Phần (Tiếp theo)
Chúa Jesus là Người Do Thái
Nhưng Ngài phải là người Do Thái, và là một phần của Giao ước Luật pháp này. Ngài đến không phải để bãi bỏ Luật pháp mà là để làm trọn Luật pháp (Ma-thi-ơ 5:17-20) – để tuân giữ theo một ý nghĩa hoàn hảo. Không có con người nào có thể làm một điều như vậy. Như một ví dụ, Chúa Jesus nói rằng hễ ai nhìn một người phụ nữ với sự ham muốn trong lòng thì đã trở thành kẻ ngoại tình, Ma-thi-ơ 5:27-28 “…Các con có nghe lời dạy: ‘Chớ phạm tội tà dâm.’ Nhưng Ta bảo cho các con biết: Hễ ai nhìn phụ nữ mà ham muốn thì trong lòng đã phạm tội tà dâm với người ấy rồi…” Phạm tội tà dâm không nhất thiết phải là một hành động. Chỉ nhìn với sự ham muốn thôi cũng đủ để trở thành kẻ vi phạm Điều Răn của Xuất Ê-díp-tô Ký 20:14, một trong Mười Điều Răn, và do đó bị Đức Chúa Trời nguyền rủa. Ga-la-ti 3:10 “…Còn những ai nhờ cậy vào công việc của luật pháp thì bị rủa sả; vì có lời chép: ‘Đáng rủa thay là kẻ không bền chí tuân giữ mọi điều đã chép trong sách luật pháp’…”
Chúa Jesus giữ Luật pháp thay cho chúng ta và sau đó chết thay cho chúng ta. Chỉ có duy nhất một người Do Thái có thể làm được điều đó, và người Do Thái đó đã làm. Đức Chúa Trời đã tạo nên Chúa Jesus trong lòng mẹ Ngài, vì vậy Ngài không có ‘nguyên tội’. Và trong suốt cuộc đời của Ngài, Ngài đã không phạm ‘kỷ tội’, nhưng hoàn toàn vâng phục Cha trên trời. Đức Chúa Trời thực sự đã chọn những người Do Thái để ban phước cho thế giới. Sự cứu rỗi đến từ người Do Thái, Giăng 4:22 “…Các ngươi thờ phượng Đấng các ngươi không biết, còn chúng ta thờ phượng Đấng chúng ta biết, vì sự cứu rỗi đến từ người Do Thái…”
Bây giờ tất cả điều này dẫn đến đâu trong mối quan hệ giữa chúng ta với Y-sơ-ra-ên và dân tộc Do Thái ngày nay? Chúa Jesus là một người Do Thái, và không thể là ai khác ngoài người Do Thái, nếu Ngài là Đấng Cứu Rỗi của thế giới.
Phao-lô là Người Do Thái
Sứ đồ Phao-lô là người Do Thái, để Phúc âm cho thế giới dân ngoại sẽ được sứ đồ Do Thái rao giảng cho dân ngoại. Phao-lô tóm tắt những đặc ân của người Do Thái trong Rô-ma 9:3-5: “…Vì tôi ước ao có thể chính mình bị nguyền rủa và dứt bỏ khỏi Đấng Christ thay cho anh em là đồng bào của tôi; tức là người Y-sơ-ra-ên, dân được hưởng [không phải đã từng mà là hiện nay vẫn vậy] danh phận con nuôi, vinh quang, lời giao ước [số nhiều, tất cả các Giao ước kể từ khi giao ước Áp-ra-ham được lập với Y-sơ-ra-ên, bao gồm Giao ước Mới, không một giao ước nào được thiết lập với Hội thánh – chỉ có Giao ước mới được mở ra trong ân điển của Đức Chúa Trời cho dân ngoại trong Công vụ 10], luật pháp, sự thờ phượng, và lời hứa [và tất cả những lời hứa mà Đức Chúa Trời đã hứa với dân Y-sơ-ra-ên sẽ được Ngài thực hiện cho và đối với dân Y-sơ-ra-ên]; là dân được sinh ra bởi các tổ phụ và từ dòng dõi nầy, về phần xác, đã sinh ra Đấng Christ, Đấng trên hết mọi sự, là Đức Chúa Trời đáng được chúc tụng đời đời. A-men…” Người Do Thái không phải là không có Đức Chúa Trời, nhưng họ chỉ có một điểm mù là không biết Chúa Jesus là ai.
Tình hình đó thậm chí sẽ thay đổi vào một ngày nào kia, khi ‘toàn thể Y-sơ-ra-ên’ sẽ nhận được sự mặc khải về Chúa Jesus bằng sự tuôn đổ đặc biệt của Đức Thánh Linh – Xa-cha-ri 12:10-14 “…Ta sẽ đổ thần ân điển và nài xin trên nhà Đa-vít và trên cư dân Giê-ru-sa-lem. Chúng sẽ nhìn xem Ta là Đấng chúng đã đâm, rồi chúng sẽ than khóc Ngài như người ta than khóc đứa con một, và sẽ thương tiếc Ngài như người ta thương tiếc con đầu lòng. Trong ngày ấy, sẽ có sự than khóc thảm thiết tại Giê-ru-sa-lem như sự than khóc Ha-đát Rim-môn trong đồng bằng Mê-ghi-đô. Đất nước nầy sẽ than khóc, mỗi gia tộc than khóc riêng biệt: gia tộc của nhà Đa-vít riêng, vợ con chúng cũng riêng; gia tộc của nhà Na-than riêng, vợ con chúng cũng riêng; gia tộc của nhà Lê-vi riêng, vợ con chúng cũng riêng; gia tộc Si-mê-i riêng, vợ con chúng cũng riêng; tất cả các gia tộc còn lại, mỗi gia tộc đều riêng, và vợ con chúng cũng riêng ra như thế…”
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Quốc Tế
Một nhà truyền giảng có được phép trở nên giàu có?
Đó là một điểm gây tranh cãi lớn đối với nhiều người, nhưng có vẻ như đây là một thời điểm tốt để bàn về điều này.
Bạn có biết Kenneth Copeland đã làm gì với chiếc máy bay của mình không? (Tôi cũng nghe nói anh ấy đã tặng 15 triệu đô la ngoài chiếc máy bay đó) Đúng vậy, “chỉ những người giàu không tin Chúa mới nên sở hữu máy bay… còn một người của Đức Chúa Trời thì ‘không bao giờ nên sở hữu máy bay riêng’…” có thể bạn không tin nhưng nhiều người đã nói như vậy đấy. Anh ấy đã cho đi chiếc máy bay của mình và nó được sử dụng để giải cứu hơn 5.000 Cơ-đốc nhân Afghanistan và những người tị nạn trong một nhiệm vụ cứu hộ tư nhân. Ngợi khen Chúa!
Sự thịnh vượng là tốt và cần thiết, bởi vì khi bạn có trong tay nguồn tài chính dồi dào thì điều đó sẽ cho phép bạn thực hiện những công việc lớn lao. Không chỉ là cầu nguyện không thôi, mà là cầu nguyện và hành động.
Có phải Jeff Bezos, Mark Zuckerberg hay bất kỳ tỷ phú nào đã đứng ra giúp đỡ trong những lúc dầu sôi lửa bỏng như thế này chăng? Không. Nhưng một Cơ-đốc nhân giàu có đã làm điều đó, vì anh ấy có thể làm, vì anh ấy có được điều mà người ta thèm muốn và nói rằng lẽ ra anh ta không nên có được điều đó.
Tôi biết ơn và muốn công khai vinh danh Kenneth Copeland vì công việc và lập trường kiên định của anh ấy đối với Phúc Âm. Đức tin của anh và sự dạy dỗ của anh đã giúp gây dựng đức tin của tôi và Shany để sống mà không mắc nợ, đi ra nước ngoài rao giảng mà không mượn nợ và không nợ ai chi hết ngoài tình yêu thương. Tôi đã có vinh dự được làm việc cho mục vụ của anh ấy trong 2 năm và người đàn ông này đã cống hiến rất nhiều cho công tác rao giảng Tin Lành cũng như tiếp cận những người hư mất!
Chúng tôi không tuyên truyền hay cổ vũ cho cái gọi là “phúc âm thịnh vượng”. Chúng tôi không nói rằng các nhà truyền giảng khác cũng phải có máy bay riêng giống như Kenneth Copeland thì mới gọi là được phước. Điều chúng tôi muốn nói ở đây là Đức Chúa Trời muốn chúc phước cho dân sự Ngài một cách dư dật, một đời sống dư dật ngay trên đất này để họ có thể trở thành nguồn phước cho nhiều người. Chúa sẽ ban cho bạn sự giàu sang khi Ngài thấy bạn có thể quản lý tốt sự giàu sang đó mà không bị của cải chi phối. Nếu tấm lòng bạn rộng rãi và mong muốn ban ra cách dư dật thì Ngài sẽ gia tăng sự giàu có của bạn để bạn có thể làm một kênh dẫn phước hạnh cho những người khác.
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: Facebook/Matthew Palant
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Dưới Torah (Tiếp theo)
Và Ngài phải được sinh ra ‘dưới Torah’, trong Giao ước Luật pháp mà Đức Chúa Trời đã lập với Y-sơ-ra-ên. CHÚA không thể đơn giản từ bỏ sự thánh khiết của Luật pháp, vốn là tốt lành, thánh khiết và đến từ Đức Chúa Trời. Bằng cách nào đó nó phải được Y-sơ-ra-ên tuân giữ. Ngài phải thuộc dòng dõi của Đa-vít, để được ngồi trên ngai của tổ phụ Đa-vít và cai trị Gia-cốp với một vương quốc trường tồn bất diệt (Lu-ca 1:32-33), như lời hứa của sứ thần Gáp-ri-ên với Ma-ri. Như vậy, Ngài đã được sinh ra từ dòng dõi của một người nữ, là con của Đa-vít, nhưng cũng ở dưới Torah, Giao ước của Luật pháp được lập với Y-sơ-ra-ên. Tại sao phải như vậy? Bởi vì để trở thành Chiên Con của Đức Chúa Trời, để bị giết vì ‘tội lỗi’, số nhiều, của thế gian, và thậm chí để bị làm cho trở nên ‘tội lỗi’, số ít, chính Ngài phải là một Chiên Con hoàn hảo, không tì vết. II Cô-rinh-tô 5:21 “…Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng không hề biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, để trong Đấng ấy chúng ta được trở nên công chính trước mặt Đức Chúa Trời…”
Đức Chúa Trời không thể cứu chuộc nhân loại bất chấp sự thánh khiết của Ngài bằng cách đơn giản là phớt lờ và bỏ qua các đòi hỏi của Luật Thánh. Những mong đợi của Luật Thánh, của Mười Điều Răn Thánh, phải được đáp ứng. Như vậy, trước hết phải có người vâng giữ, để rồi người đó có thể trở thành sinh tế cho tội lỗi của thế gian. Chỉ khi đó người đó mới trở thành chiên con hoàn hảo, một sinh tế hoàn hảo. Nếu người đó có tội lỗi riêng, thì chỉ có thể chết vì tội lỗi của mình chứ không thể mang lấy tội lỗi của người khác và thậm chí bị quy thành kỷ tội. Để đáp ứng các đòi hỏi của Luật pháp, người đó phải ở dưới Luật pháp, và do đó phải được sinh ra trong Giao ước Luật pháp được thiết lập với Y-sơ-ra-ên. Như vậy, Ngài phải là một người Do Thái.
Thay Cho Chúng Ta
Chúa Jesus thực sự đã làm hai điều thay cho chúng ta. Đầu tiên, Ngài đã tuân giữ Luật pháp một cách hoàn hảo với tư cách là con người duy nhất từng làm được như vậy, và do đó, thay cho chúng ta hoàn thành các yêu cầu Thánh của Luật Thánh của Đức Chúa Trời. Và sau khi làm điều đó, Ngài có thể trở thành Chiên Con bị giết vì tội lỗi của thế gian thay cho chúng ta. Để thay thế cho tất cả chúng ta, Ngài mang trên mình tội lỗi của thế gian, bởi vì Ngài không có tội lỗi của riêng mình. Ngài đã chết thay cho chúng ta và tuân giữ Luật pháp cho chúng ta, để chúng ta có thể có được sự sống đời đời bởi đức tin nơi Ngài.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Trò Chơi Con Mực: bộ phim Hàn Quốc mới của Netflix rất xuất sắc, khêu gợi và nguy hiểm
Đó là một hiện tượng TV của năm. Mọi người đều nói về nó, và hình ảnh nó ở khắp mọi nơi. Phải thừa nhận là nói vậy hơi quá, nhưng cũng chỉ hơi quá. Bộ phim giật gân kịch tính Hàn Quốc mới của Netflix: Trò Chơi Con Mực thực sự là một thứ thay đổi cuộc chơi.
Thông thường, một phim được quảng cáo là cực kỳ bạo lực thường tôi không quan tâm, nhưng cái này khác, không quan tâm cũng không được. Tôi thấy Trò Chơi Con Mực là xuất sắc, khêu gợi và nguy hiểm.
Tiền đề căn bản của vở kịch 9 phần này là 456 người chơi, tất cả đều tuyệt vọng cần tiền vì những món nợ họ không thể trả, bị dụ tới một hòn đảo nơi họ chơi một chuỗi 6 trò chơi của trẻ em Hàn Quốc – với hậu quả chết người. Sau mỗi trò, những người thua bị loại bỏ – theo nghĩa đen – cho đến khi cuối cùng chỉ còn một người sót lại. Một sự kết hợp giữa “Đấu Trường Sinh Tử” và “Đại Sư Huynh”, bộ phim được quay cách tuyệt vời và trình diễn cách xuất sắc, với những nhân vật ấn tượng và kịch bản ly kỳ với nhiều chỗ ngoắt ngoéo. Nó không chỉ có tính giải trí cao mà còn chứa đựng những thông điệp thâm thúy.
1. Tiền Bạc
Nhiều người nghĩ rằng Trò Chơi Con Mục cơ bản là phê phán chủ nghĩa tư bản, nhưng nó hơn thế nhiều. Những kẻ xấu tất nhiên là những tập đoàn tư bản độc ác chơi cá cược trên những đau khổ của người nghèo.
Bộ phim làm nổi bật tình hình ở Nam Triều Tiên nơi giá trị tài sản của 20% người giàu nhất gấp 166 lần tài sản của 20% người nghèo nhất – và khoảng cách đó đang tăng dần. Tỉ lệ sinh sản đang giảm vì nhiều người trẻ cảm thấy không có khả năng chu cấp cho một gia đình. Nợ là nguyên nhân số 1 của nạn tự tử đang tăng dần ở Nam Triều Tiên. Nợ hộ gia đình, ở 103% GPD, là cao nhất châu Á. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà các nhà nước đang vướng vào các khoản nợ tăng dần cho những mục tiêu ngắn hạn, vậy tại sao chúng ta lại ngạc nhiên nếu dân chúng họ cũng làm theo?
Trớ trêu thay, kẻ đạo diễn đằng sau những điều độc ác này lý luận rằng nó là về công bằng và cho người nghèo một cơ hội thứ hai – đúng y lời hứa mà bài bạc đưa ra.
Nợ nần, bài bạc, và lòng tham của các tập đoàn dẫn đến việc con người bị mua, bán và mất nhân tính. Thật buồn là nó thật giống với thực tế.
2. Bạo Lực
Trò Chơi Con Mực có rất nhiều hình ảnh bạo lực, mặc dù cá nhân tôi không thấy những cảnh máu me đó thực tế. Nó ít giống truyện tranh và giống trò chơi điện tử hơn.
Dẫu vậy, có hai mối nguy hiểm liên quan đến việc này:
1. Đầu tiên, như những người tham gia, thật dễ dàng để chúng ta trở nên quen với bạo lực và câm điếc với những thực tế của nó. Bạo lực để giải trí làm mất nhân tính và khiến ta trở nên hung ác, không chỉ với người tham gia mà còn với người xem. Nó giống như phiên bản thế kỷ 21 của Đấu Trường La Mã thế kỷ 1. Mặc dù các diễn viên không bị giết, việc sử dụng bạo lực để giải trí là điều đáng quan ngại.
2. Rồi có nguy hiểm về việc bắt chước. Trò Chơi Con Mực chắc chắn không phải cho trẻ em, nhưng trong thế giới Internet ngày nay, nhiều trẻ em sẽ coi chúng. Vấn đề là chúng không có sự hiểu biết và trưởng thành để hiểu tất cả những thứ đang diễn ra – và, như một số người lớn, chúng có thể bị cám dỗ để thấy những gì phim diễn tả là bình thường hay thậm chí chấp nhận được. Chúng còn có thể bắt chước nó. Một trường học ở Bỉ đã ra cảnh báo vì trẻ em chơi trò “Đèn Xanh, Đèn Đỏ” và ai thua sẽ bị đánh đập thay vì bắn chết như trong phim.
3. Con Người
Trò Chơi Con Mực cho ta thấy chúng ta là những sinh vật đạo đức và phải chọn lựa. Một trong những ý tưởng thiên tài của phim là những người tham gia có cơ hội để từ bỏ. Và có những lựa chọn trong các lĩnh vực khác nữa, đôi khi là vấn đề sống chết.
Bộ phim cũng cho thấy con người là phức tạp và nhiều góc cạnh. Chúng ta không chỉ là những đơn vị kinh tế hay cỗ máy tình dục – nhưng chúng ta cũng có tình cảm, quan hệ và thể chất. Về phần thể chất, một tình tiết nhỏ về một số nhân viên trong trò chơi cướp thi thể của người chết và thu hoạch nội tạng của họ để bán cho người giàu. Có phải đây là chuyện ác mộng trong phim giả sử? Không theo bản báo cáo tuần này của các tổ chức nhân quyền tin rằng hơn 100,000 người bất mãn, tù nhân tội phạm và chính trị bị thu hoạch nội tạng hàng năm ở Trung Quốc.
Giữa những bạo lực, tham lam, ích kỷ và bóc lột, cũng có le lói những việc nhân từ, thương xót và niềm vui. Đó là con người – trộn lộn và rối loạn.
4. Đạo Cơ Đốc
Đạo Cơ Đốc xuất hiện với tầng suất đáng ngạc nhiên – ít ra là với khán giả phương Tây. Nhưng đây không phải là điều đáng ngạc hiên ở Hàn Quốc. Sự phát triển của hội thánh Cơ Đốc, với 29% dân số Hàn Quốc trở thành Cơ Đốc nhân, đạo đức Tin Lành đóng góp một phần vào phép màu kinh tế của Nam Triều Tiên, và sự hư hoại của hội thánh bởi giàu có và quyền lực là những phần chủ đạo trong đời sống hiện đại Hàn Quốc.
Tuy nhiên, bộ phim hoàn toàn không có thiện cảm với đạo Cơ Đốc. Ví dụ, hãy nghĩ về hình ảnh một con gái mục sư bị cưỡng hiếp bởi chính cha mình. Cô ấy mỉa mai người đàn ông luôn cầu nguyện xin tha thứ khi ông ta tham gia vào một trò chơi giết người nữa. “Cầu nguyện để làm gì?” cô hỏi. Quả thật, Đức Chúa Trời, Đấng Christ, và thuộc linh không phải là một phần của trò chơi.
Kết Luận
Trò Chơi Con Mực là một câu chuyện đạo đức nhưng không có lời đáp. Và nó là một miêu tả đúng, có hơi phóng đại, về hình ảnh thế giới của chúng ta nơi mà dịch Cô-vy, biến đổi khí hậu và chiến tranh văn hóa đang làm tăng lên khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Điều nghịch lý là trong khi nó cho các ông trùm tập đoàn tư bản là những kẻ ác trong phim, Netflix tự nó là một trong những tập đoàn lớn nhất và hùng mạnh nhất thế giới. Bộ phim than van việc sử dụng cái chết của người nghèo làm trò giải trí cho người giàu, nhưng đây chính là điều mà nó làm. Trò Chơi Con Mực tốn 30 triệu USD để làm và được tính đem lại hơn 1.3 tỷ USD. Phim khêu gợi bạo lực và cảnh nghèo thường đem lại nhiều tiền.
Với việc miêu tả bạo lực để giải trí, bài bạc với người nghèo, khai thác tình dục, và khoảng cách ngày càng xa giữ người giàu và người nghèo, bộ phim miêu tả văn hóa thế kỷ 21 sau khi đạo Cơ Đốc mất ảnh hưởng – một văn hóa trở lại với thế giới quan thời Hy Lạp – La Mã trước khi có nền văn minh Cơ Đốc.
Trong tập 2, có tựa đề phù hợp là “Địa Ngục”, những người tham gia được cho lựa chọn để quay lại. Chọn lựa giữ địa ngục của trò chơi, hay địa ngục kéo dài của một đời sống nghèo khổ, đầy những mối quan hệ tan vỡ trong thế giới “thật”. Chẳng lẽ không có câu trả lời?
Câu trả lời cho chủ nghĩa tư bản tập đoàn quá mức không phải là chủ nghĩa xxx-mà-ai-cũng-biết-là-gì-đó, hãy nhìn Bắc Triều Tiền để thấy nó đem lại hạnh phúc thế nào! Bất kể chúng ta dùng hệ thống kinh tế gì, nó cần có các giá trị Cơ Đốc.
Câu trả lời cho bạo lực không phải là bạo lực hơn – hay nói về hòa bình trong khi chuẩn bị cho chiến tranh. Nó là về biết đến người là Chúa Bình An – bình an thật.
Câu trả lời cho câu hỏi “con người là gì?” là vô cùng khẩn thiết trong một thế giới mà những tinh hoa văn hóa của chúng ta không thể nói cho chúng ta biết một con người là gì. Một trong những câu thoại hay nhất trong bộ phim là khi một người tham gia nói, sau khi nghe “các người như những con ngựa”, “Tôi không phải là một con ngựa, tôi là một con người.” Nhưng là một con người có nghĩa là gì? Câu trả lời theo Kinh Thánh – rằng chúng ta là nam và nữ cùng được tạo dựng bình đẳng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời – là nền tảng của tất cả những đức tính “khai phóng” của sự đa dạng, bình đẳng, bác ái và nhân đạo. Khi chúng ta chối bỏ nó, chúng ta sẽ đi đến với Trò Chơi Con Mực.
Câu trả lời cho vấn đề về một đạo Cơ Đốc đạo đức giả, tự kiêu, rỗng tuếch không phải là bỏ bớt đạo Cơ Đốc, mà là thêm lên. Ít nhất cũng là thêm lên đạo Cơ Đốc mà thờ phượng, yêu quí, hiểu biết và phụng sự đấng Christ – thay vì chỉ dùng Ngài để làm chỗ dựa và chống đỡ cho trò chơi và các mục đích của chúng ta.
Tôi cảm ơn Trò Chơi Con Mực. Như phim Breaking Bad (tên Việt: Biến Chất / Tập Làm Người Xấu), nó nhắc lại cho tôi về nhu cầu lớn của con người sa ngã – làm sao chúng ta có thể chống lại con vi-rút độc ác tiêm nhiễm ngay trong trái tim mỗi con người? Trong tập cuối, có một người giảng đạo ngoài đường cầm một tấm bảng và kêu gọi “Tin Chúa Giê-xu hay xuống địa ngục”. Nó là một cảnh có ý mỉa mai, nhưng cuối cùng thì đó là lựa chọn duy nhất. Cho những người đang ở trong một địa ngục kiểu nào đó, và những người đang đi đến đó. Câu trả lời duy nhất là Tin Lành của đấng Christ.
Khi đoạn cuối phim được chiếu, tôi có thể đề nghị một câu kết phù hợp sẽ là trích lời Chúa Giê-xu đã nói:
“Thánh Linh của Chúa ngự trên Ta,
Vì Ngài đã xức dầu cho Ta để truyền giảng Tin Lành cho người nghèo.
Ngài đã sai Ta để công bố những người bị giam cầm được phóng thích,
Người mù lòa được sáng mắt,
Người bị áp bức được tự do;
Và công bố năm thi ân của Chúa.”
– Lu-ca 4:18-19
Dịch: Richard Huynh
Nguồn: Christiantoday.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Thứ Hai 1/11
Hãy cầu nguyện cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Israel và Hoa Kỳ. Dường như chính phủ mới của Israel và chính phủ Hoa Kỳ rất hòa hợp với nhau. Hãy cầu nguyện rằng Hoa Kỳ sẽ là đồng minh tốt của Israel.
Thứ Ba 2/11
Vào tháng Bảy, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã trình bày các điều kiện của mình để nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với Israel. Tuy nhiên, những điều kiện này là không thể chấp nhận được đối với Israel, mặc dù Mỹ đã cởi mở cho một số điều kiện. Hãy cầu nguyện rằng Israel sẽ đưa ra quyết định đúng đắn về mức độ mà họ sẽ chấp nhận những điều kiện này.
Thứ Tư 3/11
Nga đã chống lại các cuộc không kích của Israel vào các mục tiêu của Iran ở Syria trong một thời gian. Nga là đồng minh của Iran và tin rằng các cuộc không kích của Israel phải dừng lại. Israel coi ảnh hưởng của Iran ở Syria là một mối đe dọa đáng kể. Hãy cầu nguyện để Israel có thể tiếp tục đẩy Iran ra khỏi Syria.
Thứ Năm 4/11
Bahrain và Israel sẽ làm việc cùng nhau để củng cố sự anh ninh của nhau và bảo vệ chính họ khỏi những đe dọa của Iran. Hãy cầu nguyện cho một sự hợp tác tốt giữa hai quốc gia.
Thứ Sáu 5/11
Phái đoàn hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc muốn điều tra xem liệu các trường học tại Gaza có an toàn không thì bị các thành viên Hamas không cho vào. Sự việc này là do có một đường hầm ở dưới một trong các trường học. Điều này một lần nữa cho thấy rằng Hamas đang sử dụng trẻ em như những tấm lá chắn làm bằng con người. Xin hãy cầu nguyện cho việc làm khủng khiếp này sẽ chấm dứt và cầu xin sự bình an giữa Israel và Palestine.
Thứ Bảy 6/11 – Ngày Sabát
Các cuộc thăm dò cho thấy hơn một nửa số người Palestine tin rằng Hamas là đảng phái xứng đáng nhất để đại diện và lãnh đạo người dân Palestine. Tất nhiên đây là một vấn đề rất lớn đối với Israel vì Hamas là một tổ chức khủng bố. Hãy cầu nguyện rằng các nhà lãnh đạo tốt, những người muốn hòa bình với Israel sẽ đứng lên trong vòng những người Palestine và mắt của người Palestine sẽ được mở ra trước tội ác của Hamas.
Chủ Nhật 7/11
“Hãy ngụ trong xứ nầy, ta sẽ ở cùng ngươi và ban phước cho ngươi; vì ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi các xứ nầy và ta sẽ làm thành lời ta đã thề cùng Áp-ra-ham, cha ngươi.” Sáng-thế ký 26:3. Hãy cảm ơn Chúa vì Ngài thành tín với lời thề hứa của Ngài và ngày càng có thêm nhiều người Do Thái đang trở về vùng Đất Hứa.
Thứ Hai 8/11
Mối quan hệ giữa Israel và Ba Lan ngày càng xấu đi. Điều này là do một đạo luật đã được ban hành ở Ba Lan chấm dứt khả năng người Do Thái đòi lại hàng hóa và tài sản mà họ đã mất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hãy cầu nguyện rằng một giải pháp sẽ được tìm ra và mối quan hệ giữa Israel và Ba Lan sẽ được khôi phục.
Thứ Ba 9/11
Mùa hè năm nay, một giáo sĩ Do Thái đã bị đâm tại một trường học Do Thái ở bang Massachusetts của Mỹ. Các cuộc tấn bài Do Thái như thế này đang trở nên thường xuyên hơn ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ người Do Thái khỏi những cuộc tấn công như vậy.
Thứ Tư 10/11
Tại các cuộc biểu tình chống lại các hạn chế COVID ở Hà Lan, những người biểu tình đã mặc trang phục sọc với huy hiệu Ngôi sao của David. Họ cũng mang các dấu hiệu so sánh các hạn chế COVID với Holocaust. Đây là một sự xúc phạm khủng khiếp đối với người Do Thái, vì những đau khổ mà họ phải trải qua sau đó lớn hơn không thể nào sánh được so với những bất tiện của những hạn chế hiện tại. Hãy cầu nguyện để mọi người nhận thức rõ hơn về Holocaust thực sự như thế nào.
Thứ Năm 11/11
Vẫn có nhiều thuyết âm mưu lưu hành về virus corona và nhiều trong số đó mang âm điệu bài Do Thái. Từ lịch sử, chúng ta biết rằng những ý tưởng bài Do Thái kiểu này có thể dẫn đến nhiều bạo lực đối với người Do Thái. Hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ dân tộc Do Thái.
Thứ Sáu 12/11
Vương quốc Anh đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể các vụ bài Do Thái trong năm nay, hầu hết đều nhằm vào những người trẻ tuổi. Hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ những người Do Thái trẻ tuổi và cầu nguyện rằng họ sẽ tìm thấy niềm an ủi nhờ đức tin vào Chúa. Cũng cầu nguyện rằng họ sẽ có cơ hội di chuyển về Israel.
Thứ Bảy 13/11 – ngày Sa-bát
Bài Do Thái đang gia tăng, nhưng cũng có những nhóm người trong xã hội đang làm sự lan tỏa một thông điệp khác biệt. Ví dụ, một số nhóm tổ chức hội nghị chuyên đề về việc bài Do Thái để tăng cường nhận thức. Hãy cảm ơn Chúa về những sáng kiến như thế này.
Chủ Nhật ngày 14/11
“Hỡi các nước, hãy nghe lời Đức Giê-hô-va; hãy reo lời ấy ra trong các cù lao xa! Khá nói rằng: Đấng đã làm tan lạc Y-sơ-ra-ên sẽ thâu nhóm nó lại, sẽ giữ như kẻ chăn giữ bầy chiên mình.” Giê-rê-mi 31:10. Israel cần rất nhiều lời cầu nguyện ngay lúc này vì có vẻ như các mối đe dọa mà quốc gia này đang đối diện tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên chúng ta cũng tiếp tục cảm ơn Chúa vì Ngài vẫn đang tập hợp dân Ngài lại tại quê hương Israel của họ.
Thứ Hai 15/11
Quyền tồn tại của Israel bị tranh cãi mạnh mẽ trong nhiều tổ chức của Liên Hợp Quốc. Thông qua các ủy ban khác nhau, Israel bị cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Hơn thế nữa, các quốc gia Hồi giáo chống lại Israel đứng đằng sau các ủy ban này. Hãy cầu nguyện rằng những động thái như vậy sẽ chấm dứt.
Thứ Ba 16/11
Một nhóm sáu trăm học giả Hà Lan đã ký một bản lên án rất phiến diện về Israel kêu gọi tẩy chay Israel hoàn toàn. Bản kiến nghị không bao gồm một từ nào về vụ khủng bố của Hamas. Hãy cầu nguyện rằng sự việc này sẽ bị đẩy lùi và sự thù ghét đối với Y-sơ-ra-ên sẽ bị phá bỏ.
Thứ Tư 17/11
Nhiều hình ảnh được cho là hài hước bài Do Thái đang lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, những hình ảnh như vậy là vô hại. Cầu nguyện rằng các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau sẽ có biện pháp chống lại những kẻ phát tán những hình ảnh này và mọi người sẽ được mở rộng tầm mắt trước cái ác ẩn sau hình ảnh.
Thứ Năm 18/11
Nhà thờ Anh đang chuẩn bị một lời xin lỗi tới những người Do Thái ở Anh vì những luật mà nhà thờ đã đưa ra cách đây 800 năm đã dẫn đến việc người Do Thái bị đuổi ra khỏi đất nước. Mặc dù lời xin lỗi này đến cực kỳ muộn, nhưng cộng đồng Do Thái vẫn coi đây là một tuyên bố tích cực trong thời điểm số lượng các vụ bài Do Thái ngày càng nhiều. Hãy cảm ơn Chúa vì bước này.
Thứ Sáu ngày 19/11
Cũng vẫn còn có những người ủng hộ phong trào BDS trong hội thánh. Đây thường là những Cơ đốc nhân tin rằng Israel không còn đóng một vai trò đặc biệt trong kế hoạch của Đức Chúa Trời với thế giới và nhà nước Israel ngày nay là một nhà nước phân biệt chủng tộc, nơi người Palestine bị áp bức. Hãy cầu nguyện để đôi mắt của những Cơ đốc nhân này sẽ được mở ra và thay vì chống lại Y-sơ-ra-ên, họ sẽ ủng hộ Y-sơ-ra-ên.
Thứ Bảy 20/11 – ngày Sa-bát
“Sự tổng cộng lời của Chúa là chân thật, Các mạng lịnh công bình của Chúa còn đời đời.” Thi thiên 119: 160. Cảm ơn Đức Chúa Trời về Kinh thánh, liên kết sự sáng tạo, lời hứa với Áp-ra-ham, sự ra đời của Chúa Giê-xu, Đấng Mê-si, sự phục hồi của Y-sơ-ra-ên và trời đất mới với nhau.
Chủ Nhật 21/11
“Dân ta sẽ trú trong chỗ bình an, trong nhà yên ổn và nơi nghỉ lặng lẽ.” Ê-sai 32:18. Cảm ơn tất cả những người đã có thể tạo ra Aliyah trong năm qua. Trong số đó có một nhóm người Do Thái Pháp đã thực hiện Aliyah trở về Israel vào mùa hè này và nhiều người Do Thái khác ở Pháp cũng đang cân nhắc làm điều tương tự. Hãy cầu nguyện để họ có cơ hội di chuyển.
Thứ Hai 22/11
Đối với nhiều người trẻ tuổi, rất khó để thực hiện Aliyah trở về Israel vì bằng cấp của họ thường không có giá trị ở Israel hoặc vì phải mất một thời gian dài trước khi chúng được công nhận là hợp lệ. Thành viên Quốc hội Israel Yomtob Kalfon đang nỗ lực để thay đổi điều này và đơn giản hóa quy trình. Hãy cầu xin Chúa ban phước cho công việc ông ấy.
Thứ Ba 23/11
Hãy cầu nguyện để Israel sẽ tiếp tục ưu tiên Aliyah. Bộ trưởng Aliyah và Hội nhập Pnina TamanoShata làm việc không mệt mỏi để thúc đẩy Aliyah. Hãy cầu xin Chúa ban phước cho công việc cô ấy.
Thứ Tư 24/11
Nhiều người Do Thái cao tuổi ở Ukraine đang sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Koen Carlier và đội ngũ Cơ Đốc Nhân Vì Israel của ông phân phát các gói thực phẩm cho những người Do Thái này. Hãy cảm ơn Chúa về công việc họ làm và cầu nguyện rằng họ sẽ đến được với nhiều người.
Thứ Năm 25/11
Cầu nguyện cho chi nhánh trẻ của tổ chức Cơ Đốc Nhân Vì Israel, tạp chí Isreality. Hãy cầu nguyện để nhiều người trẻ sẽ được tiếp cận thông qua mạng xã hội và tạp chí Isreality với thông điệp rằng Đức Chúa Trời có kế hoạch cho dân Y-sơ-ra-ên và Ngài thành tín với dân Ngài.
Thứ Sáu 26/11
Hãy cảm ơn Chúa về tất cả các cơ hội mà C4I (tổ chức Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế) đã có gần đây để truyền bá thông điệp về sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với Israel. C4I Nepal đã bắt đầu dịch vụ tin nhắn WhatsApp và ở Nga, một trong những đối tác của chúng tôi đã bắt đầu một kênh truyền hình internet mới tập trung vào Israel. Cầu nguyện xin Chúa ban phước lành cho những phát triển này.
Thứ Bảy 27/11 – ngày Sa-bát
Nhóm Cơ Đốc Nhân Vì Israel (C4I) của chúng tôi ở Brazil mời 12 mục sư và những người kinh doanh Cơ đốc hàng tháng và chia sẻ thông điệp về kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho Israel. Họ cũng thảo luận về cách hỗ trợ các Cơ đốc nhân ở Israel. Hãy cảm ơn về những cuộc gặp gỡ này và cầu nguyện rằng ngày càng nhiều Cơ đốc nhân ở Brazil sẽ dành sự yêu mến cho dân sự của Đức Chúa Trời.
Chủ Nhật 28/11 Hanukkah
Buổi tối này đánh dấu sự bắt đầu của Hanukkah, ngày lễ kỷ niệm việc tái thiết ngôi đền vào năm 164BC. Hanukkah là lễ hội của ánh sáng. Hãy cầu nguyện xin Chúa ban phước cho những ngày lễ của dân tộc Do Thái.
Thứ Hai 29/11 Hanukkah
Trong lễ Hanukkah, ngọn đèn chin nhánh bằng dầu hoặc nến được thắp sáng. Trong truyền thống Sephardic, điều này được tiếp nối bằng việc hát Thi thiên 30. Trong những ngày tới, chúng ta cầu nguyện bằng những lời của Thi thiên 30. “Lạy Chúa, con sẽ tôn cao Ngài vì Ngài đã nâng con lên khỏi vực sâu và không để kẻ thù của con phải hả hê trước con.” Thi thiên 30: 1. Hãy tạ ơn vì tất cả những lần Đức Chúa Trời đã cứu dân Ngài khỏi kẻ thù của họ trong suốt lịch sử.
Thứ Ba 30/11 Hanukkah
“Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ, chúng ta sẽ gặt.” Ga-la-ti 6: 9. Hãy cầu nguyện để được Đức Chúa Trời ban phước cho các đội ngũ Cơ Đốc Nhân Vì Israel trên toàn thế giới.
Phần (Tiếp theo)
Vì vậy, mặc dù người Do Thái có thể đã cho rằng Chúa Jesus có quyền hợp pháp đối với ngai vàng của cha Ngài là Đa-vít thông qua cha nuôi Giô-sép, nhưng thực ra nó được thiết lập thông qua Ma-ry, mẹ của Ngài, bởi vì Ngài có quyền đến với ngai vàng với tư cách là hậu duệ của Đa-vít thông qua con trai của ông là Na-than.
Vô Tội
Hơn nữa, Chúa Jesus cũng cần phải không có ‘tội lỗi’. Rô-ma 5:12-14: “…Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi đã vào trong thế gian, và bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã lan tràn đến mọi người vì mọi người đều đã phạm tội. Vì tội lỗi đã có trong thế gian trước khi có luật pháp; nhưng khi chưa có luật pháp thì tội lỗi không được kể đến. Tuy nhiên, sự chết đã ngự trị từ A-đam đến Môi-se, cả trên những người không phạm cùng một tội với A-đam, là người làm hình bóng về Đấng phải đến…” A-đam là hình bóng về Chúa Jesus, không phạm tội, trước sự sa ngã tại pa-ra-đi. Nhưng khác với A-đam, Chúa Jesus vẫn không hề phạm tội suốt đời, nắm chặt bàn tay của Cha – và Cha giữ tay Ngài, ngay cả sau khi Luật pháp Môi-se đã ban hành.
Hê-bơ-rơ 4:15 (TTHĐ):“…Vì chúng ta không có một thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thông sự yếu đuối chúng ta, nhưng có một thầy tế lễ bị cám dỗ đủ mọi cách như chúng ta, song chẳng phạm tội…”; Hê-bơ-rơ 4:15 (BDM): “Vì chúng ta không có một vị thượng tế chẳng có thể cảm thông sự yếu đuối chúng ta, nhưng vị thượng tế này đã chịu cám dỗ đủ mọi mặt cũng như chúng ta song không hề phạm tội…” Hê-bơ-rơ 9:14 (BDM): “…Vậy, vì chúng ta có vị thượng tế vĩ đại đã vượt qua các tầng trời là Đức Jesus, Con Đức Chúa Trời, nên chúng ta hãy giữ vững niềm tin…”, Hê-bơ-rơ 9:14 (TTHĐ): “…Do đó, vì chúng ta có một thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại đã vượt qua các tầng trời là Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời, nên hãy giữ vững những điều chúng ta xưng nhận…”Ngài buộc phải không có tội lỗi, không vết, không chỗ trách được, để trở thành Chiên không tì vết, là Đấng sẽ cất tội lỗi thế gian trên thân Ngài (Giăng 1:29, 36).
Dưới Torah
Và Ngài phải được sinh ra ‘dưới Torah’, trong Giao ước Luật pháp mà Đức Chúa Trời đã lập với Y-sơ-ra-ên. CHÚA không thể đơn giản từ bỏ sự thánh khiết của Luật pháp, vốn là tốt lành, thánh khiết và đến từ Đức Chúa Trời. Bằng cách nào đó nó phải được Y-sơ-ra-ên tuân giữ. Ngài phải thuộc dòng dõi của Đa-vít, để được ngồi trên ngai của tổ phụ Đa-vít và cai trị Gia-cốp với một vương quốc trường tồn bất diệt (Lu-ca 1:32-33), như lời hứa của sứ thần Gáp-ri-ên với Ma-ri. Như vậy, Ngài đã được sinh ra từ dòng dõi của một người nữ, là con của Đa-vít, nhưng cũng ở dưới Torah, Giao ước của Luật pháp được lập với Y-sơ-ra-ên. Tại sao phải như vậy? Bởi vì để trở thành Chiên Con của Đức Chúa Trời, để bị giết vì ‘tội lỗi’, số nhiều, của thế gian, và thậm chí để bị làm cho trở nên ‘tội lỗi’, số ít, chính Ngài phải là một Chiên Con hoàn hảo, không tì vết. II Cô-rinh-tô 5:21: “…Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng không hề biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, để trong Đấng ấy chúng ta được trở nên công chính trước mặt Đức Chúa Trời…”
Đức Chúa Trời không thể cứu chuộc nhân loại bất chấp sự thánh khiết của Ngài bằng cách đơn giản là phớt lờ và bỏ qua các đòi hỏi của Luật Thánh. Những mong đợi của Luật Thánh, của Mười Điều Răn Thánh, phải được đáp ứng. Như vậy, trước hết phải có người vâng giữ, để rồi người đó có thể trở thành sinh tế cho tội lỗi của thế gian. Chỉ khi đó người đó mới trở thành chiên con hoàn hảo, một sinh tế hoàn hảo. Nếu người đó có tội lỗi riêng, thì chỉ có thể chết vì tội lỗi của mình chứ không thể mang lấy tội lỗi của người khác và thậm chí bị quy thành kỷ tội. Để đáp ứng các đòi hỏi của Luật pháp, người đó phải ở dưới Luật pháp, và do đó phải được sinh ra trong Giao ước Luật pháp được thiết lập với Y-sơ-ra-ên. Như vậy, Ngài phải là một người Do Thái.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
“Lớn Bấy Duy Ngài” Là Bài Thánh Ca Được Chọn Để Khơi Dậy Hy Vọng Trong Đại Dịch Covid-19
Một cuộc thăm dò ý kiến của CAFOD đã phát hiện ra “Lớn Bấy Duy Ngài” (How Great Thou Art) là bài thánh ca được yêu thích nhất để khơi dậy hy vọng trong đại dịch vi-rút cô-rô-na này.
Bài thánh ca dựa trên một bài thơ tiếng Thụy Điển vào thế kỷ 19 đã được dịch sang tiếng Anh vào năm 1949 bởi nhà truyền đạo Stuart K Hine.
Bài thánh ca này đứng đầu trong một cuộc thăm dò ý kiến trên Twitter bởi CAFOD để tìm xem bài thánh ca nào mà mọi người thấy hữu ích nhất trong kỳ đại dịch.
Hơn một phần ba số người được hỏi (37.7%) chọn “Lớn Bấy Duy Ngài”, ngoài ra, các bài thánh ca khác có trong danh sách là “Christ, Be Our Light” (30.2%), “Be Not Afraid” (20%) và “10,000 Reasons” (12.1%).
Cuộc thăm dò ý kiến chỉ ra sự phổ biến lâu dài của bài thánh ca này sau khi nó đạt vị trí thứ hai trong bảng thăm dò Những Bài Hát Ngợi Khen của BBC về các bài thánh ca được yêu thích nhất ở Anh vào tháng 9 năm ngoái, đứng thứ hai chỉ sau “Jerusalem”.
Trưởng ban gây quỹ và hoạt động của CAFOD, Jo Kitterick, nói: “Những bài thánh ca truyền cảm hứng và bày tỏ hy vọng; bất kể người nghe có đức tin hay không.
“Trong suốt quá trình phong tỏa do vi-rút cô-rô-na chúng tôi đã thấy rất nhiều người tìm đến với thánh ca và cầu nguyện để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
“Mọi người đã rất buồn vì không được đi nhóm nhà thờ trong nhiều tháng qua. Nghe, hay hát thánh ca tại nhà, giúp chúng ta tiếp tục cảm thấy là một phần của cộng đồng đức tin và được kết nối qua đức tin. Chúng tôi cũng thấy một số lượng lớn những người theo dõi các buổi nhóm trực tuyến và các chương trình lễ sáng Chúa Nhật cho trẻ em mà CAFOD đang tổ chức trên mạng.
“Lớn Bấy Duy Ngài thật là một bài thánh ca mạnh mẽ, và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có thể đặt niềm tin của mình nơi Chúa, vì Ngài đã sáng tạo ra thế giới đẹp đẽ này cho tất cả chúng ta sinh sống và chăm sóc.
“Khi những tác động của vi-rút cô-rô-na ngày càng được cảm nhận rõ trên khắp thế giới ở những nước đang phát triển – nơi mà các cộng đồng có ít nguồn lực để đối phó với các tác động về sức khỏe, xã hội và kinh tế của dịch bệnh cùng việc đóng cửa xã hội – bằng việc hát thánh ca và cầu nguyện, chúng ta có thể cùng thể hiện sự đoàn kết với những anh chị em của mình, là những người cũng đang phải đối mặt với thời buổi khó khăn này và chia sẻ hy vọng.”
Dịch: Richard Huynh dịch
Nguồn: christiantoday.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Con vua Đa-vít (Tiếp theo)
Rõ ràng là mọi người dân Y-sơ-ra-ên trong thời đó đều biết rằng Chúa Jesus thuộc dòng dõi Vua Đa-vít, vì trong nhiều lần khác nhau, người ta gọi Ngài là “Con vua Đa-vít”. Người ăn xin mù ở gần Giê-ri-cô kêu lên: “…Lạy Jesus, Con vua Đa-vít, xin thương xót con…” (Lu-ca 18:38).
Nhưng có lẽ họ không biết hoặc không nhận ra rằng Ngài là ‘Con của Đa-vít’ qua hai dòng dõi. Một là dòng dõi của Mẹ Ngài là Mary; hai là dòng dõi của cha nuôi của Ngài, Giô-sép. Một dòng là trực tiếp từ con trai của Đa-vít là Sa-lô-môn, (Ma-thi-ơ 1:7), trong khi dòng kia đến từ Na-than, (Lu-ca 3:31), một trong những người con trai khác của Đa-vít (I Sử 3:5, 14:5).
Na-than này có thể đã có tham vọng ngồi vào ngai vàng của cha mình là Đa-vít, nhưng ông không phải là sự lựa chọn của Đức Chúa Trời (II Sa-mu-ên 12:24; I Các Vua 1:28-31, 2:1-4). Sa-lô-môn là vị vua cuối cùng cai trị một nước Y-sơ-ra-ên thống nhất (Nê-hê-mi 13:26, I Các vua 11:1-8). Sau ông, đất nước bị chia cắt thành hai vương quốc, một vương quốc gồm mười bộ tộc, được gọi chung là Y-sơ-ra-ên và hai bộ tộc còn lại, được gọi chung là Giu-đa. Y-sơ-ra-ên sống ở Sa-ma-ri và có thành phố Sa-ma-ri làm thủ đô. Giu-đa sống ở khu vực Giu-đê với Giê-ru-sa-lem là thủ đô. Cái tên Na-than, con trai Đa-vít, xuất hiện trong dòng dõi của Ma-ry, và Sa-lô-môn trong dòng dõi của Giô-sép.
Chúa Jesus không thể là con ruột của Giô-sép, vì dòng dõi đó đã bị phá vỡ. Trong dòng dõi đó, chúng ta thấy một vị vua tên là Giê-cô-nia, là người mà Chúa phán rằng con cháu ông sẽ không được ngồi trên ngai vàng của vua cha Đa-vít. Giê-rê-mi 22:27-30: “…Còn mảnh đất mà linh hồn chúng khao khát trở về, thì sẽ không được trở về.” Vậy có phải Giê-cô-nia nầy là chiếc bình vỡ nát bị khinh thường không? Chiếc bình mà không ai ưa thích cả? Tại sao vua ấy và cả dòng dõi nó bị quẳng đi, bị ném vào trong một xứ mà chúng chưa từng biết? Hỡi đất, đất, đất! Hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va phán thế nầy: “Hãy ghi nhận người nầy như là kẻ tuyệt tự…”
Vì vậy, mặc dù người Do Thái có thể đã cho rằng Chúa Jesus có quyền hợp pháp đối với ngai vàng của cha Ngài là Đa-vít thông qua cha nuôi Giô-sép, nhưng thực ra được thiết lập thông qua Ma-ry, mẹ của Ngài bởi vì Ngài có quyền đến với ngai vàng với tư cách là hậu duệ của Đa-vít thông qua con trai của ông là Na-than.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế.
Giê-ru-sa-lem và Chúa Jesus Người Do Thái (Tiếp theo)
Đôi khi người ta thắc mắc tại sao Chúa Jesus lại là người Do Thái, và liệu đó có phải chuyện tình cờ hay không. Có thể nào Đấng Cứu Rỗi của thế giới là một người Ý, một người Ả Rập, một người Trung Quốc hoặc một người da đen, hoặc thậm chí là một người Hà Lan – như bản thân tôi là người Hà Lan? Việc Ngài phải trở thành con người để cứu rỗi nhân loại vẫn chưa đủ sao? Nhiều người nghĩ rằng việc Ngài là người Do Thái chỉ là vấn đề thứ yếu. Và khi người ta nhìn vào tranh ảnh, tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc, hình vẽ và các loại hình nghệ thuật khác, trong nhiều trường hợp, Ngài thậm chí không trông giống một người Do Thái. Đôi khi Ngài trông giống như một Apollo của Hy Lạp, một người da đỏ Nam Mỹ, một người da đen hoặc một người Trung Quốc – và nhiều người không có vấn đề gì với điều đó. Quan điểm của họ là bởi vì điều quan trọng nhất là Ngài trở thành con người, nên người ta có thể miêu tả Ngài thế nào tùy ý. Vì vậy, người ta sẽ miêu tả Ngài theo cách mà mọi người từ khắp nơi trên thế giới có thể đồng nhất với Ngài. Vậy tại sao Chúa Jesus lại là người Do Thái?
Những điều kiện nào theo Kinh Thánh phải được đáp ứng để Đấng Cứu Rỗi được sinh ra? Phao-lô viết trong Ga-la-ti 4:4 “…Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến, do một người nữ sinh ra, sinh ra dưới luật pháp…” Như vậy, Phao-lô nói hai điều về Ngài. Thứ nhất, vào thời điểm đã định, Chúa Jesus sẽ được sinh ra bởi một người nữ, và thứ hai Ngài sẽ sinh ra dưới ‘Torah’, dưới Luật pháp.
Điều quan trọng nhất là Ngài phải được sinh ra bởi một người nữ. Tại sao điều này lại quan trọng, và nó có ý nghĩa gì? Ngài chắc chắn phải được sinh ra từ dòng dõi của một người nữ – Sáng thế ký 3:15 “…Ta sẽ làm cho mầy và người nữ, dòng dõi mầy và dòng dõi người nữ thù nghịch nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người…” Nhưng điều đó là hiển nhiên, vì mọi người đều là do người nữ sinh ra. Nhưng đây cũng là một bí ẩn, bởi vì ở đây không hề đề cập đến dòng dõi của người nam. Hội Thánh đã dạy rằng đây là sự liên hệ đầu tiên trong Kinh thánh về một nữ đồng trinh sinh con. Nhưng Ê-va sống rất lâu trước thời Áp-ra-ham, và do đó cũng là rất lâu trước thời Y-sơ-ra-ên và sự xuất hiện của người Do Thái trong lịch sử. Như vậy, người nữ này, từ dòng dõi của mình một ngày nào đó sẽ sinh ra Đấng Cứu Rỗi của thế giới, về nguyên tắc thì có thể là bởi bất kỳ người nữ nào trên đất này.
Nhưng rõ ràng Ngài cũng phải được sinh ra dưới ‘Torah’, tức là dưới Luật pháp, do đó dưới Giao ước của Luật pháp. Giao ước này được thiết lập với Y-sơ-ra-ên trong hoang mạc trong cuộc Xuất hành Vĩ đại, khi Môi-se dẫn dân tộc này ra khỏi ách nô lệ của Ai Cập tiến vào miền đất hứa. Tại núi Si-nai, Đức Chúa Trời hiện ra với Môi-se và ban Luật pháp cho ông, và dân Y-sơ-ra-ên đã bước vào vào mối quan hệ của Giao ước này với Đấng Toàn năng qua Môi-se, Xuất Ê-díp-tô Ký 19:3-7 “…Môi-se lên gặp Đức Chúa Trời. Từ trên núi, Đức Giê-hô-va gọi ông và phán: “Con hãy nói với nhà Gia-cốp, và bảo với con dân Y-sơ-ra-ên thế nầy: ‘Các con đã thấy điều Ta làm cho người Ai Cập, Ta đã chở các con trên cánh đại bàng, và dẫn các con đến với Ta như thế nào. Vậy bây giờ, nếu các con thật lòng vâng lời Ta và giữ giao ước Ta thì trong tất cả các dân tộc, các con sẽ là tài sản riêng của Ta; dù cả thế gian đều thuộc về Ta. Các con sẽ trở thành một vương quốc thầy tế lễ và một dân tộc thánh cho Ta.’ Đó là những lời con phải nói lại với con dân Y-sơ-ra-ên.” Vậy Môi-se đến và gọi các trưởng lão trong dân chúng lại, thuật cho họ mọi lời Đức Giê-hô-va đã truyền dặn mình…” và Xuất Ê-díp-tô Ký 24:3-4 “…Khi Môi-se đến và thuật lại cho dân chúng mọi lời phán và các luật lệ của Đức Giê-hô-va, dân chúng đồng thanh đáp rằng: “Chúng tôi sẽ thi hành mọi lời Đức Giê-hô-va đã phán truyền.” Môi-se ghi lại mọi lời của Đức Giê-hô-va. Ông dậy sớm, xây một bàn thờ ở chân núi và dựng mười hai trụ đá tượng trưng cho mười hai bộ tộc Y-sơ-ra-ên…” Vậy, Giao ước Luật pháp đã được thiết lập với Y-sơ-ra-ên.
Và điều thiết yếu thứ ba đối với Ngài là Ngài phải sinh ra với tư cách là Con Vua Đa-vít, và do đó làm ứng nghiệm lời hứa của sứ thần Gáp-ri-ên trong Lu-ca 1:26-35 “…Vào tháng thứ sáu, Đức Chúa Trời sai thiên sứ Gáp-ri-ên đến thành Na-xa-rét, thuộc miền Ga-li-lê, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người nam tên là Giô-sép, thuộc dòng vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Thiên sứ đến gặp cô và nói: “Hỡi người được ơn, chúc mừng cô! Chúa ở cùng cô!” Nhưng Ma-ri rất bối rối về những lời nầy và tự hỏi lời chào ấy có nghĩa gì. Thiên sứ tiếp: “Hỡi Ma-ri, đừng sợ vì cô đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, cô sẽ mang thai, sinh một con trai và đặt tên là JÊSUS. Con trai ấy sẽ được tôn trọng, được gọi là Con của Đấng Chí Cao. Chúa là Đức Chúa Trời sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít, tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp; vương quốc Ngài mãi mãi trường tồn. Ma-ri thưa với thiên sứ: “Tôi chưa ăn ở với người nam nào thì làm sao có được điều đó?” Thiên sứ đáp: “Đức Thánh Linh sẽ ngự trên cô, và quyền năng của Đấng Chí Cao sẽ phủ che cô; cho nên con thánh sinh ra sẽ được gọi là Con Đức Chúa Trời…”
Khi tôi còn nhỏ, chúng tôi vẫn tổ chức ngày Chúa nhật Lễ Lá ở Hà Lan. Có những thanh gỗ đặc biệt với những con gà nướng thật đặc biệt (hoặc chúng được cho là những con gà trống?) ở trên cùng với những dải ruy băng màu, trứng, cam, cành lá xanh tươi, và những bài hát đặc biệt – tất cả đều là để kỷ niệm ngày Chúa nhật Lễ Lá, ngày Chúa Jesus tiến vào thành phố Giê-ru-sa-lem với đám đông cổ vũ xung quanh Ngài.
Dân Y-sơ-ra-ên tung hô như vừa thắng trận: “…Phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến…” Rất đông dân chúng đi trước và đi theo Ngài, vẫy cành cọ và trải áo xuống đường. Và Ngài, cưỡi trên một con lừa, đúng như lời tiên tri của Xa-cha-ri, người đã nói: “…Nầy, Vua ngươi đến với ngươi; Ngài là Đấng Công Chính và ban sự cứu rỗi, khiêm tốn và cưỡi lừa, một con lừa con, là con của lừa cái…” Xa-cha-ri 9:9. Vào lúc đó, cư dân thành Giê-ru-sa-lem tràn đầy mong đợi.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Đền Thờ Ê-xê-chi-ên
Có thể nào một Đền thờ ‘thứ ba’ thậm chí dẫn đến Đền thờ ‘thứ tư’, giống như Đền thờ thứ hai của Xô-rô-ba-bên, đã được mở rộng và tôn tạo bởi Hê-rốt Đại đế? Trên thực tế, một số người gọi cấu trúc của Hê-rốt là Đền thờ thứ ba.
Nhưng trường hợp này thì có lẽ không phải là như vậy. Ngôi đền tiếp theo, ngôi đền cuối cùng như được mô tả trong Ê-xê-chi-ên chương 40 đến 48, đề cập đến một khu phức hợp Đền thờ sẽ tồn tại sau khi Gót và đồng minh của hắn ta bị đánh bại trên các ngọn núi của Y-sơ-ra-ên. Sự thất bại của họ được mô tả trong Ê-xê-chi-ên chương 38 và 39. Một Đền thờ ‘thứ ba’ có thể có của Kẻ chống Chúa dường như sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, và có thể sẽ bị phá hủy trong trận chiến cuối cùng và bởi những trận động đất xung quanh Giê-ru-sa-lem. Nếu nó có được xây dựng, thì cũng sẽ chỉ là một ngôi đền tạm mà thôi. Đó sẽ là một giấc mơ ngắn ngủi của người Do Thái mà cuối cùng có thể sẽ tan thành mây khói, giống như Đền thờ Bar Kochba.
Đền thờ Ê-xê-chi-ên cuối cùng sẽ là Đền thờ ‘thứ tư’ dường như nằm ở một nơi khác. Một số người khẳng định rằng Đền thờ này thậm chí sẽ không nằm trên Núi Đền ở Giê-ru-sa-lem, mà nằm xa bên ngoài thành phố thực tế, gần Si-lô, nơi đền tạm đã tọa lạc trong 400 năm. Thuật ngữ số hiện nay đã trở nên khó hiểu, tùy thuộc vào việc người ta có tin vào một Đền thờ ‘thứ ba’ theo nghĩa đen mà ở đó Kẻ chống Chúa sẽ ngồi hay không!
Xa-cha-ri nói rằng Giê-ru-sa-lem sẽ tiếp tục ở vào đúng vị trí của nó. Xa-cha-ri 12:6 “…Trong ngày ấy, Ta sẽ làm cho các thủ lĩnh Giu-đa giống như một bếp lửa đang cháy giữa đống củi, như một ngọn đuốc cháy giữa những bó lúa; họ sẽ thiêu nuốt tất cả các dân tộc chung quanh, cả bên phải lẫn bên trái. Nhưng cư dân Giê-ru-sa-lem vẫn ở nguyên tại chỗ của nó, tức là Giê-ru-sa-lem…” nhưng khu vực phía nam sẽ trở thành một vùng đồng bằng – Xa-cha-ri 14:10 “…Khắp cả xứ sẽ trở nên đồng bằng từ Ghê-ba cho đến Rim-môn, về phía nam Giê-ru-sa-lem. Thành nầy sẽ được nhấc lên và ở nguyên tại chỗ, từ cổng Bên-gia-min cho đến cổng thứ nhất và cổng góc, và từ tháp Ha-na-nê-ên cho đến hầm ép rượu của vua…” trong khi ngọn núi của nhà Chúa sẽ được lập làm thủ lĩnh của các ngọn núi và sẽ nhô lên trên các ngọn đồi.
Ê-sai 2:2-4 nói: “…Trong những ngày cuối cùng, núi của đền thờ Đức Giê-hô-va sẽ được lập vững trên các đỉnh núi, vượt cao hơn các đồi. Mọi quốc gia sẽ đổ về đó, nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: “Hãy đến, chúng ta hãy lên núi Đức Giê-hô-va, đến đền thờ Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Ngài sẽ dạy chúng ta đường lối Ngài, chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài.” Vì luật pháp sẽ ra từ Si-ôn, và lời Đức Giê-hô-va sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem. Ngài sẽ phán xét giữa các quốc gia, và phân xử cho nhiều dân tộc. Bấy giờ, họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước nầy không còn vung gươm đánh nước kia, họ cũng không còn luyện tập chinh chiến nữa…”
Những chi tiết này mang ý nghĩa là vị trí địa lý trong và xung quanh Giê-ru-sa-lem có thể sẽ thay đổi. Núi Ô-li-ve sẽ chia làm đôi (Xa-cha-ri 14:4) “…Trong ngày ấy, chân Ngài sẽ đứng trên núi Ô-liu, là núi đối diện Giê-ru-sa-lem về phía đông. Núi Ô-liu sẽ bị chẻ ra làm đôi ở chính giữa, tạo nên một thung lũng rất lớn từ đông sang tây; một nửa núi dời qua phía bắc, một nửa kia dời qua phía nam…” Giê-ru-sa-lem sẽ chịu động đất (Khải Huyền 11:13), nhưng cuối cùng nó sẽ là một nơi trống trải. Xa-cha-ri 2:4-5 chép: “…Hãy chạy đi nói với chàng trai ấy rằng: ‘Giê-ru-sa-lem sẽ như làng mạc không có tường thành bao bọc, vì có rất đông người và súc vật ở trong nó.’ Đức Giê-hô-va phán: ‘Chính Ta sẽ là bức tường bằng lửa bao quanh thành, và Ta sẽ là vinh quang ngự giữa thành…” Không cần bất kỳ bức tường bảo vệ nào bởi vì sẽ có bình an. Hoàng tử Bình an sẽ ở đó. Cho dù tiến trình lịch sử có trở nên đen tối như thế nào đi nữa đối với thế giới và đối với Trung Đông, thì Y-sơ-ra-ên vẫn đang trên đường đến với sự yên nghỉ của mình. Ngài sẽ đến để ban cho nó sự yên nghỉ. Và Chúa sẽ đặt nơi yên nghỉ của Ngài ở đó mãi mãi!
Như Y-sơ-ra-ên đang trên đường đến sự yên nghỉ, tập trung vào một Giê-ru-sa-lem trên đất, thì Hội thánh cũng đang trên đường đến sự yên nghỉ ở Giê-ru-sa-lem trên trời (Hê-bơ-rơ 12:22-24). Nhưng một ngày kia, Giê-ru-sa-lem trên trời sẽ ngự xuống, khi trời mới và đất mới được hình thành, là nơi sự công bình sẽ ngự trị. (II Phi-e-rơ 3:13; Khải Huyền 21-22:5) Người ta chỉ có thể suy đoán về mối quan hệ giữa hai thành Giê-ru-sa-lem trong Vương quốc Hòa bình của Đấng Mê-si. (Khải Huyền 20:1-10; Xa-cha-ri 14:8-21). Thiên sứ Gáp-ri-ên hứa với Ma-ri trong Lu-ca 1:30-33: “…Thiên sứ tiếp: “Hỡi Ma-ri, đừng sợ vì cô đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, cô sẽ mang thai, sinh một con trai và đặt tên là JÊSUS. Con trai ấy sẽ được tôn trọng, được gọi là Con của Đấng Chí Cao. Chúa là Đức Chúa Trời sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít, tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp; vương quốc Ngài mãi mãi trường tồn…”
Điều mà chúng ta có thể chắc chắn là cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ thực hiện mọi sự trong mọi người (I Cô-rinh-tô 15:28). Ma-ra-na-tha! Lạy Chúa Jesus, xin hãy đến! (Khải Huyền 22:20; I Cô-rinh-tô 16).
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế