Thật hấp dẫn khi đọc 2Sử ký đoạn 5 – hãy lán lại một chút với điều này. Sa-lô-môn đã xây dựng Đền thờ như là một nơi ở của Chúa. Nhưng sau đó, là Hòm giao ước – biểu tượng Ngai và sự hiện diện của Ngài – cũng phải được đem vào trong Đền thờ để đặt tại nơi chí thánh. Người Lê-vi đã đem Hòm giao ước để trèo lên Núi Đền tới nơi thánh: ‘ Đền của Đức Giê-hô-va bị mây lấp đầy’. Các thầy tế lễ đặt Hòm giao ước trong nơi chí thánh. Bài hát vui mừng vang ra. Những người Lê-vi hát ngợi ca Chúa và chơi chập chỏa, đàn cầm và các nhạc khí khác, 120 thầy tế lễ ngợi khen. Nhạc và tiếng hát như sấm vang trong đền thờ với đầy dẫy lời chúc tụng Chúa ‘vì Ngài là thiện; sự thương xót Ngài còn đến đời đời’.
RẤT NHIỀU NGƯỜI LÊ-VI HÁT NGỢI KHEN CHÚA
Chúa đã ngự lên Ngai, Jerusalem và Đền thờ đã trở thành nơi ở của Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Và không chỉ vậy. Các ca đoàn Lê-vi sẽ hát:
‘CHÚA là Vua của tất cả trái đất.
Chúa cai trị các quốc gia.
Đức Chúa Trời đã đặt chính Ngài trên ngai thánh của Ngài.
Các quý tộc của các quốc gia tập hợp lại với tư cách là dân của Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham.
Vì Đức Chúa Trời là cái khiên của cả trái đất.’
Và trải nghiệm đó như đang nói rằng Đức Chúa Trời là Vua trên khắp trái đất:
Hỡi tất cả các nước; hãy vỗ tay!
Khi Hòm giao ước tiến vào Giê-ru-sa-lem, Đức Chúa Trời ngồi trên ngôi của Ngài trong Đền thờ, người đứng đầu Israel đã đứng ở ngoài sân đền thờ. Các quốc gia, người ngoại, đã phải làm gì với Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên? Họ không quan tâm đến Ngài chút nào. Thi thiên có phải chỉ là một hơi thổi vào không khí không? Không. Thi thiên là một lời hứa về sự cứu rỗi. Một dự đoán trung thành về tương lai. Thi thiên là một sự mong đợi và thú nhận trong đức tin rằng Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham không chỉ là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên – nhưng là Đức Chúa Trời của tất cả trái đất. Tất cả các các quốc gia sẽ phụng sự Ngài và xưng Danh Ngài! Và vì vậy nó là một lời hứa tiên tri. Đức Chúa Trời hài lòng với chỉ không ít hơn cả thế giới và tất cả các quốc gia. Rồi đến một ngày, các quốc gia đã xa lánh Ngài và không có phần trong giao ước của Đức Chúa Trời với Israel sẽ có một phần quyền công dân của Israel. Và đó là lý do tại sao họ đã được kêu gọi trong thánh vịnh để ngợi khen Đức Chúa Trời. Tại vì ngay cả khi họ không có ở đó, họ vẫn được bao gồm.
Đức Chúa Trời là Vua trên khắp trái đất. Không có góc nào được ngoại trừ hết, Ngài cai trị tất cả các quốc gia. Không một trường hợp nào bị ngoại trừ, cho dù họ có nhận thức được điều đó hay không, Chúa sẽ cai trị.
Trích: SỰ ĐẾN CỦA VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI / Israel và Giáo hội
Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Hong An
Là những người tin Chúa Giê-xu, chúng ta vui mừng kỉ niệm Chúa Giê-xu Giáng Sinh trong tháng này. Chúa Giê-xu Christ sinh ra ở Bethlehem, một thành phố ở vùng đồi núi Giu-đe. Trong những tuần này, chúng ta thường đọc những đoạn Kinh thánh tuyệt vời kể về việc Mary gặp thiên sứ Gabriel và thầy tế lễ Xa-cha-ri gặp thiên sứ trong khi đang thực thi chức vụ tại Đền thờ. Sau khi gặp thiên sứ, Mary thụ thai và đi đến thăm người chị họ là Ê-li-sa-bét, người đã thốt lên: “bèn cất tiếng kêu rằng: Ngươi có phước trong đám đàn bà, thai trong lòng ngươi cũng được phước.” (Lu-ca 1:42).
Và sau đó Mary bắt đầu ca ngợi Chúa, điều mà trong lịch sử Giáo hội được gọi là ‘Bài ca của Mary’ hoặc trong tiếng Latinh là ‘Magnificat’: “Linh hồn tôi tôn vinh Chúa’.
Chúng ta hay mong đợi rằng, một bài hát của một người phụ nữ mang thai một cách kỳ diệu thường sẽ ẩn chứa đầy lòng biết ơn về những gì đã xảy ra với chính mình? Nhưng, điều đáng ngạc nhiên ở đây là Mary bắt đầu nói về Đức Chúa Trời, Đấng đã ‘hạ bệ những người cai trị khỏi ngai vàng của họ’ (Lu-ca 1:52). Tại sao? Nghe có vẻ hơi lạ phải không? Khi chúng ta tiếp tục đọc, ý nghĩa sẽ trở nên rõ ràng hơn. Mary không chỉ nói về mình, mà còn nói về những gì Đức Chúa Trời đang làm với dân Y-sơ-ra-ên, dân tộc của bà: ‘Ngài đã giúp đỡ cho dân Y-sơ-ra-ên, tôi tớ Ngài, để tưởng nhớ đến lòng thương xót của Ngài, như Ngài đã nói với tổ phụ chúng ta, với Áp-ra-ham và dòng dõi của ông mãi mãi ‘(Lu-ca 1: 54-55). Cô biết Đức Chúa Trời hứa với dân Y-sơ-ra-ên rằng, một lúc nào đó trong tương lai, Ngài sẽ giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi kẻ thù của nó và khỏi tất cả những ai căm ghét và muốn tiêu diệt Y-sơ-ra-ên.
Vào thời của Mary, Y-sơ-ra-ên bị người La Mã áp bức dã man. Dân tộc Do Thái vô cùng mong đợi sự giải cứu kẻ thù và sự đến của Vương quốc Hòa bình trên trái đất dưới sự lãnh đạo của Đấng Mê-si. Đó là điều mà Ma-ri rất vui mừng kể từ khi cô mang thai Đấng Mê-si đã hứa này. Và chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời sẽ ứng nghiệm lời hứa của Ngài. Vương quốc Hòa bình trên trái đất dưới sự lãnh đạo của Đấng Mê-si. Đó là điều mà Mary rất vui mừng kể từ khi cô mang thai bởi lời hứa về Đấng Mê-si. Và chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời sẽ thực hiện mọi lời hứa của Ngài với dân Y-sơ-ra-ên. Trong suốt cuộc đời của Mary, những lời hứa này vẫn chưa được thực hiện. Chúa Giê-xu đã hiến dâng chính Ngài cho sự chết và sự phục sinh của Ngài để mang lại cho chúng ta sự cứu rỗi và sự sống đời đời. Trong Ngày Tận Thế, Ngài sẽ thực hiện mọi lời hứa của Ngài và giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi sức mạnh của kẻ thù.
Mary cũng nói về Đức Chúa Trời, Đấng ‘đã quan tâm đến tình trạng hèn mọn trong nô lệ của dân Ngài’ (Lu-ca 1:48). Nhưng sau đó, bà nói về Đức Chúa Trời, Đấng cũng đã tôn cao những người khiêm nhường’ (Lu-ca 1:52). Bằng cách sử dụng từ “khiêm nhượng”, Mary không chỉ tập trung vào bản thân mà còn tập trung vào Y-sơ-ra-ên và dân tộc Do Thái nói chung. Là một phụ nữ trẻ khiêm tốn, Mary đại diện cho Y-sơ-ra-ên trong tình trạng bị áp bức và bách hại qua nhiều thế kỷ. Trong tương lai, Đức Chúa Trời sẽ phục hồi dân Y-sơ-ra-ên và mang lại hòa bình thực sự trên thế giới khi Vương quốc của Đấng Mê-si sẽ đến.
Vì vậy, mỗi khi chúng ta kỉ niệm mừng Chúa Giáng sinh, đừng quên dân tộc Y-sơ-ra-ên, nhưng hãy ngợi khen Đức Chúa Trời vì sự thành tín của Ngài đối với cả dân Y-sơ-ra-ên và Hội Thánh.
Bởi Rev Cornelis Kant – Giám đốc điều hành – Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
https://www.facebook.com/108022747211273/photos/a.120082816005266/642215270458682/
Shalom các bạn cầu nguyện thân mến,
Mục sư Willem Glashouwer đã nói, “Cơ Đốc Nhân Vì Israel không phải là một phong trào thân Israel vì nó là một phong trào ‘trở lại với Kinh thánh’.” Thật là một sự khắc họa đậm nét và sâu sắc công việc của chúng tôi. Bất cứ ai có vấn đề với những gì chúng ta làm cho dân sự của Đức Chúa Trời không nên khó chịu với chúng tôi nhưng nên đọc lại Kinh Thánh. Như Kevin Loo, một mục sư đến từ Kuala Lumpur, đã nói: “Ý Chúa được tìm thấy trong Lời Chúa”.
Lịch cầu nguyện này, bắt đầu từ tháng 12 và sau Năm Mới tiếp tục với tháng 1, cũng là một nhiệm vụ để tra cứu và đọc các bản văn Kinh thánh được tham khảo hoặc dành thời gian để đọc thêm một số lời tiên tri về sự trở lại của Israel đối với vùng đất và mục đích của họ. Sẽ không khó để tìm thấy chúng, bởi vì Kinh Thánh đã nói về điều này hơn 700 lần. Những đoạn văn này đã được tiên tri bởi những người rất khác nhau trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau.
Đó là lý do tại sao chúng tôi với tư cách là tổ chức Cơ Đốc Nhân Vì Israel rất hào hứng và biết ơn chiến dịch “Đưa người Do Thái về nhà” của chúng tôi. Chúng tôi đã chứng minh sự thành tín về lời tiên tri của Đức Chúa Trời qua chức vụ này trong 25 năm! Kinh thánh Do Thái kết thúc với Sử Ký II. Thật đáng tiếc, chúng ta, những Cơ đốc nhân, đã thay đổi thứ tự của các sách Kinh thánh. Trong câu cuối cùng của Sử Ký II, chúng ta đọc, “Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, hãy trở lên Giê-ru-sa-lem; nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời của người ấy ở cùng người!” (2 Sử 36:23); một câu gốc thật tuyệt vời để mang theo với chúng ta vào năm mới.
Nguyện xin phước hạnh đủ đầy ở cùng với các bạn trong năm 2022
Đội ngũ Cầu nguyện Cơ Đốc Nhân Vì Israel
——————————***—————————–
Thứ Bảy 1/1 Năm Mới – ngày Sa-bát
“Ấy là nhờ sự nhân từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt. Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm.” (Ca thương 3:22-23). Hãy cảm ơn Chúa cho một năm mới bắt đầu từ ngày hôm nay. Hãy cầu nguyện để trong năm mới này nhiều người sẽ cầu nguyện và ủng hộ Israel.
Chủ Nhật 2/1
“Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi!” (Giăng 16:33). Hãy cảm ơn vì Chúa Giê-xu đã thắng thế gian và Ngài là Đấng quyền năng, sẽ bảo vệ Israel.
Thứ Hai 3/1
Taliban đã chỉ ra rằng họ muốn duy trì quan hệ với tất cả các nước, ngoại trừ Israel. Điều này có nghĩa là Israel hiện phải đối mặt với một kẻ thù nữa. Mặc dù những cơ hội của Taliban muốn gây hại trực tiếp cho Israel là rất ít, nhưng thái độ thù địch đối với Israel luôn cần được quan tâm. Cầu nguyện xin Chúa bảo vệ Israel khỏi sự thù ghét của Taliban – Afghanistan.
Thứ Ba 4/1
Đầu năm mới là cơ hội tốt để cầu nguyện cho sự đột phá trong hội thánh hay hội nhóm của bạn liên quan đến quan điểm của họ về Israel. Tổ chức Cơ Đốc Nhân Vì Israel có nhiều nguồn tài liệu để giúp cho bạn về việc này, chẳng hạn như tài liệu nghiên cứu Kinh thánh, giáo lý, tham gia diễn thuyết, bản tin và tờ báo xuất bản hai tháng một lần tờ ‘Israel & Cơ đốc nhân ngày nay’. Hãy cứ liên lạc với chúng tôi nếu cần!
Thứ Tư 5/1
Iran tiếp tục phát triển việc làm giàu uranium và ngày càng tiến gần hơn đến khả năng phát triển vũ khí hạt nhân. Hãy cầu nguyện rằng Iran sẽ bị khó thực hiện điều này.
Thứ Năm 6/1
Iran gần đây đã tham gia các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ở biên giới Azerbaijan. Bằng cách giải thích, Iran đã tuyên bố rằng họ đánh giá cao việc có một chế độ Do Thái giáo như một nước láng giềng. Đây là một ám chỉ về mối quan hệ tốt đẹp giữa Azerbaijan và Israel. Hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ Azerbaijan khỏi sự xâm lược của Iran và mối quan hệ tốt đẹp giữa Azerbaijan và Israel sẽ tiếp tục.
Thứ Sáu 7/1
Trong một đại hội của Đảng Lao động Anh, đảng này đã chấp nhận một đề nghị kêu gọi các biện pháp trừng phạt chống lại Israel vì hành vi đàn áp người Palestine. Rất may, đề nghị này đã bị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lisa Nandy từ chối ngay lập tức. Hãy cảm ơn Chúa về sự từ chối này và cầu nguyện rằng quan điểm chống Israel trong Đảng Lao động sẽ bị loại bỏ.
Thứ Bảy 8/1 – Ngày Sa-bát
Có một nhóm bốn chính trị gia dân chủ chống Israel cách cực đoan trong quốc hội Mỹ được gọi là “Biệt đội”. Gần đây họ đã cố gắng ngăn chặn sự ủng hộ của Mỹ đối với Iron Dome (Mái Vòm Sắt); rất may là họ đã thất bại. Hãy cầu nguyện rằng nhóm này sẽ không thành công trong nỗ lực chống lại Israel.
Chủ Nhật 9/1
“Thiên sứ Đức Giê-hô-va đóng lại chung quanh những kẻ kính sợ Ngài, và giải cứu họ.” (Thi-thiên 34:7) Hãy cầu nguyện xin Chúa sai đạo binh thiên sứ của Ngài bảo vệ xung quanh quốc gia Israel.
Thứ Hai 10/1
Israel gần đây đã vây bắt một phòng giam của Hamas ở Judea và Samaria. Nhóm khủng bố đã lên kế hoạch bắt cóc những người lính từ Judea và Samaria. Cảm ơn Chúa vì Israel đã có thể ngăn chặn điều này.
Thứ Ba 11/1
Hãy cầu nguyện đê tất cả những âm mưu của Iran nhằm tấn công Israel thông qua các nhóm khủng bố như Hamas và Hezbollah sẽ được đưa ra ánh sáng.
Thứ Tư 12/1
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã yêu cầu trong cuộc họp của Liên Hợp Quốc rằng Israel ngay lập tức rút lại biên giới năm 1967. Tất nhiên Israel sẽ không đồng ý điều này, nhưng nó cho thấy những yêu cầu của người Palestine là phi thực tế như thế nào. Cầu xin sự khôn ngoan cho Israel trong việc đối phó với tình hình.
Thứ Năm 13/1
Các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu và người đứng đầu Ủy ban về người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc đã thừa nhận rằng sách giáo khoa của người Palestine là bài Do Thái và tôn vinh bạo lực. Hãy cảm ơn Chúa vì EU và Liên Hợp Quốc cuối cùng đã thừa nhận rằng sách giáo khoa của người Palestine là bài Do Thái và cầu nguyện rằng điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi.
Thứ Sáu 14/1
Các doanh trại ở trại Auschwitz gần đây đã bị vẽ bậy với các khẩu hiệu bài Do Thái. Điều này hoàn toàn gây kinh hoàng cho những người sống sót sau Holocaust và con cái của họ. Hãy cầu nguyện rằng thủ phạm sẽ được tìm thấy và trừng phạt và họ sẽ hối hận về hành động của mình.
Thứ Bảy 15/1 – Ngày Sa-bát
Hơn 300 chính trị gia châu Âu và Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) ngừng phân biệt đối xử với Israel. Hãy cầu nguyện rằng lời kêu gọi này sẽ dẫn đến việc chấm dứt phán quyết có sự hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Israel.
Chủ Nhật 16/1
“Và nếu chúng ta biết rằng Ngài nghe chúng ta — bất cứ điều gì chúng ta cầu xin — thì chúng ta biết rằng chúng ta có những gì chúng ta đã cầu xin Ngài.” (1 Giăng 1:15) Trong vài năm qua, chúng ta thường cầu nguyện về Hội nghị Durban cực kỳ chống Israel và chống Do Thái ở Nam Phi. Năm nay, một số lượng kỷ lục các quốc gia đã tẩy chay hội nghị này. Hãy cảm ơn Chúa vì điều này.
Thứ Hai 17/1 Tu B’Shvat
Ngày hôm nay Israel kỷ niệm Tu B’Shvat, năm mới của cây cối. Ngày này từng là ngày quan trọng đối với các luật lệ về phần mười của mùa thu hoạch. Nhiều cây xanh được trồng trên khắp đất nước vào ngày này. Hãy cầu nguyện rằng Israel sẽ có một vụ mùa bội thu trong năm nay.
Thứ Ba 18/1
Tòa án hiến pháp Bỉ đã xác nhận lệnh cấm giết mổ theo nghi lễ tôn giáo. Các tổ chức Do Thái tức giận và thất vọng và xem đây là sự phân biệt đối xử. Họ vẫn có quyền lựa chọn đến Tòa án Nhân quyền Châu Âu. Hãy cầu nguyện rằng Tòa án Châu Âu sẽ dừng lệnh cấm này.
Thứ Tư 19/1
Ở Na Uy, một số nhà thờ đã tổ chức các cuộc triển lãm xoay quanh ý tưởng rằng hàng ngày người Palestine ở Bờ Tây được cho là “bị Israel đóng đinh theo nghĩa bóng”. Cuộc triển lãm này gợi nhớ mạnh mẽ đến ý tưởng bài Do Thái rằng người Do Thái phải chịu trách nhiệm cho việc đóng đinh Chúa Giê-xu và phải bị trừng phạt vì điều đó. Hãy cầu nguyện rằng các nhà thờ ở Na Uy sẽ nhận ra những gì họ đang làm và thay đổi suy nghĩ về cuộc triển lãm khủng khiếp này.
Thứ Năm 20/1
Các tổ chức của Israel đã phát hiện ra rằng trung bình các công ty và các tổ chức của Israel có nguy cơ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng cao gấp đôi so với các công ty và tổ chức ở các nước khác. Cầu nguyện xin Chúa bảo vệ không gian mạng của Israel.
Thứ Sáu 21/1
Người ta thường cố gắng làm tối thiểu đi sự kinh hoàng của Holocaust. Điều này đang xảy ra trong các nhóm theo Hồi, nhưng cũng xảy ra trong các nhóm cực đoan cực hữu. Hãy cầu nguyện rằng điều này sẽ phản ứng ngược lại và mọi người sẽ không bao giờ quên những gì tàn bạo đã xảy ra.
Thứ Bảy 22/1 – Ngày Sa-bát
“Lời nói phải thì, khác nào trái bình bát bằng vàng có cẩn bạc.”. (Châm-ngôn 25:11) Lời nói có sức mạnh và khi chúng được dùng để khuyến khích, có thể có tác dụng cực kỳ tích cực. Hãy cầu nguyện để chúng ta với tư cách là Cơ đốc nhân sẽ ngày càng là một phước hạnh và là niềm an ủi cho dân Israel theo sự chỉ dẫn trong Ê-sai 40, “Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta.”
Chủ Nhật 23/1
“Chắc chắn CHÚA Tối Cao không làm gì mà không tiết lộ kế hoạch của Ngài cho các tôi tớ của Ngài là các nhà tiên tri.” (A-mốt 3:7) Hãy cầu nguyện để có sự nhận biết tiên tri từ Đức Chúa Trời, để bạn có thể cầu nguyện cho Israel một cách có mục đích hơn nữa.
Thứ Hai 24/1
Hãy cầu nguyện cho đội ngũ Cơ Đốc Nhân Vì Israel ở Đức. Một số người mới đã đến để nâng cao được chất lượng cho đội ngũ tại đó. Cầu nguyện xin Chúa ban sự khôn ngoan và ban phước cho các sự kiện họ tổ chức. Cầu nguyện họ sẽ chạm đến được với nhiều Cơ đốc nhân ở Đức.
Thứ Ba 25/1
Chi nhánh C4I của chúng tôi tại Fiji gần đây đã có cơ hội nói chuyện trực tuyến với những người trẻ tuổi trên quần đảo Thái Bình Dương và Alaska về các giao ước của Đức Chúa Trời với Israel mà Ngài sẽ thực hiện cho Israel. (Giê-rê-mi 32: 37-41) Hãy cảm tạ Chúa vì điều này.
Thứ Tư 26/1
Hãy cảm ơn Chúa về cơ hội chia sẻ tài liệu tiếng Anh của chúng tôi trên trực tuyến qua Crossflix. Thông qua dịch vụ phát trực tuyến Cơ đốc giáo này, các video và tài liệu nghiên cứu của chúng tôi sẽ có sẵn cho nhiều hội thánh và cộng đồng tín ngưỡng trên toàn thế giới.
Thứ Năm 27/1 Ngày tưởng nhớ Holocaust
Ở nhiều nơi trên thế giới, hôm nay là ngày để tưởng nhớ những sự kiện khủng khiếp của Holocaust. Đối với nhiều người Do Thái, đó là một ngày khó khăn, vì những người sống sót nhớ về cuộc chiến và con cái của họ nhớ về nỗi đau và nỗi buồn của cha mẹ họ. Hãy cầu nguyện để họ được an ủi.
Thứ Sáu 28/1
“Xin Đức Chúa Trời hay nhịn nhục và yên ủi ban cho anh em được đồng lòng ở với nhau theo Đức Chúa Jêsus Christ;”. (Rô-ma 15:5) Cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các tín đồ Đấng Christ, kể cả khi đề cập đến chủ đề Israel. Cầu nguyện rằng các Cơ đốc nhân sẽ ủng hộ và cầu nguyện cho dân tộc Israel trong sự hiệp nhất.
Thứ Bảy 29/1 – Ngày Sa-bát
Năm ngoái là năm kỷ niệm 25 năm chiến dịch “Mang người Do Thái về nhà” của tổ chức Cơ Đốc Nhân Vì Israel. Trong 25 năm qua, tổ chức Cơ Đốc Nhân Vì Israel đã giúp hơn 150.000 người Do Thái thực hiện Aliyah. Hãy cảm ơn Chúa vì tất cả những người Do Thái đã có thể trở về nhờ dự án này và cầu nguyện rằng sẽ có nhiều người Do Thái hơn nữa được giúp đỡ.
Chủ Nhật 30/1
Theo định nghĩa của giáo sĩ Do Thái, có 15,2 triệu người Do Thái trên thế giới. Tuy nhiên, theo luật của Israel về quyền được quay trở lại, có 25 triệu người Do Thái đủ điều kiện để thực hiện Aliyah. Hãy cầu xin Chúa ban sự khôn ngoan cho chính phủ Israel về những tiêu chí họ nên sử dụng để cho phép người dân tham gia.
Thứ Hai ngày 31 tháng 1
Hãy cầu nguyện cho tất cả những người Do Thái đã thực hiện Aliyah gần đây và cần tìm thấy đôi chân của họ trên đất Israel. Hãy cầu nguyện để họ sớm cảm thấy như ở nhà và có thể tìm được việc làm.
Giê-ru-sa-lem: Xin huyết của nó đổ trên chúng tôi
Một trong những câu đã được Giáo hội sử dụng trong suốt nhiều thời đại để dạy rằng dân Y-sơ-ra-ên đã bị khước từ, phải chịu sự rủa sả và phán xét không ngừng của Đức Chúa Trời, và rằng Giáo hội thay thế Y-sơ-ra-ên làm dân được Chúa chọn, là Ma-thi-ơ 27:25: “…Xin huyết của nó đổ trên chúng tôi và con cháu chúng tôi!…” (Có thể tìm thấy cơ sở cho câu nói này trong Ê-xê-chi-ên 3:16-21)
Câu Kinh Thánh này, tiếng la khủng khiếp được đám đông ở Giê-ru-sa-lem hét lên, thường được trích dẫn để bảo vệ quan điểm cho rằng số phận bi thảm của Y-sơ-ra-ên trong suốt lịch sử là do lỗi của chính họ. Nhiều người đã nói: Đúng vậy, thật là khủng khiếp – tất cả những gì đã xảy ra trong suốt nhiều thế kỷ với người Do Thái. Nhưng hãy đối mặt với nó, chẳng phải họ đã ít nhiều yêu cầu điều đó khi giết Chúa Jesus sao? Đó không phải là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta sao? Đây không phải là điều sẽ xảy ra với những ai khước từ Chúa và Đấng được xức dầu của Ngài sao? Đây chẳng phải là sự phán xét của Đức Chúa Trời sao?” Và qua nhiều thế kỷ, Giáo hội thậm chí đã ‘giúp’ đưa ra sự phán xét của Đức Chúa Trời, bằng cách phát triển một thần học Cơ đốc có thể được dán cho cái nhãn là bài Do Thái Cơ đốc. Điều này đã kích động lòng căm thù và tạo ra bầu không khí chống đối người Do Thái, trong đó những cuộc đàn áp khủng khiếp đối với người Do Thái có thể xảy ra, mặc dù thực tế là cũng có những Cơ đốc nhân đã cư xử đúng mực và cố gắng giúp đỡ người Do Thái hết sức có thể.
Do đó, chúng ta hãy xem xét câu Kinh Thánh này cẩn thận hơn một chút để không vội đi đến những kết luận sai lầm như vậy. Cũng như nhiều Cơ đốc nhân khác, tôi tin rằng Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời, hoàn toàn đáng tin cậy và chân thật. Và chúng ta nên hiểu nghĩa đen của từ ngữ trước, đón nhận và tin tưởng, trước khi bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa và cách giải thích thuộc linh. Chúng ta không nên thuộc linh hóa hoặc phúng dụ Lời Đức Chúa Trời, mặc dù chúng ta luôn có thể rút ra các bài học thuộc linh từ đó. Ít nhất chúng ta có thể đưa ra bảy nhận xét về câu Kinh thánh đặc biệt này.
Có lẽ là đã có vài trăm người Do Thái, bị một số nhà lãnh đạo tôn giáo của họ kích động, đứng trước nhà của Bôn-xơ Phi-lát ở Giê-ru-sa-lem và hét lên: “…Xin huyết của nó đổ trên chúng tôi và con cháu chúng tôi!…” Những người sống ở phía bắc Y-sơ-ra-ên xung quanh Ga-li-lê, nơi Chúa Jesus sống phần lớn cuộc đời của Ngài, và là nơi thường bắt đầu các cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của người La Mã, không hề biết chuyện gì đang xảy ra ở Giê-ru-sa-lem. Nhiều người trong số họ chắc chắn sẽ không chấp thuận, nếu họ biết. Sự việc này có thể ngay lập tức dẫn đến một cuộc nổi dậy tự phát khác chống lại người La Mã! Không ai ở Y-sơ-ra-ên biết chuyện gì đang xảy ra. Không có báo chí hoặc phương tiện truyền thông như đài phát thanh và truyền hình trong những ngày đó! Bạn nghĩ tại sao Chúa Jesus bị bắt vào ban đêm? Mác 14:1-2: “…Hai ngày trước lễ Vượt Qua và lễ Bánh Không Men, các thầy tế lễ cả cùng các thầy thông giáo tìm cách để bắt và giết Đức Chúa Jêsus. Họ nói: “Không nên ra tay trong ngày lễ, kẻo gây náo động trong dân chúng…” Việc bắt giữ Chúa Jesus diễn ra vào ban đêm vì nhà cầm quyền lo ngại một cuộc nổi dậy sẽ nổ ra tại Giê-ru-sa-lem! Chúa Jesus nói trong Lu-ca 22:52-53 “…Đức Chúa Jêsus phán với các thầy tế lễ cả, các viên chức bảo vệ đền thờ và các trưởng lão đến bắt Ngài, rằng: “Sao các ngươi đem gươm và gậy đến bắt Ta như bắt tên cướp vậy? Hằng ngày Ta ở trong đền thờ với các ngươi mà các ngươi không ra tay bắt Ta. Nhưng đây là giờ của các ngươi và của quyền lực tối tăm vậy…”
Người Giê-ru-sa-lem rất hy vọng về Ngài! Họ vừa chào đón Ngài đến thành Giê-ru-sa-lem, reo mừng như trong Giăng 12:12-13: “…Hôm sau, có đoàn người rất đông đến dự lễ. Khi nghe nói Đức Chúa Jêsus đang đến thành Giê-ru-sa-lem thì họ lấy cành cọ, đi ra đón Ngài và tung hô rằng: “Hô-sa-na! Phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến, là Vua của Y-sơ-ra-ên…” Hãy xem xét các thuật ngữ mà họ đã sử dụng ‘Con vua Đa-vít!’ (Ma-thi-ơ 21:9); ‘Vương quốc sắp đến của Đa-vít, tổ phụ chúng ta!’ (Mác 11:9-10); ‘Vua nhân danh Chúa mà đến! Bình an ở trên trời, và vinh quang trên nơi chí cao!’ (Lu-ca 19:38).
‘Chúc tụng vua Y-sơ-ra-ên!” Bạn nghĩ có bao nhiêu người có thể chen chân vào những con đường chật hẹp của Giê-ru-sa-lem cổ đại trước cung điện của Bôn-ơ Phi-lát? Vài trăm người chăng? Không thể nhiều hơn được! Phần còn lại của Giê-ru-sa-lem chắc chắn không đồng ý với những gì đang xảy ra. Người ta có thể quy trách nhiệm cho cả thành Giê-ru-sa-lem và đổ tội cho họ vì những điều này không? Toàn thể dân tộc Do Thái của Y-sơ-ra-ên vào thời điểm đó có phải chịu trách nhiệm về những gì đám đông bé xíu này ở Giê-ru-sa-lem đã làm, do một số nhà lãnh đạo tôn giáo của họ xúi giục khi họ yêu cầu Chúa phải bị đóng đinh không? Và không chỉ toàn bộ đất nước Do Thái trong những ngày đó, mà kể từ đó tất cả những người Do Thái trong suốt các thời đại sau này? Nhưng Giáo hội đã làm điều đó, quy tội về cái chết của Chúa Jesus cho ‘người Do Thái’. Điều này thật phi lý, và nó đã dẫn đến sự đổ máu thành sông của những người Do Thái trong các vùng đất thuộc Cơ đốc giáo. Nhưng còn nhiều điều hơn thế nữa.
Khi áp dụng nguyên tắc hiểu các câu Kinh Thánh theo nghĩa đen và nghĩa đầu tiên đối với những từ ngữ khủng khiếp này, thì rõ ràng là chúng đã được ứng nghiệm theo nghĩa đen rồi. “…chúng tôi và con cháu chúng tôi…” họ hét lên như thế, ngụ ý thế hệ của họ, con cái của họ, thế hệ tiếp theo của những người Giê-ru-sa-lem này. Những người Do Thái hét lên những lời này, họ và con cái của họ, đã bị người La Mã sát hại 40 năm sau đó ở Giê-ru-sa-lem. Một trong những con số trong Kinh thánh đại diện cho khoảng thời gian của một thế hệ là 40, đề cập đến khoảng thời gian lang thang trong hoang mạc, là nơi thế hệ rời khỏi Ai Cập đã chết vì sự vô tín của họ. Một số khác đã 70, trải dài từ thời của người ông cho đến thời của người cháu: “…từ thế hệ này sang thế hệ khác…” (Đa-ni-ên 4:3 và 34). Và một số khác là 100, Sáng Thế Ký 15:13,16: “…Đức Giê-hô-va phán với Áp-ram: “Con phải biết chắc rằng dòng dõi con sẽ làm kiều dân nơi đất khách, phải phục dịch cho dân bản xứ, và bị chúng áp bức trong bốn trăm năm… Đến thế hệ thứ tư, dòng dõi con sẽ trở lại đây, vì tội ác của dân A-mô-rít hiện chưa đến cực độ…”
Vào năm 70 sau Công nguyên, Titus và quân đoàn của ông đã san bằng thành phố Giê-ru-sa-lem và Đền thờ, giết hại 1.100.000 người Do Thái (theo Flavius Josephus, sử gia Do Thái thời đó) và đóng đinh hàng ngàn người từ Giê-ru-sa-lem đến bờ biển Địa Trung Hải, cho đến khi không còn ai đủ gỗ để làm thêm cây thập tự. Và vào năm 135 sau Công nguyên, Hoàng đế Hadrian đã kết thúc công việc này bằng cách dập tắt cuộc nổi dậy dưới quyền của Simon Bar Kokhba trong ba năm rưỡi, giết chết 600.000 người Do Thái khác cùng với những người chết vì đói, bệnh tật và hỏa hoạn, theo nhà sử học La Mã thời đó là Dio Cassius.
Đây có phải là những lúc mà máu của Ngài ‘đổ’ trên thế hệ đó, con cái của họ và thế hệ tiếp theo hay không? Những vụ thảm sát này đã xảy ra 40 và 100 năm sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh vào khoảng năm 30 sau Công nguyên. Như vậy, cuộc tàn sát khủng khiếp này đã làm ứng nghiệm lời tiên tri, nếu hiểu ‘chúng tôi và con cháu chúng tôi’ theo nghĩa đen và đầu tiên của chúng. Và tất cả sự đổ máu còn lại của người Do Thái qua nhiều thế kỷ không còn liên quan gì đến sự phán xét của Đức Chúa Trời, mà là những tội ác khủng khiếp của loài người, đang chờ đợi sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời.
Nhưng điều này dẫn đến một câu hỏi khác. Có phải người La Mã có nhiệm vụ đem sự phán xét của Đức Chúa Trời đến trên những người Do Thái này, họ và con cháu của họ không? Đó có phải là sự phán xét của Đức Chúa Trời không? Chúa có phán xét theo cách như vậy không? Bởi vì ngay cả khi câu này được hiểu là đám đông nhỏ NGƯỜI DO THÁI với một số người lãnh đạo của họ ở Giê-ru-sa-lem đang chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Jesus, thì trong số họ chắc chắn cũng có hàng ngàn CƠ ĐỐC NHÂN NGƯỜI DO THÁI! Chắc chắn là như vậy, 40 năm sau quân đoàn La Mã đã chiếm đóng và phá hủy Giê-ru-sa-lem, đền thờ và sát hại dã man thế hệ đó và con cháu của họ. Nhưng liệu Đức Chúa Trời có bao gồm cả những Cơ đốc nhân Do Thái trong một cuộc ‘phán xét’ như vậy không? Thắc mắc về việc liệu có phải tất cả những Do Thái là Cơ Đốc nhân đã chạy trốn đến Pella trước Cuộc vây hãm thành Giê-ru-sa-lem hay không vẫn là một vấn đề được các nhà sử học tranh luận sôi nổi. Một số người cho rằng không có ‘chuyến bay’ nào như vậy cả! Vì vậy, trong số rất nhiều nạn nhân bởi sự tàn bạo của quân đoàn La Mã, có thể có nhiều Cơ đốc nhân Do Thái – và cả một số Cơ đốc nhân thuộc dân ngoại.
Và cũng xin lưu tâm đến những người Do Thái ở Giê-ru-sa-lem, những người thậm chí không tham gia vào đám đông đang la lối và hò hét trước Bôn-xơ Phi-lát yêu cầu ông ta đóng đinh Chúa Jesus. Họ có xứng đáng với sự phán xét của Đức Chúa Trời không? Như vậy, đây là một lý do khác để đặt câu hỏi: “Sự hủy diệt cư dân Giê-ru-sa-lem vào năm 70 SCN có thực sự là một sự phán xét của Đức Chúa Trời hay không”? Rất nhiều máu vô tội của người Do Thái đã đổ ra khắp nơi kể từ thời điểm đó, ở các vùng đất Cơ đốc giáo ở châu Âu, thế giới Hồi giáo và những nơi khác. Tất cả máu vô tội này hiện đang chờ đợi sự báo trả của Đức Chúa Trời trong Sự phán xét cuối cùng.
Hay là TẤT CẢ dòng máu vô tội, của người Do Thái và không phải người Do Thái, trong 2000 năm qua và hơn thế nữa vẫn đang kêu thấu trời, và tất cả đang chờ đợi sự phán xét của Đức Chúa Trời vào ngày cuối cùng? Máu vô tội giống như máu của Xa-cha-ri, con trai Ba-ra-chi – Ma-thi-ơ 23:35: “để cho máu của tất cả những người công chính đã chảy ra trên đất đều đổ trên các ngươi, từ máu vô tội của A-bên cho đến máu của Xa-cha-ri con trai Ba-ra-chi, người mà các ngươi đã giết ở giữa khoảng Nơi Thánh và bàn thờ…” Có sự khác biệt nào giữa ‘máu vô tội/ công chính’, từ trước và sau Đấng Christ không? Liệu sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với máu vô tội của ‘Xa-cha-ri, con trai Ba-ra-chi’, do một số người Do Thái làm đổ ra từ nhiều thế kỷ trước Chúa Jesus Christ, có đến cùng với sự tàn phá khủng khiếp Giê-ru-sa-lem vào năm 70 sau Công nguyên không? Đức Chúa Trời có phán xét đặc biệt dành cho người Do Thái trong trường hợp ‘máu đổ’ không? Hay tất cả máu vô tội trên đất từ các thế kỷ lịch sử nhân loại, người Do Thái và không phải Do Thái vô tội đã đổ máu bao gồm cả máu của ‘Xa-cha-ri, con trai của Ba-ra-chi’, đang chờ đợi sự báo trả vào một ngày kia của Đức Chúa Trời Toàn năng trong ngày cuối cùng, khi mà cơn thịnh nộ của Ngài đổ xuống? Máu của A-bên, mà Chúa Jesus nói, đã đổ ra rất lâu trước khi dân Do Thái xuất hiện, thậm chí trước cả Áp-ra-ham, thậm chí trước cả trận Đại hồng thủy!
Và ai là người sẽ ‘báo trả’? Ai sẽ thực thi sự phán xét? Con người hay Chúa Trời? Người Rô-ma có thể thực thi sự phán xét của Đức Chúa Trời trên Y-sơ-ra-ên không? Con người có thể thi hành sự phán xét của Đức Chúa Trời không? Phao-lô nói trong Rô-ma 12:19: “…Thưa anh em yêu dấu, đừng tự tay mình báo thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có lời Chúa phán: “Sự trả thù thuộc về Ta, Ta sẽ báo ứng…” Một ngày kia, Chúa sẽ ‘báo trả’ những việc làm sai trái của con người và tất cả những việc làm đổ máu vô tội, bao gồm cả máu của các vị tử đạo Cơ đốc. Khải Huyền 6:9-11: “…Khi Chiên Con mở ấn thứ năm, tôi thấy dưới bàn thờ có linh hồn của những người đã bị giết vì lời Đức Chúa Trời và vì lời làm chứng của họ. Họ kêu lớn tiếng rằng: “Lạy Chúa là Đấng thánh và chân thật, còn bao lâu nữa Chúa mới xét đoán, và vì máu chúng tôi mà báo thù những kẻ ở trên đất?” Mỗi người trong số họ được ban cho một áo dài trắng, và được bảo phải an nghỉ ít lâu nữa, cho đến lúc đủ số những bạn đồng lao và anh em của họ phải bị giết như họ…”
Một ngày kia, Chúa sẽ ngồi trên ngai phán xét để báo trả cho tất cả máu vô tội đã đổ ra trên đất này: bao gồm máu vô tội của tất cả các nạn nhân do bạo lực, chẳng hạn như hàng triệu người bị sát hại trong bụng mẹ bởi những kẻ phá thai, nạn nhân bởi sự hãm hiếp và loạn luân, và những người bị bóc lột, nô lệ. Sự phán xét sẽ đổ lên đầu những kẻ tra tấn, kẻ giết người, kẻ độc tài và kẻ bóc lột. Bất kể họ là người La Mã, người Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Tây Ban Nha, Anh, Ả Rập, Palestine, Do Thái, hay thuộc bất kỳ chủng tộc, văn hóa, tôn giáo hay triết học nào. Giăng nói trong Khải Huyền 21:8: “…Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng ghê tởm, kẻ giết người, kẻ gian dâm, kẻ hành nghề ma thuật, kẻ thờ thần tượng, và tất cả những kẻ nói dối, thì phần của chúng là hồ lửa lưu huỳnh đang bừng cháy. Đó là sự chết thứ hai…” Và Phao-lô nói trong Ga-la-ti 5:19-21: “…Công việc của xác thịt thật rõ ràng, đó là: Gian dâm, ô uế, buông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, gây gổ, ghen ghét, giận dữ, ích kỷ, bất bình, phe đảng, ganh tị, say sưa, chè chén, và những việc tương tự khác. Tôi cảnh cáo anh em, như tôi đã từng cảnh cáo: Những ai làm các việc như thế sẽ không được hưởng vương quốc Đức Chúa Trời…”
Kết luận ở đây là tất cả tội lỗi của con người, người Do Thái hay không Do Thái, đều phải chờ đợi sự phán xét của Đức Chúa Trời vào ngày cuối cùng. Chúa mới là Đấng phán xét, và loài người không bao giờ có thể thi hành sự phán xét của Đức Chúa Trời. Tất cả đều chờ phán quyết cuối cùng vào thời điểm cuối cùng. Cho đến thời điểm đó, chỉ có một Đấng đã bị trừng phạt và cảm nhận được sự phán xét của Đức Chúa Trời thay cho tất cả chúng ta, đó là Chúa Jesus. Bất cứ ai đặt đức tin nơi Ngài sẽ không bị Đức Chúa Trời phán xét, như Kinh Thánh nói. Vì vậy, có lẽ việc người La Mã tàn phá Giê-ru-sa-lem và vùng đất Y-sơ-ra-ên vào năm 70 và 135 sau Công nguyên không phải là sự phán xét của Đức Chúa Trời, mà là tội ác của người La Mã, những kẻ sẽ phải chịu trách nhiệm về tội ác đó trong sự phán xét của Đức Chúa Trời trong ngày cuối cùng.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Từ ‘Hội thánh’ trong Tân Ước
Theo cách tương tự, HỘI THÁNH có nghĩa là HỘI THÁNH! Người Hy Lạp thường sử dụng từ ‘ekklesia’, có nghĩa là ‘được gọi ra’ hoặc ‘hội họp’. Chẳng hạn, từ này được dùng để chỉ sự tụ họp của các công dân ở Ê-phê-sô trong Công vụ 19:32,39 và 41: “…Trong khi ấy, đám đông thật là hỗn loạn: người thì kêu lên thể nầy, kẻ thì la lên thể khác, vì đa số đều không biết tại sao mình tụ họp ở đây… Còn nếu đồng bào yêu cầu việc gì nữa thì sẽ được giải quyết tại hội đồng hợp pháp… Nói xong, ông giải tán đám đông…”
Hội Thánh là một hội đoàn, một cộng đồng những người nơi Chúa Jesus được kêu gọi, bao gồm những tín hữu Do Thái và những tín hữu dân Ngoại. Ê-phê-sô 1:22-23 và 2:11-22 nói: “…Ngài đã đặt vạn vật dưới chân Đấng Christ và lập Đấng Christ làm đầu mọi sự vì Hội Thánh. Hội Thánh là thân thể Ngài, là sự đầy dẫy của Đấng làm viên mãn mọi sự trong mọi loài… Vậy hãy nhớ lại rằng trước kia anh em là dân ngoại theo phần xác, bị những kẻ tự xưng là người được cắt bì trong thân xác, bởi tay con người, gọi anh em là kẻ không cắt bì. Cũng hãy nhớ lúc ấy, ở trần gian nầy, anh em không có Đấng Christ, không có quyền công dân Y-sơ-ra-ên, xa lạ đối với giao ước của lời hứa, không có hi vọng, không có Đức Chúa Trời. Nhưng trong Đấng Christ Jêsus, anh em là người trước kia xa cách, bây giờ đã được gần gũi nhờ huyết của Đấng Christ. Vì Ngài là sự bình an của chúng ta, Ngài đã kết hợp cả hai nhóm thành một, phá đổ bức tường ngăn cách vốn gây thù địch. Qua thân xác mình, Ngài đã hủy bỏ luật pháp với các điều răn và quy tắc, để từ hai nhóm, Ngài tạo dựng thành một nhân loại mới trong chính Ngài, như vậy sự bình an được thực hiện; và qua thập tự giá, Ngài hòa giải cả hai cho Đức Chúa Trời trong một thân thể; bằng cách đó, sự thù địch bị tiêu diệt. Vậy, Ngài đã đến rao giảng bình an cho anh em là những người ở xa, và bình an cho những người ở gần. Vì nhờ Ngài mà cả hai nhóm chúng ta đều có thể đến với Đức Chúa Cha trong một Thánh Linh. Như vậy, anh em không còn là người xa lạ hoặc là người tạm trú nữa, nhưng là người đồng hương với các thánh đồ và là thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời; anh em được xây dựng trên nền của các sứ đồ và các nhà tiên tri mà chính Đấng Christ Jêsus là đá góc nhà. Trong Ngài, cả ngôi nhà được kết hợp với nhau và trở thành một đền thờ thánh trong Chúa. Trong Ngài, anh em cũng được xây dựng chung vào nhà đó, để trở nên nơi ngự của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh…”
Đây không phải là sự mô tả về một ‘tổ chức nhà thờ’, một giáo phái có cấu trúc hoặc một tổ chức tương tự. ‘Tổ chức này’ nằm trong tất cả các ‘tổ chức nhà thờ’ và thậm chí là vượt ra bên ngoài!
Cha tôi thường nói về hội thánh ‘hữu hình’ và hội thánh ‘vô hình’. Hội thánh hữu hình là những gì chúng ta đã tạo nên với nhiều hoặc sự chia cắt, giáo phái, phân tách và hệ thống của nó. Ông nói rằng Hội thánh vô hình nằm trong tất cả Hội thánh và giáo phái. Và rồi ông nói: “Đừng cố gắng thiết lập ‘Hội thánh chân chính, hoàn hảo’ trên đất này. Hãy đơn giản là một chứng nhân trong Hội thánh nơi con thuộc về, hãy công bố lẽ thật của Kinh thánh! Nếu con cố gắng đi tách ‘Hội thánh chân chính’ ra khỏi ‘hội thánh bội đạo’, thì con sẽ phải lặp lại lịch sử Hội thánh trong vòng một vài thế hệ!” Đôi khi cha tôi so sánh điều này với dụ ngôn của Chúa Jesus trong Ma-thi-ơ 13:24-30: “…Đức Chúa Jêsus phán với họ một ẩn dụ khác: “Vương quốc thiên đàng ví như một người gieo giống tốt trong đồng ruộng mình. Nhưng lúc mọi người đang ngủ thì kẻ thù của người ấy đến, gieo cỏ lùng vào giữa lúa rồi đi. Khi lúa mọc lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng xuất hiện. Các đầy tớ của chủ nhà đến trình rằng: ‘Thưa chủ, chẳng phải chủ đã gieo giống tốt trong đồng ruộng của chủ sao? Vậy, cỏ lùng do đâu mà có?’ Chủ đáp: ‘Một kẻ thù đã làm điều ấy.’ Các đầy tớ thưa rằng: ‘Vậy chủ có muốn chúng tôi nhổ cỏ đó không?’ Chủ đáp: ‘Không nên, e khi nhổ cỏ lùng, các ngươi nhổ lầm cả lúa chăng. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt; khi vào vụ gặt, ta sẽ dặn thợ gặt thu gom cỏ lùng trước, bó lại từng bó rồi đốt đi; còn lúa thì thu trữ vào kho của ta…’”
Với ‘Y-sơ-ra-ên’, ‘Hội Thánh vô hình’ này bao gồm một số người Do Thái được mặc khải về Chúa Jesus cùng với nhiều người dân ngoại, những người chia sẻ sự mầu nhiệm được Đức Chúa Trời ‘lựa chọn’, một ‘dân được tuyển chọn’. Phao-lô giải thích sự mầu nhiệm kín giấu của ‘sự lựa chọn’ trong Rô-ma chương 9. Đó là sự lựa chọn tối thượng của Đức Chúa Trời, và vượt ra khỏi ‘sự tính toán’ của chúng ta. Ông gọi những người Do Thái tin vào Chúa Jesus là một “phần còn sót lại được lựa chọn”, một “phần còn sót lại được lựa chọn bởi ân điển”, Rô-ma 11:5-6: “…Ngày nay cũng vậy, có một phần còn sót lại được lựa chọn bởi ân điển. Nhưng nếu bởi ân điển thì không cần đến việc làm nữa; nếu không, ân điển không còn là ân điển…”
Nhưng cũng có một ‘phần còn sót lại của Y-sơ-ra-ên’ nữa. Đây là những người Do Thái gắn chặt với đức tin của tổ phụ họ ngay cả khi phải chịu những cám dỗ của thế gian hoặc những sự bắt bớ khốc liệt. Họ đã không cúi đầu trước Ba-anh. Rô-ma 11:4 và I Các Vua 19:18 nói: “…Nhưng Đức Chúa Trời đáp lại ông thế nào? “Ta đã để dành cho Ta bảy nghìn người nam chẳng hề quỳ gối trước thần Ba-anh.”… “Nhưng trong Y-sơ-ra-ên, Ta đã để dành cho Ta bảy nghìn người chẳng hề quỳ gối trước thần Ba-anh, và môi họ chưa hôn nó…”
Như vậy, có người Y-sơ-ra-ên trung thành và cũng có người Y-sơ-ra-ên bất trung, và một loại thứ ba: ‘người Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời’, một phần nhỏ những người Do Thái tin vào Chúa Jesus, nhưng đừng bao giờ gọi nhầm Y-sơ-ra-ên là Hội Thánh, hoặc Hội Thánh Y-sơ-ra-ên.
Tất cả các Giao ước đều đã được lập với Y-sơ-ra-ên, bao gồm cả Giao ước Mới. Và mặc dù có sự ‘cứng lòng của một phần’ dân Y-sơ-ra-ên theo Rô-ma 11:25, nhưng Hội Thánh cũng không ‘thay thế’ cho Y-sơ-ra-ên được.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Từ ‘Y-sơ-ra-ên’ Trong Tân Ước
Điều này cũng đúng với từ ‘Y-sơ-ra-ên’ trong Tân Ước. Có khoảng 79 lần ‘Y-sơ-ra-ên’ được nhắc đến trong Tân Ước. Trong 9 trường hợp, những từ này là trong các trích dẫn từ Cựu Ước, và chỉ đơn giản mang ý nghĩa mà từ ‘Y-sơ-ra-ên’ vốn có.
Và 68 lần còn lại từ ‘Y-sơ-ra-ên’ được sử dụng theo nghĩa như trong Cựu Ước. Có hai câu mà ‘Y-sơ-ra-ên’ được dùng với nghĩa hạn chế hơn, giống như ba lần xuất hiện của từ ‘Do Thái’ mà chúng ta vừa đề cập. Đó là Rô-ma 9:6-9 và Ga-la-ti 6:15-16. Rô-ma 9:6-9 nói: “…Vì không phải tất cả những ai ra từ Y-sơ-ra-ên đều là người Y-sơ-ra-ên. Cũng không phải tất cả những ai thuộc dòng dõi Áp-ra-ham đều là con cái của ông. Trái lại, như có chép: “Bởi Y-sác, con sẽ có một dòng dõi được gọi theo tên con, nghĩa là chẳng phải con cái theo phần xác là con cái Đức Chúa Trời, nhưng con cái của lời hứa mới được kể là dòng dõi thật. Vì lời nầy chính là lời hứa: “Khoảng thời gian nầy Ta sẽ trở lại, và Sa-ra sẽ có một con trai…” Như vậy, một lần nữa Phao-lô nói (như các nhà tiên tri của Cựu ước vẫn luôn nói!) rằng nếu một người chỉ là con cái của Áp-ra-ham về mặt thể chất, sinh học thì vẫn chưa đủ, nhưng người đó cũng phải chứng tỏ cùng một đức tin đặc trưng như Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Như vậy, ở đây Phao-lô KHÔNG MỞ RỘNG ý nghĩa của từ ‘Y-sơ-ra-ên’ cho tất cả những ai đặt đức tin nơi Chúa Jesus là Đấng Mê-si, bất kể nguồn gốc lai lịch của họ, nhưng ông GIỚI HẠN nó – giống như cách ông đã làm với từ ‘Người Do Thái’.
Ga-la-ti 6:15-16 nói: “Vì điều quan trọng không phải là cắt bì hay không cắt bì, mà là trở nên người mới. Cầu xin sự bình an và sự thương xót giáng trên tất cả những ai noi theo nguyên tắc nầy, và trên cả (KJV: và) dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời nữa!… ”
Trước hết, bản dịch NIV (tiếng Anh) đã thay đổi ‘và’ thành ‘cả’. Tại sao? Chỗ này trong tiếng Hy Lạp là ‘kai’ chỉ đơn giản có nghĩa là ‘và’, một trong những từ phổ biến nhất trong ngôn ngữ của con người chúng ta. Tại sao lại thay đổi thành ‘cả’ thay vì ‘và’? Dường như đây là trường hợp mà bản dịch NIV (mà cá nhân tôi rất thích, vì đây là bản dịch rất hay, giống như KJV) cố gắng đưa ra đề xuất rằng “tất cả các tín đồ chân chính đều là ‘người Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời’”. Ở đây chúng ta có một ví dụ điển hình về cách ‘Y-sơ-ra-ên mới hoặc thuộc linh’ này đã thâm nhập vào suy nghĩ của Giáo hội trong suốt các thời đại, và được tìm thấy ngay cả trong bản dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh.
Theo cách tương tự, người ta có thể đọc các tiêu đề trong bản dịch KJV, không có trong nguyên ngữ tiếng Do Thái! Ê-sai chương 43 có tiêu đề (trong tiếng Anh) là ‘Đức Chúa Trời an ủi HỘI THÁNH bằng những lời hứa của Ngài’, trong khi chương này nói về Y-sơ-ra-ên! Hoặc Ê-sai 44, trong đó có tiêu đề là: HỘI THÁNH được an ủi, trong khi chương này nói về Y-sơ-ra-ên!
Phao-lô nói về điều gì ở đây trong Ga-la-ti 6? Ông đang nói về hai loại người đã tin vào Chúa Jesus. Một là những người Do Thái đã tin nhận Chúa Jesus, mà ngày thường được gọi là những người Do Thái tin Chúa. Hai là những người ngoại tin nhận Chúa Jesus, nhưng dĩ nhiên không sống theo truyền thống của người Do Thái. Họ có lẽ là hầu như không biết gì về người Do Thái hay đạo Do Thái. Nhưng dĩ nhiên những ‘người Do Thái tin Chúa’ thì biết rõ và Phao-lô gọi những người Do Thái đã trở thành tín đồ của Chúa Jesus là ‘dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời’. Cả người Do Thái và dân ngoại đều trở thành một tạo vật mới bởi sự biến đổi siêu nhiên đã diễn ra trong lòng họ. Một người có thể được coi là một người mới trong Đấng Christ, nhưng xuất thân về mặt tự nhiên của họ là người Do Thái hay người ngoại là khác nhau. Phao-lô gọi những người Do Thái này trở thành những người tin Chúa Jesus không chỉ là ‘dân Y-sơ-ra-ên’, mà là ‘dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời’.
Trong Rô-ma chương 11, Hội thánh và Y-sơ-ra-ên là hai phạm trù khác biệt. Rô-ma 11:7 nói về điều này: “…Vậy thì sao? Dân Y-sơ-ra-ên đã không đạt được điều mình tìm kiếm. Những người được chọn thì đã đạt được, nhưng số còn lại thì trở nên cứng lòng…” Dân Y-sơ-ra-ên ở đây là những người Do Thái không tin Chúa Jesus. Trong các câu 11-14, Phao-lô duy trì sự phân biệt giữa người Do Thái và dân ngoại, và cho thấy sự tương phản giữa những người Y-sơ-ra-ên khước từ Chúa Jesus và những người ngoại đã chấp nhận Ngài. Nhưng ông không hề gọi những người ngoại này là ‘dân Y-sơ-ra-ên’! Trong câu 25, ông bày tỏ hy vọng của mình đối với phần dân Y-sơ-ra-ên ‘cứng lòng’. Đó là sau khi “…số dân ngoại gia nhập đầy đủ…” thì họ cũng sẽ được cứu. Sau đó, ông nói trong câu 26: “…Như vậy cả dân Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu…” Trong cuốn sách tuyệt vời ‘Những vận mệnh tiên tri’ của mình, Derek Prince kết luận rằng: “Nếu Y-SƠ-RA-ÊN là một từ đồng nghĩa với HỘI THÁNH, với HỘI THÁNH được định nghĩa là những người được cứu, thì tuyên bố trong câu 26 sẽ thật là vô lý. Nếu như vậy thì Phao-lô sẽ đang nói là những người được cứu sẽ được cứu. Do đó phải bác bỏ cách giải thích như vậy.” Y-SƠ-RA-ÊN là Y-SƠ-RA-ÊN thôi!
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Shalom các bạn cầu nguyện thân mến,
Mục sư Willem Glashouwer đã nói, “Cơ Đốc Nhân Vì Israel không phải là một phong trào thân Israel vì nó là một phong trào ‘trở lại với Kinh thánh’.” Thật là một sự khắc họa đậm nét và sâu sắc công việc của chúng tôi. Bất cứ ai có vấn đề với những gì chúng ta làm cho dân sự của Đức Chúa Trời không nên khó chịu với chúng tôi nhưng nên đọc lại Kinh Thánh. Như Kevin Loo, một mục sư đến từ Kuala Lumpur, đã nói: “Ý Chúa được tìm thấy trong Lời Chúa”.
Lịch cầu nguyện này, bắt đầu từ tháng 12 và sau Năm Mới tiếp tục với tháng 1, cũng là một nhiệm vụ để tra cứu và đọc các bản văn Kinh thánh được tham khảo hoặc dành thời gian để đọc thêm một số lời tiên tri về sự trở lại của Israel đối với vùng đất và mục đích của họ. Sẽ không khó để tìm thấy chúng, bởi vì Kinh Thánh đã nói về điều này hơn 700 lần. Những đoạn văn này đã được tiên tri bởi những người rất khác nhau trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau.
Đó là lý do tại sao chúng tôi với tư cách là tổ chức Cơ Đốc Nhân Vì Israel rất hào hứng và biết ơn chiến dịch “Đưa người Do Thái về nhà” của chúng tôi. Chúng tôi đã chứng minh sự thành tín về lời tiên tri của Đức Chúa Trời qua chức vụ này trong 25 năm! Kinh thánh Do Thái kết thúc với Sử Ký II. Thật đáng tiếc, chúng ta, những Cơ đốc nhân, đã thay đổi thứ tự của các sách Kinh thánh. Trong câu cuối cùng của Sử Ký II, chúng ta đọc, “Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, hãy trở lên Giê-ru-sa-lem; nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời của người ấy ở cùng người!” (2 Sử 36:23); một câu gốc thật tuyệt vời để mang theo với chúng ta vào năm mới.
Nguyện xin phước hạnh đủ đầy ở cùng với các bạn trong năm 2022
Đội ngũ Cầu nguyện Cơ Đốc Nhân Vì Israel
——————————***—————————–
Thứ Tư 1/12 Hanukkah
Trong ngày Hanukkah chúng ta cầu nguyện lời Chúa theo Thi-thiên 30. “Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi ôi! Tôi kêu cầu cùng Chúa, và Chúa chữa lành tôi.” (Thi-thiên 30:2). Hãy cảm ơn Chúa vì Ngài lắng nghe lời cầu nguyện của dân Israel Ngài và lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta không bao giờ kêu cầu Chúa một cách vô ích.
Thứ Năm 2/12
“Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã đem linh hồn tôi khỏi âm phủ, Gìn giữ mạng sống tôi, hầu tôi không xuống cái huyệt.” (Thi-thiên 30:3) Hãy cảm tạ Chúa rằng sau những sự kiện kinh hoàng của nạn diệt chủng Holocaust, Đức Chúa Trời đã ban cho dân Israel mảnh đất thuộc riêng họ và quốc gia này đã phục sinh từ trong sự chết.
Thứ Sáu 3/12
“Hỡi các thánh của Đức Giê-hô-va, hãy hát ngợi khen Ngài, Cảm tạ sự kỷ niệm thánh của Ngài. Vì sự giận Ngài chỉ trong một lúc, còn ơn của Ngài có trọn một đời: Sự khóc lóc đến trọ ban đêm, nhưng buổi sáng bèn có sự vui mừng.” (Thi-thiên 30:4-5) Thi-thiên đã đến với chúng ta qua người Israel, giống như phần còn lại của Tân Ước. Hãy cảm ơn Chúa về điều này và hãy cầu nguyện rằng chúng ta, với tư cách là Cơ đốc nhân sẽ không bao giờ quên điều đó.
Thứ Bảy 4/12
“Hỡi Đức Giê-hô-va, nhờ ơn Ngài núi tôi được lập vững bền; Ngài ẩn mặt đi, tôi bèn bối rối.” Thi-thiên 30:7) Hãy cầu nguyện cho tất cả người Do Thái cảm thấy họ đã bị Chúa bỏ rơi và không còn tin rằng Chúa hiện diện. Hãy cầu nguyện để họ có thể thấy lại rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời hằng sống và Ngài là Cha của họ.
Chúa Nhật 5/12
“Ngài đã đổi sự buồn rầu tôi ra sự khoái lạc, Mở áo tang tôi, và thắt lưng tôi bằng vui mừng;” (Thi-thiên 30:11) Hãy cảm ơn Chúa vì Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng có thể đem lại sự thay đổi lớn lao và đem hy vọng đến những tình cảnh tuyệt vọng. Chẳng có gì là không thể với Chúa.
Thứ Hai 6/12
“Hầu cho linh hồn tôi hát ngợi khen Chúa không nín lặng. Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi, tôi sẽ cảm tạ Chúa đến đời đời.” (Thi-thiên 30:12) Hãy cầu nguyện rằng thời kỳ sẽ đến khi người Do Thái và Cơ đốc nhân sẽ hiệp một ngợi khen Chúa cùng nhau trên trái đất mới.
Thứ Ba 7/12
Ở Đông Jerusalem, 30 người Hồi giáo đang làm việc cùng nhau như một phần của đội cứu hộ United Hatzalah và quân đội Israel. Họ huấn luyện cùng nhau để thực hiện các nhiệm vụ cứu hộ sau động đất hoặc các thảm họa khác. Cảm ơn Chúa vì sự hợp tác độc đáo này.
Thứ Tư 8/12
Mùa hè vừa qua, sáu tên khủng bố người Palestine đã trốn thoát khỏi một nhà tù có an ninh tối đa ở Israel. Sau đó, rõ ràng là người Ả-rập gốc Israel hầu như không cung cấp bất kỳ viện trợ nào cho cuộc chạy trốn. Trên thực tế, họ đã cung cấp lời khuyên cho cảnh sát Israel. Hãy cảm ơn Chúa vì đã có những người Ả-rập gốc Israel quan tâm đến sự an toàn của Israel và không bị cuốn theo tâm trạng ăn mừng của một số người Palestine sau khi vượt ngục.
Thứ Năm ngày 9/12
Người Israel thường xuyên bị tấn công bằng dao trên đường phố. Đôi khi cảnh sát có thể can thiệp và vô hiệu hóa những kẻ tấn công. Cảm ơn Chúa vì những lần tấn công bằng dao có thể được ngăn chặn và hãy cầu nguyện rằng các nhân viên cảnh sát trên đường phố sẽ cảnh giác và có thể ứng phó với các cuộc tấn công bằng dao một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ Sáu 10/12
Hãy cầu nguyện xin Chúa ban sự khôn ngoan cho chính phủ Israel để họ sẽ đi những bước đi đúng và đưa ra quyết định chuẩn vì họ vẫn đang tiếp tục chiến đấu với vi-rút corona.
Thứ Bảy 11/12
Thủ tướng Israel Bennett đã cho thấy rằng ông đang chống lại việc thành lập nhà nước Palestine. Yair Lapid, người sẽ kế vị Bennett sau một năm rưỡi kể từ bây giờ, có quan điểm sắc thái hơn. Hãy cầu nguyện xin sự khôn ngoan cho hai nhà lãnh đạo chính phủ Israel đưa ra các lựa chọn đúng và đi đúng vị trí.
Chủ Nhật 12/12
“Kẻ nầy nhờ cậy xe cộ, kẻ khác nhờ cậy ngựa, Nhưng chúng tôi nhờ cậy danh Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời chúng tôi.” (Thi-thiên 20:7) Hãy cầu nguyện rằng người Israel sẽ đặt niềm tin và hy vọng vào danh của Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta trên hết mọi điều khác khi nói đến an ninh của quốc gia.
Thứ Hai 13/12
Nội các Israel đã dành một số tiền lớn trong ngân sách quốc gia để hỗ trợ các dân tộc thiểu số như Ả Rập và Druze. Các quỹ này nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thiểu số và phần còn lại của dân số trong các lĩnh vực như giáo dục. Hãy cầu nguyện rằng những kế hoạch này sẽ dẫn đến những kết quả tích cực.
Thứ Ba 14/12
Theo một nghiên cứu gần đây, trẻ em trong 17% gia đình Israel không có đủ thức ăn để sống qua ngày mà không bị đói. Hãy cầu nguyện xin Chúa ban phước cho tất cả các tổ chức phân phối thực phẩm và cầu nguyện rằng các giải pháp lâu dài cho vấn đề sẽ được tìm ra.
Thứ Tư 15/12
Mộ của Joseph nằm gần thị trấn Ả Rập Nablus. Người Do Thái thường đến địa điểm này để cầu nguyện nhưng người Palestine làm mọi cách để ngăn chặn điều này. Hãy cầu nguyện để bạo lực gần mộ của Giô-sép chấm dứt và những du khách Do Thái sẽ được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công.
Thứ Năm 16/12
Thứ Năm, 16/12 Hậu quả của cuộc khủng hoảng corona khiến ngành hàng không Israel phải sa thải hàng loạt. Điều này có thể khiến toàn bộ ngành công nghiệp ở Israel sụp đổ. Cầu nguyện rằng điều này sẽ không xảy ra và Israel sẽ có thể đón một lượng lớn khách du lịch trở lại.
Thứ sáu 17/12
Gần đây, hàng chục người Israel theo hình thức Hebron đã ném đá vào nhà và ô tô tại một ngôi làng Ả Rập. Chúng ta thường nghe nói về các sự cố xảy ra theo chiều ngược lại nhưng điều này đôi khi cũng xảy ra. Hãy cầu nguyện để những vụ việc như vậy không còn diễn ra đôi bên.
Thứ Bảy ngày 18/12,
Số lượng người Do Thái theo Đấng Mê-si ở Israel đang gia tăng. Hãy cầu nguyện rằng họ sẽ là một phước hạnh cho xã hội Israel. Cảm ơn Chúa vì đức tin của họ vào Chúa Giê-xu với tư cách là Đấng Mê-si ngày càng được chấp nhận, vì họ cũng hoàn toàn là một phần của cuộc sống ở Israel.
Chủ nhật 19/12
“Chúa đáp: ‘Đức Giê-hô-va đáp rằng: Chính mình ta sẽ đi cùng ngươi, và ta sẽ cho ngươi an nghỉ. Môi-se thưa rằng: Nếu chính mình Ngài chẳng đi, xin đừng đem chúng tôi lên khỏi đây.’”(Xuất Ê-díp-tô Ký 33:14-15) Môi-se cầu xin Đức Chúa Trời xin Ngài sẽ đi với dân Israel trên đường đến xứ Ca-na-an. Hãy tạ ơn Chúa vì lúc đó Ngài đã đi với dân Israel và cầu nguyện để dân Israel có thể kinh nghiệm được sự hiện diện liên tục của Đức Chúa Trời.
Thứ Hai 20/12
Cầu nguyện cho nhân viên y tế ở Israel. Do vi rút corona, nhiều người trong số họ đã bị kéo đến điểm bị vỡ bung và một phần của hệ thống chăm sóc sức khỏe vẫn đang quá tải. Hãy cầu nguyện rằng sẽ có nhiều phòng thở hơn cho nhân viên y tế và tất cả những người bệnh đều có thể được chăm sóc.
Thứ Ba 21/12
Tại các vùng lãnh thổ Ả Rập của Israel, có nhiều hoạt động tội phạm và cảnh sát hầu như không được tôn trọng. Israel đã quyết định tích cực giải quyết vấn đề này, thông qua các biện pháp như biến việc sở hữu và mua bán vũ khí trên các lãnh thổ Ả Rập là bất hợp pháp. Hãy cầu nguyện rằng điều này sẽ có hiệu quả và các hoạt động tội phạm sẽ được giảm bớt.
Thứ Tư 22/12
Cơ quan an ninh quê hương của Israel Shin Bet có giám đốc mới, Ronen Bar. Hãy cầu nguyện xin sự khôn ngoan cho ông Ronen Bar để lãnh đạo tốt cơ quan an ninh này, đặt ra những ưu tiên đúng đắn và luôn đi trước kẻ thù một bước.
Thứ Năm 23/12
Trong vài tháng, việc người Do Thai cầu nguyện trên Núi Đền đã được làm ngơ. Tuy nhiên, hoạt động này đã kết thúc, có thể do áp lực của Mỹ và tình trạng bất ổn mà nó gây ra cho người Palestine. Hãy cầu nguyện rằng thời gian sẽ đến sớm khi người Do Thái có thể tự do cầu nguyện trên Núi Đền.
Thứ Sáu 24/12 Áp lễ Giáng sinh
“Có một chồi sẽ nứt lên từ gốc Y-sai, một nhánh từ rễ nó sẽ ra trái.” (Ê-sai 11:1) Đức Chúa Trời đã hứa với dân Ngài rằng Đấng Mê-si sẽ được sinh ra trong gia đình Đa-vít. Đây chính là điều đã xảy ra. Hãy cảm ơn Chúa về sự thành tín của Ngài với lời hứa của Ngài.
Thứ Bảy 25/12 Giáng sinh
“Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.” (Giăng 1:14) Hãy cảm ơn Chúa vì Chúa Giê-xu đã đến thế giới này và Ngài đã ở giữa dân Ngài.
Chủ nhật 26/12
Hãy cầu nguyện xin Chúa ban mưa nhiều rơi trên Israel vào mùa đông này, để nguồn nước dự trữ sẽ được bổ sung và Biển Galilea được ngập đầy hoàn toàn.
Thứ Hai 27/12
Hãy cầu nguyện cho những người lính cô đơn trong quân đội Israel. Một số binh sĩ đến Israel để phục vụ trong quân đội, nhưng cảm thấy vô cùng cô đơn khi không có gia đình. Hãy cầu nguyện rằng sẽ có những người sẵn sàng giúp đỡ họ và luôn ở bên cạnh họ.
Thứ Ba 28/12
Hãy cầu nguyện cho những người cựu Hồi giáo đã tin vào Chúa Giê-su và sống trên lãnh thổ Palestine. Những Cơ đốc nhân này gặp thời kỳ khó khăn và có thể sẽ bị sự khước từi và ngược đãi từ gia đình nếu họ phát hiện ra.
Thứ Tư 29/12
Khoảng một phần tư triệu người Bedouin sống ở Israel. Nhiều người Bedouin, đặc biệt là những người sống ở phía nam Israel, vẫn sống cuộc sống du mục. Chính phủ Israel muốn những người Bedouin này định cư để sống ở các thị trấn và thành phố. Bản thân những người Bedouin thường không muốn điều này nên dẫn đến căng thẳng. Hãy cầu xin Chúa ban sự khôn ngoan cho cả hai bên để giải quyết việc này.
Thứ Năm 30/12
Đã hơn một năm kể từ khi Hiệp ước Áp-ra-ham được thực hiện. Kể từ đó, các quốc gia liên quan đã giúp Israel thực hiện các giao dịch tương tự với các quốc gia Hồi giáo khác. Cảm ơn Chúa vì những phát triển này vì hòa bình của Israel.
Thứ Sáu ngày 31/12 Ngày cuối cùng của năm
“Ngươi không biết sao, không nghe sao? Đức Chúa Trời hằng sống, là Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các đầu cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt; sự khôn ngoan Ngài không thể dò.”. (Ê-sai 40:28) Khả năng và hành động của con người bị giới hạn, như chúng ta đã trải qua trong năm qua. Nhưng quyền năng và sự thông sang của Đức Chúa Trời không có giới hạn. Hãy tạ ơn rằng Đức Chúa Trời luôn y nguyên, Ngài là Alpha và Omega.
Cơ Đốc Nhân và Chủ Nghĩa Bài Do Thái
Trong suốt gần 2000 năm qua, Giáo hội chưa bao giờ coi Giê-ru-sa-lem là Thủ đô của Cơ đốc giáo. Thay vào đó, Rome trở thành trung tâm của Giáo hội phương Tây, Constantinople là trung tâm của phương Đông, Moscow là trung tâm của Chính thống giáo Nga, Canterbury là trung tâm của Giáo hội Anh, có lẽ Wittenberg là trung tâm của Luther và Geneva là trung tâm của Hội đồng Giáo hội Thế giới, nhưng KHÔNG phải Giê-ru-sa-lem, vì vai trò của nó được xem là đã kết thúc. Vùng Đất Thánh và Giê-ru-sa-lem đã bị chinh phục bởi cuộc thập tự chinh thời Trung cổ. Như vậy, việc thiết lập Đế chế Cơ đốc giáo 200 năm của họ ở vùng Đất Thánh là không hề có một lý do thần học nào cả. Họ chỉ muốn biến vùng Đất Thánh và Giê-ru-sa-lem trở nên có thể tiếp cận được cho những Cơ Đốc nhân hành hương từ châu Âu, đến thăm nơi gọi là ‘Vùng Đất Thánh’, là nơi những hội thánh được thiết lập trong những kỷ nguyên đầu của Cơ đốc giáo. Vì trong hàng trăm năm, Giáo hội đã dạy rằng vai trò của Y-sơ-ra-ên, người Do Thái, vùng Đất Hứa, thành phố Giê-ru-sa-lem đã kết thúc.
Từ lâu, Giáo hội đã dạy rằng chính họ đã thay thế Y-sơ-ra-ên với tư cách là những người được chọn của Chúa. ‘Vùng Đất Hứa’ trở thành ‘Thiên Đàng’ trong khi Giê-ru-sa-lem trở thành ‘Giê-ru-sa-lem trên trời’, và người Do Thái, những người được Chúa chọn trở thành ‘Giáo hội’. Y-sơ-ra-ên đánh mất vị trí đặc biệt đó bởi vì phần lớn người Do Thái đã nói ‘KHÔNG’ với Chúa Jesus. Người ta tuyên bố rằng Giáo hội đã thưa ‘VÂNG’ với Chúa Jesus, vì vậy bây giờ Giáo hội là những người được chọn của Đức Chúa Trời. Trong nhiều thế kỷ, đây là lập trường thần học của Giáo hội, và nó đã dẫn đến một bầu không khí ở các quốc gia và dân tộc áp dụng Cơ đốc giáo, trong đó hàng triệu người Do Thái có thể bị giết chết hết lần này đến lần khác. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn sự giảng dạy về người Do Thái, Y-sơ-ra-ên và Giáo hội trong Tân Ước. Cố tiến sĩ Derek Prince đã dạy chúng ta những điều tuyệt vời trong cuốn sách của ông: ‘Vận Mệnh Tiên Tri’ về những câu hỏi như: “Y-sơ-ra-ên Là Ai?” và “Giáo Hội Là Ai?”
Từ ‘Người Do Thái’ trong Tân Ước
Từ ‘Người Do Thái’ xuất hiện gần 200 lần trong Tân Ước. Và nó luôn có nghĩa là một thành viên của quốc gia Y-sơ-ra-ên, của chủng tộc Do Thái. Từ ‘Do Thái’ có nguồn gốc từ ‘Giu-đa’, một trong những bộ tộc của Y-sơ-ra-ên. Nó có nghĩa là ‘Khen Ngợi’ hoặc ‘Tạ Ơn’. Như vậy, từ ‘Người Do Thái’ có nghĩa là ‘người đang ca tụng Chúa’. Nơi duy nhất trong Tân Ước mà Phao-lô sử dụng từ ‘Do Thái’ theo nghĩa hơi hạn chế là trong Rô-ma 2:28-29: “…Vì một người chỉ bề ngoài là người Do Thái thì không phải là người Do Thái thật, còn sự cắt bì về mặt thể xác bên ngoài thì không phải là sự cắt bì thật. Nhưng một người bên trong là người Do Thái mới thực là người Do Thái; sự cắt bì thật phát xuất từ tấm lòng, bởi Thánh Linh, chứ không theo chữ nghĩa. Một người như vậy sẽ được khen ngợi, không phải từ loài người, mà từ Đức Chúa Trời…” Ở đây, Phao-lô đang dùng lối chơi chữ của từ ‘Do Thái’. Ông có ý muốn nói chỉ có vẻ bề ngoài là người Do Thái thôi là chưa đủ. Một người Do Thái thật phải có tình trạng bên trong của tấm lòng khiến người đó ca ngợi Đức Chúa Trời, và điều đó khiến họ được Chúa khen ngợi. ‘Cơ Đốc Nhân’ cũng tương tự như vậy thôi. Một người bề ngoài có thể là thành viên của một Giáo hội Cơ đốc, được báp-têm khi còn nhỏ, đã tuyên xưng đức tin và trải qua tất cả các nghi lễ của Giáo hội, nhưng nếu bạn không sống theo điều được mong đợi, hoặc thậm chí không có đức tin Cơ đốc cá nhân, bạn không phải là ‘Cơ Đốc Nhân’ theo đúng nghĩa của từ này. Có lẽ Giăng cũng đã sử dụng từ ‘Do Thái’ theo cùng một nghĩa đó trong Khải Huyền 2:9 và 3:9: “…những kẻ tự xưng là người Do Thái mà thật sự không phải…” Trong gần 200 lần từ ‘Người Do Thái’ được sử dụng trong Tân Ước đó, không hề có một gợi ý nào về sự một áp dụng mở rộng rằng ‘Người Do Thái’ là tất cả những người có mối liên hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời qua Chúa Jesus Christ. Cách sử dụng mở rộng này của từ ‘Người Do Thái’ đơn giản là không được tìm thấy trong Kinh Thánh.
NGƯỜI DO THÁI là NGƯỜI DO THÁI! Điều này là bởi vì bề ngoài người đó là dòng dõi thể chất của Áp-ra-ham, và hy vọng bề trong của họ cũng nhờ phép cắt bì của tấm lòng, nghĩa là đức tin và sự trung tín thực sự.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Phước Lành Cho Các Quốc Gia
Sự hiện diện của người Do Thái giữa các quốc gia trên thế giới trong 2000 năm qua là một phước lành cho các quốc gia này. Trước khi dân ngoại đến với Đấng Christ, họ thậm chí còn không có Đức Chúa Trời. Phao-lô nói trong Ê-phê-sô 2:11-12 “…Vậy hãy nhớ lại rằng trước kia anh em là dân ngoại theo phần xác, bị những kẻ tự xưng là người được cắt bì trong thân xác, bởi tay con người, gọi anh em là kẻ không cắt bì. Cũng hãy nhớ lúc ấy, ở trần gian nầy, anh em không có Đấng Christ, không có quyền công dân Y-sơ-ra-ên, xa lạ đối với giao ước của lời hứa, không có hi vọng, không có Đức Chúa Trời…”
Mặc dù người Do Thái chỉ chiếm ít hơn một phần trăm dân số thế giới, nhưng khoảng 20% - 25% tổng số người đoạt giải Nobel là người Do Thái. Những thành tựu của họ trong các lĩnh vực khác nhau về văn hóa nhân loại và khoa học tiếp tục trở thành một phước lành cho thế giới, và vai trò của họ là không thể nào phủ nhận. Một ngày kia, hòa bình sẽ tuôn chảy ra từ Giê-ru-sa-lem và sẽ bao trùm trái đất, các quốc gia sẽ không còn luyện tập cho chiến tranh nữa. Để chuẩn bị cho tương lai vinh quang đó, Chúa đang đưa dân tộc Do Thái của Ngài trở lại vùng Đất Hứa. Sự phục hồi quốc gia xảy ra trước, nhưng sau đó sẽ là sự phục hồi tâm linh. Ê-xê-chi-ên 36:24-28 nói: “…Ta sẽ thu lại các ngươi từ giữa các dân, nhóm các ngươi lại từ mọi nước và đem vào đất riêng của các ngươi. Ta sẽ rưới nước trong trên các ngươi và các ngươi sẽ trở nên sạch; Ta sẽ tẩy sạch hết mọi sự ô uế và mọi thần tượng của các ngươi. Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi và đặt Thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi xác thịt các ngươi và ban cho các ngươi lòng bằng thịt. Ta sẽ đặt Thần Ta trong các ngươi và khiến các ngươi noi theo luật lệ Ta, thì các ngươi sẽ giữ mệnh lệnh Ta và làm theo. Các ngươi sẽ ở trong đất mà Ta đã ban cho tổ phụ các ngươi; các ngươi sẽ làm dân Ta, và Ta sẽ làm Đức Chúa Trời các ngươi…”
Và Ê-sai 66:19-24 thêm vào đó, đúc kết những lời tiên tri của ông: “…Ta sẽ đặt một dấu hiệu giữa họ, và sai những người sống sót của họ đến các nước Ta-rê-si, Phun, Lút, là dân có tài bắn cung, đến Tu-banh và Gia-van, đến các hải đảo xa xôi, là nơi chưa nghe nói về Ta và chưa từng thấy vinh quang Ta. Họ sẽ loan báo vinh quang của Ta giữa các nước.” Đức Giê-hô-va phán: “Các dân ngoại sẽ đem tất cả anh em các ngươi về từ mọi nước. Chúng chở họ trên ngựa, xe, kiệu, la, lạc đà một gu mà đến núi thánh Ta là Giê-ru-sa-lem, để dâng họ như một lễ vật lên Đức Giê-hô-va; cũng như con dân Y-sơ-ra-ên đem lễ vật trong vật dụng thanh sạch vào đền thờ Đức Giê-hô-va vậy.” Đức Giê-hô-va phán: “Ta cũng sẽ chọn một số người trong họ làm thầy tế lễ và người Lê-vi.” “Vì như trời mới đất mới mà Ta sắp tạo dựng, sẽ tồn tại trước mặt Ta thể nào, thì dòng dõi và tên tuổi các ngươi cũng sẽ tồn tại thể ấy.” Đức Giê-hô-va phán vậy. Đức Giê-hô-va phán: “Từ ngày trăng mới nầy đến ngày trăng mới khác, từ ngày sa-bát nọ đến ngày sa-bát kia, mọi xác thịt sẽ đến thờ lạy trước mặt Ta. Họ sẽ đi ra và thấy xác của những kẻ phản loạn chống lại Ta; sâu bọ trong xác họ không bao giờ chết, lửa thiêu đốt họ không bao giờ tắt, và họ sẽ là vật ghê tởm cho mọi người…”
Như vậy, Chúa vẫn có những kế hoạch lớn lao cho dân tộc Do Thái, cho Y-sơ-ra-ên và cho Giê-ru-sa-lem. Có lẽ thế lực của bóng tối biết rõ điều này hơn nhiều nhà thần học, và chúng đang cố gắng bằng thủ đoạn để ngăn chặn kế hoạch của Chúa được thực hiện, vì chúng hiểu rằng chúng sẽ kết thúc nếu Chúa thành công. Vì lẽ đó, chúng ta cần phải hết sức thận trọng, ít nhất là trong cách chúng ta liên hệ với Y-sơ-ra-ên và những người Do Thái, cũng như trong những lời chỉ trích và thái độ của chúng ta. Họ là dân của Chúa sống trong Vùng Đất mà Chúa đã hứa và ban cho họ, vì khởi đầu của tiến trình cứu chuộc của Ngài dẫn đến các mục tiêu của Ngài với họ.
Và một ngày nào đó, Chúa Jesus sẽ ngồi trên ngai của tổ phụ Đa-vít, ngôi ngự ở Giê-ru-sa-lem trên đất, chứ không phải ở Giê-ru-sa-lem trên trời. Ngài sẽ cai trị với tư cách là Vua của các vua và Chúa của các chúa, và là Đấng Mê-si của Y-sơ-ra-ên, giữa Gia-cốp (12 chi phái của Y-sơ-ra-ên) – và Vương quốc của Ngài sẽ trường tồn mãi mãi. Sứ thần Gáp-ri-ên đã hứa với Ma-ri, người mẹ Do Thái của Ngài, Lu-ca 1:31-33 “…Thiên sứ tiếp: ‘Hỡi Ma-ri, đừng sợ vì cô đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, cô sẽ mang thai, sinh một con trai và đặt tên là JÊSUS. Con trai ấy sẽ được tôn trọng, được gọi là Con của Đấng Chí Cao. Chúa là Đức Chúa Trời sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít, tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp; vương quốc Ngài mãi mãi trường tồn’…”
Vì vậy, thực ra Y-sơ-ra-ên và Giê-ru-sa-lem chính là một dấu hiệu của hy vọng, hướng về sự hiện đến của Chúa. Thế giới này sẽ không kết thúc trong sự ô nhiễm hoàn toàn hoặc trong sự suy thoái hoàn toàn, cũng không phải trong sự hủy diệt bởi vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học hay hóa học. Nó đang tiến dần về phía Vương quốc và sự hiện đến của Vua của Vương quốc và sự đổi mới của vạn vật. Chúng ta vẫn chưa đến đó. Nhưng Chúa đang hành động trong lịch sử, và chúng ta đã vượt qua những cột mốc không thể quay lại. Bóng tối có thể ở phía trước chúng ta, nhưng một ngày kia Mặt Trời Công Chính sẽ chiếu sáng trong vinh quang của Ngài. Một ngày kia, mọi đầu gối sẽ quỳ xuống và mọi lưỡi sẽ xưng nhận Jesus Christ là Chúa.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Phần (Tiếp theo)
Chúa Jesus là Người Do Thái
Nhưng Ngài phải là người Do Thái, và là một phần của Giao ước Luật pháp này. Ngài đến không phải để bãi bỏ Luật pháp mà là để làm trọn Luật pháp (Ma-thi-ơ 5:17-20) – để tuân giữ theo một ý nghĩa hoàn hảo. Không có con người nào có thể làm một điều như vậy. Như một ví dụ, Chúa Jesus nói rằng hễ ai nhìn một người phụ nữ với sự ham muốn trong lòng thì đã trở thành kẻ ngoại tình, Ma-thi-ơ 5:27-28 “…Các con có nghe lời dạy: ‘Chớ phạm tội tà dâm.’ Nhưng Ta bảo cho các con biết: Hễ ai nhìn phụ nữ mà ham muốn thì trong lòng đã phạm tội tà dâm với người ấy rồi…” Phạm tội tà dâm không nhất thiết phải là một hành động. Chỉ nhìn với sự ham muốn thôi cũng đủ để trở thành kẻ vi phạm Điều Răn của Xuất Ê-díp-tô Ký 20:14, một trong Mười Điều Răn, và do đó bị Đức Chúa Trời nguyền rủa. Ga-la-ti 3:10 “…Còn những ai nhờ cậy vào công việc của luật pháp thì bị rủa sả; vì có lời chép: ‘Đáng rủa thay là kẻ không bền chí tuân giữ mọi điều đã chép trong sách luật pháp’…”
Chúa Jesus giữ Luật pháp thay cho chúng ta và sau đó chết thay cho chúng ta. Chỉ có duy nhất một người Do Thái có thể làm được điều đó, và người Do Thái đó đã làm. Đức Chúa Trời đã tạo nên Chúa Jesus trong lòng mẹ Ngài, vì vậy Ngài không có ‘nguyên tội’. Và trong suốt cuộc đời của Ngài, Ngài đã không phạm ‘kỷ tội’, nhưng hoàn toàn vâng phục Cha trên trời. Đức Chúa Trời thực sự đã chọn những người Do Thái để ban phước cho thế giới. Sự cứu rỗi đến từ người Do Thái, Giăng 4:22 “…Các ngươi thờ phượng Đấng các ngươi không biết, còn chúng ta thờ phượng Đấng chúng ta biết, vì sự cứu rỗi đến từ người Do Thái…”
Bây giờ tất cả điều này dẫn đến đâu trong mối quan hệ giữa chúng ta với Y-sơ-ra-ên và dân tộc Do Thái ngày nay? Chúa Jesus là một người Do Thái, và không thể là ai khác ngoài người Do Thái, nếu Ngài là Đấng Cứu Rỗi của thế giới.
Phao-lô là Người Do Thái
Sứ đồ Phao-lô là người Do Thái, để Phúc âm cho thế giới dân ngoại sẽ được sứ đồ Do Thái rao giảng cho dân ngoại. Phao-lô tóm tắt những đặc ân của người Do Thái trong Rô-ma 9:3-5: “…Vì tôi ước ao có thể chính mình bị nguyền rủa và dứt bỏ khỏi Đấng Christ thay cho anh em là đồng bào của tôi; tức là người Y-sơ-ra-ên, dân được hưởng [không phải đã từng mà là hiện nay vẫn vậy] danh phận con nuôi, vinh quang, lời giao ước [số nhiều, tất cả các Giao ước kể từ khi giao ước Áp-ra-ham được lập với Y-sơ-ra-ên, bao gồm Giao ước Mới, không một giao ước nào được thiết lập với Hội thánh – chỉ có Giao ước mới được mở ra trong ân điển của Đức Chúa Trời cho dân ngoại trong Công vụ 10], luật pháp, sự thờ phượng, và lời hứa [và tất cả những lời hứa mà Đức Chúa Trời đã hứa với dân Y-sơ-ra-ên sẽ được Ngài thực hiện cho và đối với dân Y-sơ-ra-ên]; là dân được sinh ra bởi các tổ phụ và từ dòng dõi nầy, về phần xác, đã sinh ra Đấng Christ, Đấng trên hết mọi sự, là Đức Chúa Trời đáng được chúc tụng đời đời. A-men…” Người Do Thái không phải là không có Đức Chúa Trời, nhưng họ chỉ có một điểm mù là không biết Chúa Jesus là ai.
Tình hình đó thậm chí sẽ thay đổi vào một ngày nào kia, khi ‘toàn thể Y-sơ-ra-ên’ sẽ nhận được sự mặc khải về Chúa Jesus bằng sự tuôn đổ đặc biệt của Đức Thánh Linh – Xa-cha-ri 12:10-14 “…Ta sẽ đổ thần ân điển và nài xin trên nhà Đa-vít và trên cư dân Giê-ru-sa-lem. Chúng sẽ nhìn xem Ta là Đấng chúng đã đâm, rồi chúng sẽ than khóc Ngài như người ta than khóc đứa con một, và sẽ thương tiếc Ngài như người ta thương tiếc con đầu lòng. Trong ngày ấy, sẽ có sự than khóc thảm thiết tại Giê-ru-sa-lem như sự than khóc Ha-đát Rim-môn trong đồng bằng Mê-ghi-đô. Đất nước nầy sẽ than khóc, mỗi gia tộc than khóc riêng biệt: gia tộc của nhà Đa-vít riêng, vợ con chúng cũng riêng; gia tộc của nhà Na-than riêng, vợ con chúng cũng riêng; gia tộc của nhà Lê-vi riêng, vợ con chúng cũng riêng; gia tộc Si-mê-i riêng, vợ con chúng cũng riêng; tất cả các gia tộc còn lại, mỗi gia tộc đều riêng, và vợ con chúng cũng riêng ra như thế…”
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế