Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-5)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-5)

by Hong An
30 đọc

Hòm Giao Ước Và Đền Tm
Ban đầu, sự hiện diện của Đức Chúa Trời được liên kết chặt chẽ với Hòm Giao ước (Xut Ê-díp-tô Ký 25:10-22).

Chiếc hòm này chứa hai bảng đá có ghi Mười Điều Răn do chính Chúa viết lên (Xut Ê-díp-tô Ký 31:18 và 34:1,27-28), một lọ bánh ma-na (Hê-bơ-rơ 9:4; Xut Ê-díp-tô Ký 16:33-34; I Các Vua 8:9), và cây gậy trổ hoa của A-rôn (Dân s ký 17:8-10).

Trên đỉnh Hòm là nắp Thi Ân bằng vàng nguyên chất với hai chê-ru-bim, hình dạng các thiên sứ, cũng bằng vàng nguyên chất. Khuôn mặt của các chê-ru-bim quay về phía nắp Thi Ân nơi thầy tế lễ thượng phẩm rảy huyết các sinh tế. Chúa được tôn cao bởi các chê-ru-bim trên trời (Ê-sai 6:1-4; Ê-xê-chi-ên 1; Khi Huyn 4), và Hòm Giao ước tượng trưng cho điều này, cũng giống như toàn bộ lều tạm là tượng trưng của mô hình trên trời (Xut Ê-díp-tô Ký 25:8-9).

Hòm Giao Ước, chứa đựng luật thánh khiết của Đức Chúa Trời, và do đó tượng trưng cho luật của Chúa trên đất và khiến mọi người kính sợ sự phán xét của Ngài, cũng là Ngai của ân điển cho những con người tội lỗi khi huyết của những sinh tế vô tội được rảy trên nắp thi ân. Như vậy, luật thánh được bao phủ bởi huyết của sinh tế. Theo một nghĩa nào đó, tất cả những sinh tế đó dưới luật pháp đều được ứng nghiệm qua công việc hoàn tất của Đấng Christ, Chiên Con hiến tế hoàn hảo. Huyết của những sinh tế chỉ có thể tạm thời che đậy tội lỗi của Y-sơ-ra-ên (Hê-bơ-rơ 10:4-10), trong khi huyết của Đấng Christ đem lại sự cứu chuộc đời đời (Hê-bơ-rơ 9:11-15).

Luật pháp, Hòm Giao Ước và lễ tế nằm ở trọng tâm tôn giáo của Y-sơ-ra-ên. Chúa ngự giữa các chê-ru-bim trên Hòm Giao Ước. “…Ri vua lên đường, cùng vi tt c thuc h đến Ba-lê thuc Giu-đa để rước Hòm Giao Ước ca Đức Chúa Tri v. Đó là hòm mang danh Đức Giê-hô-va vn quân, Đấng vn ng gia các chê-ru-bim trên đó…” (II Sa-mu-ên 6:2).

Hòm Giao Ước đã đi cùng dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng. Khi họ đã đến Đất Hứa, trước tiên nó được lưu giữ tại Si-lô (Giô-suê 18:1), và sau đó là ở Bết Sê-mết (I Sa-mu-ên 6:1-21), Ki-ri-át Giê-a-rim (I Sa-mu-ên 7:1), và nhà của Ô-bết Ê-đôm trong ba tháng (II Sa-mu-ên 6:10-15).
Cuối cùng, nó được đưa đến Giê-ru-sa-lem. Hòm Giao Ước được đề cập là đã được mang ra trận trong thời trị vì của Đa-vít (II Sa-mu-ên 11:11; I S Ký 28:2; Thi Thiên 99:5; 132:7; Ca Thương 2:1), nhưng Vua Giô-si-a tuyên bố Hòm Giao Ước phải được ở lại trong Đền thờ trong II S Ký 35:3 “…Vua bo nhng người Lê-vi đang dy d toàn dân Y-sơ-ra-ên và đã bit mình ra thánh cho Đức Giê-hô-va rng: “…Hãy để Hòm Giao Ước Thánh trong đền th mà vua Y-sơ-ra-ên là Sa-lô-môn, con ca Đa-vít, đã xây ct. Các ngươi không còn phi khiêng Hòm Giao Ước y trên vai na. Bây gi, hãy phc v Giê-hô-va Đức Chúa Tri ca các ngươi và dân Y-sơ-ra-ên ca Ngài…”

Sau khi thành Giê-ru-sa-lem và Đền thờ bị Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn, tàn phá, người ta không còn được nghe gì về Hòm Giao Ước nữa và Giê-rê-mi nói rằng nó sẽ không bao giờ được làm lại. Trong lời tiên tri về sự trở lại của dân Y-sơ-ra-ên, sự phục hồi của Giê-ru-sa-lem và việc xây dựng lại Đền thờ, Giê-rê-mi đã nói thêm: “…Đức Giê-hô-va li phán: “Khi các ngươi gia tăng và phát trin nhiu trong x, thì lúc y người ta s không nói đến Hòm Giao Ước ca Đức Giê-hô-va na! Người ta s không còn liên tưởng hay nhc nh đến, không còn nui tiếc hay mun đóng mt cái Hòm khác…” (Giê-rê-mi 3:16)

Nhưng dù có hay không có Hòm Giao Ước, thì Đền thờ trên Núi Si-ôn, cũng là Thành Thánh Giê-ru-sa-lem, vẫn là nơi ngự của Chúa (Ê-sai 48:2; 47:13; Nê-hê-mi 11:1 và 18). Thi Thiên 24:3 chép: “…Ai s lên núi Đức Giê-hô-va? Ai s đứng ni trong nơi thánh Ngài?… ”
(Còn tiếp…)

Giáo s
ĩ Willem J. J. Glashouwer
Ch
tch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quc tế
Ch
tch danh d Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên D
ch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quc Tế

https://www.facebook.com/C%C6%A1-%C4%90%E1%BB%91c-Nh%C3%A2n-V%C3%AC-Israel-Qu%E1%BB%91c-T%E1%BA%BF-108022747211273/photos/a.120082816005266/463262415020636

Bình Luận:

You may also like