Lẽ Thật Tiên Tri Vô Thức (Tiếp theo)
Thậm chí có thể có một cách giải thích khác cho câu nói của đám đông la hét này. Có thể nào tiếng kêu của đám đông ở Giê-ru-sa-lem này là một lẽ thật tiên tri vô thức và không chủ ý được thốt ra? Đó là trường hợp của những lời của thầy tế lễ thượng phẩm Cai-phe trong Giăng 11:49: “…Nhưng một người trong số họ là Cai-phe, thầy tế lễ thượng phẩm trong năm ấy, nói với họ: “Các ông chẳng biết gì cả! Các ông không hiểu rằng, thà để một người chết thay cho dân, còn hơn cả dân tộc phải bị hủy diệt…” “Cai-phe không hiểu đầy đủ hàm ý của những gì ông ấy đang nói, và chắc chắn là ông ấy không có ý nói những lời đó theo nghĩa tiên tri như cách hiểu của Giăng.
Cai-phe không có ý như vậy, nhưng ông đã nói như vậy! Và sự thật là Chúa Jesus, “một người”, đã chết để cứu chuộc nhiều người và cứu họ. Một người đã chết thay cho cả dân tộc hoặc trong trường hợp này là toàn thể nhân loại. Đức Chúa Trời, bởi ân điển của Ngài, đã tìm ra và thực hiện giải pháp đáng kinh ngạc cho vấn đề tội lỗi của con người. Và Chúa Con đã hết lòng cộng tác với các mục đích yêu thương của Cha nhân từ, và sẵn lòng trở nên Chiên Con không chỗ trách được bị giết vì tội lỗi của thế gian. Giăng nhận xét về lời tuyên bố của Cai-phe trong Giăng 11:51-52: “…Ông ta không tự nói điều đó, nhưng vì là thầy tế lễ thượng phẩm trong năm ấy, nên ông ta nói tiên tri về Đức Chúa Jêsus sẽ vì dân chịu chết, không phải chỉ vì dân tộc nầy mà thôi, nhưng cũng để quy tụ những con cái của Đức Chúa Trời bị tan lạc lại làm một…” Liệu tiếng kêu “…Xin huyết của nó đổ trên chúng tôi và con cháu chúng tôi!…” có giống như một lời nói vô tình được thốt ra, nhưng vẫn là một lẽ thật thuộc linh và tiên tri sâu sắc? Huyết của Chúa Jesus phải đổ trên chúng ta để tẩy sạch chúng ta khỏi mọi tội lỗi. Huyết của Chúa Jesus cũng phải đổ trên dân Y-sơ-ra-ên để tẩy sạch tội lỗi của họ.
Vì vậy, tiếng kêu của họ không phải là lời khẩn nguyện thành thực của tội nhân – nhưng họ đã vô tình nói ra một lẽ thật sâu xa. Điều này dẫn đến điểm cuối cùng, mà theo quan điểm của tôi, ấy chính là điểm mấu chốt của vấn đề.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Quốc Tế
‘Tôi Quyết Định Làm Điều Đó’: Cụ Bà 86 Tuổi Đối Mặt Với Nỗi Sợ Nước Của Mình, Cuối Cùng Đã Được Làm Báp-têm Tại Nhà Thờ
Một cụ bà 86 tuổi ở bang Virginia đã vượt qua nỗi sợ nước để có thể được làm báp-têm tại nhà thờ, sự kiện này cho những người khác thấy rằng không bao giờ là quá muộn để theo Chúa một cách hết lòng.
Bà Joy Stamey, một thành viên của Hội-thánh Liberty Live ở Hampton, trở thành Cơ-đốc nhân từ khi còn trẻ nhưng ý nghĩ được báp-têm bằng cách trầm mình trong nước đã tạo ra quá nhiều lo lắng đối với bà – mãi cho đến gần đây.
Theo tờ Baptist Press, Mục-sư Zac Ethridge của Liberty Live đã đảm bảo với ‘cụ Joy’ rằng Hội-thánh sẽ làm bất cứ điều gì có thể để đảm bảo rằng cụ cảm thấy an toàn trong quá trình trầm mình xuống nước.
“Cả đời tôi đã luôn sợ phải làm báp-têm, vì vậy tôi đã bỏ qua việc đó và nói rằng tôi sẽ vẫn tin Chúa mà không cần báp-têm. Nhưng khi đã ở tuổi này, tôi phải suy nghĩ rất nhiều và tôi quyết định làm điều đó,” Bà Stamey giải thích. “Tôi nghĩ các con tôi sẽ tự hào về tôi và tôi biết cuối cùng tôi phải được làm báp-têm, và hiện tại tôi rất vui vì điều đó. Tôi cảm thấy thực sự rất tốt sau đó.”
Etheridge đã nói chuyện với các thành viên trong gia đình của bà Stamey, những người này lo lắng vì bà cụ phải ngồi xe lăn, và một kế hoạch đã được đưa ra để thực hiện việc đưa cụ xuống nước một cách cẩn thận.
Tờ Baptist Press tường thuật rằng mục sư của Hội-thánh đã so sánh vấn đề này với câu chuyện trong Kinh Thánh về một nhóm người đã dỡ một lỗ trống trên mái nhà rồi dòng người bạn bị đau bại của mình xuống trước mặt Chúa Giê-xu.
Ethridge nói, “Nếu chúng tôi phải khoét một lỗ trên mái nhà, chúng tôi cũng sẽ giúp bất kỳ ai muốn thực hiện một bước đi vâng lời để theo Chúa Giê-xu. Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết.”
Cuối cùng, vào cuối tháng 10 (năm 2021), cụ bà Stamey đã tuyên bố công khai đức tin của mình vào Chúa Giê-xu Christ và được báp-têm. Gia đình, bạn bè và các thành viên trong Hội-thánh của bà đã có mặt để bày tỏ tình yêu và sự ủng hộ của họ dành cho bà vào ngày đặc biệt đó.
Julia Dancy, con gái của bà Stamey, nói, “Thật tuyệt vời khi được gia đình Hội-thánh ủng hộ như vậy. Cảm giác như đang ở nhà vậy. Tôi cảm thấy vô cùng biết ơn và yêu thương.”
Liberty Live đã chia sẻ hình ảnh và video về buổi lễ trong buổi nhóm Chúa Nhật tuần sau đó, được cho là đã khích lệ những người khác cũng nên xem xét việc làm báp-têm.
Cụ Stamey cho biết bà kêu gọi bất cứ ai muốn được báp-têm, hãy đừng chần chờ chi hết.
“Tôi chắc chắn sẽ khích lệ họ làm điều đó vì đó là thứ mà họ thực sự cần,” bà nói. “Tôi cảm thấy tốt hơn rất nhiều kể từ khi tôi được báp-têm. Đó là điều tuyệt vời nhất mà tôi từng làm và tôi hối hận vì đã không làm điều đó sớm hơn.”
* Báp-têm bằng nước không quyết định sự cứu rỗi của bạn (như tên cướp bị đóng đinh cùng ngày với Chúa Giê-xu; anh ta không có cơ hội để được làm báp-têm nhưng Chúa Giê-xu đã hứa với anh rằng ngay chính ngày hôm đó anh sẽ được ở trong ‘Ba-ra-đi’ với Ngài). Tuy nhiên phép báp-têm rất quan trọng đối với một tín hữu trên hành trình đức tin của mình. Đó là một hành động xác quyết và tuyên bố công khai rằng bạn thuộc về Chúa; rằng bạn sẵn sàng để đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Ngài trong cõi đời đời. Vì thế, nếu có cơ hội, hãy nói chuyện với mục sư của bạn và sắp xếp một ngày để được làm báp-têm nhé. Chúa ở cùng và ban phước cho các bạn. |
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: cbn.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
“Ngài phán với tuyết rằng, ‘Hãy sa xuống đất,’ và cũng phán vậy cho trận mưa mây và mưa lớn.’”
Gióp 37:6
Hiện tại đang là mùa đông ở bắc bán cầu, nhưng đến cuối tháng 3 thì sẽ lại là mùa xuân. Trong Kinh thánh, chúng ta đọc rằng Đức Chúa Trời tạo ra các mùa khác nhau. Trong khi đó thế giới và con người trong đó trải qua các mùa: Mùa mưa nhiều và mùa hạn hán; Những lúc ấm áp và có ánh sáng. Những lúc lạnh lẽo và tăm tối. Là Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời nắm giữ tất cả các mùa này trong tay Ngài và ban cho chúng ta những gì chúng ta cần cho mọi giai đoạn. Trong Ê-sai 43: 15-16, chúng ta đọc, “Ta là CHÚA, Đấng Thánh của ngươi, Đấng Tạo Hóa của Y-sơ-ra-ên, Vua của ngươi.” Đây là những gì CHÚA phán – Đấng đã làm một con đường qua biển, con đường đi qua những vùng nước lớn. Đức Chúa Trời giúp dân Y-sơ-ra-ên của Ngài – và cả chúng ta – qua tất cả các mùa của cuộc đời và trong suốt lịch sử. Hãy tạ ơn về điều này và cầu nguyện rằng trong những tháng tới, Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ và gìn giữ dân Y-sơ-ra-ên, bất kể mùa nào họ sẽ trải qua.
Mỗi ngày Sabát (Thứ Bảy) trong hai tháng tới, chúng ta sẽ cầu nguyện từ các bài đọc Torah hàng tuần
Shalom,
Đội Ngũ Cầu Nguyện Quốc Tế C4I.
Tháng 2 năm 2022
————————————————————–
Thứ Ba 1/2
Tiên tri Xa-cha-ri nói một ngôn ngữ rõ ràng khi ông nói: “Đức Giê-hô-va phán: Hè hè! các ngươi khá trốn, khá trốn khỏi đất phương bắc; vì ta đã làm cho các ngươi tan tác như bốn gió của trời, Đức Giê-hô-va phán vậy. Hỡi Si-ôn ở với con gái Ba-by-lôn, hè, ngươi khá trốn đi.” (Xa-cha-ri 2: 6-7). Tình hình Ukraine tại biên giới với Nga ngày càng trở nên căng thẳng. Những nhân lực C4I đang làm việc tại đó của chúng tôi ở Ukraine đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Trong khi đó, họ vẫn tiếp tục hỗ trợ người Do Thái chuẩn bị cho Aliyah của họ, đồng thời đóng gói và chuyển hàng nghìn gói thực phẩm cho người cao tuổi Do Thái nghèo và các gia đình gặp khó khăn.
Thứ Tư 2/2
Cuối tháng 11, một tên khủng bố người Palestine ở Jerusalem đã nổ súng vào những người qua đường. Một người chết và 4 người khác bị thương. Các cuộc tấn công bằng đá, dao, súng cầm tay và xe cộ là chuyện xảy ra hàng tuần. Hãy cầu nguyện xin Chúa ban sự an ủi cho những người đã mất người thân và cầu nguyện rằng người Israel sẽ được bảo vệ khỏi những cuộc tấn công như vậy.
Thứ Năm 3/2
Cầu nguyện để có đủ nước mưa vào mùa xuân. Israel luôn phải chờ xem liệu có đủ nước mưa và nước tan chảy đến với quốc gia hay không. Hãy cầu nguyện rằng Biển Galilee, hồ chứa nước ngọt quan trọng nhất của Israel, sẽ đầy trở lại trong năm nay.
Thứ Sáu 4/2
Hãy cầu nguyện rằng cảnh sát Israel sẽ cảnh giác với nạn buôn lậu vũ khí. Một tỷ lệ đáng kể vũ khí nhập lậu được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào người Israel. Hãy cầu nguyện để nhiều vũ khí bất hợp pháp sẽ bị tịch thu.
Thứ Bảy 5/2 – Ngày Sa-bát
“Ngươi cũng hãy làm chân đèn bằng vàng ròng. Cái chân, cái thân, cái đài, cái bầu cùng cái hoa của đèn đều làm bằng vàng đánh giát.” Xuất Ê-díp-tô Ký 25:31. Trong 1 Sa-mu-ên 3: 3, chân đèn được gọi là “đèn của Đức Chúa Trời”. Hãy tạ ơn vì ánh sáng chiếu rọi từ sự hiện diện của Đức Chúa Trời, trên dân Y-sơ-ra-ên và trên chúng ta.
Chủ Nhật 6/2
“Chúa là thành tín, sẽ làm cho anh em bền vững và giữ cho khỏi kẻ ác” 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:3. Hãy cầu nguyện cho các mục sư Ả rập-Israel, Mục sư Naim Khoury và Mục sư Saleem Shalash ở Bethlehem và Nazareth. Cả hai mục sư đều thân Israel, nhưng trong hầu hết các trường hợp, điều này không khiến họ được đồng hương Ả-rập ưa chuộng. Hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ cho những mục sư này và họ sẽ là nguồn phước cho hội thánh của họ.
Thứ Hai 7/2
Người Israel Ả-rập đang hòa nhập tốt hơn trong xã hội Israel. Số lượng sinh viên Ả-rập đăng ký vào các trường đại học đang tăng lên và ngày càng có nhiều người Ả-rập trong lực lượng cảnh sát Israel. Hãy cảm ơn Chúa về sự hòa nhập này và cầu nguyện rằng nó sẽ cải thiện sự chung sống hòa bình.
Thứ Ba 8/2
Hãy cầu nguyện cho quân đội Israel. Cầu nguyện rằng các tiêu chuẩn đạo đức của quân đội sẽ được duy trì ở mức cao, tình bạn đẹp sẽ phát triển trong quân đội và những người lính IDFsùng kính sẽ có thể khuyến khích, giúp đỡ lẫn nhau và những người xung quanh họ.
Thứ Tư 9/2
Cơ quan An ninh Israel gần đây đã phá dỡ một nhóm lớn của Hamas. Nhóm này đang lên kế hoạch cho các cuộc tấn công quy mô lớn vào các mục tiêu của Israel ở Bờ Tây và Jerusalem trong tương lai gần. Hãy cảm ơn Chúa vì Cơ quan An ninh đã phát hiện ra nhóm này và có thể dập tắt nó.
Thứ Năm 10/2
Có những người Bedouin sống ở phía nam của Israel, trong sa mạc Negev. Nhiều người trong số những người Bedouin này đang sống trong cảnh nghèo đói, một phần vì họ muốn duy trì lối sống du mục, lều trại của mình. Chính phủ Israel hiện đã quyết định xây dựng thêm nhiều ngôi nhà cho người Bedouin và thậm chí là một thị trấn hoàn toàn mới. Hãy cầu nguyện để các kế hoạch của chính phủ sẽ góp phần mang lại hoàn cảnh tốt hơn cho những người Bedouin.
Tue 15 Feb
Pray for Israel from Psalm 25:22, “Redeem Israel, O God, out of all his troubles” and from Psalm 129:5 “May all who hate Zion be put to shame and turned backward.”
Thứ Sáu 11/ 2
Chỉ huy trưởng pháo binh của quân đội Israel gần đây đã đề cập rằng các cuộc chiến tranh trước đây có 3 chiều kích: Trên bộ, trên biển và trên không. Ngày nay, ba chiều không gian khác đã được thêm vào: Không gian mạng, dưới lòng đất và điện từ (xung điện từ có thể được sử dụng để tắt thiết bị điện). Hãy cầu nguyện để cho Israel được bảo vệ trong từng lĩnh vực này.
Thứ Bảy 12/2 – Ngày Sa-bát
“Ngươi hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên đem đến dầu lọc ô-li-ve ép, đặng thắp đèn cho đèn sáng luôn luôn.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 27:20). Đèn của Đức Chúa Trời phải tiếp tục cháy. Đây có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy Chúa không bao giờ nhắp mắt hay buồn ngủ. Hãy tạ ơn vì Đức Chúa Trời luôn dõi theo dân Ngài.
Chủ Nhật 13/2
Chính phủ Israel đã dành một khoản đáng kể trong ngân sách quốc gia cho khu vực Ả-rập, cho các mục đích như chống tội phạm và cải thiện cơ sở hạ tầng ở các thành phố Ả-rập. Hãy cầu nguyện rằng số tiền này sẽ đến được những nơi thích hợp và nó sẽ được sử dụng để chống lại đói nghèo và những tình huống nguy hiểm ở các thành phố Ả-rập.
Thứ Hai 14/2
Hãy cầu nguyện cho Thủ tướng Israel, Naftali Bennett. Với tư cách là nhà lãnh đạo của Israel, ông thường phải đưa ra những quyết định khó khăn về các vấn đề như COVID19, Iran, các mối đe dọa từ Gaza và các mối quan hệ quốc tế. Hãy cầu nguyện để ông ấy tìm kiếm và nhận được sự khôn ngoan từ Đức Chúa Trời.
Thứ Ba 15/2
Hãy cầu nguyện cho Y-sơ-ra-ên theo Thi-thiên 25:22,“Đức Chúa Trời ôi! Xin cứu chuộc Y-sơ-ra-ên khỏi hết thảy sự gian truân người.” và theo Thi thiên 129:5 “Nguyện những kẻ ghét Si-ôn bị hổ thẹn và lui lại sau.”
Thứ Tư 16/2
Israel vẫn đang nỗ lực phát triển các loại thuốc và vắc xin chống lại COVID19. Họ cũng tiếp tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho các bệnh khác như Alzheimer, trầm cảm và ung thư. Hãy cầu nguyện xin Chúa ban sự khôn ngoan cho tất cả những người tham gia vào nghiên cứu này và cầu nguyện rằng kết quả của những nỗ lực của họ sẽ là một nguồn phước cho toàn thế giới.
Thứ Năm 17/2
Những khám phá khảo cổ học mới tiếp tục chứng minh mối quan hệ bền chặt giữa người Do Thái và vùng đất Israel. Hãy cầu nguyện rằng thế giới bên ngoài sẽ nhận thức rõ hơn về điều này và Jerusalem sẽ được nhìn nhận không chỉ là một thành phố của Hồi giáo quan trọng.
Thứ Sáu 18/2
Trong quá khứ, đã có nhiều điều sai lầm giữa Y-sơ-ra-ên và Hội Thánh. Một ví dụ kinh hoàng là các cuộc thập tự chinh, trong đó quân thập tự chinh đã thiêu sống người Do Thái trong giáo đường của họ. Hãy cầu nguyện cho sự hòa giải giữa Y-sơ-ra-ên và Hội Thánh và Hội Thánh hạ mình ăn năn về những gì đã xảy ra.
Thứ Bảy 19/2 – Ngày Sa-bát
“Phần ngươi, hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: Nhất là các ngươi hãy giữ ngày sa-bát ta, vì là một dấu giữa ta và các ngươi, trải qua mọi đời, để thiên hạ biết rằng ta, là Đức Giê-hô-va, làm cho các ngươi nên thánh.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 31:13) Ngày càng nhiều người Do Thái ở Y-sơ-ra-ên giữ ngày Sa-bát. Hãy cảm ơn Chúa và cầu nguyện rằng nhiều người Do Thái hơn nữa sẽ quay trở lại kinh Torah.
Chủ Nhật 20/2
“Còn ít lâu, thật ít lâu nữa, Thì Đấng đến sẽ đến; Ngài không chậm trễ đâu.” (Hê-bơ-rơ 10:37) Hãy cầu nguyện để sớm đến lúc Chúa Giê-xu trở lại thế gian và người Do Thái và Cơ đốc nhân sẽ cùng nhau phụng sự Ngài.
Thứ Hai 21/2
Vẫn có những Cơ đốc nhân nghĩ rằng người Do Thái xứng đáng với tất cả những đau khổ mà họ đã phải chịu đựng vì họ cho rằng người Do Thái phải chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giê-xu. Đây là một sự hiểu lầm nghiêm trọng. Hãy cầu nguyện rằng những người này sẽ nhận ra sai lầm của quan điểm này.
Thứ Ba 22/2
Hãy cầu nguyện để sự cầu thay cho Y-sơ-ra-ên trong các buổi lễ thờ phượng tại hội thánh sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Xét cho cùng, Y-sơ-ra-ên là dân của Đức Chúa Trời và là anh cả của chúng ta. Hãy cầu nguyện để sẽ không còn lâu nữa trước khi tất cả các mục sư cầu nguyện cho Israel vào mỗi Chủ nhật.
Thứ Tư 23/2
“Những người lưu vong từ Jerusalem đang ở Sepharad sẽ chiếm giữ các thị trấn của Negev.” (Kinh Torah Obadiah 1:20) Theo nhiều nhà bình luận, những người lưu vong từ Sepharad có thể được coi là người Do Thái nói tiếng Tây Ban Nha và người Do Thái nói tiếng Bồ Đào Nha (người Do Thái Sephardic). Không phải tất cả họ đều sống ở Israel. Hãy cầu nguyện để có nhiều người Do Thái trở về.
Thứ Năm 24/2
Cầu nguyện rằng mọi thách thức mà những người Do Thái muốn trở lại Israel phải đối mặt – các vấn đề như lấy các loại giấy tờ phù hợp hoặc sự thống nhất trong gia đình – sẽ được giải quyết.
Thứ Sáu 25/2
Nhiều người Do Thái đã thực hiện Aliyah gặp khó khăn khi tìm việc làm khi chỉ có bằng cấp nước ngoài. Hãy cầu nguyện cho những người mới đến Israel sẽ có thể nhanh chóng tìm được việc làm mới và cảm ơn rằng Israel đang tiến hành một quy trình nhanh hơn để công nhận bằng cấp nước ngoài.
Thứ Bảy 26/2 – Ngày Sa-bát
“Môi-se nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: Nầy Đức Giê-hô-va đã kêu danh Bết-sa-lê-ên, con trai của U-ri, cháu của Hu-rơ, trong chi phái Giu-đa. 31. Ngài phú cho người đầy dẫy Thần của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan, sự thông sáng, và sự hiểu biết, để làm mọi thứ nghề thợ.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 35:30-31) Hãy cầu nguyện để ngày nay Đức Chúa Trời cũng sẽ ban đầy dẫy Đức Thánh Linh cho mọi người, để tiếp tục xây dựng dân Y-sơ-ra-ên về thuộc thể và thuộc linh.
Chủ Nhật 27/2
Hãy cầu nguyện xin Chúa ban phước trên công việc của Koen và Ira Carlier và nhóm của họ ở Ukraine. Hãy cầu nguyện để họ có thể hỗ trợ nhiều người Do Thái trong việc trở lại Israel.
Thứ Hai 28/ 2
Hezbollah tiếp tục giành được quyền lực ở Lebanon. Có thể hình dung được rằng Israel có thể cần phải thực hiện các hành động ngăn chặn và phá hủy các phần của các bức tường thành của Hezbollah để đảm bảo an ninh của chính mình. Hãy cầu nguyện để quân đội Israel có được sự khôn ngoan cần thiết để xử lý tình huống này.
Và Đấng Mê-si đã đến! Đức Chúa Giêsu của Nazareth chính là Đấng Mê-si. Đó là những gì Kinh Thánh Tân Ước nói. Là Đấng được xức dầu, Chúa Giêsu đã thực hiện chức vụ của mình trong quyền năng của Chúa Thánh Linh. Ngài đã chữa lành kẻ đau và phóng thích người bị quỷ ám… Ngài dạy dỗ với lời giảng giải từ trong Kinh Thánh. Ngài thấy tình trạng con người tội lỗi và có quyền tha thứ cho họ, Ngài đã làm những phép lạ lớn lao.
Qua Chúa Giêsu, Đức Chúa Trời đã thiết lập sự cai trị của Ngài ở Israel. Nhiều kẻ tin Ngài, nhưng cũng có nhiều người thì khước từ. Ngài đã vâng phục, chịu thương khó và thăng thiên ngồi bên hữu Đức Chúa Trời Toàn năng là Cha. Thiên Chúa đã trao quyền cai trị cho Ngài và phong cho Ngài Danh trên hết mọi danh, Ngài là Vua, là Chúa, cũng là Đấng Mê-si của người Do Thái. Một ngày nào đó Chúa Giêsu, Đấng Mê-si sẽ trở lại để thực thi quyền cai trị của Ngài trên đất. Rõ ràng là Ngài sẽ trở lại và mọi đầu gối sẽ quỳ lạy trước mặt Ngài.
Chúa Giêsu về trời và ban Chúa Thánh Linh như lời Ngài đã hứa. Điều đó thật tuyệt vời, thông qua Chúa Thánh Linh, Chúa Giêsu đang thiết lập sự trị vì của Ngài trên đất, qua thân thể Ngài là Hội thánh, mang đến quyền năng biến đổi con người, chữa lành và giải cứu… Thật tốt lành biết bao, vì chúng ta đã nhận được sự ban ơn bởi Chúa Thánh Linh.
Một kỷ nguyên mới đã đến, thời đại của Đấng Christ, trong đó quyền tể trị của Ngài thông qua Chúa Thánh Linh được mở rộng trên toàn thế giới. Thay mặt cho Israel, Đấng Mê-si là Chúa Giê-su, bởi Đức Thánh Linh đang tỉnh thức các quốc gia và dẫn dắt họ đến với Ngài, hàng triệu người đã theo Ngài. Đây được coi là một sự kiện rất quan trọng. Điều quan trọng cần nhớ là kỷ nguyên mới này chỉ là một giai đoạn trung gian. Sau khi Chúa Giêsu phục sinh, các môn đệ đã tin tưởng rằng Chúa Giêsu sẽ sớm trở lại. Họ tin rằng họ sẽ sống để thấy Chúa Giêsu trở lại để khôi phục Y-sơ-ra-ên (Công vụ 1:6) và đặt thế giới vào trật tự. Trong khi đó, một thời gian dài đã trôi qua. Trong hai ngàn năm, Chúa Giêsu đã cai trị từ thiên đàng thông qua Chúa Thánh Linh. Hình thức quy tắc này là sự linh hoạt và mạnh mẽ, trọn vẹn và tốt lành. Đây là một giá trị gần gũi với chúng ta- những Cơ Đốc Nhân, nhưng vẫn còn giấu kín, chưa trọn vẹn. Thế giới dường như vẫn như cũ, mục đích của sự trọn lành vẫn chưa đạt được.
Đối với nhiều Cơ Đốc Nhân, điều đó là đủ để nói: “Tôi là con của của Chúa, tôi được ấn chứng bởi Chúa Thánh Linh và sẽ được lên thiên đàng sau khi qua đời”. Điều đó là lẽ thật và tốt lành. Nhưng lịch sử vẫn còn đang tiếp diễn, vì chúng ta vẫn đang chờ đợi điều tốt nhất vẫn còn ở phía trước: Vương quốc vĩnh cửu hiện hữu, bao gồm tất cả, Chúa sẽ thay đổi toàn thế giới. Đó là Vương quốc mà người Do Thái đã chờ đợi hàng ngàn năm qua, và Chúa Giêsu, chính Ngài cũng đã rao giảng. Ấy là Vương quốc hòa bình trên toàn trái đất (Ê-sai 11:1-10; Luke 2:14).
Trích: SỰ ĐẾN CỦA VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI / Israel và Giáo hội
Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Denzel Washington Nói Với CBN News Rằng Dự Án ‘A Journal For Jordan’ Là ‘Một Nhiệm Vụ Từ Chúa Dành Cho Tôi’
Bộ phim mới, A Journal for Jordan (Tạm dịch là ‘Nhật Ký cho Jordan’), dựa trên câu chuyện có thật về một anh hùng quân đội Mỹ được điều động đến Iraq.
Bộ phim đưa người xem quay trở lại năm 2006, kể về cách mà Charles Monroe King một sĩ quan cấp cao của Lục-quân Mỹ đã ghi lại những lời khuyên dành cho con trai mới sinh của mình trong trường hợp anh không thể trở về nhà.
Ở tuổi 48, cuộc đời của King kết thúc do hậu quả từ một vụ đánh bom khủng bố bên đường. Bi kịch khiến con trai anh, Jordan, không có cha, và vị hôn thê của anh, Dana Canedy, mãi mãi mất đi tình yêu của cuộc đời mình.
Món quà mà cha Jordan để lại đã trở thành chủ đề trong cuốn sách đoạt giải Pulitzer của Canedy, A Journal for Jordan: A Story of Love and Honor (Tạm dịch là ‘Nhật Ký cho Jordan: Một Câu Chuyện về Tình Yêu và Lòng Tôn Trọng’).
Bộ phim ra mắt vào ngày Giáng Sinh vừa rồi, có sự tham gia của Michael B. Jordan trong vai chính và người đoạt giải Oscar Denzel Washington giữ vai trò đạo diễn.
CBN’s Studio 5 đã trò chuyện với Washington và Canedy về cách mà mọi người cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong suốt khoảng thời gian thực hiện dự án.
Canedy nói với CBN rằng cô cảm thấy thoải mái khi Washington chỉ đạo bộ phim vì anh ấy là một Cơ-đốc nhân, một người đàn ông của gia đình và là người rất giỏi trong công việc.
“Chính Chúa là Đấng chịu trách nhiệm thực hiện dự án này. Tôi là người được phước”, Washington nói với CBN. “Khi bạn đã bắt đầu công việc, thì chỉ có bầu trời là giới hạn của bạn. Có những dấu hiệu tuyệt vời, tinh tế trên đường đi. Như tôi nhớ thì, tôi không bao giờ ngủ quên. Tôi chỉ cần tỉnh thức. Dù ngủ nhiều hay ít. Thì bạn vẫn biết được rằng điều này đến từ đâu.”
Anh ấy nói thêm, “Có một câu nói trong quyền anh, ‘một tấn tự tin có thể bị nhấn chìm bởi một chút nghi ngờ.’ Nhưng khi Chúa chịu trách nhiệm thì khác… bạn thường sẽ quên đi điều đó vì bạn nghĩ rằng bạn đang chịu trách nhiệm tất cả những chuyện này.”
Canedy giải thích cách cô khích lệ King viết nhật ký, bất chấp những điều kiện khắc nghiệt mà anh đã phải đối mặt khi ở trên chiến trường.
“Tôi lúc đó đang mang thai Jordan và đang ở trong một cửa hàng quà tặng, chọn một món quà cho một người bạn và tôi nhìn thấy những cuốn nhật ký.” Canedy chia sẻ. “Tôi đã nghĩ, nếu có gì xảy ra với anh ấy ở đó và anh ấy không bao giờ có cơ hội gặp con trai của chúng tôi thì sao. Để xem liệu tôi có thể khiến anh ấy viết ra vài lời bày tỏ tình yêu của mình trên giấy hay không và tôi không biết làm thế nào mà anh ấy có thể xoay sở để lấp đầy tất cả những trang giấy đó với những bài học tuyệt vời về cuộc sống như thế này.”
“Anh ấy đã viết tổng cộng 200 trang. Anh ấy viết cho con trai chúng tôi về sức mạnh của lời cầu nguyện, về việc chọn vợ cho con, về cách đối xử với người phụ nữ khi hẹn hò, về sự hy sinh… tất cả mọi thứ. Khi tôi nhận được cuốn nhật ký đó, tôi đã yêu anh ấy nhiều hơn bao giờ hết.”
King hoàn thành quyển nhật ký vào năm 2006 khi ở nhà trong một kỳ nghỉ phép hai tuần, chỉ hai tháng trước khi anh qua đời.
Mặc dù mất nhiều năm để hoàn thành bộ phim nhưng Washington cho biết anh thực sự muốn trở thành một phần của câu chuyện tình yêu có thật này.
“Thật là một tình yêu đẹp. Trong thời buổi này, chúng ta đang sống với quá nhiều chia rẽ, hận thù và sự nhỏ nhen … đây là một câu chuyện tình yêu thực sự với một anh hùng thực sự, anh ấy thực sự yêu người phụ nữ của mình và thực sự yêu con trai của mình và đã hy sinh đến hơi thở cuối cùng cho đất nước của mình” , Washington nói với CBN.
“Tôi chỉ muốn trở thành một phần trong câu chuyện đó. Không chỉ tôn trọng và ngưỡng mộ mà còn được trao cơ hội chia sẻ câu chuyện đó với thế giới là một vinh dự và đặc ân. Rõ ràng, đó là một nhiệm vụ mà Chúa dành cho tôi.”
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: cbn.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Chúa muốn thiết lập sự cai trị của Ngài ở khắp mọi nơi, vì vậy Ngài bắt đầu với Israel. Đức Chúa Trời đã chọn Israel giữa muôn dân trên đất, ra khỏi tất cả các quốc gia (Phục-truyền luật lệ 7:6-8), để các quốc gia có thể thấy một dân tộc thuộc riêng về Đức Chúa Trời. Bằng cách này, Israel được kêu gọi trở thành ánh sáng cho các dân tộc (Ê-sai 60:1- 3).
Với mục đích này, Thiên Chúa đã ban cho Israel Kinh Thánh, những lời dạy của Ngài và các quy định của Ngài. Kế hoạch của Chúa cho dân Ngài là Israel phải sống với Chúa và giữ Luật pháp. Qua Israel các dân tộc sẽ nhận biết Thiên Chúa và điều đó sẽ khiến họ trở nên sốt sắng và đến gần Ngài (Ê-sai 2:1-5). Nhưng thật không như mong đợi, Israel thường xuyên phá vỡ giao ước và không vâng lời Ngài. Thiên Chúa đã gửi phán xét của Ngài, đưa Israel bước vào sự ăn năn, nhưng điều đó không phải là giải pháp hoàn toàn . Israel chợt nhận ra rằng: “Chúng ta cần một người có thể giúp chúng ta. Một Đấng cứu chuộc. Một Đấng, Người sẽ hướng dẫn chúng ta đi sâu vào Torah, sẽ khôi phục chúng ta như một quốc gia và làm cho chúng ta trở thành ánh sáng cho các quốc gia!” Ấy là Đấng Mê-si, Đấng được xức dầu vĩ đại, Ngài sẽ đến vào đúng kì. Vì vậy, người Do Thái đã chờ đợi Đấng Mê-si (Lu-ca 2:21-39) và có nhiều người Do Thái ngoan đạo vẫn chờ đợi điều đó cho đến ngày hôm nay.
Trích: SỰ ĐẾN CỦA VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI / Israel và Giáo hội
Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Một Tổ Chức Từ Thiện Cơ Đốc Gửi 100.000 Quyển Kinh Thánh Đến Cho Những Tín Hữu Bị Bức Hại Trên Khắp Thế Giới
Thật khó tưởng tượng nếu Cơ-đốc nhân không được tiếp cận với Kinh Thánh, nhưng đối với hàng triệu tín hữu trên toàn cầu, thì đó là một thực tế hàng ngày của họ. Tổ chức từ thiện, Open Doors USA, đang thay đổi điều đó cho hàng chục nghìn tín hữu Cơ-đốc vào dịp Giáng Sinh vừa qua.
Sau chiến dịch Giving Tuesday thành công, cơ quan giám sát tình các Cơ-đốc nhân bị bắt bớ đang tiếp tục truyền thống “nhập lậu” Kinh Thánh của mình, một nỗ lực đã có từ năm 1955, khi người sáng lập của tổ chức, Anh Andrew, đã giấu Kinh Thánh trong chiếc Volkswagen Beetle của mình và chuyển chúng vào các quốc gia thù địch với Cơ-đốc nhân.
David Curry, chủ tịch của Open Doors, nói với Faithwire trong một tuyên bố hôm thứ Năm (2/12/2021) rằng chiến dịch năm nay “là đợt hỗ trợ lớn nhất” mà tổ chức từ thiện từng thấy từ những người tin Chúa ở Hoa Kỳ.
Ông nói, “Nhu cầu về Kinh Thánh đang lớn hơn bao giờ hết và thật đáng khích lệ khi thấy người Mỹ vươn lên để đáp ứng thách thức đó. Điều này sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn trong đời sống của những Cơ-đốc nhân bị đàn áp trên khắp thế giới.”
Về cách thức vận chuyển và phân phối Kinh Thánh đến cho các Cơ-đốc nhân ở những vùng nguy hiểm, Open Doors cho biết các quyển Kinh Thánh nếu có thể sẽ được vận chuyển và được xách tay đến các khu vực đó. Ở những nơi khác, Kinh Thánh được phân phối theo hình thức kỹ thuật số và thậm chí được in bí mật trong nước ở một số nơi nhất định.
Curry cho biết trong một tuyên bố trước buổi gây quỹ hôm thứ Ba (30/11/2021) rằng Open Doors tin rằng mọi người “nên có quyền tự do thờ phượng hoặc không thờ phượng theo cách họ chọn.”
“Điều này bao gồm việc họ được tự do lựa chọn để sở hữu một quyển của Lời Chúa — thay vì để chính phủ hoặc quân đội đưa ra quyết định đó cho họ,” ông giải thích. “Qua kinh nghiệm, chúng tôi biết rằng việc tiếp cận với Kinh Thánh không chỉ có thể mang lại sự trưởng thành về mặt thuộc linh mà còn mang lại niềm an ủi và sức mạnh khi đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn.”
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: cbn.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
‘Cảm Nhận Được Chúa Đang Thúc Giục Họ’: Những Giáo Sĩ Bị Bắt Cóc Đã Liều Lĩnh Trốn Thoát Khỏi Những Kẻ Giam Giữ Mình, Một Cuộc Chạy Trốn Vào Ban Đêm Để Giành Giật Sự Sống.
Mục-vụ Christian Aid tiết lộ những chi tiết đáng kinh ngạc về cách mà những giáo sĩ của họ cuối cùng đã thoát khỏi cảnh bị giam cầm ở Haiti, và câu chuyện nghe có vẻ giống như tình tiết từ một bộ phim vậy.
Nhóm 12 nhà truyền giáo còn lại (trong số 17 giáo sĩ bị bắt cóc trước đó) đã thực hiện một cuộc vượt ngục táo bạo trong đêm, lẩn trốn những kẻ bắt cóc và đi bộ hàng dặm trên địa hình khó khăn, chỉ có ánh trăng soi đường cùng với một trẻ sơ sinh và những đứa trẻ khác đi cùng.
Nhóm đã quan sát các ngôi sao nhằm xác định phương hướng và giành lấy tự do sau hai tháng bị bắt cóc, các quan chức của cơ quan có trụ sở tại Ohio cho biết hôm thứ Hai (20/12/2021) tại một cuộc họp báo.
Người phát ngôn Weston Showalter của Mục-vụ cho biết, “Các con tin đã cảm nhận được Chúa đang thúc giục họ tìm cách chạy trốn. Trong thời gian bị giam cầm, Chúa đã ban cho những người này một mong muốn trốn thoát.”
“Điều đó sẽ rất nguy hiểm,” ông tiếp tục. “Họ tìm kiếm Chúa hết lần này đến lần khác để tìm kiếm sự hướng dẫn từ Ngài.”
“Sau nhiều lần bàn bạc với nhau và cầu nguyện, họ trở nên đoàn kết và tin chắc rằng Chúa đang dẫn dắt họ đi theo con đường này.” Ông nói rằng họ đã tìm kiếm những dấu hiệu cụ thể từ Đức Chúa Trời, và Ngài đã ban cho họ hết sự xác chứng này đến sự xác chứng khác rằng thời điểm thuận lợi vẫn chưa đến. Sau đó, đêm thứ Tư, ngày 15 tháng 12 cũng đã đến.
“Khi cảm thấy đây chính là thời điểm thích hợp để bỏ trốn, họ tìm cách mở cánh cửa đã bị đóng và bị chặn, lặng lẽ đi theo con đường mà họ đã chọn đi từ trước đó, và nhanh chóng rời khỏi nơi giam giữ mặc dù có rất nhiều lính canh đang gác ở gần đó.” Showalter nói. “Từ xa, họ có thể nhìn thấy bóng của ngọn núi mà họ đã xác định trong những ngày trước. Ngọn núi này là cột mốc để họ xác định được hướng cần phải đi. Họ cũng tuân theo sự hướng dẫn chắc chắn từ các vì sao khi đi xuyên đêm, để đến được nơi an toàn.”
Mục-vụ đã tiết lộ vào hôm thứ Năm (16/12) rằng các nhà truyền giáo cuối cùng đã được tự do nhưng có nhiều người không rõ liệu họ có phải được tự do nhờ tiền chuộc hay không vì những kẻ bắt giữ họ đã đòi 1 triệu đô la cho mỗi người trong số 17 nhà truyền giáo bị bắt làm con tin.
Sức khỏe của tất cả các thành viên trong nhóm truyền giáo đều tốt và hiện đã trở về nhà với gia đình của họ.
David Troyer, tổng giám đốc của Mục-vụ, cũng đưa ra thông điệp đặc biệt cho những kẻ bắt cóc, công bố sự tha thứ và cầu xin sự cứu rỗi cho băng nhóm.
“Chúng tôi không biết tất cả những thách thức mà các bạn phải đối mặt. Chúng tôi tin rằng không gì có thể biện minh cho hành động bạo lực và áp bức người khác. Các bạn đã gây ra cho con tin của chúng tôi và gia đình của họ rất nhiều đau khổ. Tuy nhiên, Chúa Giê-xu đã dạy chúng tôi qua lời Kinh Thánh và bằng chính gương sáng của Ngài rằng sức mạnh của tình yêu thương tha thứ mạnh hơn sức mạnh của sự căm ghét bạo lực. Vì vậy, chúng tôi tha thứ cho các bạn,” Troyer nói trong một tuyên bố.
“Các con tin đã nói với các bạn một cách rõ ràng rằng các bạn cũng có thể được Chúa tha thứ như thế nào, nếu các bạn chịu ăn năn. Mong muốn của chúng tôi là các bạn và tất cả những ai nghe hoặc đọc được lời tuyên bố này có thể hiểu thêm về Chúa Giê-xu Christ, Chúa Cứu Thế, Con của Đức Chúa Trời và Chúa Bình An,” tuyên bố kết luận.
Như CBN News đã đưa tin, Mục-vụ Christian Aid thông báo 12 con tin còn lại đã được tự do sau khi bị một băng đảng Haiti bắt cóc nhưng đã cung cấp rất ít chi tiết về việc họ được trả tự do như thế nào.
Cơn ác mộng bắt đầu vào ngày 16 tháng 10 khi 17 nhà truyền giáo bị bắt cóc khi đang trên đường đến trại trẻ mồ côi Haiti ở Ganthier, trong khu vực Croix-des-Bouquets. Nhóm bao gồm 16 người Mỹ và một người Canada. Trong số những người bị bắt cóc có 5 trẻ em, bao gồm một em bé 8 tháng tuổi, và tài xế lái xe người Haiti.
Vào tháng 11, các thành viên của băng đảng đã thả hai con tin, và ba con tin nữa vào đầu tháng 12, tất cả đều bình an, không xảy ra sự cố đáng tiếc nào. Những kẻ chịu trách nhiệm là một phần của băng đảng đường phố khét tiếng có tên 400 Mawozo.
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: faithwire.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Chúa là Vua! Đối với Cựu Ước và người Do Thái, tuyên bố này là hiển nhiên. Ngay từ đầu, Chúa đã là Đấng cai trị và là vua đối với sự sáng tạo của Ngài. Và điều đó không thay đổi. ” Đức Giê-hô-va cai trị: các dân hãy run sợ; Ngài ngự trên các chê-ru-bin: trái đất khá rúng động!” (Thi thiên 99:1). Tuy nhiên, khi bạn nhìn vào thế giới, bạn sẽ không thấy sự cai trị của Chúa ở nhiều nơi. Có quá nhiều điều mâu thuẫn với Chúa! Có sự vô thần giữa các quốc gia. Có sự bất tuân ở Israel. Có những hệ thống chính trị lớn chống lại Chúa và có tội lỗi, ma quỷ và cái chết.
Chúa là Vua, không có câu hỏi, nhưng có rất nhiều điều không phù hợp với sự cai trị của Chúa. Điều này nên được hiểu như thế nào? Sự cai trị của Chúa dường như bị ẩn giấu, không rõ ràng, nhưng là có thật. Đây là cách Chúa hiện diện trong sự sáng tạo và cách Ngài vận hành để duy trì nó. Ngày qua ngày, trong sự thành tín tuyệt vời. Và Ngài hiện diện trong lịch sử, trong đó lịch sử của Chính Ngài: cái mà chúng ta gọi là lịch sử cứu rỗi. Chúa vẫn duy trì thế giới này và đưa nó đến mục đích của Ngài. Tuy nhiên, tất cả những điều này Ngài làm là không hữu hình, Ngài hiện diện trong niềm tin, bạn nhận thấy điều đó. Nhưng đối với những người không tin, nó vẫn còn giấu kín. Chỉ những người nhận biết Ngài và biết đọc chữ viết tay của Ngài qua Kinh Thánh mới có thể thấy sự cai trị Vua của Đức Chúa Trời.
Trích: SỰ ĐẾN CỦA VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI / Israel và Giáo hội
Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Chiến Dịch Operation Blessing Của Đài CBN Cung Cấp Nhu Yếu Phẩm, Hỗ Trợ Tinh Thần Cho Các Cộng Đồng Trên Đảo Philippines Vẫn Đang Quay Cuồng Sau Cơn Bão Chết Người
Người dân Philippines đang quay cuồng trước sức tàn phá trên diện rộng do siêu bão Rai để lại.
Hầu hết các khu vực bị ảnh hưởng vẫn chưa có điện và thông tin liên lạc đã bị cắt, trong khi hàng trăm nghìn nạn nhân đang tuyệt vọng vì thiếu thức ăn và nước uống.
Các nhóm Operation Blessing của CBN đã luôn có mặt, làm việc 24/7 để mang lại sự cứu trợ cần thiết cho những cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất và bị kẹt ở những khu vực khó tiếp cận.
“Tôi vô cùng đau đớn” là tất cả những gì mà Ermalyn Boctot có thể nói khi cô và chồng, là anh Milanro, chứng kiến ngôi nhà của họ bị san bằng bởi những trận mưa và gió mạnh do Rai mang đến. Nhưng họ biết ơn vì họ đã không bị tổn hại gì bởi họ đã chạy đến vùng đất an toàn hơn khi cơn bão đạt đến đỉnh điểm hủy diệt của nó.
Milanro Sarsona, một người sống sót sau cơn bão cho biết:, “Tôi thở phào nhẹ nhõm vì chúng tôi không ở trong nhà của mình khi nó bị sập. Nhưng tôi cảm thấy vô vọng. Tôi không biết lấy đâu ra phương tiện để nuôi sống gia đình. Tôi kiếm sống từ việc bán dừa nhưng toàn bộ cây dừa đã bị gãy đổ. Tôi không thể ra khơi đánh cá vì sóng quá mạnh. Thực sự rất khó khăn. Chúng tôi mất nhà. Chúng tôi không có thức ăn.“
Sarsona và gia đình nằm trong số hàng chục nghìn người mất nhà cửa sau khi bão Rai tàn phá các khu vực miền Trung và miền Nam của Philippines.
Hầu hết các khu vực vẫn chưa có điện và đường dây liên lạc bị cắt. Nhưng hơn cả những nhu cầu này, người dân nơi đây đang cầu xin thức ăn và nước uống.
Các đội của Operation Blessing đã nhanh chóng hưởng ứng, đi đến các tỉnh đảo bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, để trao thực phẩm, chiếu và chăn rất cần thiết cho những người sống sót sau cơn bão.
Ermalyn và Milanro rất vui vì Operation Blessing đã đến được làng của họ. Tất cả các gia đình đều nhận được các túi thực phẩm chứa gạo và đồ hộp. Theo trưởng làng, đây là lần đầu tiên họ nhận được sự giúp đỡ.
“Cảm ơn vì gạo và thực phẩm đóng hộp. Đây thực sự là một sự giúp đỡ rất lớn vì chồng tôi không có việc làm và các con của chúng tôi cần thức ăn“, Ermalyn Boctot nói với CBN News.
Bên cạnh việc cứu trợ vật chất, lời cầu nguyện của một nhân viên Operation Blessing cũng đã mang lại niềm an ủi cho những người sống sót sau cơn bão. Eliciana Asibal không thể cầm được nước mắt khi cô phó thác cuộc đời mình cho Chúa. Cô ấy cũng mất nhà. Vào đêm đó, cô cảm thấy sự động chạm của Chúa khi các nhân viên Operation Blessing cầu nguyện cho cô.
Hợp tác với Hải-quân Philippines, Chiến-dịch Operation Blessing đang vận chuyển máy phát điện, trạm nước và những thùng nhiên liệu đến các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Cebu và Siargao, nơi các cộng đồng hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch.
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: cbn.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com