Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-8)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-8)

by Hong An
30 đọc

Phá hủy và xây dựng lại
Đa-vít chuẩn bị, Sa-lô-môn xây dựng, Nê-bu-cát-nết-sa phá hủy (II Sử-ký 36:19). Sau sự lưu đày sang Ba-by-lôn, một Đền thờ thứ hai được Xô-rô-ba-bên xây dựng (II Sử ký 3:19; E-xơ-ra 2:2, 3:2 và 8; 4:23). Người ta biết rất ít về Đền thờ này, ngoài việc nó được xây dựng theo sắc lệnh: “…Si-ru, vua Ba Tư, nói: ‘Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các tầng trời đã ban tất cả các vương quốc trên đất cho trẫm và chính Ngài bảo trẫm xây cất cho Ngài một đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, trong xứ Giu-đa…” (E-xơ-ra 1:2) Xô-rô-ba-bên xuất hiện trong gia phả của Chúa Jesus (Ma-thi-ơ 1:12), và được nhắc đến bởi các nhà tiên tri A-ghê và Xa-cha-ri sau thời lưu đày ở Ba-by-lôn (A-ghê 1:1-2,12-14; Xa-cha-ri 4:6-10). A-ghê gọi ông là ấn tín của Chúa (A-ghê 2:23). Đền thờ do Xô-rô-ba-bên xây dựng nhỏ hơn và kém phần lộng lẫy hơn nhiều so với đền thờ của Sa-lô-môn (E-xơ-ra 3:12), và không có Hòm Giao Ước trong Nơi Chí Thánh. Do đó, sẽ không có nắp thi ân để huyết của sinh tế có thể được rảy lên trên. Truyền thống Do Thái ghi lại rằng có một tảng đá trong đó, và thầy tế lễ thượng phẩm sẽ để hương lên trên vào Ngày Đại Lễ Chuộc Tội.

Nhiều thế kỷ sau, Hê-rốt Đại đế đã xây dựng những công trình bổ sung nguy nga cho Ngôi đền nhỏ này nhằm cố gắng giành lấy sự ủng hộ của người dân Do Thái. Các hoạt động xây dựng này hầu như không được hoàn thành khi bị người La Mã phá hủy vào năm 70 SCN. Điều này xảy ra vào đúng ngày của tháng mà Đền thờ đầu tiên đã bị phá hủy bởi người Ba-by-lôn, tức là ngày thứ 9 của tháng Av theo lịch Do Thái, khoảng tháng 6 theo lịch của chúng ta.
Liên quan đến ngày này trên lịch Do Thái, www.chabad.org viết: “Ngày 9 tháng Av, Tisha b’Av, tưởng nhớ một danh sách các thảm họa nghiêm trọng đến mức rõ ràng đây là một ngày bị Chúa nguyền rủa. Hãy hình dung thế này: Năm 1313 TCN. Dân Y-sơ-ra-ên đang ở trong hoang mạc, khi vừa trải qua cuộc Xuất hành kỳ diệu, và hiện đã sẵn sàng để vào Đất Hứa. Nhưng trước tiên, họ đã cử người đi do thám để hỗ trợ xây dựng một chiến lược chiến đấu thận trọng. Các thám tử trở về vào ngày tám tháng Av và báo cáo rằng vùng đất này không thể đánh chiếm được. Đêm đó, ngày 9 tháng Av, mọi người than khóc. Họ nhấn mạnh rằng thà quay trở lại Ai Cập hơn là bị tàn sát bởi người Ca-na-an. Chúa rất không hài lòng trước sự thể hiện công khai về sự không tin tưởng của họ vào quyền năng của Ngài, và do vậy, thế hệ dân Y-sơ-ra-ên đó không bao giờ vào được Đất Thánh. Chỉ có con cái của họ mới có đặc quyền đó, sau khi đã lang thang trên sa mạc thêm 38 năm.

Đền thờ đầu tiên cũng bị phá hủy vào ngày 9 tháng Av (423 TCN). Năm thế kỷ sau (năm 69 SCN), khi người La Mã tiến lại gần Đền thờ thứ hai, sẵn sàng thiêu rụi nó, người Do Thái đã bị sốc khi nhận ra rằng Đền thờ thứ hai của họ đã bị phá hủy cùng ngày với Đền thờ thứ nhất. Khi những người Do Thái nổi dậy chống lại sự cai trị của La Mã, họ tin rằng thủ lĩnh của họ, Simon bar Kochba, sẽ hoàn thành những ước muốn về đấng cứu thế của họ. Nhưng hy vọng của họ đã bị tiêu tan một cách tàn nhẫn vào năm 133 SCN khi quân nổi dậy Do Thái bị sát hại một cách tàn bạo trong trận chiến cuối cùng tại Betar. Ngày xảy ra vụ thảm sát? Tất nhiên là ngày 9 tháng Av! Một năm sau khi họ chinh phục Betar, người La Mã đã cày nát Núi Đền, địa điểm linh thiêng nhất của quốc gia này và người Do Thái đã bị trục xuất khỏi nước Anh vào năm 1290 SCN cũng vào ngày 9 tháng Av.

Năm 1492, Thời kỳ Hoàng kim của Tây Ban Nha kết thúc khi Nữ hoàng Isabella và chồng Ferdinand ra lệnh trục xuất người Do Thái khỏi đất. Sắc lệnh trục xuất được ký vào ngày 31 tháng 3 năm 1492, và người Do Thái có đúng bốn tháng để sắp xếp công việc của họ và rời khỏi đất nước. Ngày theo lịch Do Thái mà không một người Do Thái nào được phép ở lại vùng đất đã từng được chào đón và sinh sống? Vâng, bây giờ bạn có đoán biết đó cũng chính xác là vào ngày 9 tháng Av.

Bạn sẵn sàng cho một sự kiện nữa chứ? Các nhà sử học kết luận rằng Thế Chiến Thứ Hai và Nạn Diệt Chủng thực sự là cái kết được biết trước từ khi Thế chiến thứ nhất bắt đầu vào năm 1914. Và vâng, thật đáng kinh ngạc, Đức tuyên chiến với Nga, thúc đẩy Thế Chiến Thứ Nhất bắt đầu, vào ngày 9 tháng Av, Tisha b’Av. Bạn sẽ làm gì về tất cả những thứ này? Người Do Thái coi đây là một sự xác nhận khác về niềm tin sâu sắc rằng lịch sử không hề lộn xộn; các sự kiện thậm chí khủng khiếp là một phần của kế hoạch thiên thượng và có ý nghĩa tâm linh. Thông điệp của thời gian là mọi thứ đều có mục đích lý trí, mặc dù chúng ta không hiểu nó”.

Theo một số người, một ngôi đền nhỏ, với các nghi lễ và một thầy thượng tế tên là Eleazar, được xây dựng vào năm 132 SCN. Đây là thời gian diễn ra cuộc nổi dậy của người Do Thái Bar Kochba chống lại Hoàng đế Hadrian vì vị Hoàng đế La Mã này đã không giữ lời hứa xây dựng lại Ngôi đền. Mặc dù một số người nói rằng Simon Bar Kochba thực sự đã xây dựng một ngôi đền nhỏ, nhưng nó chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian rất ngắn. Vào năm 135 SCN, Hadrian đã chiếm lại Jerusalem, phá hủy Đền Bar Kochba, và dựng lên ngay tại vị trí đó một ngôi đền La Mã dành riêng cho Juno, Jupiter và Minerva. Cái tên Jerusalem được đổi thành Aelia Capitolina, và nó trở thành một pháo đài của La Mã. Đồng thời, Hadrianus đã đổi tên vùng đất Y-sơ-ra-ên thành Palestine.


Ước mơ xây dựng lại Đền thờ được hồi sinh dưới thời Hoàng đế Julian the Apostate vào năm 363. Kinh phí và vật liệu xây dựng đã được đảm bảo, nhưng vào ngày 19 tháng 5, một ngày trước khi bắt đầu hoạt động xây dựng, đã có một trận động đất lớn. Các chất khí dưới lòng đất phát nổ và các vật liệu xây dựng bị lửa thiêu rụi, và do đó công trình xây dựng bị sụp đổ. Hy vọng xây dựng lại Đền thờ lại bùng lên dưới thời Hoàng hậu Eudocia, người đã kết hôn với Hoàng đế Theodosius II, sống ở Jerusalem vào năm 443. Tuy nhiên, mọi nỗ lực là vô ích. Vào năm 614 SCN, người Do Thái đã hỗ trợ người Ba Tư đánh bại Heraclius, một Sê-sa theo đạo Cơ đốc, và được phép xây dựng lại Đền thờ. Vua Ba Tư Chosroes II đã bổ nhiệm một người Do Thái tên là Nê-hê-mi (!) Thống đốc thành phố, và lịch sử dường như sắp lặp lại. Một Nê-hê-mi khác, cũng với sự cho phép của một vị vua Ba Tư, trước đây đã xây lại các bức tường thành Giê-ru-sa-lem! (Nê-hê-mi 2:1-10) Trong một khoảng thời gian ngắn (năm 614-617), người Do Thái được sự ưu ái của vị vua Ba Tư này, nhưng sau đó (có thể do áp lực của Cơ đốc giáo) ông đã đổi ý và Ngôi đền hứa hẹn không bao giờ được xây dựng. Tệ hơn nữa, người Ba Tư đã đuổi người Do Thái ra khỏi Jerusalem, và khi Hoàng đế Heraclius tái chiếm Jerusalem mười lăm năm sau, tất cả hy vọng đã chết, khi ông xây dựng một Nhà thờ hình bát giác trên Núi Đền.
(Còn tiếp…)

Giáo s
ĩ Willem J. J. Glashouwer
Ch
tch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quc tế
Ch
tch danh d Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên D
ch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quc Tế

https://www.facebook.com/C%C6%A1-%C4%90%E1%BB%91c-Nh%C3%A2n-V%C3%AC-Israel-Qu%E1%BB%91c-T%E1%BA%BF-108022747211273/photos/a.120082816005266/484452112901666

Bình Luận:

You may also like