiệm của những lời tiên tri, khi Con người nghĩ rằng vì tia sáng thiêng liêng bên trong mình giống như một vị thần, và do đó muốn tự mình quyết định điều thiện và điều ác mà không cần đến bất kỳ quyền lực bên ngoài nào hay sao? Có phải Cơ đốc giáo đã tham gia vào một loại hình thờ ngẫu tượng, thờ phượng con người hơn là Đức Chúa Trời? Nếu như vậy, Hội thánh sẽ trở thành một phần của Hội thánh giả của thời kỳ cuối cùng.
Chúa Jesus, Phao-lô và Giăng đều nói về một Đền thờ. Nhưng có phải tất cả đều đang muốn nói đến một ngôi đền thờ theo nghĩa đen? Hay là họ đang muốn nói đến Hội thánh? Người Do Thái hy vọng và cầu nguyện cho việc xây dựng lại Đền thờ để phục hưng trái tim của Do Thái giáo. Nhưng cũng có thể là một Đền thờ như vậy sẽ nhanh chóng bị con người tội lỗi, kẻ muốn giống Đức Chúa Trời, miệt thị. Đó là sự cám dỗ mà Sa-tan đã đem đến trong sách đầu tiên của Kinh thánh. Nó nói: “Ngươi sẽ giống như Đức Chúa Trời, khi ngươi không tuân theo lời chỉ dẫn của Ngài.” Biểu lộ cuối cùng của Sa-tan ở trong con người diệt vong này, Anti-Christ, kẻ tự đặt mình trên ngai của Đức Chúa Trời trong Đền thờ. Thực sự không thể nào tưởng tượng một điều gì đó đáng gớm ghiếc ở Nơi Thánh hơn thế. Nhưng có nhất thiết phải là một Đền thờ được xây dựng lại theo đúng nghĩa đen không?
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Hong An
Thứ Tư 1/9
Từ Lebanon hàng chục ngàn tên lửa đang nhắm vào Israel. Hãy cầu nguyện để những tên lửa này sẽ không bao giờ làm tổn hại Israel. Hãy cầu nguyện xin sự bảo vệ Israel chống lại những cuộc tấn công của Hezbollah và Lebanon (Thi-thiên 59).
Thứ Năm 2/9
Hãy cầu nguyện cho những người Do Thái sống ở Judea và Samari. Hãy cầu nguyện xin sự bảo vệ chống lại các cuộc tấn công bằng dao, đập phá, ném đá như mưa và các hình thức khủng bố khác chống lại họ. Shin Bet báo cáo lại rằng sẽ còn gia tăng theo những hình thức tấn công này.
Thứ Sáu 3/9
Ở Mỹ và các nước phương Tây khác nhiều vụ việc bài Do Thái đã xảy ra do kết quả của cuộc chiến tại Gaza. Hãy cầu nguyện xin sự bảo vệ nam giới, phụ nữ và trẻ em Do Thái ở các quốc gia này và cầu nguyện để bạo lực ngưng lại (Thi-thiên 70).
Thứ Bảy 4/9 – Ngày Sa-bát
Một số tổ chức BDS của Mỹ (Phong trào tẩy chay, thoái vốn và trừng phạt) đã chỉ định phải trả các chi phí pháp lý cho những người biểu tình Palestine đã tấn công và làm bị thương người Do Thái ở thành phố New York. Điều này cho thấy phong trào BDS xấu xa và bạo lực như thế nào. Hãy cầu nguyện xin sự bảo vệ cho người Do Thái chống lại phong trào này.
Chủ Nhật 5/9
Thầy dạy Kinh Thánh Matthew Henry đã bình luận sách Ê-xơ-tê: “Mặc dù danh của Chúa không đề cập trong sách Ê-xơ-tê, nhưng bàn tay của Chúa vẫn không ngừng bận rộn để giải cứu dân Ngài.” Cảm ơn Chúa vì Ngài vẫn là Đức Chúa Trời y nguyên và Ngài giải phóng dân Israel hết lần này đến lần khác khỏi tay kẻ thù.
Thứ Hai 6/9
Ngoại trưởng Anh Robert Jenrick nói rằng sự gia tăng của các cuộc tấn công bài Do Thái ở Vương quốc Anh là kết quả của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Hãy cầu nguyện để chủ nghĩa cực đoan này bị giải quyết. Cũng cầu nguyện rằng người Hồi giáo trên toàn thế giới sẽ bắt đầu tin vào Thiên Chúa của Israel và vào Chúa Giêxu Christ.
Thứ Ba 7/9 – Rosh Hashana
“Đức Giê-hô-va lại phán cùng Môi-se rằng: Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng: Ngày mồng một tháng bảy, sẽ có cho các ngươi một ngày nghỉ, một lễ kỷ niệm lấy tiếng kèn thổi mà rao truyền, tức là một sự nhóm hiệp thánh vậy” Lê-vi-ký 23:23-24. Hôm nay là Năm Mới của người Do Thái. Hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho h một năm mới thịnh vượng và được phước.
Thứ Tư 8/9 – Rosh Hashana
“Ngài sẽ còn thương xót chúng tôi, giập sự gian ác chúng tôi dưới chân Ngài; và ném hết thảy tội lỗi chúng nó xuống đáy biển.” Mi-chê 7:19. Nhiều người Do Thái chính thống đi đến chỗ có nước chảy vào ngày Rosh Hashana. Họ ném những mẩu bánh mỳ xuống nước làm biểu tượng cho tội lỗi được ném xuống đáy biển. Hãy cảm ơn Chúa rằng Ngài muốn tha thứ tội lỗi cho dân Ngài và cũng tha thứ tội lỗi chúng ta.
Thứ Năm 9/9
Israel đã cho biết rằng bên trong tòa tháp truyền thông mà họ đã bắn phá vào mùa Xuân năm ngoái, Hamas đang nghiên cứu phát triển các hệ thống chống Iron Dome (Mái vòm). Có rất nhiều tiếng ồn về “cuộc tấn công của Israel trên các phương tiện truyền thông”, hầu như không có bất kỳ sự chú ý nào về lý do thực sự của cuộc tấn công. Hãy cầu nguyện để thông tin chính xác về Israel được biết đến và loại bỏ những giả định sai lầm.
Thứ Sáu 10/9
Ông trùm truyền thông Đức Axel Springer đã giơ cao lá cờ Israel trên đỉnh trụ sở chính của mình. Điều này là do nhiều cuộc biểu tình đã được tổ chức gần đây ở Đức và trong đó tất cả các loại khẩu hiệu bài Do Thái đã được hô vang. Cảm ơn Chúa vì thông điệp hỗ trợ tuyệt vời này và cầu nguyện rằng nhiều công ty sẽ làm theo.
Thứ Bảy 11/9 – Ngày Sa-bát
Một cuộc khảo sát do Liên minh châu Âu ủy quyền cho thấy trong nhiều sách văn bản của người Palestine, đồng tài trợ bằng tiền của châu Âu, sự căm ghét đối với Israel đang được rao giảng và nhiều quan điểm bài Do Thái xuất hiện trong đó. Hãy cầu nguyện rằng sẽ phải có hành động cho sự việc này.
Chủ Nhật 12/9
“Đức Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, ta sẽ đem các nhà trại Gia-cốp trở về khỏi sự phu tù, ta sẽ thương xót chỗ ở nó; thành nầy sẽ xây lại trên gò nó, cung điện sẽ có người ở như thuở xưa”. Giê-rê-mi 30:18. Hãy cảm ơn Chúa rằng vì sự thay đổi này đã trở thành hiện thực đối với người dân Israel và có một Tổ quốc ngày nay, nơi họ có thể đi đến khi chủ nghĩa bài Do Thái ở các nước khác đang gia tăng.
Thứ Hai 13/9
Chúa kêu gọi chúng ta yên ủi dân Ngài. “Hãy yên ủi, hãy yên ủi dân Ta.” (Ê-sai 40:1). Đây là những lời cảm động mà chúng ta có thể cùng nhau phát huy tác dụng thông qua tình bạn, sự khích lệ và lời cầu nguyện hàng ngày cho dân Israel.
Thứ Ba 14/9
“Tôi biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự, Chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm.” Gióp 42:2. Hãy cảm tạ Chúa vì chúng ta cũng nhìn thấy trong cách Ngài đối đãi với dân Ngài và dân đó đang trở về quê hương đất tổ của họ. Chẳng có gì là không thể đối với Đức Chúa Trời.
Thứ Tư 15/9
Hãy cầu nguyện để Cơ Đốc Nhân sẽ sống trong tinh thần của Ru-tơ hơn nữa. “Dân tộc của mẹ sẽ là dân tộc của con và Đức Chúa Trời của mẹ là Đức Chúa Trời của con”.
Thứ Năm 16/9 – Yom Kippur
Hôm nay là Ngày của Sự Chuộc Tội. Trong Do Thái giáo, ngày này được coi là ngày quan trọng và linh thiêng nhất trong năm. Hãy cầu nguyện xin một ngày phước hạnh cho người Do Thái, trong đó họ có thể kinh nghiệm được sự ở gần của Đức Chúa Trời.
Thứ Sáu 17/9
Loạt bài “Tại sao lại là Israel” sẽ được phát sóng qua đài truyền hình Cơ đốc giáo đầu tiên của Pakistan, được thành lập vào năm 2006. Thông qua các mạng lưới này, hơn 200 quốc gia được tiếp cận ở Châu Á, Châu Phi, Châu Âu, Nam và Bắc Mỹ. Đây sẽ là lần đầu tiên thông điệp này về Israel được phát đi. Hãy cầu nguyện để loạt bài này đến được với nhiều người.
Thứ Bảy 18/9
Hãy cầu nguyện cho sức khỏe và sức lực của tất cả các đại diện Cơ Đốc Nhân Vì Israel trên toàn thế giới. Hãy cầu nguyện rằng họ sẽ có thời gian và sự bình an cho công việc quan trọng này và cho sự truyền cảm hứng thuộc linh. Cũng xin cầu nguyện cho các đội nhóm bị ảnh hưởng bởi Corona.
Chủ Nhật 19/9
“Vả, như mưa và tuyết xuống từ trên trời và không trở lại nữa, mà đượm nhuần đất đai, làm cho sanh ra và kết nụ, đặng có giống cho kẻ giao, có bánh cho kẻ ăn, thì lời nói của ta cũng vậy, đã ra từ miệng ta, thì chẳng trở về luống nhưng, mà chắc sẽ làm trọn điều ta muốn, thuận lợi công việc ta đã sai khiến nó.” Ê-sai 55:10-11. Lời Đức Chúa Trời là cơ sở chắc chắn và đáng tin cậy cho sự cầu thay của chúng ta. Ngài đang làm ứng nghiệm lòi tiên tri của Ngài về dân Ngài và về Con Ngài. Hãy cảm ơn Chúa về sự ứng nghiệm Lời của Đức Chúa Trời.
Thứ Hai 20/9
Cơ Đốc Nhân Vì Israel ở Ý đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm mùa hè này. Vào đầu tháng 7 mục sư Willem Glashhouwer đã được phép đến Ý để công bố sứ điệp của sự thành tín Chúa ở Verona, Naples và Rome. Hãy cảm ơn Chúa về hành trình đầu tiên kể từ đầu đại dịch Covid 19.
Thứ Ba 21/9
Hôm nay là khởi đầu của Lễ Lều Tạm. Tám ngày tiếp tới người Do Thái sẽ sống trong một cái lều để tưởng nhớ lại những ngày họ lang thang trong đồng vắng 40 năm dưới sự chỉ dẫn của Chúa. Trong những ngày tới chúng ta sẽ cầu nguyện dựa trên những câu Kinh Thánh về việc đi lại. Hãy cầu nguyện cho một lễ Lều Tạm phước hạnh.
Thứ Tư 22/9
“Chính Đức Giê-hô-va sẽ đi trước ngươi, Ngài sẽ ở cùng ngươi, chẳng lìa khỏi ngươi, chẳng từ bỏ ngươi đâu. Chớ sợ, và chớ kinh khủng.” Phục-truyền-luật-lệ ký 31:8. Bất kỳ dân Israel đi đâu, Chúa sẽ đi cùng họ. Ngài đi trước họ! Hãy cảm ơn Chúa rằng Ngài đã dẫn đường cho dân Ngài.
Thứ Năm 23/9
“Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi; Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi.” Thi-thiên 23:4. Hành trình của Israel đã và đang không phải hành trình dễ dàng. Tuy nhiên, Chúa kéo họ ra khỏi trũng sâu, hết lần này đến lần khác. Hãy cầu nguyện xin sự bảo vệ trên Israel. Hãy cầu nguyện rằng họ có thể tìm thấy sự yên ủi của Đức Chúa Trời thậm chí trong cả lúc bị đe dọa khủng khiếp từ thế giới bên ngoài.
Thứ Sáu 24/9
“Vì có chép rằng: “Ngài sẽ truyên cho thiên sứ Ngài gìn giữ ngươi.” Hãy cầu nguyện rằng sự hiện diện của thiên sứ sẽ đóng trại xung quanh Israel.
Thứ Bảy 25/9 – Ngày Sa-bát
“Lòng người toan định đường lối mình; Song Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người.” Châm ngôn 16:9. Là con người, chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã định con đường của mình, nhưng cuối cùng Chúa mới là Đấng quyết định con đường của chúng ta. Hãy cầu nguyện xin sự tin cậy Chúa về con đường mà Ngài đi cùng dân Ngài và đi cùng chúng ta.
Chủ Nhật 26/9
“Lại từ Đông Tây Nam Bắc, người ta sẽ đến mà ngồi bàn ở trong nước Đức Chúa Trời.” Lu-ca 13:29. Từ toàn thế giới, người ta đang trên đường đến Vương Quốc. Hãy cầu nguyện rằng ngày càng có nhiều người sẽ chạm đến được sứ điệp của sự đến của Vương quốc Đức Chúa Trời.
Thứ Hai 27/9
“Hầu cho anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa, đặng đẹp lòng Ngài mọi đường, nẩy ra đủ các việc lành, càng thêm lên trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời.” Cô-lô-se 1:10. Hãy cầu nguyện để sự hiểu biết Đức Chúa Trời và kế hoạch của Ngài với dân Ngài Israel sẽ tăng lên trên toàn thế giới.
Thứ Ba 28/9 – Shmini Atzeret
Shmini Atzeret là lễ cuối cùng của kỳ lễ Lều Tạm. Vào ngày này người ta cầu nguyện xin mưa cho năm tới. Hãy cầu nguyện cho mùa mưa này ngày hôm nay. Hãy cầu nguyện rằng các đường chảy của biển hồ Galilee được mở ra vào cuối mùa mưa của năm tới.
Thứ Tư 29/9 – Simchat Torah
“Tức là dân Y-sơ-ra-ên, là dân được những sự làm con nuôi, sự vinh hiển, lời giao ước, luật pháp, sự thờ phượng và lời hứa.” Simchat Torah có nghĩa là vui mừng với / về kinh Torah. Vào ngày này, người Do Thái kỷ niệm rằng họ đã đọc toàn bộ kinh Torah trong năm qua và họ có thể bắt đầu đọc lại toàn bộ. Cảm ơn Chúa vì Ngài đã ban Kinh Torah của Ngài cho dân tộc Do Thái và chúng ta, thông qua những người Do Thái giờ đây cũng biết Kinh thánh.
Thứ Năm 30/9
Tuyệt vời là trong cái gọi là Thi Thiên về Đấng Mê-si-a, như trong Thi thiên 2, 110 và 118, cuộc đời và chức vụ của Chúa Giê-xu Đấng Mê-si-a đã được hiển hiện. Cảm ơn vì chúng ta được phép biết rằng Ánh Sáng sẽ luôn chiến thắng bóng tối, ngay cả khi nó không phải lúc nào cũng giống như vậy.
Nhiều Kịch Bản Tiên Tri
Một số Cơ đốc nhân cho rằng Đền thờ mới thậm chí có thể được xây dựng trong vòng tám tháng. Để ủng hộ điều này, họ nói Kinh thánh dạy rằng một ‘Kẻ nghịch lại Đấng Christ’ trong tương lai sẽ trị vì trong bảy năm. Ngay sau khi lên nắm quyền, nó sẽ ngăn chặn các tế lễ đang được dâng lên, và làm ô uế Đền thờ. Đa-ni-ên nói: “…Bấy giờ tôi nghe một đấng thánh nói, và một đấng thánh khác nói với đấng đang nói đó rằng: “Khải tượng về tế lễ thiêu hằng hiến, về tội ác đưa đến sự hủy diệt, về việc phó nơi thánh cùng đạo quân để bị giày đạp dưới chân nó, sẽ còn kéo dài đến bao giờ?” Đấng ấy trả lời: “Cho đến hai nghìn ba trăm buổi chiều và buổi sáng; sau đó nơi thánh sẽ được thanh tẩy…” (Đa-ni-ên 8:13-14). Vì vậy, trong khoảng sáu năm và bốn tháng, Đền thờ này sẽ bị suy tàn. Thêm tám tháng cho việc xây dựng Đền thờ này, và chúng ta sẽ có khoảng thời gian là bảy năm. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu thời điểm bắt đầu xây dựng Đền thờ mới trùng với sự trỗi dậy của anti-Christ.
Đây có thể là Đền thờ mà Chúa Jêsus đã nhắc đến khi Ngài đề cập đến sự gớm ghiếc gây ra cảnh hoang tàn ở nơi thánh? (Ma-thi-ơ 24:15; Đa-ni-ên 9:2, 11:31, 12:11). Đây sẽ là Đền thờ mà vào một lúc nào đó trong “tuần lễ” này (khoảng thời gian bảy năm?), một hoàng tử, một thủ lĩnh, sẽ ngưng việc dâng sinh tế và lễ vật (Đa-ni-ên 9:27). Nhiều kịch bản khác nhau có thể được xây dựng. Sự đồng ý cho rằng việc xây dựng Đền thờ này có thể là một phần của thỏa thuận kéo dài 7 năm, một hiệp ước hòa bình, mà “hoàng tử” này có thể ký kết với Israel. Nếu một hiệp ước kéo dài bảy năm như vậy được thực hiện, thì ngôi đền có thể được xây dựng lại trong tám tháng và việc dâng sinh tế sẽ bị ngừng lại. Tất nhiên, việc chuẩn bị cho đền thờ thực tế sẽ mất nhiều thời gian hơn; nhưng ngay trong thời điểm hiện tại, dân Y-sơ-ra-ên vẫn đang chuẩn bị cho việc xây dựng lại Đền thờ.
Làm thế nào mà một thỏa thuận như vậy với một nhà lãnh đạo thế giới lại có thể xảy ra? Một lần nữa, có nhiều kịch bản khả thi. Đó có thể là cái kết cho một cuộc chiến đã xảy ra. Có thể là cuộc chiến trong thế giới Hồi giáo hoặc cuộc chiến chống lại Israel. Có những lời tiên tri vẫn chưa được ứng nghiệm nói về một liên minh của tất cả các quốc gia xung quanh chống lại Y-sơ-ra-ên (Thi Thiên 83:1-8), và sự hủy diệt bất ngờ của Đa-mách ở Syria (Ê-sai 17:1-3). Ai Cập một ngày nào đó sẽ run sợ vì những gì bàn tay của Chúa sẽ giáng trên họ bởi một Giu-đa nhỏ bé (Ê-sai 19:16-17). Ê-xê-chi-ên 38-39 nói về một cuộc xâm lược từ phía bắc bởi Gót (lãnh đạo của Nga hay Thổ Nhĩ Kỳ?) Cùng với các đồng minh được đề cập trong Ê-xê-chi-ên 38:5-6, có thể được xác định là Iran, Afghanistan, Libya, Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia, Sudan và Iraq. Syria, Ai Cập và Jordan không được đề cập trong danh sách nên có thể có những trận chiến tàn khốc đã diễn ra rồi. Bất kể chi tiết của sự kiện này là gì, thì thỏa thuận hòa bình cuối cùng có thể bao gồm một thỏa thuận biến việc xây dựng lại Đền thờ Do Thái trở thành khả thi.
Ngôi đền mới này có thể được xây dựng ở đâu? Nó có thể nằm giữa hai nhà thờ Hồi giáo trên Núi Đền, như một biểu tượng của tình anh em của các tôn giáo chăng? Liệu nó có được giới Cơ đốc chấp thuận không? Có thể nào Núi Đền và vùng đất thánh Hồi giáo, Cơ đốc giáo và Do Thái giáo ở Jerusalem được đặt dưới sự quản lý của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế do Liên hợp quốc thành lập và đặt dưới sự chủ trì luân phiên của một người Do Thái, một người Hồi giáo và một người Cơ đốc giáo không? Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Người ta có thể hình dung ra nhiều kịch bản khả thi. Một trận động đất có thể làm hai nhà thờ Hồi giáo sập đổ, hoặc có thể sẽ có bom ném xuống các nhà thờ Hồi giáo trong một cuộc chiến tranh ở Trung Đông trong tương lai.
Phao-lô nói rằng kẻ nghịch lại Đấng Christ sẽ xuất hiện trong đền thờ và xưng mình là thần (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:4). Giăng nói rằng sân ngoài của Đền thờ sẽ bị dân ngoại chà đạp (Khải Huyền 11:2) trong 42 tháng. Nhưng Giăng cũng đề cập đến Đền thờ này như một Đền thờ của Đức Chúa Trời, nơi diễn ra sự cầu nguyện thực sự (Khải Huyền 11:1). Chúng ta đọc thấy: Bấy giờ tôi được ban cho một cây thước đo giống như cây gậy và được bảo: “…Hãy đứng dậy đo đền thờ của Đức Chúa Trời và bàn thờ cùng với những người thờ phượng trong đó. Nhưng sân ngoài thì chừa ra, đừng đo; vì nó đã được giao cho dân ngoại, và họ sẽ giày đạp thành thánh trong bốn mươi hai tháng…”
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Xây dựng lại Đền thờ
Ngày nay, tất cả các tổ chức Do Thái đều đang ráo riết chuẩn bị cho việc xây dựng lại Đền thờ. Trong số các Cuộn giấy ở Biển Chết được phát hiện trong các hang động Qumran năm 1952 có một cuộn bằng đồng, mà các nhà thông dịch lưu giữ danh sách 64 nơi cất giấu hoặc chôn cất các kho báu trong đền thờ. Giáo sĩ Goren khẳng định rằng các đồ tạo tác trong đền thờ được giấu sâu dưới Núi Đền. Những kho báu này thậm chí có thể bao gồm Hòm Giao ước, bị mất kể từ khi Nê-bu-cát-nết-sa phá hủy Đền thờ vào năm 586 TCN.
Tuy nhiên, chúng ta phải ghi nhớ câu trích dẫn từ trước trong Giê-rê-mi 3:16 “…Đức Giê-hô-va lại phán: “Khi các ngươi gia tăng và phát triển nhiều trong xứ, thì lúc ấy người ta sẽ không nói đến Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va nữa! Người ta sẽ không còn liên tưởng hay nhắc nhớ đến, không còn nuối tiếc hay muốn đóng một cái Hòm khác…”
Viện Nghiên cứu Talmudic đã xuất bản hơn 25 cuốn sách về một ngôi đền mới. Temple Faithful thường xuyên cố gắng đặt nền móng cho ngôi đền mới, nhưng bị chính quyền Israel cản trở. Một số lượng lớn người Y-sơ-ra-ên với gia phả phù hợp đang được hướng dẫn về nhiệm vụ tế lễ tại Yeshivas, trường học của người Do Thái. Viện Đền Thờ đã dệt những bộ quần áo tế lễ theo quy định. Các quỹ đã được dành cho Đền thờ. Khi thời điểm đến, ngôi Đền thờ có thể được dựng lên rất nhanh chóng. Và có nhiều tổ chức Do Thái hơn đang hy vọng vào việc xây dựng lại Đền thờ. Chỉ cần nhìn vào một cuốn sách tuyệt vời của Chaim Clorfene (Tác giả): The Messianic Temple: Understanding Ezeliel’s Prophecy (Đền thờ Đấng Mê-si: Hiểu lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên).
Trên trang web www.menorah-books.com, có người viết thế này: “Sách này đã có lịch sử 2600 năm hình thành. Từ lâu, nhà tiên tri Ê-xê-chi-ên đã có khải tượng về một Đền thờ trong tương lai sẽ mang lại hòa bình và hòa hợp cho thế giới. Từ chính khải tượng đó, người ta cho rằng chìa khóa để xây dựng ngôi Đền này là tìm hiểu thiết kế của nó. Nhưng thiết kế khó hiểu của Ê-xê-chi-ên đã gây bối rối ngay cả với những học giả vĩ đại nhất. Và vì vậy nó đã bị lãng quên và thậm chí bị loại bỏ qua nhiều thời đại. Dường như Ê-xê-chi-ên đã che giấu kế hoạch của Ngôi Đền này cho đến khi nó được bày tỏ. Bây giờ, thời điểm đã đến. Phiên bản “thân thiện với người dùng” đầu tiên của khải tượng tiên tri Ê-xê-chi-ên đã được xuất bản. Sau một thập kỷ nghiên cứu và xây dựng bốn mô hình quy mô chất lượng bảo tàng của Ngôi đền thứ ba, Chaim Clorfene đã tạo ra một tác phẩm kinh điển: Hướng dẫn thân thiện với người dùng đầu tiên để hiểu thiết kế và vai trò của Ngôi Đền trong tương lai, Ngôi Đền vĩnh cửu sẽ được xây dựng tại Jerusalem và đánh dấu sự khởi đầu của hòa bình thế giới lâu dài.
Tính từ bìa sau: Hơn 2414 năm trước, tiên tri Ê-xê-chi-ên đã thấy một khải tượng về một đền thờ trong tương lai sẽ tồn tại mãi mãi, đem đến sự chữa lành và hòa bình cho thế giới. Chìa khóa để xây dựng nó phụ thuộc vào việc học biết về thiết kế của nó. Nhưng khải tượng của Ê-xê-chi-ên vẫn còn là bí ẩn và rất khó hiểu, vẫn đang bị lãng quên và không giải thích được. Vào khoảng năm 1600, Tosefoth Yom Tov viết rằng không có đến mười người trong thế hệ của ông hiểu được thiết kế của Ê-xê-chi-ên.
Một trăm năm sau, Giáo sĩ Moshe Chaim Luzzatto, nhà Kabbalah vĩ đại người Ý, đã viết Mishkanay Elyon (Đền thờ trên trời), một bài diễn văn đầy cảm hứng về Ngôi Đền thờ thứ ba, giải thích thiết kế và hoạt động thần bí bên trong của nó. Thật bi thảm, bản thảo này đã bị mất tích. Gần 250 năm sau, vào năm 1956, nó được tái khám phá một cách kỳ diệu trong Thư viện Bodelian của Đại học Oxford. Kể từ đó, một lĩnh vực nghiên cứu mới đã bắt đầu xuất hiện xung quanh Ngôi Đền thờ thứ ba. Hiện tại, một tác phẩm ‘thân thiện với người dùng’ về chủ đề này đã được xuất bản. Đền thờ Đấng Mê-si trình bày một bản tóm tắt rõ ràng về các bài bình luận kinh điển, bao gồm các bài chú giải của Mishkanay Elyon, và hơn 200 sơ đồ màu và hình minh họa. Lần đầu tiên, các học giả và độc giả bình thường có thể chuẩn bị cho tương lai bằng cách tìm hiểu Đền thờ Đấng Mê-si”.
Về tác giả: Bị cuốn hút và truyền cảm hứng sâu sắc bởi tôn giáo, Chaim Clorfene đã học tại cả Telshe Yeshiva ở Los Angeles và Lubavitch Yeshiva ở Crown Heights, một quá trình biến ông từ một chuyên gia tiếp thị được săn đón thành giáo sĩ và tác giả. Sau đó, ông chuyển từ Mỹ đến Israel, nơi ông cư trú tại thành phố Tsfat. Clorfene là tác giả của sáu cuốn sách trước đó và nhiều bài báo khác. Cùng với Giáo sĩ Yaakov Rogalsky, ông là đồng tác giả của một trong những cuốn sách hướng dẫn được kính trọng nhất – Noahides, The Path of the Righteous Gentile (Dòng Dõi Nô-ê, Con Đường Cho Dân Ngoại Công Chính), sẽ sớm được Menorah Books phát hành trong một ấn bản thứ 2 mới và mở rộng.
“Hơn 2600 năm trước, tiên tri Ê-xê-chi-ên đã thấy một khải tượng về một Đền thờ trong tương lai, nơi tất cả các quốc gia trên đất sẽ cùng đi lên trong hòa bình và hòa hợp vĩnh cửu. Một mạch nước nhỏ chảy từ bên dưới ngưỡng cửa của Nơi Chí Thánh trong Đền thờ này, cuối cùng trở thành một dòng sông lớn có dòng nước chữa lành mọi vết thương và bệnh tật. Sau đó, dòng sông này chảy đến Địa Trung Hải và làm cho tất cả các đại dương trên thế giới trở nên ngọt, mà chúng có thể uống được. Đây là Đền thờ Đấng Mê-si. Chìa khóa để xây dựng Đền thờ này là học biết về thiết kế của nó, một quá trình được coi là giai đoạn đầu tiên của việc xây dựng nó, nhưng nghiên cứu này đã bị lãng quên trong suốt thời gian qua vì các chương mô tả Đền thờ thứ ba (Ê-xê-chi-ên 40-48) rất bí ẩn và khó hiểu.
Trong những năm gần đây, luồng ánh sáng mới đã giúp chúng ta bắt đầu hiểu được khải tượng của Ê-xê-chi-ên về Đền thờ Đấng Mê-si. Giờ đây, sau một thập kỷ nghiên cứu, Giáo sĩ Chaim Clorfene đã cho chúng ta một tác phẩm lớn giải thích mọi chi tiết về khải tượng của Ê-xê-chi-ên về Đền thờ Thứ ba. Đền thờ Đấng Mê-si được trình bày trong chín chương cuối của sách Ê-xê-chi-ên, từng câu một, bằng tiếng Do Thái nguyên bản với bản dịch tiếng Anh mới và các bài bình luận cổ điển. Hơn 200 sơ đồ màu và hình minh họa 3D giúp mọi người có thể học thiết kế của Ê-xê-chi-ên và hiểu nó một cách… dễ dàng! Giờ đây, chúng ta có thể bắt đầu xây dựng Ngôi đền thứ ba được rồi”. Tôi có thể nói gì hơn nữa…!
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Phá hủy và xây dựng lại
Đa-vít chuẩn bị, Sa-lô-môn xây dựng, Nê-bu-cát-nết-sa phá hủy (II Sử-ký 36:19). Sau sự lưu đày sang Ba-by-lôn, một Đền thờ thứ hai được Xô-rô-ba-bên xây dựng (II Sử ký 3:19; E-xơ-ra 2:2, 3:2 và 8; 4:23). Người ta biết rất ít về Đền thờ này, ngoài việc nó được xây dựng theo sắc lệnh: “…Si-ru, vua Ba Tư, nói: ‘Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các tầng trời đã ban tất cả các vương quốc trên đất cho trẫm và chính Ngài bảo trẫm xây cất cho Ngài một đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, trong xứ Giu-đa…” (E-xơ-ra 1:2) Xô-rô-ba-bên xuất hiện trong gia phả của Chúa Jesus (Ma-thi-ơ 1:12), và được nhắc đến bởi các nhà tiên tri A-ghê và Xa-cha-ri sau thời lưu đày ở Ba-by-lôn (A-ghê 1:1-2,12-14; Xa-cha-ri 4:6-10). A-ghê gọi ông là ấn tín của Chúa (A-ghê 2:23). Đền thờ do Xô-rô-ba-bên xây dựng nhỏ hơn và kém phần lộng lẫy hơn nhiều so với đền thờ của Sa-lô-môn (E-xơ-ra 3:12), và không có Hòm Giao Ước trong Nơi Chí Thánh. Do đó, sẽ không có nắp thi ân để huyết của sinh tế có thể được rảy lên trên. Truyền thống Do Thái ghi lại rằng có một tảng đá trong đó, và thầy tế lễ thượng phẩm sẽ để hương lên trên vào Ngày Đại Lễ Chuộc Tội.
Nhiều thế kỷ sau, Hê-rốt Đại đế đã xây dựng những công trình bổ sung nguy nga cho Ngôi đền nhỏ này nhằm cố gắng giành lấy sự ủng hộ của người dân Do Thái. Các hoạt động xây dựng này hầu như không được hoàn thành khi bị người La Mã phá hủy vào năm 70 SCN. Điều này xảy ra vào đúng ngày của tháng mà Đền thờ đầu tiên đã bị phá hủy bởi người Ba-by-lôn, tức là ngày thứ 9 của tháng Av theo lịch Do Thái, khoảng tháng 6 theo lịch của chúng ta.
Liên quan đến ngày này trên lịch Do Thái, www.chabad.org viết: “Ngày 9 tháng Av, Tisha b’Av, tưởng nhớ một danh sách các thảm họa nghiêm trọng đến mức rõ ràng đây là một ngày bị Chúa nguyền rủa. Hãy hình dung thế này: Năm 1313 TCN. Dân Y-sơ-ra-ên đang ở trong hoang mạc, khi vừa trải qua cuộc Xuất hành kỳ diệu, và hiện đã sẵn sàng để vào Đất Hứa. Nhưng trước tiên, họ đã cử người đi do thám để hỗ trợ xây dựng một chiến lược chiến đấu thận trọng. Các thám tử trở về vào ngày tám tháng Av và báo cáo rằng vùng đất này không thể đánh chiếm được. Đêm đó, ngày 9 tháng Av, mọi người than khóc. Họ nhấn mạnh rằng thà quay trở lại Ai Cập hơn là bị tàn sát bởi người Ca-na-an. Chúa rất không hài lòng trước sự thể hiện công khai về sự không tin tưởng của họ vào quyền năng của Ngài, và do vậy, thế hệ dân Y-sơ-ra-ên đó không bao giờ vào được Đất Thánh. Chỉ có con cái của họ mới có đặc quyền đó, sau khi đã lang thang trên sa mạc thêm 38 năm.
Đền thờ đầu tiên cũng bị phá hủy vào ngày 9 tháng Av (423 TCN). Năm thế kỷ sau (năm 69 SCN), khi người La Mã tiến lại gần Đền thờ thứ hai, sẵn sàng thiêu rụi nó, người Do Thái đã bị sốc khi nhận ra rằng Đền thờ thứ hai của họ đã bị phá hủy cùng ngày với Đền thờ thứ nhất. Khi những người Do Thái nổi dậy chống lại sự cai trị của La Mã, họ tin rằng thủ lĩnh của họ, Simon bar Kochba, sẽ hoàn thành những ước muốn về đấng cứu thế của họ. Nhưng hy vọng của họ đã bị tiêu tan một cách tàn nhẫn vào năm 133 SCN khi quân nổi dậy Do Thái bị sát hại một cách tàn bạo trong trận chiến cuối cùng tại Betar. Ngày xảy ra vụ thảm sát? Tất nhiên là ngày 9 tháng Av! Một năm sau khi họ chinh phục Betar, người La Mã đã cày nát Núi Đền, địa điểm linh thiêng nhất của quốc gia này và người Do Thái đã bị trục xuất khỏi nước Anh vào năm 1290 SCN cũng vào ngày 9 tháng Av.
Năm 1492, Thời kỳ Hoàng kim của Tây Ban Nha kết thúc khi Nữ hoàng Isabella và chồng Ferdinand ra lệnh trục xuất người Do Thái khỏi đất. Sắc lệnh trục xuất được ký vào ngày 31 tháng 3 năm 1492, và người Do Thái có đúng bốn tháng để sắp xếp công việc của họ và rời khỏi đất nước. Ngày theo lịch Do Thái mà không một người Do Thái nào được phép ở lại vùng đất đã từng được chào đón và sinh sống? Vâng, bây giờ bạn có đoán biết đó cũng chính xác là vào ngày 9 tháng Av.
Bạn sẵn sàng cho một sự kiện nữa chứ? Các nhà sử học kết luận rằng Thế Chiến Thứ Hai và Nạn Diệt Chủng thực sự là cái kết được biết trước từ khi Thế chiến thứ nhất bắt đầu vào năm 1914. Và vâng, thật đáng kinh ngạc, Đức tuyên chiến với Nga, thúc đẩy Thế Chiến Thứ Nhất bắt đầu, vào ngày 9 tháng Av, Tisha b’Av. Bạn sẽ làm gì về tất cả những thứ này? Người Do Thái coi đây là một sự xác nhận khác về niềm tin sâu sắc rằng lịch sử không hề lộn xộn; các sự kiện thậm chí khủng khiếp là một phần của kế hoạch thiên thượng và có ý nghĩa tâm linh. Thông điệp của thời gian là mọi thứ đều có mục đích lý trí, mặc dù chúng ta không hiểu nó”.
Theo một số người, một ngôi đền nhỏ, với các nghi lễ và một thầy thượng tế tên là Eleazar, được xây dựng vào năm 132 SCN. Đây là thời gian diễn ra cuộc nổi dậy của người Do Thái Bar Kochba chống lại Hoàng đế Hadrian vì vị Hoàng đế La Mã này đã không giữ lời hứa xây dựng lại Ngôi đền. Mặc dù một số người nói rằng Simon Bar Kochba thực sự đã xây dựng một ngôi đền nhỏ, nhưng nó chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian rất ngắn. Vào năm 135 SCN, Hadrian đã chiếm lại Jerusalem, phá hủy Đền Bar Kochba, và dựng lên ngay tại vị trí đó một ngôi đền La Mã dành riêng cho Juno, Jupiter và Minerva. Cái tên Jerusalem được đổi thành Aelia Capitolina, và nó trở thành một pháo đài của La Mã. Đồng thời, Hadrianus đã đổi tên vùng đất Y-sơ-ra-ên thành Palestine.
Ước mơ xây dựng lại Đền thờ được hồi sinh dưới thời Hoàng đế Julian the Apostate vào năm 363. Kinh phí và vật liệu xây dựng đã được đảm bảo, nhưng vào ngày 19 tháng 5, một ngày trước khi bắt đầu hoạt động xây dựng, đã có một trận động đất lớn. Các chất khí dưới lòng đất phát nổ và các vật liệu xây dựng bị lửa thiêu rụi, và do đó công trình xây dựng bị sụp đổ. Hy vọng xây dựng lại Đền thờ lại bùng lên dưới thời Hoàng hậu Eudocia, người đã kết hôn với Hoàng đế Theodosius II, sống ở Jerusalem vào năm 443. Tuy nhiên, mọi nỗ lực là vô ích. Vào năm 614 SCN, người Do Thái đã hỗ trợ người Ba Tư đánh bại Heraclius, một Sê-sa theo đạo Cơ đốc, và được phép xây dựng lại Đền thờ. Vua Ba Tư Chosroes II đã bổ nhiệm một người Do Thái tên là Nê-hê-mi (!) Thống đốc thành phố, và lịch sử dường như sắp lặp lại. Một Nê-hê-mi khác, cũng với sự cho phép của một vị vua Ba Tư, trước đây đã xây lại các bức tường thành Giê-ru-sa-lem! (Nê-hê-mi 2:1-10) Trong một khoảng thời gian ngắn (năm 614-617), người Do Thái được sự ưu ái của vị vua Ba Tư này, nhưng sau đó (có thể do áp lực của Cơ đốc giáo) ông đã đổi ý và Ngôi đền hứa hẹn không bao giờ được xây dựng. Tệ hơn nữa, người Ba Tư đã đuổi người Do Thái ra khỏi Jerusalem, và khi Hoàng đế Heraclius tái chiếm Jerusalem mười lăm năm sau, tất cả hy vọng đã chết, khi ông xây dựng một Nhà thờ hình bát giác trên Núi Đền.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Đa-vít đưa ra lựa chọn như thế nào?
Tại sao Đa-vít không dùng sức mạnh quân sự để chiếm đóng hoặc cướp đoạt sân đạp lúa?
Tại sao ông định giá bằng năm mươi siếc-lơ bạc và cả 600 siếc-lơ vàng? Vì Mua tài sản có nghĩa là bạn trở thành chủ sở hữu hợp pháp và chỉ có vàng mới xứng đáng với Chúa, vì nó là kim loại tượng trưng cho sự Vinh Quang của Ngài.
Đa-vít đã xác định được địa điểm sẽ xây dựng Đền thờ. Đức Chúa Trời đã chọn bằng cách chọn Đa-vít, người của lòng Chúa, và Đa-vít đã lựa chọn Đức Chúa Trời. Chúa đã soi dẫn lòng của Đa-vít, và do đó sự lựa chọn của Đa-vít trở thành sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Trong Thi Thiên 132, Đa-vít đã nói: “…Con không cho mắt con ngủ, cũng không cho mí mắt con nhắm lại cho đến khi nào con tìm được một chỗ cho Đức Giê-hô-va, một nơi ngự cho Đấng Toàn Năng của Gia-cốp…” (Thi Thiên 132:4-5) Giê-ru-sa-lem là thành phố mà Chúa đã chọn để thiết lập Danh Ngài (II Sử-ký 12:13). Ngon núi cơ nghiệp của Ngài là nơi mà Chúa đã chọn làm nơi ngự của Ngài (Xuất Ê-díp-tô Ký 15:17; I Các Vua 11:32,36; 14:21). “…Vì Đức Giê-hô-va đã chọn Si-ôn; Ngài ước ao Si-ôn làm nơi ngự của Ngài; Ngài phán: “Đây là nơi an nghỉ của Ta đời đời; Ta sẽ ngự ở đây vì Ta ước ao như thế…” (Thi Thiên 132:13-14). Thi Thiên 132 cho thấy rõ ràng rằng Chúa, Đa-vít và dòng dõi của ông, Giê-ru-sa-lem, và núi (Si-ôn/ Mô-ri-a) đang ở trong một mối liên hệ không thể phá vỡ.
Sân đạp lúa của A-rau-na
Đa-vít biết rằng đây chính là địa điểm của Chúa, bởi vì đây là nơi thiên sứ đã mang đến sự hủy diệt dành cho dân Y-sơ-ra-ên do tội lỗi của Đa-vít. “Khi thiên sứ đưa tay ra để hủy diệt Giê-ru-sa-lem thì Đức Giê-hô-va đổi ý về tai họa ấy, nên phán với thiên sứ thi hành cuộc hủy diệt: “Đủ rồi! Bây giờ hãy rút tay ngươi lại.” Lúc ấy, thiên sứ của Đức Giê-hô-va ở gần sân đập lúa của A-rau-na, người Giê-bu-sít. Thấy thiên sứ đánh phạt dân chúng, Đa-vít thưa với Đức Giê-hô-va: “Chính con đã phạm tội, chính con đã hành động bướng bỉnh. Còn các con chiên nầy có làm gì đâu? Nguyện tay Chúa giáng trên con và nhà cha của con!” Trong ngày đó, Gát đến gặp Đa-vít và nói: “Hãy đi lên, lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va tại sân đập lúa của A-rau-na, người Giê-bu-sít.” Đa-vít đi theo lời của Gát, như Đức Giê-hô-va đã truyền phán.
Khi A-rau-na nhìn thấy vua và các đầy tớ người đang tiến về phía mình, ông liền đi ra và sấp mặt xuống đất trước mặt vua. A-rau-na nói: “Bệ hạ là chúa tôi đến với đầy tớ của bệ hạ có việc gì?” Đa-vít trả lời: “Ta đến để mua sân đập lúa của ngươi, và xây tại đó một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va, để tai họa đang làm hại dân chúng được ngừng lại.”
A-rau-na thưa với Đa-vít: “Xin bệ hạ là chúa tôi hãy lấy và dâng bất cứ điều gì bệ hạ thấy là tốt. Đây có bò dùng làm tế lễ thiêu, những dụng cụ đập lúa và ách bò dùng làm củi. Thưa bệ hạ, A-rau-na xin dâng tất cả cho bệ hạ.” A-rau-na nói tiếp: “Nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời của bệ hạ chấp nhận bệ hạ!” Nhưng vua nói với A-rau-na: “Không, ta muốn mua của ngươi theo giá cả sòng phẳng. Ta không muốn dâng cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của ta những tế lễ thiêu mà không mất tiền mua.” Vậy, Đa-vít mua sân đập lúa và bò với giá năm mươi siếc-lơ bạc. Đa-vít xây tại đó một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va, và dâng tế lễ thiêu cùng tế lễ bình an. Đức Giê-hô-va nhậm lời cầu nguyện và chấm dứt tai họa trên đất nước Y-sơ-ra-ên.” (II Sa-mu-ên 24:16-25)
Đa-vít không chỉ đơn giản là chiếm đóng hoặc cướp đoạt sân đạp lúa, nhưng ông đã mua nó từ A-rau-na (hay Ọt-nan) người Giê-bu-sít. Ông đã trả năm mươi siếc-lơ bạc cho cả khu vực, nhưng chỗ đặt bàn thờ thì ông đã mua với giá sáu trăm siếc-lơ vàng. “…Vua Đa-vít nói với Ọt-nan: “Không, ta thật sự muốn mua nó đúng giá; vì ta không muốn lấy vật gì của ngươi mà dâng cho Đức Giê-hô-va, cũng không muốn dâng tế lễ thiêu chẳng tốn gì cả.” Vậy, Đa-vít mua khu sân đập lúa ấy, trả cho Ọt-nan bằng siếc-lơ vàng, cân nặng khoảng bảy ký. Tại đó, Đa-vít xây một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va, dâng các tế lễ thiêu, tế lễ bình an, và cầu khẩn Đức Giê-hô-va. Ngài đáp lời người bằng LỬA từ trời giáng trên bàn thờ dâng tế lễ thiêu…” (I Sử Ký 21:24-26). Chỉ có vàng mới xứng đáng với Chúa, vì nó là kim loại tượng trưng cho sự Vinh Quang của Ngài.
Mua tài sản có nghĩa là bạn trở thành chủ sở hữu hợp pháp. Đa-vít, vua Y-sơ-ra-ên đã mua phần tài sản này. Có lẽ là một hợp đồng đã được lập, ký và đóng dấu. Ông không chiếm đóng hoặc chinh phục nơi này bằng sức mạnh quân sự. Vì vậy, từ đó trở đi, Y-sơ-ra-ên là chủ sở hữu hợp pháp của Núi Si-ôn, và họ không bao giờ bán nó. Đó là mảnh đất của họ, với duy nhất một định mệnh, đó là Danh của ĐỨC CHÚA TRỜI của Y-sơ-ra-ên sẽ ngự ở nơi đó.
Như chúng ta đã thấy, Chúa đã xác nhận sự lựa chọn của địa điểm này bằng cách cho phép lửa từ trời giáng xuống: “…Tại đó, Đa-vít xây một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va, dâng các tế lễ thiêu, tế lễ bình an, và cầu khẩn Đức Giê-hô-va. Ngài đáp lời người bằng LỬA TỪ TRỜI giáng trên bàn thờ dâng tế lễ thiêu…” (I Sử Ký 21:26). Môi-se đã nói rằng Đức Chúa Trời sẽ chọn nơi ngự của Ngài. Qua tôi tớ của Ngài là Đa-vít, Đức Chúa Trời đã chọn thành Giê-ru-sa-lem và Núi Si-ôn.
Và sau lời cầu nguyện cung hiến của Vua Sa-lô-môn, Chúa đã xác nhận điều này bằng lửa từ trời. II Sử-ký 7:1-3 cho biết “…Khi Sa-lô-môn cầu nguyện xong, lửa từ trời đổ xuống đốt tế lễ thiêu và các sinh tế. Vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy đền thờ. Các thầy tế lễ không thể vào đền thờ của Đức Giê-hô-va được, vì vinh quang của Đức Giê-hô-va tràn ngập đền thờ của Ngài. Toàn dân Y-sơ-ra-ên đều thấy lửa đổ xuống và vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy đền thờ. Họ phủ phục xuống đất, úp mặt trên nền nhà, thờ lạy và ca ngợi Đức Giê-hô-va rằng: “Vì Chúa là thiện, lòng nhân từ Ngài còn đến đời đời!’…”
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Shalom,
Một chủ đề quan trọng trong lịch cầu nguyện này là mối đe dọa do Iran gây ra. Iran đã nỗ lực hướng tới sự hủy diệt hoàn toàn Israel kể từ năm 1979 và hiện đã tuyên bố rằng họ sẽ tiêu diệt Israel vào năm 2040. Các luật / sắc lệnh của người Mê-đi và Ba Tư không thể thay đổi (Đa-ni-ên 6:9,13 và 16) và cũng không thể thay đổi sắc lệnh Ba Tư ngày nay. Hoàng hậu Ê-xơ-tê đã cầu xin vua A-suê-ru thành công cho sự sống của dân tộc mình (Ê-xơ-tê 5: 8). Luật trước (Ê-xơ-tê 3:13) không thể đảo ngược nhưng luật mới cũng không thể thay đổi (Ê-xơ-tê 8: 8). Luật mới đã cho người Do Thái quyền tự vệ (Ê-xơ-tê 9:10 và 16). Đó là một sự trả thù có kiềm chế. Trong những tháng tới, hãy cầu nguyện rằng luật / sắc lệnh của Iran hiện đại này sẽ không còn hiệu lực, cầu nguyện cho một phép màu Purim mới! Không gì là không thể đối với Chúa là Đức Chúa Trời và những lời cầu nguyện của chúng ta là một vũ khí mạnh mẽ trong trận chiến thuộc linh đang diễn ra trên đất nước Y-sơ-ra-ên.
Shalom,
Đội Ngũ Cầu Nguyện Cơ Đốc Nhân Vì Israel
——————————————————————–
Chủ Nhật 1/8
Sự cầu thay bắt đầu với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời làm cho chúng ta biết ý muốn của Ngài qua Lời Ngài và chúng ta cầu nguyện ý muốn của Đức Chúa Trời trở lại với Ngài. Hãy cầu nguyện để có đôi mắt và lòng tấm rộng mở để làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
Thứ Hai 2/8
Hãy cảm ơn Chúa vì một chính phủ mới đã được thành lập ở Israel. Chính phủ này được tạo thành từ các đảng phái có vị thế trên vấn đề khác xa nhau. Điều này sẽ gây khó khăn cho chính phủ trong việc duy trì vị trí. Hãy cầu nguyện xin Chúa ban sự khôn ngoan và sáng suốt cho chính phủ mới.
Thứ Ba 3/8
Không có đảng siêu chính thống nào trong chính phủ mới của Israel. Mặc dù các đảng này đôi khi giữ các quan điểm cực đoan, chẳng hạn về vấn đề bắt buộc nghĩa vụ quân sự, các đảng này đã làm chậm quá trình thế tục hóa sâu rộng của Israel. Hãy cầu nguyện để họ có thể tiếp tục sự ảnh hưởng này đến xã hội Israel ngay cả khi các bên không còn trong chính phủ.
Thứ Tư 4/8
Mặc dù nhiều người ở Israel đã được tiêm vắc xin chống lại vi rút corona nhưng vẫn có những đợt bùng phát thường xuyên. Hãy cầu nguyện cho sự bảo vệ của Israel khỏi vi rút và các quyết định đúng đắn sẽ được thực hiện liên quan đến các biện pháp để làm chậm và ngăn chặn sự lây lan của nó
Thứ Năm 5/8
Hãy cầu nguyện rằng sự tổn thất về tinh thần và thể chất do Hamas đã gây ra cho Israel trong suốt cuộc chiến hồi Tháng Năm sẽ được phục hồi. Hãy cầu nguyện rằng những ngôi nhà đã bị phá hủy sẽ nhanh chóng được xây dựng lại. Cũng hãy cầu nguyện xin Chúa an ủi tất cả những người đã mất người thân yêu vì những cuộc tấn công bằng tên lửa.
Thứ Sáu 6/8
“Lòng rộng rãi sẽ được no nê; Còn ai nhuần gội, chính người sẽ được nhuần gội.” (Châm ngôn 11:25). Bên cạnh những người xuống đường gây bạo động trong chiến tranh, còn có những người khác xuống đường để cầu xin sự chung sống hòa bình. Hãy cầu nguyện rằng những sáng kiến như vậy sẽ phát triển ở Israel và cuộc sống phát triển ở Israel. Việc chung sống hòa bình với nhau sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Thứ Bảy 7/8 – Ngày Sa-bát
Trong cuộc chiến, Israel đã gây ra thiệt hại đáng kể cho các thành lũy quân sự của Hamas. Hãy cầu nguyện rằng thiệt hại này sẽ là vĩnh viễn và nó sẽ làm cho Hamas kém hiệu quả hơn.
Chủ Nhật 8/8
Các nước Ả Rập và các tổ chức khủng bố lần đầu tiên cố gắng tiêu diệt Israel bằng vũ lực quân sự và đã thất bại, rồi bằng các biện pháp kinh tế và điều này cũng không thành công. Bây giờ họ đang cố gắng bằng ngoại giao và tòa án, trong khi tiếp tục sử dụng hai phương pháp đầu tiên. Hãy cầu nguyện để giờ đây Israel đang khi bị tấn công trên tất cả các mặt trận này, họ sẽ “ngước mắt lên núi” và biết rằng “sự giúp đỡ của họ là từ CHÚA.” (Thi thiên 121).
Thứ Hai 9/8
Mossad, cơ quan mật vụ Israel, sắp có giám đốc mới. David Barnea sẽ kế nhiệm Yossi Cohen. Cầu nguyện xin Chúa ban phước cho công việc của giám đốc mới. Mossad cực kỳ quan trọng đối với sự phòng thủ của Israel trước các cuộc tấn công của kẻ thù địch. Hãy cầu nguyện rằng Mossad sẽ có thể ngăn chặn nhiều cuộc tấn công và kẻ thù của Israel sẽ bị xử lý.
Thứ Ba 10/8
Chủ tịch của Cơ quan Do Thái, Isaac Herzog, là tân tổng thống Israel. Hãy cầu nguyện xin Chúa ban phước trên nhiệm kỳ của Herzog. Hãy cầu nguyện rằng ông ấy sẽ thúc đẩy sự hiệp nhất trong vòng dân tộc Israel.
Thứ Tư 11/8
Thủ tướng Israel Naftali Bennett gần đây đã nói chuyện với Tổng thống Ai Cập Abdul al-Sisi lần đầu tiên. Đó là một cuộc nói chuyện rất tốt đẹp. Hãy cầu nguyện cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước để Ai Cập sẽ ủng hộ Israel và hành động như một đồng minh.
Thứ Năm 12/8
Hãy cầu xin Chúa ban phước cho nền nông nghiệp Israel. Nhờ những phát minh như tưới nhỏ giọt, Israel đã có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực của khí hậu khô hạn. Cầu nguyện rằng một lượng lớn trái cây và rau quả sẽ được trồng ở Israel trong năm nay để sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Thứ Sáu 13/8
Siêu mối Formosan gần đây đã được tìm thấy ở Israel. Mối có thể gây ra thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng điện nước cũng như hệ sinh thái địa phương. Israel đang nỗ lực tiêu diệt loài mối này. Hãy cầu nguyện rằng nỗ lực của họ sẽ thành công.
Thứ Bảy 14/8 – Ngày Sa-bát
Do tình hình chính trị đang thay đổi ở Israel, những người Israel sống ở Judea và Samaria lo lắng rằng việc xây dựng khu dân cư có thể sớm bị tạm dừng và các hạn chế khác được thực hiện. Hãy cầu nguyện để Đức Chúa Trời làm mạnh mẽ người Giu-đê và Sa-ma-ri.
Chủ Nhật 15/8
“Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và dè giữ.” (2 Ti-mô-thê 1:7). Ngày càng có nhiều người Hamas cố gắng xâm nhập vào các thành phố Ả Rập ở Israel để thuyết phục cả người Hồi giáo Ả Rập và Cơ đốc giáo Ả Rập ủng hộ họ. Hãy cầu nguyện rằng quá trình này sẽ bị dừng lại và đặc biệt là những người Cơ đốc Ả Rập sẽ không đi theo điều này.
Thứ Hai 16/8
Israel đã và đang đầu tư rất nhiều vào an ninh mạng. Điều này là rất cần thiết, bởi vì Israel đang trải qua sự gia tăng các cuộc tấn công mạng. Hãy cầu nguyện rằng các khoản đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận tốt và Israel sẽ có an ninh vững chắc trong khu vực này.
Thứ Ba 17/8
Elvira và Naim Khoury là một cặp vợ chồng người Ả Rập làm mục sư ở Bethlehem. Trong bối cảnh có nhiều sự căm ghét từ phía Ả Rập đối với người Do Thái, Naim và Elvira mang đến một thông điệp về hy vọng và chúc phúc cho Israel. Mỗi mùa hè Naim và Elvira tổ chức trại hè với nhà thờ của họ cho trẻ em Ả Rập trong khu vực. Cầu xin Chúa ban phước cho những kỳ trại này.
Thứ Tư 18/8
Cũng hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ hội thánh của Elvira và Naim. Họ thường xuyên là mục tiêu trong các cuộc tấn công khủng bố. Hãy cầu nguyện để họ sẽ là nguồn phước cho mọi người xung quanh họ và nhiều Cơ đốc nhân Ả-rập sẽ đứng cùng Israel.
Thứ Năm 19/8
Iran đang đầu tư số tiền lớn với mục tiêu hủy diệt Israel. Họ làm điều này thông qua chương trình hạt nhân của họ, nhưng cũng bằng cách mua vũ khí và tên lửa cho Hamas để họ có thể tấn công Israel. Hãy cầu nguyện rằng nguồn tài chính mà Iran đang sử dụng để tài trợ cho dự án này sẽ cạn kiệt.
Thứ Sáu 20/8
Một tổng thống mới đã được bầu ở Iran. Tổng thống này được coi là tổng thống cực đoan nhất mà Iran từng có. Ông ta được kỳ vọng là sẽ hoàn toàn cam kết mở rộng các hoạt động hạt nhân của Iran. Hãy cầu nguyện rằng vị tổng thống này và những kế hoạch xấu xa của ông ta sẽ bị chặn đứng.
Thứ Bảy 21/8 – Ngày Sa-bát
Lại có một vụ nổ tại cơ sở lắp đặt hạt nhân của Iran, gây ra hư hỏng cho cơ sở lắp đặt này. Hãy cầu nguyện rằng những nỗ lực của Israel trong việc ngăn chặn Iran sẽ tiếp tục thành công và cảm ơn Chúa vì những lần họ đã thành công.
Chủ Nhật 22/8
Mặc dù chúng tôi thường xuyên đọc về sự căm ghét và thù hận của Iran đối với Israel, nhưng cũng có những công dân ở Iran cảm nhận khác biệt và muốn ủng hộ Israel. Tuy nhiên có những hình phạt nặng cho việc phát ngôn của họ. Hãy cầu nguyện rằng bất chấp điều này, ngày càng có nhiều người Iran ủng hộ Israel và cầu nguyện xin Chúa sự bảo vệ những người làm như vậy.
Thứ Hai 23/8
Hoa Kỳ đã hỗ trợ Israel trong cuộc chiến với Gaza vào tháng 5 và nhấn mạnh quan điểm rằng Israel có quyền tự vệ. Hãy cảm ơn Chúa vì điều này và cầu nguyện rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ Israel nhiều hơn nữa.
Thứ Ba 24/8
Bất chấp cuộc chiến đang diễn ra giữa Gaza và Israel, quá trình bình thường hóa đang diễn ra giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vẫn tiếp tục. Hamas nói rằng họ mong đợi quá trình bình thường hóa sẽ dừng lại ngay bây giờ nhưng không có gì có thể vượt xa hơn ngoài sự thật. Cảm ơn Chúa vì điều này và cầu nguyện rằng nhiều quốc gia Ả Rập sẽ làm theo.
Thứ Tư 25/8
Israel và Hàn Quốc sẽ ký một hiệp định thương mại tự do. Đây sẽ là hiệp định thương mại tự do đầu tiên của Israel ở khu vực châu Á. Hãy cầu nguyện rằng thỏa thuận này sẽ là một phước hạnh cho cả hai quốc gia và sẽ có nhiều quốc gia tuân theo.
Thứ Năm 26/8
Hãy cầu nguyện để ngày càng có nhiều người Do Thái quyết định thực hiện Aliyah. Nhiều người Do Thái đã sống ở cộng đồng trong một thời gian dài đang do dự khi chuyển đến Israel vì điều đó có nghĩa là bắt đầu lại tất cả để xây dựng cuộc sống cho chính họ. Hãy cầu nguyện để những người Do Thái này dù sao cũng sẽ được khuyến khích thực hiện bước này và chuyển đến Israel.
Thứ Sáu 27/8
Hãy cầu nguyện để chính phủ mới của Israel sẽ cam kết hỗ trợ Aliyah. Hãy cầu nguyện rằng điều đó sẽ giúp người Do Thái dễ dàng di chuyển đến Israel và các chương trình hội nhập ở Israel sẽ được tổ chức tốt. (Ê-sai 43: 1-8).
Thứ Bảy 28/8 – Ngày Sa-bát
Có một sự thiếu hụt nhà ở đáng kể ở Israel. Điều này khiến các olim (người Do Thái nhập cư) khó khăn hơn trong việc tìm nhà. Hãy cầu nguyện xin Chúa quan phòng cho dù tình trạng nhà ở bị thiếu và nhiều ngôi nhà mới có thể được xây dựng.
Chủ Nhật 29/8
Ngay sau khi Hamas ngừng bắn rocket, họ chuyển sang bắn bóng bay. Các quả bóng bay được thả về phía Israel từ Dải Gaza với ý định đốt cháy Israel. Hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ Israel khỏi hình thức khủng bố này. (Thi thiên 54).
Thứ Hai 30/8
Chúa là Đức Chúa Trời của phép lạ, vì vậy chúng ta hãy cầu nguyện rằng Chúa sẽ làm một phép lạ trong cuộc đời của thủ lĩnh Hanyeh Sinwar của Hamas. Hãy cầu nguyện để Đức Chúa Trời nắm giữ ông ấy giống như Phao-lô trong một cuộc cải đạo triệt để.
Thứ Ba 31/8
Có rất nhiều sự thù ghét đối với Israel ở Lebanon, không chỉ trong nội bộ Hezbollah mà còn cả những công dân bình thường. Hãy cầu nguyện rằng người dân Lebanon sẽ được giải phóng khỏi sự thù ghét này và họ sẽ coi mình như một đồng minh của Israel.
Sự lựa chọn của Đức Chúa Trời đối với Núi Si-ôn?
Chúng ta biết gì về vị trí lịch sử của Đền thờ? Chắc chắn Sa-lô-môn đã xây dựng Đền thờ này ở Giê-ru-sa-lem, trên Núi Mô-ri-a. II Sử ký 3:1 cho biết: “…Sa-lô-môn khởi công xây cất đền thờ Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem trên núi Mô-ri-a, là nơi Đức Giê-hô-va đã hiện ra với Đa-vít, thân phụ vua. Đó là nơi Đa-vít đã chỉ định để xây cất trong sân đập lúa của Ọt-nan, người Giê-bu-sít…”
Địa điểm của Đền thờ, Núi Si-ôn và Núi Mô-ri-a là một và cùng một nơi. Mối liên hệ giữa Đền thờ và Núi Si-ôn đặc biệt rõ ràng trong sách I Maccabees 14:26, trong đó nói rằng: “Họ đã viết điều này [một tường thuật về những chiến tích của Simon Maccabee] trên các bảng đồng và dán chúng lên các cột tại NÚI SI-ÔN.” Câu 48 nhắc lại điều này: “Họ ra lệnh rằng sắc lệnh này phải được khắc trên các bảng đồng và đặt trong khuôn viên ĐỀN THỜ ở một nơi nổi bật.”
Đây cũng chính là Núi Mô-ri-a, nơi Áp-ra-ham đã chuẩn bị dâng Y-sác lên cho Chúa, nhưng thay vào đó, Đức Chúa Trời đã ban cho ông một con chiên đực để làm sinh tế. (Đối chiếu Rô-ma 8:32) Sáng Thế Ký 22:2 & 9-14 nói rằng: “…Đức Chúa Trời phán: “Hãy dẫn con trai của con, đứa con một mà con yêu dấu, là Y-sác, đi đến đất Mô-ri-a. Tại đó, con hãy dâng đứa trẻ làm tế lễ thiêu trên một trong những ngọn núi mà Ta sẽ chỉ cho con…” Khi đã đến nơi Đức Chúa Trời chỉ định, Áp-ra-ham lập tại đó một bàn thờ, xếp củi lên rồi trói Y-sác con mình lại, đặt lên đống củi trên bàn thờ. Áp-ra-ham đưa tay ra cầm lấy dao để giết con mình. Nhưng thiên sứ của Đức Giê-hô-va từ trời gọi ông: “Áp-ra-ham, Áp-ra-ham!” Ông thưa: “Có con đây.” Thiên sứ bảo: “Đừng ra tay hại đứa trẻ và cũng không được làm gì nó cả. Bây giờ, Ta biết rằng con thật lòng kính sợ Đức Chúa Trời vì con không tiếc con mình với Ta, dù là đứa con duy nhất của con.” Áp-ra-ham ngước mắt nhìn và thấy một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây. Áp-ra-ham bắt con chiên đực đó dâng làm tế lễ thiêu thay cho con trai mình. Áp-ra-ham gọi địa điểm đó là “Giê-hô-va Cung Ứng.” Vì vậy, ngày nay người ta còn nói: “Trên núi của Đức Giê-hô-va điều ấy sẽ được cung ứng…”
Như vậy, đây là ngọn núi mà Áp-ra-ham đã nói rằng: “Giê-hô-va Cung Ứng.” Vì vậy, ngày nay người ta còn nói: “Trên núi của Đức Giê-hô-va điều ấy sẽ được cung ứng…” (Sáng thế ký 22:14) Tại đây, Chúa đã cung ứng cho Áp-ra-ham những gì ông cần cho thể xác, linh hồn và tâm linh. Cũng như Mên-chi-xê-đéc, Thầy Tế Lễ đồng thời là Vua của Sa-lem/ Giê-ru-sa-lem, đã cung ứng cho Áp-ra-ham những gì ông cần cho thể xác, linh hồn và tâm linh. Núi Mô-ri-a chính là Núi Si-ôn, Núi Đền thờ ở trung tâm Giê-ru-sa-lem.
Ân điển là yếu tố đặc trưng cho địa điểm của Đền thờ. Đó không phải là nơi mà mọi người cung ứng cho nhu cầu của Đức Chúa Trời, như rất nhiều đền thờ của các vị thần khác. Đó là nơi Đức Chúa Trời cung ứng cho nhu cầu của dân Ngài (I Các Vua 8:31-53).
Nhưng tại sao Đền thờ lại nằm ở đó? Môi-se đã đề cập đến “… nơi Chúa sẽ chọn làm nơi ngự cho Danh Ngài…” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:2,11,15) nói rõ rằng vị trí đó là do Đức Chúa Trời chọn. Một khoảng thời gian dài trôi qua trước khi Chúa bày tỏ sự lựa chọn của Ngài đối với vua Đa-vít, như Sa-lô-môn đã tường thuật: “…Từ ngày Ta đã đem dân Ta là Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, Ta không chọn một thành nào trong các bộ tộc Y-sơ-ra-ên để xây cất một đền thờ cho danh Ta ngự tại đó. Nhưng Ta đã chọn Đa-vít để người trị vì dân Y-sơ-ra-ên của Ta.’ Lúc ấy, Đa-vít, cha trẫm, có ý định xây cất một đền thờ cho danh Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Nhưng Đức Giê-hô-va đã phán với Đa-vít, cha trẫm, rằng: ‘Con có ý định xây cất một đền thờ cho danh Ta là điều tốt. Tuy nhiên, con sẽ không xây cất đền thờ ấy đâu, nhưng con của con, do con sinh ra, sẽ xây cất đền thờ cho danh Ta.’ Bây giờ, Đức Giê-hô-va đã làm ứng nghiệm lời Ngài phán hứa, vì trẫm đã kế vị Đa-vít, cha trẫm, và ngồi trên ngai Y-sơ-ra-ên đúng như Đức Giê-hô-va đã phán. Trẫm đã xây cất đền thờ nầy cho danh Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Tại đó, trẫm đã chuẩn bị một chỗ để đặt Hòm Giao Ước, trong đó có giao ước của Đức Giê-hô-va, là giao ước mà Ngài đã lập với tổ phụ chúng ta khi đem họ ra khỏi đất Ai Cập…” (I Các Vua 8:16-21; II Sa-mu-ên 7:1-17)
Có thể nói Sa-lô-môn đã hoàn thành việc xây dựng, nhưng Đa-vít mới là người đã chuẩn bị tất cả, như ông giải thích với Sa-lô-môn: “…Nầy, cha đã chịu bao gian khổ để chuẩn bị cho đền thờ của Đức Giê-hô-va ba nghìn tấn vàng, ba mươi nghìn tấn bạc; còn đồng và sắt thì không thể cân hết được, vì nhiều quá. Cha cũng chuẩn bị gỗ và đá nữa, nhưng con phải thêm vào nữa. Hơn nữa, con có nhiều nhân công, thợ đá, thợ nề, thợ mộc, đủ người thành thạo các thứ công việc; thợ vàng, bạc, đồng, và sắt thì nhiều vô số. Nào, hãy bắt tay vào việc! Đức Giê-hô-va sẽ ở với con…” (I Sử Ký 22:14-16).
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Hòm Giao Ước Và Đền Tạm
Ban đầu, sự hiện diện của Đức Chúa Trời được liên kết chặt chẽ với Hòm Giao ước (Xuất Ê-díp-tô Ký 25:10-22).
Chiếc hòm này chứa hai bảng đá có ghi Mười Điều Răn do chính Chúa viết lên (Xuất Ê-díp-tô Ký 31:18 và 34:1,27-28), một lọ bánh ma-na (Hê-bơ-rơ 9:4; Xuất Ê-díp-tô Ký 16:33-34; I Các Vua 8:9), và cây gậy trổ hoa của A-rôn (Dân số ký 17:8-10).
Trên đỉnh Hòm là nắp Thi Ân bằng vàng nguyên chất với hai chê-ru-bim, hình dạng các thiên sứ, cũng bằng vàng nguyên chất. Khuôn mặt của các chê-ru-bim quay về phía nắp Thi Ân nơi thầy tế lễ thượng phẩm rảy huyết các sinh tế. Chúa được tôn cao bởi các chê-ru-bim trên trời (Ê-sai 6:1-4; Ê-xê-chi-ên 1; Khải Huyền 4), và Hòm Giao ước tượng trưng cho điều này, cũng giống như toàn bộ lều tạm là tượng trưng của mô hình trên trời (Xuất Ê-díp-tô Ký 25:8-9).
Hòm Giao Ước, chứa đựng luật thánh khiết của Đức Chúa Trời, và do đó tượng trưng cho luật của Chúa trên đất và khiến mọi người kính sợ sự phán xét của Ngài, cũng là Ngai của ân điển cho những con người tội lỗi khi huyết của những sinh tế vô tội được rảy trên nắp thi ân. Như vậy, luật thánh được bao phủ bởi huyết của sinh tế. Theo một nghĩa nào đó, tất cả những sinh tế đó dưới luật pháp đều được ứng nghiệm qua công việc hoàn tất của Đấng Christ, Chiên Con hiến tế hoàn hảo. Huyết của những sinh tế chỉ có thể tạm thời che đậy tội lỗi của Y-sơ-ra-ên (Hê-bơ-rơ 10:4-10), trong khi huyết của Đấng Christ đem lại sự cứu chuộc đời đời (Hê-bơ-rơ 9:11-15).
Luật pháp, Hòm Giao Ước và lễ tế nằm ở trọng tâm tôn giáo của Y-sơ-ra-ên. Chúa ngự giữa các chê-ru-bim trên Hòm Giao Ước. “…Rồi vua lên đường, cùng với tất cả thuộc hạ đến Ba-lê thuộc Giu-đa để rước Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời về. Đó là hòm mang danh Đức Giê-hô-va vạn quân, Đấng vẫn ngự giữa các chê-ru-bim ở trên đó…” (II Sa-mu-ên 6:2).
Hòm Giao Ước đã đi cùng dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng. Khi họ đã đến Đất Hứa, trước tiên nó được lưu giữ tại Si-lô (Giô-suê 18:1), và sau đó là ở Bết Sê-mết (I Sa-mu-ên 6:1-21), Ki-ri-át Giê-a-rim (I Sa-mu-ên 7:1), và nhà của Ô-bết Ê-đôm trong ba tháng (II Sa-mu-ên 6:10-15).
Cuối cùng, nó được đưa đến Giê-ru-sa-lem. Hòm Giao Ước được đề cập là đã được mang ra trận trong thời trị vì của Đa-vít (II Sa-mu-ên 11:11; I Sử Ký 28:2; Thi Thiên 99:5; 132:7; Ca Thương 2:1), nhưng Vua Giô-si-a tuyên bố Hòm Giao Ước phải được ở lại trong Đền thờ trong II Sử Ký 35:3 “…Vua bảo những người Lê-vi đang dạy dỗ toàn dân Y-sơ-ra-ên và đã biệt mình ra thánh cho Đức Giê-hô-va rằng: “…Hãy để Hòm Giao Ước Thánh trong đền thờ mà vua Y-sơ-ra-ên là Sa-lô-môn, con của Đa-vít, đã xây cất. Các ngươi không còn phải khiêng Hòm Giao Ước ấy trên vai nữa. Bây giờ, hãy phục vụ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi và dân Y-sơ-ra-ên của Ngài…”
Sau khi thành Giê-ru-sa-lem và Đền thờ bị Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn, tàn phá, người ta không còn được nghe gì về Hòm Giao Ước nữa và Giê-rê-mi nói rằng nó sẽ không bao giờ được làm lại. Trong lời tiên tri về sự trở lại của dân Y-sơ-ra-ên, sự phục hồi của Giê-ru-sa-lem và việc xây dựng lại Đền thờ, Giê-rê-mi đã nói thêm: “…Đức Giê-hô-va lại phán: “Khi các ngươi gia tăng và phát triển nhiều trong xứ, thì lúc ấy người ta sẽ không nói đến Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va nữa! Người ta sẽ không còn liên tưởng hay nhắc nhớ đến, không còn nuối tiếc hay muốn đóng một cái Hòm khác…” (Giê-rê-mi 3:16)
Nhưng dù có hay không có Hòm Giao Ước, thì Đền thờ trên Núi Si-ôn, cũng là Thành Thánh Giê-ru-sa-lem, vẫn là nơi ngự của Chúa (Ê-sai 48:2; 47:13; Nê-hê-mi 11:1 và 18). Thi Thiên 24:3 chép: “…Ai sẽ lên núi Đức Giê-hô-va? Ai sẽ đứng nổi trong nơi thánh Ngài?… ”
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
(Tiếp theo)
Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ
Chúa đã quyết định chọn Giê-ru-sa-lem là nơi cư ngụ cho Danh Ngài?
Điều đó có thật sự có ý nghĩa gì?
Đức Chúa Trời đời đời, Đấng Tạo dựng trời và đất, Ngài đã chọn để Danh Ngài ngự tại đó. Đó là núi thánh của Ngài (Ê-sai 11:9, 56:7, 65:11,25; Sô-phô-ni 3:11), Núi Si-ôn (Giô-ên 2:1, 3:17), là nơi Đức Chúa Trời đã ấn định nơi ở của Ngài (Thi Thiên 74:2). Nơi này còn được gọi là nhà của Đức Chúa Trời của Gia-cốp (Ê-sai 2:3), nhà của Chúa (Ê-xê-chi-ên 8:14,16; Giô-ên 1:13-14; Mi-chê 4:1-2 và A-ghê 1:14).
Khi Đền thờ Giê-ru-sa-lem, do vua Sa-lô-môn xây dựng, đang được cung hiến, “…thì có đám mây tràn đầy đền thờ của Đức Giê-hô-va, đến nỗi do đám mây ấy mà các thầy tế lễ không thể tiếp tục hành lễ được, vì vinh quang của Đức Giê-hô-va [Shekinah] tràn ngập đền thờ của Ngài…” (I Các Vua 8:10-11). Chúa ngự trong Nơi Chí Thánh của Đền thờ, và hiện diện trong đám mây như Ngài đã hiện diện khi dân sự còn đi lang thang trong hoang mạc, khi đám mây bao phủ đền tạm. Xuất Ê-díp-tô Ký 40:34-38 cho biết: “…Rồi có một đám mây bao phủ Lều Hội Kiến và vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy Đền Tạm. Môi-se không thể vào Lều Hội Kiến được vì đám mây bao phủ trên đó; vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy Đền Tạm. Trong mỗi chặng đường của cuộc hành trình, mỗi khi đám mây từ Đền Tạm được cất lên thì con dân Y-sơ-ra-ên ra đi. Nhưng nếu đám mây không cất lên thì họ không ra đi cho đến ngày nào đám mây được cất lên. Vì trong mỗi chặng đường của cuộc hành trình, đám mây của Đức Giê-hô-va ngự trên Đền Tạm vào ban ngày và có lửa trong đám mây vào ban đêm trước mặt cả nhà Y-sơ-ra-ên…”
Tất nhiên, Sa-lô-môn biết rất rõ rằng Đức Chúa Trời không thể bị bó buộc trong một Đền thờ làm bằng đá. Trong sự cung hiến, ông đã hỏi: “…Nhưng thật ra Đức Chúa Trời có ngự trên đất nầy chăng? Kìa, các tầng trời, ngay cả trời của các tầng trời cũng không thể chứa Ngài được, huống chi đền thờ nầy mà con đã xây cất!…” (I Các Vua 8:27) Ê-sai cũng biết điều này khi ông nói qua sự soi dẫn của Đức Thánh Linh trong Danh Đức Chúa Trời: “…Trời là ngai của Ta, đất là bệ chân Ta…” (Ê-sai 66:1). Chúa Jesus lặp lại những lời này khi Ngài gọi trời là ngai của Đức Chúa Trời, đất là bệ chân của Ngài, và Giê-ru-sa-lem là thành phố của Vua lớn. Ma-thi-ơ 5:34-35 chép: “…Nhưng Ta bảo các con: Đừng thề gì hết. Đừng chỉ trời mà thề, vì đó là ngai của Đức Chúa Trời; đừng chỉ đất mà thề, vì đó là bệ chân của Ngài; đừng chỉ thành Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Vua lớn… ” Thế mà chính Chúa đã chọn Giê-ru-sa-lem làm nơi mà Ngài sẽ ngự trên đất này.
Bài ca Môi-se đã ca vang sau cuộc vượt qua Biển Đỏ kỳ diệu, trong cuộc Xuất hành từ Ai Cập, có những lời thế này: “… Đức Giê-hô-va ôi! Ngài đem dân ấy vào, và cho họ cư ngụ trên núi cơ nghiệp Ngài, tức là chỗ Ngài đã sắm sẵn để làm nơi ngự Ngài. Lạy Chúa! Đó là Đền Thánh mà tay Ngài đã lập…” (Xuất Ê-díp-tô Ký 15:17) Sau đó, ông nói với dân Y-sơ-ra-ên rằng: “…Anh em hãy cùng với con trai, con gái, tôi trai tớ gái anh em, người Lê-vi ở trong thành, người khách lạ, kẻ mồ côi và người góa bụa ở giữa anh em, vui vẻ dự lễ tại địa điểm mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời sẽ chọn để danh Ngài ngự tại đó…” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:11)
Trong Đền Thờ cũng có chỗ cho những người ngoại, như được thấy rõ qua lời cầu nguyện cung hiến của Sa-lô-môn: “… Ngoài ra, đối với người ngoại quốc là người chẳng thuộc về dân Y-sơ-ra-ên của Chúa, nhưng vì nghe danh Ngài nên từ xứ xa đến (vì họ đã nghe về uy danh của Chúa, về tay quyền năng và cánh tay giơ thẳng ra của Ngài). Khi họ đến cầu nguyện trong đền thờ nầy, thì xin Chúa ở trên trời, là nơi Chúa ngự, lắng nghe và làm cho họ mọi điều họ cầu xin Ngài, để muôn dân trên đất nhận biết danh Chúa và kính sợ Ngài giống như dân Y-sơ-ra-ên của Ngài, và để người ta biết rằng danh Chúa được kêu cầu nơi đền thờ mà con đã xây cất…” (I Các Vua 8:41-43).
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế