Dưới Torah (Tiếp theo)
Và Ngài phải được sinh ra ‘dưới Torah’, trong Giao ước Luật pháp mà Đức Chúa Trời đã lập với Y-sơ-ra-ên. CHÚA không thể đơn giản từ bỏ sự thánh khiết của Luật pháp, vốn là tốt lành, thánh khiết và đến từ Đức Chúa Trời. Bằng cách nào đó nó phải được Y-sơ-ra-ên tuân giữ. Ngài phải thuộc dòng dõi của Đa-vít, để được ngồi trên ngai của tổ phụ Đa-vít và cai trị Gia-cốp với một vương quốc trường tồn bất diệt (Lu-ca 1:32-33), như lời hứa của sứ thần Gáp-ri-ên với Ma-ri. Như vậy, Ngài đã được sinh ra từ dòng dõi của một người nữ, là con của Đa-vít, nhưng cũng ở dưới Torah, Giao ước của Luật pháp được lập với Y-sơ-ra-ên. Tại sao phải như vậy? Bởi vì để trở thành Chiên Con của Đức Chúa Trời, để bị giết vì ‘tội lỗi’, số nhiều, của thế gian, và thậm chí để bị làm cho trở nên ‘tội lỗi’, số ít, chính Ngài phải là một Chiên Con hoàn hảo, không tì vết. II Cô-rinh-tô 5:21 “…Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng không hề biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, để trong Đấng ấy chúng ta được trở nên công chính trước mặt Đức Chúa Trời…”
Đức Chúa Trời không thể cứu chuộc nhân loại bất chấp sự thánh khiết của Ngài bằng cách đơn giản là phớt lờ và bỏ qua các đòi hỏi của Luật Thánh. Những mong đợi của Luật Thánh, của Mười Điều Răn Thánh, phải được đáp ứng. Như vậy, trước hết phải có người vâng giữ, để rồi người đó có thể trở thành sinh tế cho tội lỗi của thế gian. Chỉ khi đó người đó mới trở thành chiên con hoàn hảo, một sinh tế hoàn hảo. Nếu người đó có tội lỗi riêng, thì chỉ có thể chết vì tội lỗi của mình chứ không thể mang lấy tội lỗi của người khác và thậm chí bị quy thành kỷ tội. Để đáp ứng các đòi hỏi của Luật pháp, người đó phải ở dưới Luật pháp, và do đó phải được sinh ra trong Giao ước Luật pháp được thiết lập với Y-sơ-ra-ên. Như vậy, Ngài phải là một người Do Thái.
Thay Cho Chúng Ta
Chúa Jesus thực sự đã làm hai điều thay cho chúng ta. Đầu tiên, Ngài đã tuân giữ Luật pháp một cách hoàn hảo với tư cách là con người duy nhất từng làm được như vậy, và do đó, thay cho chúng ta hoàn thành các yêu cầu Thánh của Luật Thánh của Đức Chúa Trời. Và sau khi làm điều đó, Ngài có thể trở thành Chiên Con bị giết vì tội lỗi của thế gian thay cho chúng ta. Để thay thế cho tất cả chúng ta, Ngài mang trên mình tội lỗi của thế gian, bởi vì Ngài không có tội lỗi của riêng mình. Ngài đã chết thay cho chúng ta và tuân giữ Luật pháp cho chúng ta, để chúng ta có thể có được sự sống đời đời bởi đức tin nơi Ngài.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Hong An
Thứ Hai 1/11
Hãy cầu nguyện cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Israel và Hoa Kỳ. Dường như chính phủ mới của Israel và chính phủ Hoa Kỳ rất hòa hợp với nhau. Hãy cầu nguyện rằng Hoa Kỳ sẽ là đồng minh tốt của Israel.
Thứ Ba 2/11
Vào tháng Bảy, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã trình bày các điều kiện của mình để nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với Israel. Tuy nhiên, những điều kiện này là không thể chấp nhận được đối với Israel, mặc dù Mỹ đã cởi mở cho một số điều kiện. Hãy cầu nguyện rằng Israel sẽ đưa ra quyết định đúng đắn về mức độ mà họ sẽ chấp nhận những điều kiện này.
Thứ Tư 3/11
Nga đã chống lại các cuộc không kích của Israel vào các mục tiêu của Iran ở Syria trong một thời gian. Nga là đồng minh của Iran và tin rằng các cuộc không kích của Israel phải dừng lại. Israel coi ảnh hưởng của Iran ở Syria là một mối đe dọa đáng kể. Hãy cầu nguyện để Israel có thể tiếp tục đẩy Iran ra khỏi Syria.
Thứ Năm 4/11
Bahrain và Israel sẽ làm việc cùng nhau để củng cố sự anh ninh của nhau và bảo vệ chính họ khỏi những đe dọa của Iran. Hãy cầu nguyện cho một sự hợp tác tốt giữa hai quốc gia.
Thứ Sáu 5/11
Phái đoàn hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc muốn điều tra xem liệu các trường học tại Gaza có an toàn không thì bị các thành viên Hamas không cho vào. Sự việc này là do có một đường hầm ở dưới một trong các trường học. Điều này một lần nữa cho thấy rằng Hamas đang sử dụng trẻ em như những tấm lá chắn làm bằng con người. Xin hãy cầu nguyện cho việc làm khủng khiếp này sẽ chấm dứt và cầu xin sự bình an giữa Israel và Palestine.
Thứ Bảy 6/11 – Ngày Sabát
Các cuộc thăm dò cho thấy hơn một nửa số người Palestine tin rằng Hamas là đảng phái xứng đáng nhất để đại diện và lãnh đạo người dân Palestine. Tất nhiên đây là một vấn đề rất lớn đối với Israel vì Hamas là một tổ chức khủng bố. Hãy cầu nguyện rằng các nhà lãnh đạo tốt, những người muốn hòa bình với Israel sẽ đứng lên trong vòng những người Palestine và mắt của người Palestine sẽ được mở ra trước tội ác của Hamas.
Chủ Nhật 7/11
“Hãy ngụ trong xứ nầy, ta sẽ ở cùng ngươi và ban phước cho ngươi; vì ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi các xứ nầy và ta sẽ làm thành lời ta đã thề cùng Áp-ra-ham, cha ngươi.” Sáng-thế ký 26:3. Hãy cảm ơn Chúa vì Ngài thành tín với lời thề hứa của Ngài và ngày càng có thêm nhiều người Do Thái đang trở về vùng Đất Hứa.
Thứ Hai 8/11
Mối quan hệ giữa Israel và Ba Lan ngày càng xấu đi. Điều này là do một đạo luật đã được ban hành ở Ba Lan chấm dứt khả năng người Do Thái đòi lại hàng hóa và tài sản mà họ đã mất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hãy cầu nguyện rằng một giải pháp sẽ được tìm ra và mối quan hệ giữa Israel và Ba Lan sẽ được khôi phục.
Thứ Ba 9/11
Mùa hè năm nay, một giáo sĩ Do Thái đã bị đâm tại một trường học Do Thái ở bang Massachusetts của Mỹ. Các cuộc tấn bài Do Thái như thế này đang trở nên thường xuyên hơn ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ người Do Thái khỏi những cuộc tấn công như vậy.
Thứ Tư 10/11
Tại các cuộc biểu tình chống lại các hạn chế COVID ở Hà Lan, những người biểu tình đã mặc trang phục sọc với huy hiệu Ngôi sao của David. Họ cũng mang các dấu hiệu so sánh các hạn chế COVID với Holocaust. Đây là một sự xúc phạm khủng khiếp đối với người Do Thái, vì những đau khổ mà họ phải trải qua sau đó lớn hơn không thể nào sánh được so với những bất tiện của những hạn chế hiện tại. Hãy cầu nguyện để mọi người nhận thức rõ hơn về Holocaust thực sự như thế nào.
Thứ Năm 11/11
Vẫn có nhiều thuyết âm mưu lưu hành về virus corona và nhiều trong số đó mang âm điệu bài Do Thái. Từ lịch sử, chúng ta biết rằng những ý tưởng bài Do Thái kiểu này có thể dẫn đến nhiều bạo lực đối với người Do Thái. Hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ dân tộc Do Thái.
Thứ Sáu 12/11
Vương quốc Anh đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể các vụ bài Do Thái trong năm nay, hầu hết đều nhằm vào những người trẻ tuổi. Hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ những người Do Thái trẻ tuổi và cầu nguyện rằng họ sẽ tìm thấy niềm an ủi nhờ đức tin vào Chúa. Cũng cầu nguyện rằng họ sẽ có cơ hội di chuyển về Israel.
Thứ Bảy 13/11 – ngày Sa-bát
Bài Do Thái đang gia tăng, nhưng cũng có những nhóm người trong xã hội đang làm sự lan tỏa một thông điệp khác biệt. Ví dụ, một số nhóm tổ chức hội nghị chuyên đề về việc bài Do Thái để tăng cường nhận thức. Hãy cảm ơn Chúa về những sáng kiến như thế này.
Chủ Nhật ngày 14/11
“Hỡi các nước, hãy nghe lời Đức Giê-hô-va; hãy reo lời ấy ra trong các cù lao xa! Khá nói rằng: Đấng đã làm tan lạc Y-sơ-ra-ên sẽ thâu nhóm nó lại, sẽ giữ như kẻ chăn giữ bầy chiên mình.” Giê-rê-mi 31:10. Israel cần rất nhiều lời cầu nguyện ngay lúc này vì có vẻ như các mối đe dọa mà quốc gia này đang đối diện tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên chúng ta cũng tiếp tục cảm ơn Chúa vì Ngài vẫn đang tập hợp dân Ngài lại tại quê hương Israel của họ.
Thứ Hai 15/11
Quyền tồn tại của Israel bị tranh cãi mạnh mẽ trong nhiều tổ chức của Liên Hợp Quốc. Thông qua các ủy ban khác nhau, Israel bị cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Hơn thế nữa, các quốc gia Hồi giáo chống lại Israel đứng đằng sau các ủy ban này. Hãy cầu nguyện rằng những động thái như vậy sẽ chấm dứt.
Thứ Ba 16/11
Một nhóm sáu trăm học giả Hà Lan đã ký một bản lên án rất phiến diện về Israel kêu gọi tẩy chay Israel hoàn toàn. Bản kiến nghị không bao gồm một từ nào về vụ khủng bố của Hamas. Hãy cầu nguyện rằng sự việc này sẽ bị đẩy lùi và sự thù ghét đối với Y-sơ-ra-ên sẽ bị phá bỏ.
Thứ Tư 17/11
Nhiều hình ảnh được cho là hài hước bài Do Thái đang lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, những hình ảnh như vậy là vô hại. Cầu nguyện rằng các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau sẽ có biện pháp chống lại những kẻ phát tán những hình ảnh này và mọi người sẽ được mở rộng tầm mắt trước cái ác ẩn sau hình ảnh.
Thứ Năm 18/11
Nhà thờ Anh đang chuẩn bị một lời xin lỗi tới những người Do Thái ở Anh vì những luật mà nhà thờ đã đưa ra cách đây 800 năm đã dẫn đến việc người Do Thái bị đuổi ra khỏi đất nước. Mặc dù lời xin lỗi này đến cực kỳ muộn, nhưng cộng đồng Do Thái vẫn coi đây là một tuyên bố tích cực trong thời điểm số lượng các vụ bài Do Thái ngày càng nhiều. Hãy cảm ơn Chúa vì bước này.
Thứ Sáu ngày 19/11
Cũng vẫn còn có những người ủng hộ phong trào BDS trong hội thánh. Đây thường là những Cơ đốc nhân tin rằng Israel không còn đóng một vai trò đặc biệt trong kế hoạch của Đức Chúa Trời với thế giới và nhà nước Israel ngày nay là một nhà nước phân biệt chủng tộc, nơi người Palestine bị áp bức. Hãy cầu nguyện để đôi mắt của những Cơ đốc nhân này sẽ được mở ra và thay vì chống lại Y-sơ-ra-ên, họ sẽ ủng hộ Y-sơ-ra-ên.
Thứ Bảy 20/11 – ngày Sa-bát
“Sự tổng cộng lời của Chúa là chân thật, Các mạng lịnh công bình của Chúa còn đời đời.” Thi thiên 119: 160. Cảm ơn Đức Chúa Trời về Kinh thánh, liên kết sự sáng tạo, lời hứa với Áp-ra-ham, sự ra đời của Chúa Giê-xu, Đấng Mê-si, sự phục hồi của Y-sơ-ra-ên và trời đất mới với nhau.
Chủ Nhật 21/11
“Dân ta sẽ trú trong chỗ bình an, trong nhà yên ổn và nơi nghỉ lặng lẽ.” Ê-sai 32:18. Cảm ơn tất cả những người đã có thể tạo ra Aliyah trong năm qua. Trong số đó có một nhóm người Do Thái Pháp đã thực hiện Aliyah trở về Israel vào mùa hè này và nhiều người Do Thái khác ở Pháp cũng đang cân nhắc làm điều tương tự. Hãy cầu nguyện để họ có cơ hội di chuyển.
Thứ Hai 22/11
Đối với nhiều người trẻ tuổi, rất khó để thực hiện Aliyah trở về Israel vì bằng cấp của họ thường không có giá trị ở Israel hoặc vì phải mất một thời gian dài trước khi chúng được công nhận là hợp lệ. Thành viên Quốc hội Israel Yomtob Kalfon đang nỗ lực để thay đổi điều này và đơn giản hóa quy trình. Hãy cầu xin Chúa ban phước cho công việc ông ấy.
Thứ Ba 23/11
Hãy cầu nguyện để Israel sẽ tiếp tục ưu tiên Aliyah. Bộ trưởng Aliyah và Hội nhập Pnina TamanoShata làm việc không mệt mỏi để thúc đẩy Aliyah. Hãy cầu xin Chúa ban phước cho công việc cô ấy.
Thứ Tư 24/11
Nhiều người Do Thái cao tuổi ở Ukraine đang sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Koen Carlier và đội ngũ Cơ Đốc Nhân Vì Israel của ông phân phát các gói thực phẩm cho những người Do Thái này. Hãy cảm ơn Chúa về công việc họ làm và cầu nguyện rằng họ sẽ đến được với nhiều người.
Thứ Năm 25/11
Cầu nguyện cho chi nhánh trẻ của tổ chức Cơ Đốc Nhân Vì Israel, tạp chí Isreality. Hãy cầu nguyện để nhiều người trẻ sẽ được tiếp cận thông qua mạng xã hội và tạp chí Isreality với thông điệp rằng Đức Chúa Trời có kế hoạch cho dân Y-sơ-ra-ên và Ngài thành tín với dân Ngài.
Thứ Sáu 26/11
Hãy cảm ơn Chúa về tất cả các cơ hội mà C4I (tổ chức Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế) đã có gần đây để truyền bá thông điệp về sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với Israel. C4I Nepal đã bắt đầu dịch vụ tin nhắn WhatsApp và ở Nga, một trong những đối tác của chúng tôi đã bắt đầu một kênh truyền hình internet mới tập trung vào Israel. Cầu nguyện xin Chúa ban phước lành cho những phát triển này.
Thứ Bảy 27/11 – ngày Sa-bát
Nhóm Cơ Đốc Nhân Vì Israel (C4I) của chúng tôi ở Brazil mời 12 mục sư và những người kinh doanh Cơ đốc hàng tháng và chia sẻ thông điệp về kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho Israel. Họ cũng thảo luận về cách hỗ trợ các Cơ đốc nhân ở Israel. Hãy cảm ơn về những cuộc gặp gỡ này và cầu nguyện rằng ngày càng nhiều Cơ đốc nhân ở Brazil sẽ dành sự yêu mến cho dân sự của Đức Chúa Trời.
Chủ Nhật 28/11 Hanukkah
Buổi tối này đánh dấu sự bắt đầu của Hanukkah, ngày lễ kỷ niệm việc tái thiết ngôi đền vào năm 164BC. Hanukkah là lễ hội của ánh sáng. Hãy cầu nguyện xin Chúa ban phước cho những ngày lễ của dân tộc Do Thái.
Thứ Hai 29/11 Hanukkah
Trong lễ Hanukkah, ngọn đèn chin nhánh bằng dầu hoặc nến được thắp sáng. Trong truyền thống Sephardic, điều này được tiếp nối bằng việc hát Thi thiên 30. Trong những ngày tới, chúng ta cầu nguyện bằng những lời của Thi thiên 30. “Lạy Chúa, con sẽ tôn cao Ngài vì Ngài đã nâng con lên khỏi vực sâu và không để kẻ thù của con phải hả hê trước con.” Thi thiên 30: 1. Hãy tạ ơn vì tất cả những lần Đức Chúa Trời đã cứu dân Ngài khỏi kẻ thù của họ trong suốt lịch sử.
Thứ Ba 30/11 Hanukkah
“Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ, chúng ta sẽ gặt.” Ga-la-ti 6: 9. Hãy cầu nguyện để được Đức Chúa Trời ban phước cho các đội ngũ Cơ Đốc Nhân Vì Israel trên toàn thế giới.
Phần (Tiếp theo)
Vì vậy, mặc dù người Do Thái có thể đã cho rằng Chúa Jesus có quyền hợp pháp đối với ngai vàng của cha Ngài là Đa-vít thông qua cha nuôi Giô-sép, nhưng thực ra nó được thiết lập thông qua Ma-ry, mẹ của Ngài, bởi vì Ngài có quyền đến với ngai vàng với tư cách là hậu duệ của Đa-vít thông qua con trai của ông là Na-than.
Vô Tội
Hơn nữa, Chúa Jesus cũng cần phải không có ‘tội lỗi’. Rô-ma 5:12-14: “…Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi đã vào trong thế gian, và bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã lan tràn đến mọi người vì mọi người đều đã phạm tội. Vì tội lỗi đã có trong thế gian trước khi có luật pháp; nhưng khi chưa có luật pháp thì tội lỗi không được kể đến. Tuy nhiên, sự chết đã ngự trị từ A-đam đến Môi-se, cả trên những người không phạm cùng một tội với A-đam, là người làm hình bóng về Đấng phải đến…” A-đam là hình bóng về Chúa Jesus, không phạm tội, trước sự sa ngã tại pa-ra-đi. Nhưng khác với A-đam, Chúa Jesus vẫn không hề phạm tội suốt đời, nắm chặt bàn tay của Cha – và Cha giữ tay Ngài, ngay cả sau khi Luật pháp Môi-se đã ban hành.
Hê-bơ-rơ 4:15 (TTHĐ):“…Vì chúng ta không có một thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thông sự yếu đuối chúng ta, nhưng có một thầy tế lễ bị cám dỗ đủ mọi cách như chúng ta, song chẳng phạm tội…”; Hê-bơ-rơ 4:15 (BDM): “Vì chúng ta không có một vị thượng tế chẳng có thể cảm thông sự yếu đuối chúng ta, nhưng vị thượng tế này đã chịu cám dỗ đủ mọi mặt cũng như chúng ta song không hề phạm tội…” Hê-bơ-rơ 9:14 (BDM): “…Vậy, vì chúng ta có vị thượng tế vĩ đại đã vượt qua các tầng trời là Đức Jesus, Con Đức Chúa Trời, nên chúng ta hãy giữ vững niềm tin…”, Hê-bơ-rơ 9:14 (TTHĐ): “…Do đó, vì chúng ta có một thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại đã vượt qua các tầng trời là Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời, nên hãy giữ vững những điều chúng ta xưng nhận…”Ngài buộc phải không có tội lỗi, không vết, không chỗ trách được, để trở thành Chiên không tì vết, là Đấng sẽ cất tội lỗi thế gian trên thân Ngài (Giăng 1:29, 36).
Dưới Torah
Và Ngài phải được sinh ra ‘dưới Torah’, trong Giao ước Luật pháp mà Đức Chúa Trời đã lập với Y-sơ-ra-ên. CHÚA không thể đơn giản từ bỏ sự thánh khiết của Luật pháp, vốn là tốt lành, thánh khiết và đến từ Đức Chúa Trời. Bằng cách nào đó nó phải được Y-sơ-ra-ên tuân giữ. Ngài phải thuộc dòng dõi của Đa-vít, để được ngồi trên ngai của tổ phụ Đa-vít và cai trị Gia-cốp với một vương quốc trường tồn bất diệt (Lu-ca 1:32-33), như lời hứa của sứ thần Gáp-ri-ên với Ma-ri. Như vậy, Ngài đã được sinh ra từ dòng dõi của một người nữ, là con của Đa-vít, nhưng cũng ở dưới Torah, Giao ước của Luật pháp được lập với Y-sơ-ra-ên. Tại sao phải như vậy? Bởi vì để trở thành Chiên Con của Đức Chúa Trời, để bị giết vì ‘tội lỗi’, số nhiều, của thế gian, và thậm chí để bị làm cho trở nên ‘tội lỗi’, số ít, chính Ngài phải là một Chiên Con hoàn hảo, không tì vết. II Cô-rinh-tô 5:21: “…Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng không hề biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, để trong Đấng ấy chúng ta được trở nên công chính trước mặt Đức Chúa Trời…”
Đức Chúa Trời không thể cứu chuộc nhân loại bất chấp sự thánh khiết của Ngài bằng cách đơn giản là phớt lờ và bỏ qua các đòi hỏi của Luật Thánh. Những mong đợi của Luật Thánh, của Mười Điều Răn Thánh, phải được đáp ứng. Như vậy, trước hết phải có người vâng giữ, để rồi người đó có thể trở thành sinh tế cho tội lỗi của thế gian. Chỉ khi đó người đó mới trở thành chiên con hoàn hảo, một sinh tế hoàn hảo. Nếu người đó có tội lỗi riêng, thì chỉ có thể chết vì tội lỗi của mình chứ không thể mang lấy tội lỗi của người khác và thậm chí bị quy thành kỷ tội. Để đáp ứng các đòi hỏi của Luật pháp, người đó phải ở dưới Luật pháp, và do đó phải được sinh ra trong Giao ước Luật pháp được thiết lập với Y-sơ-ra-ên. Như vậy, Ngài phải là một người Do Thái.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Con vua Đa-vít (Tiếp theo)
Rõ ràng là mọi người dân Y-sơ-ra-ên trong thời đó đều biết rằng Chúa Jesus thuộc dòng dõi Vua Đa-vít, vì trong nhiều lần khác nhau, người ta gọi Ngài là “Con vua Đa-vít”. Người ăn xin mù ở gần Giê-ri-cô kêu lên: “…Lạy Jesus, Con vua Đa-vít, xin thương xót con…” (Lu-ca 18:38).
Nhưng có lẽ họ không biết hoặc không nhận ra rằng Ngài là ‘Con của Đa-vít’ qua hai dòng dõi. Một là dòng dõi của Mẹ Ngài là Mary; hai là dòng dõi của cha nuôi của Ngài, Giô-sép. Một dòng là trực tiếp từ con trai của Đa-vít là Sa-lô-môn, (Ma-thi-ơ 1:7), trong khi dòng kia đến từ Na-than, (Lu-ca 3:31), một trong những người con trai khác của Đa-vít (I Sử 3:5, 14:5).
Na-than này có thể đã có tham vọng ngồi vào ngai vàng của cha mình là Đa-vít, nhưng ông không phải là sự lựa chọn của Đức Chúa Trời (II Sa-mu-ên 12:24; I Các Vua 1:28-31, 2:1-4). Sa-lô-môn là vị vua cuối cùng cai trị một nước Y-sơ-ra-ên thống nhất (Nê-hê-mi 13:26, I Các vua 11:1-8). Sau ông, đất nước bị chia cắt thành hai vương quốc, một vương quốc gồm mười bộ tộc, được gọi chung là Y-sơ-ra-ên và hai bộ tộc còn lại, được gọi chung là Giu-đa. Y-sơ-ra-ên sống ở Sa-ma-ri và có thành phố Sa-ma-ri làm thủ đô. Giu-đa sống ở khu vực Giu-đê với Giê-ru-sa-lem là thủ đô. Cái tên Na-than, con trai Đa-vít, xuất hiện trong dòng dõi của Ma-ry, và Sa-lô-môn trong dòng dõi của Giô-sép.
Chúa Jesus không thể là con ruột của Giô-sép, vì dòng dõi đó đã bị phá vỡ. Trong dòng dõi đó, chúng ta thấy một vị vua tên là Giê-cô-nia, là người mà Chúa phán rằng con cháu ông sẽ không được ngồi trên ngai vàng của vua cha Đa-vít. Giê-rê-mi 22:27-30: “…Còn mảnh đất mà linh hồn chúng khao khát trở về, thì sẽ không được trở về.” Vậy có phải Giê-cô-nia nầy là chiếc bình vỡ nát bị khinh thường không? Chiếc bình mà không ai ưa thích cả? Tại sao vua ấy và cả dòng dõi nó bị quẳng đi, bị ném vào trong một xứ mà chúng chưa từng biết? Hỡi đất, đất, đất! Hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va phán thế nầy: “Hãy ghi nhận người nầy như là kẻ tuyệt tự…”
Vì vậy, mặc dù người Do Thái có thể đã cho rằng Chúa Jesus có quyền hợp pháp đối với ngai vàng của cha Ngài là Đa-vít thông qua cha nuôi Giô-sép, nhưng thực ra được thiết lập thông qua Ma-ry, mẹ của Ngài bởi vì Ngài có quyền đến với ngai vàng với tư cách là hậu duệ của Đa-vít thông qua con trai của ông là Na-than.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế.
Giê-ru-sa-lem và Chúa Jesus Người Do Thái (Tiếp theo)
Đôi khi người ta thắc mắc tại sao Chúa Jesus lại là người Do Thái, và liệu đó có phải chuyện tình cờ hay không. Có thể nào Đấng Cứu Rỗi của thế giới là một người Ý, một người Ả Rập, một người Trung Quốc hoặc một người da đen, hoặc thậm chí là một người Hà Lan – như bản thân tôi là người Hà Lan? Việc Ngài phải trở thành con người để cứu rỗi nhân loại vẫn chưa đủ sao? Nhiều người nghĩ rằng việc Ngài là người Do Thái chỉ là vấn đề thứ yếu. Và khi người ta nhìn vào tranh ảnh, tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc, hình vẽ và các loại hình nghệ thuật khác, trong nhiều trường hợp, Ngài thậm chí không trông giống một người Do Thái. Đôi khi Ngài trông giống như một Apollo của Hy Lạp, một người da đỏ Nam Mỹ, một người da đen hoặc một người Trung Quốc – và nhiều người không có vấn đề gì với điều đó. Quan điểm của họ là bởi vì điều quan trọng nhất là Ngài trở thành con người, nên người ta có thể miêu tả Ngài thế nào tùy ý. Vì vậy, người ta sẽ miêu tả Ngài theo cách mà mọi người từ khắp nơi trên thế giới có thể đồng nhất với Ngài. Vậy tại sao Chúa Jesus lại là người Do Thái?
Những điều kiện nào theo Kinh Thánh phải được đáp ứng để Đấng Cứu Rỗi được sinh ra? Phao-lô viết trong Ga-la-ti 4:4 “…Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến, do một người nữ sinh ra, sinh ra dưới luật pháp…” Như vậy, Phao-lô nói hai điều về Ngài. Thứ nhất, vào thời điểm đã định, Chúa Jesus sẽ được sinh ra bởi một người nữ, và thứ hai Ngài sẽ sinh ra dưới ‘Torah’, dưới Luật pháp.
Điều quan trọng nhất là Ngài phải được sinh ra bởi một người nữ. Tại sao điều này lại quan trọng, và nó có ý nghĩa gì? Ngài chắc chắn phải được sinh ra từ dòng dõi của một người nữ – Sáng thế ký 3:15 “…Ta sẽ làm cho mầy và người nữ, dòng dõi mầy và dòng dõi người nữ thù nghịch nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người…” Nhưng điều đó là hiển nhiên, vì mọi người đều là do người nữ sinh ra. Nhưng đây cũng là một bí ẩn, bởi vì ở đây không hề đề cập đến dòng dõi của người nam. Hội Thánh đã dạy rằng đây là sự liên hệ đầu tiên trong Kinh thánh về một nữ đồng trinh sinh con. Nhưng Ê-va sống rất lâu trước thời Áp-ra-ham, và do đó cũng là rất lâu trước thời Y-sơ-ra-ên và sự xuất hiện của người Do Thái trong lịch sử. Như vậy, người nữ này, từ dòng dõi của mình một ngày nào đó sẽ sinh ra Đấng Cứu Rỗi của thế giới, về nguyên tắc thì có thể là bởi bất kỳ người nữ nào trên đất này.
Nhưng rõ ràng Ngài cũng phải được sinh ra dưới ‘Torah’, tức là dưới Luật pháp, do đó dưới Giao ước của Luật pháp. Giao ước này được thiết lập với Y-sơ-ra-ên trong hoang mạc trong cuộc Xuất hành Vĩ đại, khi Môi-se dẫn dân tộc này ra khỏi ách nô lệ của Ai Cập tiến vào miền đất hứa. Tại núi Si-nai, Đức Chúa Trời hiện ra với Môi-se và ban Luật pháp cho ông, và dân Y-sơ-ra-ên đã bước vào vào mối quan hệ của Giao ước này với Đấng Toàn năng qua Môi-se, Xuất Ê-díp-tô Ký 19:3-7 “…Môi-se lên gặp Đức Chúa Trời. Từ trên núi, Đức Giê-hô-va gọi ông và phán: “Con hãy nói với nhà Gia-cốp, và bảo với con dân Y-sơ-ra-ên thế nầy: ‘Các con đã thấy điều Ta làm cho người Ai Cập, Ta đã chở các con trên cánh đại bàng, và dẫn các con đến với Ta như thế nào. Vậy bây giờ, nếu các con thật lòng vâng lời Ta và giữ giao ước Ta thì trong tất cả các dân tộc, các con sẽ là tài sản riêng của Ta; dù cả thế gian đều thuộc về Ta. Các con sẽ trở thành một vương quốc thầy tế lễ và một dân tộc thánh cho Ta.’ Đó là những lời con phải nói lại với con dân Y-sơ-ra-ên.” Vậy Môi-se đến và gọi các trưởng lão trong dân chúng lại, thuật cho họ mọi lời Đức Giê-hô-va đã truyền dặn mình…” và Xuất Ê-díp-tô Ký 24:3-4 “…Khi Môi-se đến và thuật lại cho dân chúng mọi lời phán và các luật lệ của Đức Giê-hô-va, dân chúng đồng thanh đáp rằng: “Chúng tôi sẽ thi hành mọi lời Đức Giê-hô-va đã phán truyền.” Môi-se ghi lại mọi lời của Đức Giê-hô-va. Ông dậy sớm, xây một bàn thờ ở chân núi và dựng mười hai trụ đá tượng trưng cho mười hai bộ tộc Y-sơ-ra-ên…” Vậy, Giao ước Luật pháp đã được thiết lập với Y-sơ-ra-ên.
Và điều thiết yếu thứ ba đối với Ngài là Ngài phải sinh ra với tư cách là Con Vua Đa-vít, và do đó làm ứng nghiệm lời hứa của sứ thần Gáp-ri-ên trong Lu-ca 1:26-35 “…Vào tháng thứ sáu, Đức Chúa Trời sai thiên sứ Gáp-ri-ên đến thành Na-xa-rét, thuộc miền Ga-li-lê, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người nam tên là Giô-sép, thuộc dòng vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Thiên sứ đến gặp cô và nói: “Hỡi người được ơn, chúc mừng cô! Chúa ở cùng cô!” Nhưng Ma-ri rất bối rối về những lời nầy và tự hỏi lời chào ấy có nghĩa gì. Thiên sứ tiếp: “Hỡi Ma-ri, đừng sợ vì cô đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, cô sẽ mang thai, sinh một con trai và đặt tên là JÊSUS. Con trai ấy sẽ được tôn trọng, được gọi là Con của Đấng Chí Cao. Chúa là Đức Chúa Trời sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít, tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp; vương quốc Ngài mãi mãi trường tồn. Ma-ri thưa với thiên sứ: “Tôi chưa ăn ở với người nam nào thì làm sao có được điều đó?” Thiên sứ đáp: “Đức Thánh Linh sẽ ngự trên cô, và quyền năng của Đấng Chí Cao sẽ phủ che cô; cho nên con thánh sinh ra sẽ được gọi là Con Đức Chúa Trời…”
Khi tôi còn nhỏ, chúng tôi vẫn tổ chức ngày Chúa nhật Lễ Lá ở Hà Lan. Có những thanh gỗ đặc biệt với những con gà nướng thật đặc biệt (hoặc chúng được cho là những con gà trống?) ở trên cùng với những dải ruy băng màu, trứng, cam, cành lá xanh tươi, và những bài hát đặc biệt – tất cả đều là để kỷ niệm ngày Chúa nhật Lễ Lá, ngày Chúa Jesus tiến vào thành phố Giê-ru-sa-lem với đám đông cổ vũ xung quanh Ngài.
Dân Y-sơ-ra-ên tung hô như vừa thắng trận: “…Phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến…” Rất đông dân chúng đi trước và đi theo Ngài, vẫy cành cọ và trải áo xuống đường. Và Ngài, cưỡi trên một con lừa, đúng như lời tiên tri của Xa-cha-ri, người đã nói: “…Nầy, Vua ngươi đến với ngươi; Ngài là Đấng Công Chính và ban sự cứu rỗi, khiêm tốn và cưỡi lừa, một con lừa con, là con của lừa cái…” Xa-cha-ri 9:9. Vào lúc đó, cư dân thành Giê-ru-sa-lem tràn đầy mong đợi.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Đền Thờ Ê-xê-chi-ên
Có thể nào một Đền thờ ‘thứ ba’ thậm chí dẫn đến Đền thờ ‘thứ tư’, giống như Đền thờ thứ hai của Xô-rô-ba-bên, đã được mở rộng và tôn tạo bởi Hê-rốt Đại đế? Trên thực tế, một số người gọi cấu trúc của Hê-rốt là Đền thờ thứ ba.
Nhưng trường hợp này thì có lẽ không phải là như vậy. Ngôi đền tiếp theo, ngôi đền cuối cùng như được mô tả trong Ê-xê-chi-ên chương 40 đến 48, đề cập đến một khu phức hợp Đền thờ sẽ tồn tại sau khi Gót và đồng minh của hắn ta bị đánh bại trên các ngọn núi của Y-sơ-ra-ên. Sự thất bại của họ được mô tả trong Ê-xê-chi-ên chương 38 và 39. Một Đền thờ ‘thứ ba’ có thể có của Kẻ chống Chúa dường như sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, và có thể sẽ bị phá hủy trong trận chiến cuối cùng và bởi những trận động đất xung quanh Giê-ru-sa-lem. Nếu nó có được xây dựng, thì cũng sẽ chỉ là một ngôi đền tạm mà thôi. Đó sẽ là một giấc mơ ngắn ngủi của người Do Thái mà cuối cùng có thể sẽ tan thành mây khói, giống như Đền thờ Bar Kochba.
Đền thờ Ê-xê-chi-ên cuối cùng sẽ là Đền thờ ‘thứ tư’ dường như nằm ở một nơi khác. Một số người khẳng định rằng Đền thờ này thậm chí sẽ không nằm trên Núi Đền ở Giê-ru-sa-lem, mà nằm xa bên ngoài thành phố thực tế, gần Si-lô, nơi đền tạm đã tọa lạc trong 400 năm. Thuật ngữ số hiện nay đã trở nên khó hiểu, tùy thuộc vào việc người ta có tin vào một Đền thờ ‘thứ ba’ theo nghĩa đen mà ở đó Kẻ chống Chúa sẽ ngồi hay không!
Xa-cha-ri nói rằng Giê-ru-sa-lem sẽ tiếp tục ở vào đúng vị trí của nó. Xa-cha-ri 12:6 “…Trong ngày ấy, Ta sẽ làm cho các thủ lĩnh Giu-đa giống như một bếp lửa đang cháy giữa đống củi, như một ngọn đuốc cháy giữa những bó lúa; họ sẽ thiêu nuốt tất cả các dân tộc chung quanh, cả bên phải lẫn bên trái. Nhưng cư dân Giê-ru-sa-lem vẫn ở nguyên tại chỗ của nó, tức là Giê-ru-sa-lem…” nhưng khu vực phía nam sẽ trở thành một vùng đồng bằng – Xa-cha-ri 14:10 “…Khắp cả xứ sẽ trở nên đồng bằng từ Ghê-ba cho đến Rim-môn, về phía nam Giê-ru-sa-lem. Thành nầy sẽ được nhấc lên và ở nguyên tại chỗ, từ cổng Bên-gia-min cho đến cổng thứ nhất và cổng góc, và từ tháp Ha-na-nê-ên cho đến hầm ép rượu của vua…” trong khi ngọn núi của nhà Chúa sẽ được lập làm thủ lĩnh của các ngọn núi và sẽ nhô lên trên các ngọn đồi.
Ê-sai 2:2-4 nói: “…Trong những ngày cuối cùng, núi của đền thờ Đức Giê-hô-va sẽ được lập vững trên các đỉnh núi, vượt cao hơn các đồi. Mọi quốc gia sẽ đổ về đó, nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: “Hãy đến, chúng ta hãy lên núi Đức Giê-hô-va, đến đền thờ Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Ngài sẽ dạy chúng ta đường lối Ngài, chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài.” Vì luật pháp sẽ ra từ Si-ôn, và lời Đức Giê-hô-va sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem. Ngài sẽ phán xét giữa các quốc gia, và phân xử cho nhiều dân tộc. Bấy giờ, họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước nầy không còn vung gươm đánh nước kia, họ cũng không còn luyện tập chinh chiến nữa…”
Những chi tiết này mang ý nghĩa là vị trí địa lý trong và xung quanh Giê-ru-sa-lem có thể sẽ thay đổi. Núi Ô-li-ve sẽ chia làm đôi (Xa-cha-ri 14:4) “…Trong ngày ấy, chân Ngài sẽ đứng trên núi Ô-liu, là núi đối diện Giê-ru-sa-lem về phía đông. Núi Ô-liu sẽ bị chẻ ra làm đôi ở chính giữa, tạo nên một thung lũng rất lớn từ đông sang tây; một nửa núi dời qua phía bắc, một nửa kia dời qua phía nam…” Giê-ru-sa-lem sẽ chịu động đất (Khải Huyền 11:13), nhưng cuối cùng nó sẽ là một nơi trống trải. Xa-cha-ri 2:4-5 chép: “…Hãy chạy đi nói với chàng trai ấy rằng: ‘Giê-ru-sa-lem sẽ như làng mạc không có tường thành bao bọc, vì có rất đông người và súc vật ở trong nó.’ Đức Giê-hô-va phán: ‘Chính Ta sẽ là bức tường bằng lửa bao quanh thành, và Ta sẽ là vinh quang ngự giữa thành…” Không cần bất kỳ bức tường bảo vệ nào bởi vì sẽ có bình an. Hoàng tử Bình an sẽ ở đó. Cho dù tiến trình lịch sử có trở nên đen tối như thế nào đi nữa đối với thế giới và đối với Trung Đông, thì Y-sơ-ra-ên vẫn đang trên đường đến với sự yên nghỉ của mình. Ngài sẽ đến để ban cho nó sự yên nghỉ. Và Chúa sẽ đặt nơi yên nghỉ của Ngài ở đó mãi mãi!
Như Y-sơ-ra-ên đang trên đường đến sự yên nghỉ, tập trung vào một Giê-ru-sa-lem trên đất, thì Hội thánh cũng đang trên đường đến sự yên nghỉ ở Giê-ru-sa-lem trên trời (Hê-bơ-rơ 12:22-24). Nhưng một ngày kia, Giê-ru-sa-lem trên trời sẽ ngự xuống, khi trời mới và đất mới được hình thành, là nơi sự công bình sẽ ngự trị. (II Phi-e-rơ 3:13; Khải Huyền 21-22:5) Người ta chỉ có thể suy đoán về mối quan hệ giữa hai thành Giê-ru-sa-lem trong Vương quốc Hòa bình của Đấng Mê-si. (Khải Huyền 20:1-10; Xa-cha-ri 14:8-21). Thiên sứ Gáp-ri-ên hứa với Ma-ri trong Lu-ca 1:30-33: “…Thiên sứ tiếp: “Hỡi Ma-ri, đừng sợ vì cô đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, cô sẽ mang thai, sinh một con trai và đặt tên là JÊSUS. Con trai ấy sẽ được tôn trọng, được gọi là Con của Đấng Chí Cao. Chúa là Đức Chúa Trời sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít, tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp; vương quốc Ngài mãi mãi trường tồn…”
Điều mà chúng ta có thể chắc chắn là cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ thực hiện mọi sự trong mọi người (I Cô-rinh-tô 15:28). Ma-ra-na-tha! Lạy Chúa Jesus, xin hãy đến! (Khải Huyền 22:20; I Cô-rinh-tô 16).
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Shalom
“Bấy giờ, có lời Đức Giê-hô-va phán cùng tôi rằng: Đức Giê-hô-va phán: Hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, ta đối với các ngươi há chẳng làm được như người thợ gốm hay sao? Hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, đất sét ở trong tay thợ gốm thể nào, thì các ngươi cũng ở trong tay ta thể ấy.” (Giê-rê-mi 18:5-6).
Giê-rê-mi nhận được một thông điệp đặc biệt tại nhà của người thợ gốm: Y-sơ-ra-ên giống như đất sét trong tay Đức Chúa Trời. Chúa uốn nắn Y-sơ-ra-ên theo ý muốn của Ngài và xác định con đường của Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, như đã nói rõ trong chương này, Y-sơ-ra-ên bản thân nó cũng có một vai trò trong việc này. Nếu quốc gia ăn năn, Đức Chúa Trời sẽ giải cứu họ khỏi tai họa mà Ngài đã toan giáng xuống họ (Giê-rê-mi 18:8). Chúng ta đọc lại điều này vài chương sau đó trong Giê-rê-mi 29, Y-sơ-ra-ên đã bị bắt làm phu tù nhưng Đức Chúa Trời hứa rằng dân Y-sơ-ra-ên sẽ trở về Đất Hứa. Chúng ta thấy lời hứa này hiện đang được ứng nghiệm . Tháng này, hãy tạ ơn vì Đức Chúa Trời nắm giữ dân Y-sơ-ra-ên trong tay Ngài và rằng Ngài là một Đức Chúa Trời của ân điển và thành tín. Hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ Y-sơ-ra-ên ngay bây giờ. Đức Chúa Trời đã đang đưa họ trở lại Đất Hứa. Cũng cầu nguyện rằng những người Israel thế tục sẽ quay lại với Đức Chúa Trời.
Shalom
Đội ngũ cầu nguyện Cơ Đốc Nhân Vì Israel
=================================
Thứ sáu 1/10
Là Cơ đốc nhân, chúng ta nên nhận ra rằng cuộc sống của chúng ta không thuộc về chính chúng ta, mà thuộc về Đức Chúa Trời là Cha. Hãy ưu tiên cầu nguyện cho Y-sơ-ra-ên. Những lần cầu thay này đều có giá trị hơn vì sự phục hồi của Y-sơ-ra-ên là sự ứng nghiệm lời Đức Chúa Trời.
Thứ Bảy 2/10
Gần đây, một phát hiện thú vị đã được thực hiện ở Israel: một dòng chữ có niên đại từ thời các Quan Xét về cái tên rất có thể là Jerubbaal, một trong những tên của Gideon. Điều này cho thấy Kinh thánh là một cuốn sách đáng tin cậy và lịch sử của dân tộc Do Thái nằm ở Israel. Cảm ơn Chúa cho khám phá này.
Chủ nhật 3/10
“Đức Giê-hô-va từ thuở xưa hiện ra cùng tôi và phán rằng: Phải, ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi; nên đã lấy sự nhân từ mà kéo ngươi đến.”(Giê 31:3). Hãy cầu nguyện để thông điệp về sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên sẽ vang lên khắp thế giới. Hãy cầu nguyện rằng mọi người sẽ được khích lệ để cầu nguyện và ủng hộ Israel.
Thứ Hai 4/10
Yair Lapid là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Israel. Mặc dù mới làm công việc này chưa lâu, nhưng rõ ràng Lapid đang vươn ra các nước châu Âu nhiều hơn so với người tiền nhiệm của mình và ông đang cố gắng cải thiện quan hệ. Hãy cầu nguyện xin sự khôn ngoan cho Lapid trong quá trình này và cầu nguyện rằng Liên minh châu Âu sẽ coi mình như một đồng minh nhiều hơn của Israel.
Thứ Ba 5/10
Ben & Jerry’s, một nhà sản xuất kem nổi tiếng, đã quyết định ngừng bán kem ở Bờ Tây và Đông Jerusalem vì những gì họ cho là Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ này. Hãy cầu nguyện rằng cuộc tẩy chay sẽ được rút lại và không có công ty nào khác noi gương họ và áp đặt những cuộc tẩy chay tương tự.
Thứ Tư 6/10
Chính thức người Do Thái bị cấm cầu nguyện trên Núi Đền nhưng những người việc làm này đã được nhắm mắt làm ngơ. Tuy nhiên, khi người Israel Ả-rập phản đối điều này, nó ngay lập tức dẫn đến căng thẳng. Hãy cầu nguyện xin sự khôn ngoan cho chính phủ Israel trong việc giải quyết vấn đề này và cầu nguyện để người Do Thái có thể cầu nguyện trên Núi Đền.
Thứ Năm 7/10
Cầu nguyện xin Chúa ban phước cho các sáng kiến chung giữa người Israel và người Palestine để cùng nhau chung sống hòa bình. Gần đây, một người mẹ Israel đã hiến một quả thận của mình cho một đứa trẻ Palestine và cha của đứa trẻ đã hiến một quả thận cho một người đàn ông Israel. Cảm ơn Chúa vì điều này và cầu nguyện rằng những sáng kiến như vậy sẽ truyền cảm hứng cho những người khác.
Thứ Sáu 8/10
Cầu nguyện cho chính phủ Israel. Chính phủ được tạo thành từ các đảng phái thường không hòa hợp với nhau nhưng dù sao thì bây giờ cũng phải làm việc cùng nhau. Hãy cầu nguyện rằng họ sẽ lãnh đạo đất nước với sự đồng lòng và quyết đoán trong khi tìm kiếm sự giúp đỡ và sự khôn ngoan của Chúa.
Thứ Bảy 9/10
Chính phủ Israel có kế hoạch cải cách xã hội Israel trên nhiều cấp độ. Tuổi nghỉ hưu sẽ được nâng lên và việc nhập khẩu hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Hãy cầu nguyện rằng chính phủ sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn và cầu nguyện rằng những cải cách sẽ là một phước hạnh cho xã hội.
Chủ nhật 10/10
“Hỡi Chúa, bây giờ tôi trông đợi gì? Sự trông cậy tôi ở nơi Chúa.” Thi Thiên 39:7. Mặc dù nhiều người ở Israel đã được chủng ngừa, nhưng vẫn tiếp tục có những đợt bùng phát mới của virus corona. Hãy cầu nguyện rằng COVID sẽ bị đẩy lùi ở Israel và những cải tiến của Israel như thuốc điều trị COVID và máy thở tiên tiến có thể đóng một vai trò nào đó trong việc này. Cũng cầu nguyện rằng mọi người sẽ đặt hy vọng của họ vào Chúa trên hết tất cả những phương tiện khác.
Thứ Hai 11/10
Thuốc điều trị hiệu quả bệnh nhiễm vi rút corona đang được phát hiện và phát triển thường xuyên ở Israel. Cảm ơn Chúa về những bước tiến mà Israel đã có thể thực hiện trong lĩnh vực này và cầu nguyện rằng những khám phá đó của Israel sẽ là một phước hạnh cho phần còn lại của thế giới.
Thứ Ba 12/10
Hãy cầu nguyện xin sự bảo vệ cho tất cả những người Palestine muốn chung sống hòa bình với Israel và tích cực hoạt động hướng tới hòa bình. Chính quyền Palestine, đặc biệt là ở Dải Gaza, đang trừng phạt hoạt động này một cách tàn nhẫn.
Thứ Tư 13/10
Những kẻ khủng bố thường xuyên nổ súng ở Israel. Hãy cầu nguyện rằng đám cháy sẽ được dập tắt đúng lúc và những kẻ gây án sẽ bị đưa ra ánh sáng.
Thứ Năm 14/10
Hiện tại, có nhiều vấn đề với dân số Bedouin ở sa mạc Negev phía nam Israel. Các vấn đề trong nhóm này bao gồm trốn thuế, hối lộ, phá hoại và trộm cắp. Hãy cầu nguyện rằng các vấn đề của khu vực này của Israel sẽ được giải quyết và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho những người trẻ tuổi để phát triển cá nhân một cách tích cực.
Thứ Sáu 15/10
Cầu nguyện cho những người Do Thái thuộc Đấng Mê-si ở Israel. Mọi thứ khó khăn ở Israel đối với nhóm này vì sự e dè từ 2 phía Do Thái giáo và Cơ đốc giáo. Hãy cầu nguyện cho sự kiên nhẫn cho những người Do Thái thuộc Đấng Mê-si này và cầu nguyện rằng họ sẽ là phước lành cho những người xung quanh.
Thứ Bảy 16/10
Vẫn còn nhiều sự chia rẽ trong nội bộ Israel: sự chia rẽ giữa chính thống và thế tục, cánh tả và cánh hữu, Do Thái và Ả Rập. Hãy cầu nguyện cho sự đoàn kết hơn trong xã hội Israel.
Chủ nhật 17/10
“Đức Giê-hô-va xây cất Giê-ru-sa-lem; Ngài hiệp lại những kẻ bị tản lạc của Y-sơ-ra-ên,”. Thi thiên 147: 2. Cảm ơn Chúa vì điều này đang diễn ra trong thời đại của chúng ta; rằng Jerusalem đã được xây dựng lại và người Do Thái sẽ trở về quê hương Israel từ khắp nơi trên thế giới.
Thứ Hai 18/10
Chính phủ Israel đã phê duyệt việc xây dựng khoảng 2000 ngôi nhà cho người Do Thái và 1000 ngôi nhà cho người Ả Rập ở Judea và Samaria. Hãy cầu nguyện để chính phủ đưa ra quyết định sáng suốt khi họ phê duyệt giấy phép xây dựng và cầu nguyện cho sự bảo vệ của người Do Thái ở Judea và Samaria.
Thứ Ba 19/10
Hãy cầu nguyện cho những người Hồi giáo sống ở Israel hoặc các vùng lãnh thổ của Palestine sẽ đến với đức tin nơi Chúa Giê-xu. Cũng cầu nguyện xin Chúa bảo vệ cho những người Hồi giáo cải đạo sang Cơ đốc giáo, vì việc cải đạo mang lại những hình phạt nặng nề trong Hồi giáo.
Thứ Tư 20/10
Lebanon đang trên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn, cả về kinh tế và chính trị. Israel lo ngại rằng nếu Lebanon sụp đổ, nó sẽ hoàn toàn nằm dưới quyền lực của Iran và trở thành mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn đối với Israel. Hãy cầu nguyện để điều này sẽ không xảy ra và những nhà lãnh đạo giỏi sẽ lên nắm quyền ở Lebanon.
Thứ Năm 21/10
Mùa hè này, Iran đã thực hiện một vụ tấn công chết người vào một tàu chở dầu thuộc sở hữu của một công ty Israel. Cầu nguyện xin Chúa an ủi cho gia đình nạn nhân và cầu nguyện rằng những kẻ gây án sẽ bị trừng phạt.
Thứ Sáu 22/10
Hezbollah gần đây đã bắn tên lửa vào Israel từ Lebanon. Rất may Iron Dome đã chặn được hầu hết bọn chúng và số còn lại hạ cánh xuống những khu vực không có dân cư. Cảm ơn Chúa vì không có ai bị thương hoặc thiệt mạng và cầu nguyện xin sự bảo vệ cho Israel dọc theo biên giới phía bắc của nó.
Thứ Bảy 23/10
Sau khi Hezbollah bắn tên lửa vào Israel, một nhóm người Druze người Lebanon đã chặn chiếc xe tải chở hệ thống phóng. Cảm ơn Chúa về những hành động của họ, cầu nguyện xin Chúa bảo vệ cộng đồng Druze và cầu nguyện rằng cộng đồng này sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của mình là ủng hộ Israel.
Chủ nhật 24/10
“Sự Sự tiếp trợ chúng ta ở trong danh Đức Giê-hô-va, Là Đấng đã dựng nên trời và đất.” Thi thiên 124: 8. Câu này rất trọn vẹn, bao hàm tất cả. Chúng ta có một Đức Chúa Trời vĩ đại, Đấng nắm giữ mọi thứ trong tay Ngài! Hãy cầu nguyện để dân Y-sơ-ra-ên sẽ dựa vào câu này và trông cậy vào Đức Chúa Trời để được giúp đỡ.
Thứ Hai 25/10
Sau cuộc chiến với Gaza, mùa xuân này, sự yên bình hoàn toàn không bao giờ trở lại biên giới phía nam của Israel. Những kẻ khủng bố Palestine tiếp tục tấn công Israel bằng các phương tiện như khinh khí cầu và các cuộc tấn công không thường xuyên bằng tên lửa. Hãy cầu nguyện rằng sự bình yên thực sự sẽ được khôi phục ở biên giới Gaza.
Thứ Ba 26/10
Hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ cho các thị trấn và làng mạc ở phía nam Israel. Khi tên lửa được bắn từ Gaza, những cộng đồng này thường là mục tiêu. Cầu nguyện cho những người sống ở đó và đặc biệt là cho trẻ em trong những cộng đồng này.
Thứ Tư 27/10
Hãy cầu nguyện rằng quân đội Israel sẽ khám phá ra tất cả các đường hầm bí mật đang được đào hoặc đã được xây dựng, cho dù chúng đến Israel từ Lebanon hay từ Gaza.
Thứ Năm 28/10
Israel có kế hoạch thiết lập một lá chắn mạng trên toàn thế giới chống lại các cuộc tấn công mạng. Họ muốn làm việc này cùng với các quốc gia khác để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của các cuộc tấn công mạng. Hãy cầu nguyện xin Chúa ban phước cho kế hoạch này và cầu nguyện rằng nó sẽ dẫn đến an ninh lớn hơn cho Israel.
Thứ Sáu 29/10
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã gọi điện cho tân tổng thống của Israel, Isaac Herzog, để chúc mừng ông được bổ nhiệm. Điều này thật thú vị, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang nỗ lực chống lại Israel, chẳng hạn bằng cách để cho các chiến binh Hamas hoạt động từ Thổ Nhĩ Kỳ. Cầu nguyện xin sự khôn ngoan cho các nhà lãnh đạo Israel để đối phó với sự đột nhập không mong đợi này của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thứ Bảy 30/10
Iran tham gia vào các tiến bộ của chủ nghĩa đế quốc ở Trung Đông. Ở nhiều quốc gia, nó đang cố gắng mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của mình bằng cách hỗ trợ các phong trào chiến binh, đặc biệt là ở các quốc gia xung quanh Israel. Hãy cầu nguyện rằng Iran sẽ bị ngăn chặn.
Chủ nhật 31/10
“Chúa Giê-xu đáp: “ Điều gì không thể xảy ra với con người, thì Đức Chúa Trời có thể làm được.”Lu-ca 18:27. Lần đầu tiên sau mười năm, một cuộc gặp đã diễn ra giữa tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và một bộ trưởng quan trọng của Israel, Benny Gantz. Abbas và Gantz đã thảo luận về nền kinh tế, an ninh và ngoại giao của Palestine. Hãy cầu nguyện rằng cuộc trò chuyện này sẽ dẫn đến hòa bình và êm ấm giữa Israel và người Palestine, mặc dù hòa bình dường như là không thể trong mắt chúng ta.
1000 năm
Sách Khải Huyền cho chúng ta biết rằng sự trị vì trên đất của Đấng Mê-si tại Giê-ru-sa-lem sẽ kéo dài một ngàn năm. Nhiều ra-bi Do Thái cho rằng lịch sử của loài người và trái đất sẽ giống như những ngày của Công Cuộc Sáng Tạo. Sẽ có sáu ngày làm việc, với “một ngày” là một nghìn năm, tổng cộng là 6000 năm. Nhưng cũng sẽ có Ngày Sa-bát, Ngày nghỉ của mọi Tạo vật, cũng là một nghìn năm. Và sau đó là ngày thứ tám, cõi đời đời.
Là nơi duy nhất trong Kinh thánh (Khải Huyền 20:4-5) đặt giới hạn thời gian cho Thời đại Đấng Mê-si trên trái đất, dường như mâu thuẫn với hầu hết các lời tiên tri trong Kinh thánh liên quan đến Vương quốc của Đấng Mê-si, một cách rõ ràng, là những lời tiên tri cho chúng ta biết rằng đó sẽ là một Vương quốc vĩnh cửu. Nhưng sẽ là như vậy. Chỉ là Vương quốc Đấng Mê-si sẽ được chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.
Giao ước Giê-ru-sa-lem đi xa đến mức có thể liên kết thành phố trên đất với thành phố trên trời (Ê-sai 65:17-19, Khải Huyền 21). Ở đây, Ê-sai nói với chúng ta rằng ở Giê-ru-sa-lem Mới sẽ không có ký ức về nỗi kinh hoàng bao quanh hoặc có liên hệ gì với thành phố trước đây và thế giới mà ở đó nó từng tồn tại. Trời mới và đất mới sẽ trở thành nơi ở của Vương quốc Đấng Mê-si vĩnh cửu. Cũng giống như Giao ước Áp-ra-ham hứa hẹn về Vùng Đất của Y-sơ-ra-ên và Giê-ru-sa-lem trên đất là cơ nghiệp đời đời cho mọi người Do Thái mọi thời đại, cho dù họ đang sống trong Vùng Đất Hứa hay bị phân tán, thì Giao Ước mới hứa rằng Giê-ru-sa-lem trên trời là cơ nghiệp đời đời cho những những người có tên được viết trong Sách Sự sống của Chiên Con (Hê-bơ-rơ 12:22-24 và 13:14). Lời hứa này là dành cho tất cả những ai ở trong Giao ước Mới, cho dù họ là người Do Thái hay dân ngoại.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Giê-ru-sa-lem Và Giao Ước Đời Đời
Ê-xê-chi-ên 16:59-60,62 “…Vì Chúa Giê-hô-va phán rằng: ‘Ngươi đã khinh thường lời thề mà phá hủy giao ước Ta, nên Ta sẽ đối xử với ngươi xứng với điều ngươi đã làm. Tuy nhiên, Ta sẽ nhớ lại giao ước mà chính Ta đã lập với ngươi trong những ngày ngươi còn trẻ, và Ta sẽ lập với ngươi một giao ước đời đời… Ta sẽ lập giao ước Ta với ngươi, và ngươi sẽ biết Ta là Đức Giê-hô-va…”
Ở đầu chương này, chúng ta thấy rằng trong sách Ê-xê-chi-ên, Chúa nói đến Giê-ru-sa-lem, nhưng Ngài không chỉ nói về Giê-ru-sa-lem bằng gạch, vữa và đá. Ngài đang nói chung với ‘Si-ôn’, thành phố, vùng đất và con người, sự hợp nhất theo trật tự Thiên Thượng. ‘Giao ước hôn nhân’ này với Giê-ru-sa-lem bao gồm hầu hết các giao ước khác như giao ước Áp-ra-ham, Giao ước Luật pháp, Giao ước Đất đai, giao ước Đa-vít và cuối cùng là Giao ước mới.
Ê-sai 4:2-5 “…Trong ngày đó, chồi của Đức Giê-hô-va sẽ đẹp đẽ và vinh quang; hoa quả của đất là niềm hãnh diện và vinh dự của những người Y-sơ-ra-ên còn sống sót. Những người còn lại ở Si-ôn, những người còn sót lại ở Giê-ru-sa-lem sẽ được gọi là thánh. Tất cả được ghi vào sổ những người sống tại Giê-ru-sa-lem. Khi Chúa dùng Thần công lý và Thần thiêu đốt để tẩy rửa sự ô uế của các con gái Si-ôn, và tẩy sạch máu của Giê-ru-sa-lem khỏi giữa nó, thì trên khắp núi Si-ôn và trên hội chúng, Đức Giê-hô-va sẽ tạo ra một đám mây vào ban ngày, khói và lửa rực sáng vào ban đêm. Vì sẽ có một cái vòm che trên mọi vinh quang…”
Vinh quang Shekinah của Chúa nằm trong Đền thờ do Vua Sa-lô-môn xây dựng (II Sử ký 7:1-2). Ê-xê-chi-ên đã nhìn thấy vinh quang Shekinah của Chúa rời khỏi Đền thờ không lâu trước khi người Ba-by-lôn phá hủy nó (Ê-xê-chi-ên 10:3-5, 11:22-23), và nó sẽ trở lại Đền thờ như sự hiện diện vĩnh viễn của Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, để ngự giữa dân Giao ước xưa của Ngài (Ê-xê-chi-ên 43:1-2,4-7a).
Hãy xem xét những phần Kinh Thánh này: “…Khi người ấy đi vào thì các chê-ru-bim đang đứng bên phải đền thờ, và mây phủ đầy hành lang trong. Vinh quang của Đức Giê-hô-va cất lên từ chê-rúp và đứng nơi ngưỡng cửa của đền thờ. Đền thờ đầy mây và hành lang đầy ánh vinh quang rực rỡ của Đức Giê-hô-va. Tiếng của những cánh chê-ru-bim vang ra đến hành lang ngoài giống như tiếng của Đức Chúa Trời Toàn Năng khi Ngài phán… Bấy giờ các chê-ru-bim giương cánh lên với các bánh xe bên cạnh chúng, và vinh quang Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên cũng ở trên chúng. Vinh quang của Đức Giê-hô-va cất lên từ giữa thành và dừng lại trên núi về phía đông của thành.”
Ngọn núi đó là Ô-li-ve. Và từ hướng đó nhà tiên tri sẽ thấy thể nào vinh quang Shekinah sẽ trở lại vào một ngày kia. Ông nói: “Rồi người ấy dẫn tôi vào cổng, tức là cổng nhìn về phía đông. Tôi thấy vinh quang của Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên từ phương đông đến. Tiếng Ngài giống như tiếng nước lớn và đất sáng rực vì vinh quang Ngài… Vinh quang của Đức Giê-hô-va vào trong đền thờ qua cổng phía đông. Thần cất tôi lên và đem tôi vào nơi hành lang trong, và kìa, vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy đền thờ. Tôi nghe có ai nói với tôi từ bên trong đền thờ, và có một người đứng gần bên tôi. Người ấy nói với tôi: “Hỡi con người, đây là nơi đặt ngai Ta, là nơi để bàn chân Ta. Tại đây, Ta sẽ ngự giữa con dân Y-sơ-ra-ên đến đời đời. Từ nay về sau, nhà Y-sơ-ra-ên gồm cả dân chúng và các vua của họ sẽ không làm ô uế danh thánh Ta…”
Và Thi Thiên 132:13-18 chép: “…Vì Đức Giê-hô-va đã chọn Si-ôn; Ngài ước ao Si-ôn làm nơi ngự của Ngài; Ngài phán: “Đây là nơi an nghỉ của Ta đời đời; Ta sẽ ngự ở đây vì Ta ước ao như thế. Ta sẽ ban phước cho Si-ôn được lương thực dư dật, Cho những kẻ nghèo của thành ấy được ăn bánh no nê. Ta cũng sẽ mặc cho các thầy tế lễ thành ấy sự cứu rỗi, và những người tin kính của nó sẽ reo mừng. Tại đó, Ta sẽ khiến sừng Đa-vít vươn lên; Ta đã chuẩn bị ngọn đèn cho người được xức dầu của Ta. Ta sẽ lấy sự xấu hổ mặc cho kẻ thù người; nhưng vương miện trên đầu người sẽ sáng rực rỡ…”
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Đền Thờ Hay Nhà Thờ Hồi Giáo? (Tiếp theo)
Một cách giải thích khác có thể hiểu với phần Kinh thánh trong Ma-thi-ơ 24:15 là chúng ta có thể không cần phải đợi một Đền thờ theo nghĩa đen được xây dựng lại tại Giê-ru-sa-lem và sau đó bị làm cho ô uế bởi một nhân vật lịch sử, Kẻ chống Chúa. Có thể là “điều gớm ghiếc gây nên cảnh hoang tàn” đã ở đó rồi. Đạo Hồi cai quản ở vùng đất thánh. Chúa Jesus không dùng từ “Đền thờ” nhưng nói về “Nơi Thánh”, có thể là chính Núi Si-ôn, Trong Ma-thi-ơ 24:15-22, Chúa Jesus nói: “…Khi các con thấy điều gớm ghiếc gây nên cảnh hoang tàn cho Nơi Thánh, như lời nhà tiên tri Đa-ni-ên đã nói (ai đọc phải hiểu), thì ai ở trong miền Giu-đê, hãy trốn lên núi; ai ở trên mái nhà, đừng xuống chuyển đồ đạc trong nhà; ai ở ngoài đồng, chớ trở về lấy áo choàng. Trong những ngày ấy, khốn thay cho phụ nữ mang thai và các bà còn cho con bú! Hãy cầu nguyện để các con không phải trốn chạy vào mùa đông hoặc vào ngày sa-bát; vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ lúc sáng thế đến bây giờ chưa từng có, và về sau cũng chẳng bao giờ có như vậy. Nếu những ngày ấy không rút ngắn thì chẳng có một người nào được cứu; nhưng vì những người được chọn nên những ngày ấy sẽ được rút ngắn…”
Hận thù và bạo lực chống lại người Do Thái (và Cơ Đốc nhân) được rao giảng trong các nhà thờ Hồi giáo trên Núi Si-ôn, và cuối cùng có thể dẫn đến sự hủy diệt ngày càng nghiêm trọng. Nếu cứ như vậy thì sẽ có ngày bùng nổ một cuộc “jihad” (thánh chiến) chống lại Y-sơ-ra-ên, một cuộc chiến ác liệt và khủng khiếp đến nỗi Chúa Jesus đã khuyên người Do Thái hãy chạy trốn trong lời rao giảng về ngày cuối cùng của Ngài trên Núi Ô-li-ve.
Sự phạm thượng liên hệ đến Đền thờ thứ ba có thể có như thế này, khi bạn giữ nguyên kịch bản theo nghĩa đen, sẽ chấm dứt khi chính Đấng Mê-si-a sẽ xuất hiện vào phút cuối. Khi đó, Nơi Thánh sẽ được phục hồi đúng cách (Đa-ni-ên 8:14). Đôi khi tôi nghĩ: “Càng nhiều người bắt đầu nói về việc xây dựng lại Đền thờ, thì chúng ta càng đến gần với sự trở lại của Đấng Christ!”
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế