Mỗi đứa trẻ trong chúng ta lớn lên đều mang những vết thương lòng. Có những vết thương khắc sâu trong tâm can, có những vết thương tưởng chừng như vô hại, nhưng cũng có những vết thương đau đớn đến mức bộ não phải giấu kín trong một phần ký ức để bảo vệ bản thân khỏi nhưng cơn đau dằn vặt. Khác với những vết thương về thể chất, những chấn thương thời thơ ấu không thể nhận dạng bằng vật lý nhưng là những vết sẹo xấu xí đeo đuổi cuộc đời đứa trẻ cho đến khi trưởng thành vẫn không ngừng đau thương.
Nghiện chỉ là một trong những cách để giải toả cảm xúc – đối phó với nỗi đau của những chấn thương thời thơ ấu vì vậy hiểu rõ và nhận biết về những chấn thương thời thơ ấu sẽ đem lại lợi ích trong việc phục hồi sau nghiện:
- Hỗ trợ chữa lành (gốc rễ) của chấn thương
Bộ não của con người có chức năng che giấu những ký ức sang chấn để bảo vệ con người khỏi những sự đau đớn của những chấn thương đem lại. Đôi khi bộ bão sẽ tự động khoá chặc những ký ức đau đớn cùng cực mà con người không thể gánh chịu thêm để người đó mất khả năng ghi nhớ tạm thời những sự kiện tiêu cực đó. Tuy nhiên, việc bảo vệ con người của não bộ theo hướng này không phải là cách để xử lý tốt cho những vết thương lòng, vì dù não bộ có giấu đi ký ức thì cơ thể và các giác quan vẫn được ghi nhận rất rõ ràng. Việc bộ não không cho phép ghi nhớ những chấn thương chính là sự cản trở rất lớn cho việc chữa lành và phục hồi sau nghiện. Cũng như vậy, việc từ chối, phớt lờ hoặc không nhận diện được những sang chấn thơ ấu cũng cản trở cho việc chữa lành và phục hồi sau nghiện. Trước hết để bắt đầu cho sự chữa lành, đòi hỏi một người phải nhận thức được nỗi đau thì mới có thể xoa dịu được nỗi đau. Việc nhận biết những chấn thương trong thời thơ ấu chính là bước đầu tiên trong tiến trình của sự chữa lành. Giống như việc muốn khám phá bên trong con người việc đầu tiên chính là “mở khoá”.
2. Chấm dứt những ảnh hưởng của chấn thương thời thơ ấu lên cuộc sống hiện tại (tâm lý/ thể chất/ cảm xúc)
Các sang chấn/ áp lực trong những năm thơ ấu có thể gây tổn hại đến cấu trúc của não bộ dẫn đến nhiều vấn đề trong học tập và hành vi, về thể chất và tinh thần khi trưởng thành.
Những nghiên cứu chỉ ra rằng những chấn thương tâm lý thời thơ ấu có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc bệnh động kinh, đau đầu, trầm cảm, lo âu, đột quỵ, bệnh tim, tiểu đường và tất nhiên là những hành vi có hại cho sức khoẻ như sử dụng chất gây nghiện (thuốc lá, ma tuý, thuốc, các chất kính thích khác…)
Việc nhận biết những chấn thương tâm lý thời thơ ấu sẽ giúp nhận biết nguyên nhân khởi phát những hành vi/ cảm xúc tiêu cực và đưa ra hướng phù hợp để phục hồi lại tâm lý và thể chất.
Một người không thể xây dựng được mối quan hệ lành mạnh với người khác vì tuổi thơ bị bỏ mặc những nhu cầu về cảm xúc.
Một người có xu hướng trở nên hung hăng vì tuổi thơ đã từng bị lạm
3. Dễ dàng trang bị những kỹ năng để đối phó hoặc quản lý những cảm xúc tiêu cực khi đối diện với những nguy cơ sang chấn khác.
Những chấn thương xảy ra trong thơ ấu thường làm tê liệt những phản xạ, tại thời điểm đó trẻ con cũng không có khả năng để ứng phó, vậy nên nỗi đau càng xâm lấn tâm hồn trẻ cho đến khi trưởng thành vẫn khắc sâu trong đó. Việc trang bị những kỹ năng để ứng phó với những nguy cơ tìm ẩn gây ra sang chấn là điều vô cùng cần thiết.
- Kỹ năng từ chối trước những cám dỗ sử dụng chất gây nghiện
- Kỹ năng quản lý cảm xúc trước những đả kích (tức giận,
- Kỹ năng làm dịu mức đối căng thẳng (PTSD
- Kỹ năng tự trấn an…
- Kỹ năng chăm sóc bản thân (thể chất, tinh thần, cảm xúc)
Kỹ năng tập trung tránh những tác động của sang chấn trên nhận thức: (khả năng tập trung kém, dễ nhầm lẫn, mất trí nhớ, hay gặp ác mộng, có cảm giác lâng lâng, bị mất phương hướng..)
Kỹ năng rèn luyện thói quen xây dựng hành vi đúng tránh những tác động của sang chấn trên hành vi (
Về nhận thức:
- Khả năng tập trung kém, dễ nhầm lần, mất trí nhớ tạm thời: trang bị kỹ năng tập trung, ghi nhớ
- Hay gặp ác mộng, cảm giác lâng lâng, mất phương hướng: Kỹ năng
Về hành vi:
- Thu mình và cách ly với xã hội: kỹ năng hoà nhập, kỹ năng từ chối, kỹ năng thích nghi
- Phản ứng dữ dội với những địa điểm dễ kích hoạt ký ức: kỹ năng ứng phó với những tác động có nguy cơ kích ứng cao.
Về vật lý:
- Dễ giật mình, cảm thấy kiệt sức, dễ tức giận, nhịp tim nhanh, mất ngủ, chức năng rối loạn tình dục: kỹ năng chăm sóc và quản lý thể chất và cảm xúc
Về tâm lý:
-Tràn ngập nỗi lo sợ, hành vi cưỡng chế và ám ảnh: kỹ năng trấn an bản thân, kỹ năng xây dựng niềm tin đúng.
– Cảm xúc bị tê liệt, hay phiền muộn, có cảm giác tội lỗi, lo ngại: kỹ năng chia sẻ và kêu gọi sự hỗ trợ từ
4. Nhận biết điểm yếu của bản thân và kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác khi cần thiết.
Một sự thật rằng những người cần giúp đỡ lại thường hay từ chối sự giúp đỡ. Có thể vì e ngại sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân hoặc gia đình. Hoặc cảm giác mặc cảm, không giám đối diện với thực tế. Việc từ chối hoặc né tránh sự giúp đỡ cho một việc mà người đó quá sức chịu đựng có thể dẫn đến những tác động xấu: tình trạng sử dụng chất gây nghiện trở nên nghiêm trọng hơn, những hành vi tiêu cực trở nên tồi tệ hơn và có thể dẫn đến hành vi tự tử khi nỗi đau vượt quá đỉnh điểm.
Nhận biết những sang chấn thơ ấu để hiểu rằng những gì tuổi thơ bạn trải qua đều không phải lỗi của bạn. Chỉ là chúng ta đang sống trong một thế giới không hoàn hảo. Và tất cả đều phải chịu đựng những nỗi đau khác nhau. Việc chán ghét bản thân, mặc cảm tội lỗi, thu mình khỏi xã hội, tự đối phó với nỗi đau, sử dụng chất gây nghiện không giúp bạn giải quyết được nỗi đau. Hãy kêu gọi sự giúp đỡ nếu bạn cần.
Bạn không thể tự chữa lành cho nỗi đau nếu không gặp được Đấng chữa lành.
Có những “chấn thương nghiêm trọng” đã bị khoá chặc và nếu không biết cách để mở khoá và làm dịu chấn thương, khi ký ức ùa về sẽ tác động vô cùng xấu đến một người. Nên việc có người chuyên môn hỗ trợ mở khoá những ký ức đó là điều vô cùng quan trọng. Mà điều đó bạn không thể tự mình làm được.
Bạn cũng không thể tự mình có những kỹ năng để ứng phó với những sang chấn. Bạn cần những người hướng dẫn, định hướng và theo sát tiến độ để giúp đỡ bạn.
Bạn không thể tự mình xây dựng một chế độ chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần lành mạnh. Bạn cần một môi trường tử tế, lành mạnh và tích cực.
Hongan Doan
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com