Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-10)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-10)

by Hong An
30 đọc

Nhiều Kịch Bản Tiên Tri
Một số Cơ đốc nhân cho rằng Đền thờ mới thậm chí có thể được xây dựng trong vòng tám tháng. Để ủng hộ điều này, họ nói Kinh thánh dạy rằng một ‘Kẻ nghịch lại Đấng Christ’ trong tương lai sẽ trị vì trong bảy năm. Ngay sau khi lên nắm quyền, nó sẽ ngăn chặn các tế lễ đang được dâng lên, và làm ô uế Đền thờ. Đa-ni-ên nói: “…Bấy giờ tôi nghe một đấng thánh nói, và một đấng thánh khác nói với đấng đang nói đó rằng: “Khải tượng về tế lễ thiêu hằng hiến, về tội ác đưa đến sự hủy diệt, về việc phó nơi thánh cùng đạo quân để bị giày đạp dưới chân nó, sẽ còn kéo dài đến bao giờ?” Đấng ấy trả lời: “Cho đến hai nghìn ba trăm buổi chiều và buổi sáng; sau đó nơi thánh sẽ được thanh tẩy…” (Đa-ni-ên 8:13-14). Vì vậy, trong khoảng sáu năm và bốn tháng, Đền thờ này sẽ bị suy tàn. Thêm tám tháng cho việc xây dựng Đền thờ này, và chúng ta sẽ có khoảng thời gian là bảy năm. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu thời điểm bắt đầu xây dựng Đền thờ mới trùng với sự trỗi dậy của anti-Christ.

Đây có thể là Đền thờ mà Chúa Jêsus đã nhắc đến khi Ngài đề cập đến sự gớm ghiếc gây ra cảnh hoang tàn ở nơi thánh? (Ma-thi-ơ 24:15; Đa-ni-ên 9:2, 11:31, 12:11). Đây sẽ là Đền thờ mà vào một lúc nào đó trong “tuần lễ” này (khoảng thời gian bảy năm?), một hoàng tử, một thủ lĩnh, sẽ ngưng việc dâng sinh tế và lễ vật (Đa-ni-ên 9:27). Nhiều kịch bản khác nhau có thể được xây dựng. Sự đồng ý cho rằng việc xây dựng Đền thờ này có thể là một phần của thỏa thuận kéo dài 7 năm, một hiệp ước hòa bình, mà “hoàng tử” này có thể ký kết với Israel. Nếu một hiệp ước kéo dài bảy năm như vậy được thực hiện, thì ngôi đền có thể được xây dựng lại trong tám tháng và việc dâng sinh tế sẽ bị ngừng lại. Tất nhiên, việc chuẩn bị cho đền thờ thực tế sẽ mất nhiều thời gian hơn; nhưng ngay trong thời điểm hiện tại, dân Y-sơ-ra-ên vẫn đang chuẩn bị cho việc xây dựng lại Đền thờ.

Làm thế nào mà một thỏa thuận như vậy với một nhà lãnh đạo thế giới lại có thể xảy ra? Một lần nữa, có nhiều kịch bản khả thi. Đó có thể là cái kết cho một cuộc chiến đã xảy ra. Có thể là cuộc chiến trong thế giới Hồi giáo hoặc cuộc chiến chống lại Israel. Có những lời tiên tri vẫn chưa được ứng nghiệm nói về một liên minh của tất cả các quốc gia xung quanh chống lại Y-sơ-ra-ên (Thi Thiên 83:1-8), và sự hủy diệt bất ngờ của Đa-mách ở Syria (Ê-sai 17:1-3). Ai Cập một ngày nào đó sẽ run sợ vì những gì bàn tay của Chúa sẽ giáng trên họ bởi một Giu-đa nhỏ bé (Ê-sai 19:16-17). Ê-xê-chi-ên 38-39 nói về một cuộc xâm lược từ phía bắc bởi Gót (lãnh đạo của Nga hay Thổ Nhĩ Kỳ?) Cùng với các đồng minh được đề cập trong Ê-xê-chi-ên 38:5-6, có thể được xác định là Iran, Afghanistan, Libya, Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia, Sudan và Iraq. Syria, Ai Cập và Jordan không được đề cập trong danh sách nên có thể có những trận chiến tàn khốc đã diễn ra rồi. Bất kể chi tiết của sự kiện này là gì, thì thỏa thuận hòa bình cuối cùng có thể bao gồm một thỏa thuận biến việc xây dựng lại Đền thờ Do Thái trở thành khả thi.
Ngôi đền mới này có thể được xây dựng ở đâu? Nó có thể nằm giữa hai nhà thờ Hồi giáo trên Núi Đền, như một biểu tượng của tình anh em của các tôn giáo chăng? Liệu nó có được giới Cơ đốc chấp thuận không? Có thể nào Núi Đền và vùng đất thánh Hồi giáo, Cơ đốc giáo và Do Thái giáo ở Jerusalem được đặt dưới sự quản lý của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế do Liên hợp quốc thành lập và đặt dưới sự chủ trì luân phiên của một người Do Thái, một người Hồi giáo và một người Cơ đốc giáo không? Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Người ta có thể hình dung ra nhiều kịch bản khả thi. Một trận động đất có thể làm hai nhà thờ Hồi giáo sập đổ, hoặc có thể sẽ có bom ném xuống các nhà thờ Hồi giáo trong một cuộc chiến tranh ở Trung Đông trong tương lai.

Phao-lô nói rằng kẻ nghịch lại Đấng Christ sẽ xuất hiện trong đền thờ và xưng mình là thần (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:4). Giăng nói rằng sân ngoài của Đền thờ sẽ bị dân ngoại chà đạp (Khải Huyền 11:2) trong 42 tháng. Nhưng Giăng cũng đề cập đến Đền thờ này như một Đền thờ của Đức Chúa Trời, nơi diễn ra sự cầu nguyện thực sự (Khải Huyền 11:1). Chúng ta đọc thấy: Bấy giờ tôi được ban cho một cây thước đo giống như cây gậy và được bảo: “…Hãy đứng dậy đo đền thờ của Đức Chúa Trời và bàn thờ cùng với những người thờ phượng trong đó. Nhưng sân ngoài thì chừa ra, đừng đo; vì nó đã được giao cho dân ngoại, và họ sẽ giày đạp thành thánh trong bốn mươi hai tháng…”
(Còn tiếp…)

Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế

Bình Luận:

You may also like