Thật hấp dẫn khi đọc 2Sử ký đoạn 5 – hãy lán lại một chút với điều này. Sa-lô-môn đã xây dựng Đền thờ như là một nơi ở của Chúa. Nhưng sau đó, là Hòm giao ước – biểu tượng Ngai và sự hiện diện của Ngài – cũng phải được đem vào trong Đền thờ để đặt tại nơi chí thánh. Người Lê-vi đã đem Hòm giao ước để trèo lên Núi Đền tới nơi thánh: ‘ Đền của Đức Giê-hô-va bị mây lấp đầy’. Các thầy tế lễ đặt Hòm giao ước trong nơi chí thánh. Bài hát vui mừng vang ra. Những người Lê-vi hát ngợi ca Chúa và chơi chập chỏa, đàn cầm và các nhạc khí khác, 120 thầy tế lễ ngợi khen. Nhạc và tiếng hát như sấm vang trong đền thờ với đầy dẫy lời chúc tụng Chúa ‘vì Ngài là thiện; sự thương xót Ngài còn đến đời đời’.
RẤT NHIỀU NGƯỜI LÊ-VI HÁT NGỢI KHEN CHÚA
Chúa đã ngự lên Ngai, Jerusalem và Đền thờ đã trở thành nơi ở của Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Và không chỉ vậy. Các ca đoàn Lê-vi sẽ hát:
‘CHÚA là Vua của tất cả trái đất.
Chúa cai trị các quốc gia.
Đức Chúa Trời đã đặt chính Ngài trên ngai thánh của Ngài.
Các quý tộc của các quốc gia tập hợp lại với tư cách là dân của Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham.
Vì Đức Chúa Trời là cái khiên của cả trái đất.’
Và trải nghiệm đó như đang nói rằng Đức Chúa Trời là Vua trên khắp trái đất:
Hỡi tất cả các nước; hãy vỗ tay!
Khi Hòm giao ước tiến vào Giê-ru-sa-lem, Đức Chúa Trời ngồi trên ngôi của Ngài trong Đền thờ, người đứng đầu Israel đã đứng ở ngoài sân đền thờ. Các quốc gia, người ngoại, đã phải làm gì với Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên? Họ không quan tâm đến Ngài chút nào. Thi thiên có phải chỉ là một hơi thổi vào không khí không? Không. Thi thiên là một lời hứa về sự cứu rỗi. Một dự đoán trung thành về tương lai. Thi thiên là một sự mong đợi và thú nhận trong đức tin rằng Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham không chỉ là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên – nhưng là Đức Chúa Trời của tất cả trái đất. Tất cả các các quốc gia sẽ phụng sự Ngài và xưng Danh Ngài! Và vì vậy nó là một lời hứa tiên tri. Đức Chúa Trời hài lòng với chỉ không ít hơn cả thế giới và tất cả các quốc gia. Rồi đến một ngày, các quốc gia đã xa lánh Ngài và không có phần trong giao ước của Đức Chúa Trời với Israel sẽ có một phần quyền công dân của Israel. Và đó là lý do tại sao họ đã được kêu gọi trong thánh vịnh để ngợi khen Đức Chúa Trời. Tại vì ngay cả khi họ không có ở đó, họ vẫn được bao gồm.
Đức Chúa Trời là Vua trên khắp trái đất. Không có góc nào được ngoại trừ hết, Ngài cai trị tất cả các quốc gia. Không một trường hợp nào bị ngoại trừ, cho dù họ có nhận thức được điều đó hay không, Chúa sẽ cai trị.
Trích: SỰ ĐẾN CỦA VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI / Israel và Giáo hội
Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Quốc Tế
‘Chúa Giê-xu Không Bao Giờ Xóa Bỏ Bất Kỳ Ai’: Kathie Lee Gifford Tập Trung Vào Tình Yêu Của Đấng Christ Trong Cuốn Sách Mới
Trong nhiều thập kỷ, Kathie Lee Gifford được biết đến như một trong những người dẫn chương trình trò chuyện ban ngày xuất sắc nhất, và năm nay cô thậm chí còn nhận được một ngôi sao trên Đại-lộ Danh-vọng Hollywood.
Gifford cũng là một tác giả, nữ diễn viên, ca sĩ và nhà viết kịch bán chạy nhất, nhưng điều mà cô ấy thích chia sẻ với mọi người là tình yêu của cô ấy dành cho Chúa Giê-xu.
Trong cuốn sách mới của mình, The Jesus I Know: Honest Conversations and Diverse Opinions about Who He Is (tạm dịch “Chúa Giê-xu Mà Tôi Biết: Những Cuộc Trò Chuyện Chân Thật và Nhiều Ý Kiến Khác Nhau về Con Người Giê-xu”), Gifford chia sẻ chi tiết về các cuộc nói chuyện giữa cô và những Cơ-đốc nhân cũng như những người không theo đạo, những người sẵn sàng nói về vai trò của Ngài trong đời sống của họ.
Gifford nói với CBN’s The 700 Club rằng rất khó để cô có thể chia sẻ niềm tin của mình với những người khác khi cô mới bước chân vào làng giải trí.
“Đó là một thử thách vì hồi đó vào những năm 70, khi tôi thực sự bắt đầu nghiêm túc tìm kiếm ý muốn của Chúa cho những ân tứ của mình và quyết định chuyển đến California,” cô hồi tưởng. “Có rất nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng Cơ-đốc nói rằng một người nữ Cơ-đốc như tôi không nên bước chân vào giới showbiz. Nhưng ngay từ khi còn nhỏ tôi đã biết rằng những ân tứ mà Chúa đã đặt để trong lòng tôi khi tôi còn ở trong lòng mẹ. Ngài đã gọi tôi đến cánh đồng truyền giáo, nhưng cánh đồng đó là thế giới.“
Giờ đây, cô cho rằng công nghệ đã cho cô khả năng chia sẻ lời Chúa với mọi người ở khắp mọi nơi.
“Tôi không tách biệt thế tục khỏi thuộc linh bởi vì tôi nghĩ tất cả đều là thế giới của Chúa và tôi chỉ là một phần trong đó. Ngài sẽ sử dụng tôi ở bất cứ đâu và Ngài làm vậy vì tôi sẵn lòng. Chúa nói với tôi rằng Ngài sẽ ban phước cho đời sống của tôi và Ngài sẽ sử dụng tôi để chạm đến cả thế giới một cách sâu sắc cho Ngài và đó là điều hiện đang xảy ra nhờ công nghệ. Nhờ ân điển của Chúa, tôi đã có thể tiếp cận hàng triệu triệu người không bao giờ cầm một cuốn Kinh Thánh lên và đọc hoặc họ sẽ nguyền rủa nó. Họ sẽ không bao giờ tin vào Chúa Giê-xu vì lời đó có vẻ khó nghe đối với họ.“
Người phụ nữ 68 tuổi giải thích cuộc sống của cô đã thay đổi đáng kể như thế nào kể từ khi chuyển đến Nashville ba năm trước.
“Những người dân nơi đây sống với nhau rất nhân ái. Miền Nam nói chung cởi mở hơn với những vấn đề liên quan đến đức tin, đất nước. Tôi có một cộng đồng những người bạn yêu đức tin, yêu Chúa, yêu Chúa Giê-xu mà thật khó tìm thấy ở vùng Đông Bắc. Hàng ngày tôi được vây quanh và làm việc cùng với những nghệ sĩ xuất sắc nhất … những người có cùng chí hướng cao đẹp và không bị rập khuôn. Tất cả chúng tôi đều rất, rất khác nhau và đó là nội dung cuốn sách của tôi. “
Cô nói tiếp, “Cuốn sách thực sự là những cuộc trò chuyện với những người mà bạn sẽ không bao giờ tin rằng từ trước đến giờ chưa từng có một suy nghĩ nào về Chúa Giê-xu và những cuộc trò chuyện đó thật hấp dẫn. Tôi nghĩ có khoảng 25 người trong số họ. Đó là quyền năng của Ngôi Lời.“
Gifford đã chỉ ra rằng nguồn cảm hứng để viết The Jesus I Know đến sau khi người đại diện văn học của cô nói rằng anh ấy bị cuốn hút bởi những cuộc trò chuyện trước đây của cô với mọi người.
“Đây là một việc khá dễ dàng bởi vì tất cả những gì chúng tôi làm chỉ là ngồi xuống và trò chuyện qua Skype hoặc trong chính căn phòng này rồi ghi lại các cuộc trò chuyện của mình,” cô nói. “Tôi muốn mọi người hợp tác trong cuốn sách đều hài lòng với kết quả cuối cùng.“
Gifford cũng giải thích lý do tại sao cuốn sách mới của cô hoàn toàn trái ngược với văn hóa xóa bỏ ngày nay.
“Chúa Giê-xu sẽ không bao giờ xóa bỏ bất kỳ ai. Ngài không cho ai đó một cơ hội rồi sau đó xóa sổ họ khỏi mặt đất như thể họ chưa từng tồn tại. Điều đó hoàn toàn không đúng về Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu đã từ bỏ vị trí của Ngài trên thiên đàng để tìm kiếm những người dễ bị tổn thương nhất trong thế giới của chúng ta, những người bị đánh bại, bị hủy diệt, những người tuyệt vọng nhất … những người mà thế giới này đã từ bỏ từ lâu. Chúa Giê-xu không bao giờ từ bỏ chúng ta và Ngài vẫn như vậy ngày hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Tôi sẽ dành phần đời còn lại của mình để nói điều này với mọi người, những người chưa biết rằng, Chúa yêu họ.“
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: cbn.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Là những người tin Chúa Giê-xu, chúng ta vui mừng kỉ niệm Chúa Giê-xu Giáng Sinh trong tháng này. Chúa Giê-xu Christ sinh ra ở Bethlehem, một thành phố ở vùng đồi núi Giu-đe. Trong những tuần này, chúng ta thường đọc những đoạn Kinh thánh tuyệt vời kể về việc Mary gặp thiên sứ Gabriel và thầy tế lễ Xa-cha-ri gặp thiên sứ trong khi đang thực thi chức vụ tại Đền thờ. Sau khi gặp thiên sứ, Mary thụ thai và đi đến thăm người chị họ là Ê-li-sa-bét, người đã thốt lên: “bèn cất tiếng kêu rằng: Ngươi có phước trong đám đàn bà, thai trong lòng ngươi cũng được phước.” (Lu-ca 1:42).
Và sau đó Mary bắt đầu ca ngợi Chúa, điều mà trong lịch sử Giáo hội được gọi là ‘Bài ca của Mary’ hoặc trong tiếng Latinh là ‘Magnificat’: “Linh hồn tôi tôn vinh Chúa’.
Chúng ta hay mong đợi rằng, một bài hát của một người phụ nữ mang thai một cách kỳ diệu thường sẽ ẩn chứa đầy lòng biết ơn về những gì đã xảy ra với chính mình? Nhưng, điều đáng ngạc nhiên ở đây là Mary bắt đầu nói về Đức Chúa Trời, Đấng đã ‘hạ bệ những người cai trị khỏi ngai vàng của họ’ (Lu-ca 1:52). Tại sao? Nghe có vẻ hơi lạ phải không? Khi chúng ta tiếp tục đọc, ý nghĩa sẽ trở nên rõ ràng hơn. Mary không chỉ nói về mình, mà còn nói về những gì Đức Chúa Trời đang làm với dân Y-sơ-ra-ên, dân tộc của bà: ‘Ngài đã giúp đỡ cho dân Y-sơ-ra-ên, tôi tớ Ngài, để tưởng nhớ đến lòng thương xót của Ngài, như Ngài đã nói với tổ phụ chúng ta, với Áp-ra-ham và dòng dõi của ông mãi mãi ‘(Lu-ca 1: 54-55). Cô biết Đức Chúa Trời hứa với dân Y-sơ-ra-ên rằng, một lúc nào đó trong tương lai, Ngài sẽ giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi kẻ thù của nó và khỏi tất cả những ai căm ghét và muốn tiêu diệt Y-sơ-ra-ên.
Vào thời của Mary, Y-sơ-ra-ên bị người La Mã áp bức dã man. Dân tộc Do Thái vô cùng mong đợi sự giải cứu kẻ thù và sự đến của Vương quốc Hòa bình trên trái đất dưới sự lãnh đạo của Đấng Mê-si. Đó là điều mà Ma-ri rất vui mừng kể từ khi cô mang thai Đấng Mê-si đã hứa này. Và chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời sẽ ứng nghiệm lời hứa của Ngài. Vương quốc Hòa bình trên trái đất dưới sự lãnh đạo của Đấng Mê-si. Đó là điều mà Mary rất vui mừng kể từ khi cô mang thai bởi lời hứa về Đấng Mê-si. Và chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời sẽ thực hiện mọi lời hứa của Ngài với dân Y-sơ-ra-ên. Trong suốt cuộc đời của Mary, những lời hứa này vẫn chưa được thực hiện. Chúa Giê-xu đã hiến dâng chính Ngài cho sự chết và sự phục sinh của Ngài để mang lại cho chúng ta sự cứu rỗi và sự sống đời đời. Trong Ngày Tận Thế, Ngài sẽ thực hiện mọi lời hứa của Ngài và giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi sức mạnh của kẻ thù.
Mary cũng nói về Đức Chúa Trời, Đấng ‘đã quan tâm đến tình trạng hèn mọn trong nô lệ của dân Ngài’ (Lu-ca 1:48). Nhưng sau đó, bà nói về Đức Chúa Trời, Đấng cũng đã tôn cao những người khiêm nhường’ (Lu-ca 1:52). Bằng cách sử dụng từ “khiêm nhượng”, Mary không chỉ tập trung vào bản thân mà còn tập trung vào Y-sơ-ra-ên và dân tộc Do Thái nói chung. Là một phụ nữ trẻ khiêm tốn, Mary đại diện cho Y-sơ-ra-ên trong tình trạng bị áp bức và bách hại qua nhiều thế kỷ. Trong tương lai, Đức Chúa Trời sẽ phục hồi dân Y-sơ-ra-ên và mang lại hòa bình thực sự trên thế giới khi Vương quốc của Đấng Mê-si sẽ đến.
Vì vậy, mỗi khi chúng ta kỉ niệm mừng Chúa Giáng sinh, đừng quên dân tộc Y-sơ-ra-ên, nhưng hãy ngợi khen Đức Chúa Trời vì sự thành tín của Ngài đối với cả dân Y-sơ-ra-ên và Hội Thánh.
Bởi Rev Cornelis Kant – Giám đốc điều hành – Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
https://www.facebook.com/108022747211273/photos/a.120082816005266/642215270458682/
Shalom các bạn cầu nguyện thân mến,
Mục sư Willem Glashouwer đã nói, “Cơ Đốc Nhân Vì Israel không phải là một phong trào thân Israel vì nó là một phong trào ‘trở lại với Kinh thánh’.” Thật là một sự khắc họa đậm nét và sâu sắc công việc của chúng tôi. Bất cứ ai có vấn đề với những gì chúng ta làm cho dân sự của Đức Chúa Trời không nên khó chịu với chúng tôi nhưng nên đọc lại Kinh Thánh. Như Kevin Loo, một mục sư đến từ Kuala Lumpur, đã nói: “Ý Chúa được tìm thấy trong Lời Chúa”.
Lịch cầu nguyện này, bắt đầu từ tháng 12 và sau Năm Mới tiếp tục với tháng 1, cũng là một nhiệm vụ để tra cứu và đọc các bản văn Kinh thánh được tham khảo hoặc dành thời gian để đọc thêm một số lời tiên tri về sự trở lại của Israel đối với vùng đất và mục đích của họ. Sẽ không khó để tìm thấy chúng, bởi vì Kinh Thánh đã nói về điều này hơn 700 lần. Những đoạn văn này đã được tiên tri bởi những người rất khác nhau trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau.
Đó là lý do tại sao chúng tôi với tư cách là tổ chức Cơ Đốc Nhân Vì Israel rất hào hứng và biết ơn chiến dịch “Đưa người Do Thái về nhà” của chúng tôi. Chúng tôi đã chứng minh sự thành tín về lời tiên tri của Đức Chúa Trời qua chức vụ này trong 25 năm! Kinh thánh Do Thái kết thúc với Sử Ký II. Thật đáng tiếc, chúng ta, những Cơ đốc nhân, đã thay đổi thứ tự của các sách Kinh thánh. Trong câu cuối cùng của Sử Ký II, chúng ta đọc, “Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, hãy trở lên Giê-ru-sa-lem; nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời của người ấy ở cùng người!” (2 Sử 36:23); một câu gốc thật tuyệt vời để mang theo với chúng ta vào năm mới.
Nguyện xin phước hạnh đủ đầy ở cùng với các bạn trong năm 2022
Đội ngũ Cầu nguyện Cơ Đốc Nhân Vì Israel
——————————***—————————–
Thứ Bảy 1/1 Năm Mới – ngày Sa-bát
“Ấy là nhờ sự nhân từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt. Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm.” (Ca thương 3:22-23). Hãy cảm ơn Chúa cho một năm mới bắt đầu từ ngày hôm nay. Hãy cầu nguyện để trong năm mới này nhiều người sẽ cầu nguyện và ủng hộ Israel.
Chủ Nhật 2/1
“Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi!” (Giăng 16:33). Hãy cảm ơn vì Chúa Giê-xu đã thắng thế gian và Ngài là Đấng quyền năng, sẽ bảo vệ Israel.
Thứ Hai 3/1
Taliban đã chỉ ra rằng họ muốn duy trì quan hệ với tất cả các nước, ngoại trừ Israel. Điều này có nghĩa là Israel hiện phải đối mặt với một kẻ thù nữa. Mặc dù những cơ hội của Taliban muốn gây hại trực tiếp cho Israel là rất ít, nhưng thái độ thù địch đối với Israel luôn cần được quan tâm. Cầu nguyện xin Chúa bảo vệ Israel khỏi sự thù ghét của Taliban – Afghanistan.
Thứ Ba 4/1
Đầu năm mới là cơ hội tốt để cầu nguyện cho sự đột phá trong hội thánh hay hội nhóm của bạn liên quan đến quan điểm của họ về Israel. Tổ chức Cơ Đốc Nhân Vì Israel có nhiều nguồn tài liệu để giúp cho bạn về việc này, chẳng hạn như tài liệu nghiên cứu Kinh thánh, giáo lý, tham gia diễn thuyết, bản tin và tờ báo xuất bản hai tháng một lần tờ ‘Israel & Cơ đốc nhân ngày nay’. Hãy cứ liên lạc với chúng tôi nếu cần!
Thứ Tư 5/1
Iran tiếp tục phát triển việc làm giàu uranium và ngày càng tiến gần hơn đến khả năng phát triển vũ khí hạt nhân. Hãy cầu nguyện rằng Iran sẽ bị khó thực hiện điều này.
Thứ Năm 6/1
Iran gần đây đã tham gia các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ở biên giới Azerbaijan. Bằng cách giải thích, Iran đã tuyên bố rằng họ đánh giá cao việc có một chế độ Do Thái giáo như một nước láng giềng. Đây là một ám chỉ về mối quan hệ tốt đẹp giữa Azerbaijan và Israel. Hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ Azerbaijan khỏi sự xâm lược của Iran và mối quan hệ tốt đẹp giữa Azerbaijan và Israel sẽ tiếp tục.
Thứ Sáu 7/1
Trong một đại hội của Đảng Lao động Anh, đảng này đã chấp nhận một đề nghị kêu gọi các biện pháp trừng phạt chống lại Israel vì hành vi đàn áp người Palestine. Rất may, đề nghị này đã bị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lisa Nandy từ chối ngay lập tức. Hãy cảm ơn Chúa về sự từ chối này và cầu nguyện rằng quan điểm chống Israel trong Đảng Lao động sẽ bị loại bỏ.
Thứ Bảy 8/1 – Ngày Sa-bát
Có một nhóm bốn chính trị gia dân chủ chống Israel cách cực đoan trong quốc hội Mỹ được gọi là “Biệt đội”. Gần đây họ đã cố gắng ngăn chặn sự ủng hộ của Mỹ đối với Iron Dome (Mái Vòm Sắt); rất may là họ đã thất bại. Hãy cầu nguyện rằng nhóm này sẽ không thành công trong nỗ lực chống lại Israel.
Chủ Nhật 9/1
“Thiên sứ Đức Giê-hô-va đóng lại chung quanh những kẻ kính sợ Ngài, và giải cứu họ.” (Thi-thiên 34:7) Hãy cầu nguyện xin Chúa sai đạo binh thiên sứ của Ngài bảo vệ xung quanh quốc gia Israel.
Thứ Hai 10/1
Israel gần đây đã vây bắt một phòng giam của Hamas ở Judea và Samaria. Nhóm khủng bố đã lên kế hoạch bắt cóc những người lính từ Judea và Samaria. Cảm ơn Chúa vì Israel đã có thể ngăn chặn điều này.
Thứ Ba 11/1
Hãy cầu nguyện đê tất cả những âm mưu của Iran nhằm tấn công Israel thông qua các nhóm khủng bố như Hamas và Hezbollah sẽ được đưa ra ánh sáng.
Thứ Tư 12/1
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã yêu cầu trong cuộc họp của Liên Hợp Quốc rằng Israel ngay lập tức rút lại biên giới năm 1967. Tất nhiên Israel sẽ không đồng ý điều này, nhưng nó cho thấy những yêu cầu của người Palestine là phi thực tế như thế nào. Cầu xin sự khôn ngoan cho Israel trong việc đối phó với tình hình.
Thứ Năm 13/1
Các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu và người đứng đầu Ủy ban về người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc đã thừa nhận rằng sách giáo khoa của người Palestine là bài Do Thái và tôn vinh bạo lực. Hãy cảm ơn Chúa vì EU và Liên Hợp Quốc cuối cùng đã thừa nhận rằng sách giáo khoa của người Palestine là bài Do Thái và cầu nguyện rằng điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi.
Thứ Sáu 14/1
Các doanh trại ở trại Auschwitz gần đây đã bị vẽ bậy với các khẩu hiệu bài Do Thái. Điều này hoàn toàn gây kinh hoàng cho những người sống sót sau Holocaust và con cái của họ. Hãy cầu nguyện rằng thủ phạm sẽ được tìm thấy và trừng phạt và họ sẽ hối hận về hành động của mình.
Thứ Bảy 15/1 – Ngày Sa-bát
Hơn 300 chính trị gia châu Âu và Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) ngừng phân biệt đối xử với Israel. Hãy cầu nguyện rằng lời kêu gọi này sẽ dẫn đến việc chấm dứt phán quyết có sự hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Israel.
Chủ Nhật 16/1
“Và nếu chúng ta biết rằng Ngài nghe chúng ta — bất cứ điều gì chúng ta cầu xin — thì chúng ta biết rằng chúng ta có những gì chúng ta đã cầu xin Ngài.” (1 Giăng 1:15) Trong vài năm qua, chúng ta thường cầu nguyện về Hội nghị Durban cực kỳ chống Israel và chống Do Thái ở Nam Phi. Năm nay, một số lượng kỷ lục các quốc gia đã tẩy chay hội nghị này. Hãy cảm ơn Chúa vì điều này.
Thứ Hai 17/1 Tu B’Shvat
Ngày hôm nay Israel kỷ niệm Tu B’Shvat, năm mới của cây cối. Ngày này từng là ngày quan trọng đối với các luật lệ về phần mười của mùa thu hoạch. Nhiều cây xanh được trồng trên khắp đất nước vào ngày này. Hãy cầu nguyện rằng Israel sẽ có một vụ mùa bội thu trong năm nay.
Thứ Ba 18/1
Tòa án hiến pháp Bỉ đã xác nhận lệnh cấm giết mổ theo nghi lễ tôn giáo. Các tổ chức Do Thái tức giận và thất vọng và xem đây là sự phân biệt đối xử. Họ vẫn có quyền lựa chọn đến Tòa án Nhân quyền Châu Âu. Hãy cầu nguyện rằng Tòa án Châu Âu sẽ dừng lệnh cấm này.
Thứ Tư 19/1
Ở Na Uy, một số nhà thờ đã tổ chức các cuộc triển lãm xoay quanh ý tưởng rằng hàng ngày người Palestine ở Bờ Tây được cho là “bị Israel đóng đinh theo nghĩa bóng”. Cuộc triển lãm này gợi nhớ mạnh mẽ đến ý tưởng bài Do Thái rằng người Do Thái phải chịu trách nhiệm cho việc đóng đinh Chúa Giê-xu và phải bị trừng phạt vì điều đó. Hãy cầu nguyện rằng các nhà thờ ở Na Uy sẽ nhận ra những gì họ đang làm và thay đổi suy nghĩ về cuộc triển lãm khủng khiếp này.
Thứ Năm 20/1
Các tổ chức của Israel đã phát hiện ra rằng trung bình các công ty và các tổ chức của Israel có nguy cơ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng cao gấp đôi so với các công ty và tổ chức ở các nước khác. Cầu nguyện xin Chúa bảo vệ không gian mạng của Israel.
Thứ Sáu 21/1
Người ta thường cố gắng làm tối thiểu đi sự kinh hoàng của Holocaust. Điều này đang xảy ra trong các nhóm theo Hồi, nhưng cũng xảy ra trong các nhóm cực đoan cực hữu. Hãy cầu nguyện rằng điều này sẽ phản ứng ngược lại và mọi người sẽ không bao giờ quên những gì tàn bạo đã xảy ra.
Thứ Bảy 22/1 – Ngày Sa-bát
“Lời nói phải thì, khác nào trái bình bát bằng vàng có cẩn bạc.”. (Châm-ngôn 25:11) Lời nói có sức mạnh và khi chúng được dùng để khuyến khích, có thể có tác dụng cực kỳ tích cực. Hãy cầu nguyện để chúng ta với tư cách là Cơ đốc nhân sẽ ngày càng là một phước hạnh và là niềm an ủi cho dân Israel theo sự chỉ dẫn trong Ê-sai 40, “Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta.”
Chủ Nhật 23/1
“Chắc chắn CHÚA Tối Cao không làm gì mà không tiết lộ kế hoạch của Ngài cho các tôi tớ của Ngài là các nhà tiên tri.” (A-mốt 3:7) Hãy cầu nguyện để có sự nhận biết tiên tri từ Đức Chúa Trời, để bạn có thể cầu nguyện cho Israel một cách có mục đích hơn nữa.
Thứ Hai 24/1
Hãy cầu nguyện cho đội ngũ Cơ Đốc Nhân Vì Israel ở Đức. Một số người mới đã đến để nâng cao được chất lượng cho đội ngũ tại đó. Cầu nguyện xin Chúa ban sự khôn ngoan và ban phước cho các sự kiện họ tổ chức. Cầu nguyện họ sẽ chạm đến được với nhiều Cơ đốc nhân ở Đức.
Thứ Ba 25/1
Chi nhánh C4I của chúng tôi tại Fiji gần đây đã có cơ hội nói chuyện trực tuyến với những người trẻ tuổi trên quần đảo Thái Bình Dương và Alaska về các giao ước của Đức Chúa Trời với Israel mà Ngài sẽ thực hiện cho Israel. (Giê-rê-mi 32: 37-41) Hãy cảm tạ Chúa vì điều này.
Thứ Tư 26/1
Hãy cảm ơn Chúa về cơ hội chia sẻ tài liệu tiếng Anh của chúng tôi trên trực tuyến qua Crossflix. Thông qua dịch vụ phát trực tuyến Cơ đốc giáo này, các video và tài liệu nghiên cứu của chúng tôi sẽ có sẵn cho nhiều hội thánh và cộng đồng tín ngưỡng trên toàn thế giới.
Thứ Năm 27/1 Ngày tưởng nhớ Holocaust
Ở nhiều nơi trên thế giới, hôm nay là ngày để tưởng nhớ những sự kiện khủng khiếp của Holocaust. Đối với nhiều người Do Thái, đó là một ngày khó khăn, vì những người sống sót nhớ về cuộc chiến và con cái của họ nhớ về nỗi đau và nỗi buồn của cha mẹ họ. Hãy cầu nguyện để họ được an ủi.
Thứ Sáu 28/1
“Xin Đức Chúa Trời hay nhịn nhục và yên ủi ban cho anh em được đồng lòng ở với nhau theo Đức Chúa Jêsus Christ;”. (Rô-ma 15:5) Cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các tín đồ Đấng Christ, kể cả khi đề cập đến chủ đề Israel. Cầu nguyện rằng các Cơ đốc nhân sẽ ủng hộ và cầu nguyện cho dân tộc Israel trong sự hiệp nhất.
Thứ Bảy 29/1 – Ngày Sa-bát
Năm ngoái là năm kỷ niệm 25 năm chiến dịch “Mang người Do Thái về nhà” của tổ chức Cơ Đốc Nhân Vì Israel. Trong 25 năm qua, tổ chức Cơ Đốc Nhân Vì Israel đã giúp hơn 150.000 người Do Thái thực hiện Aliyah. Hãy cảm ơn Chúa vì tất cả những người Do Thái đã có thể trở về nhờ dự án này và cầu nguyện rằng sẽ có nhiều người Do Thái hơn nữa được giúp đỡ.
Chủ Nhật 30/1
Theo định nghĩa của giáo sĩ Do Thái, có 15,2 triệu người Do Thái trên thế giới. Tuy nhiên, theo luật của Israel về quyền được quay trở lại, có 25 triệu người Do Thái đủ điều kiện để thực hiện Aliyah. Hãy cầu xin Chúa ban sự khôn ngoan cho chính phủ Israel về những tiêu chí họ nên sử dụng để cho phép người dân tham gia.
Thứ Hai ngày 31 tháng 1
Hãy cầu nguyện cho tất cả những người Do Thái đã thực hiện Aliyah gần đây và cần tìm thấy đôi chân của họ trên đất Israel. Hãy cầu nguyện để họ sớm cảm thấy như ở nhà và có thể tìm được việc làm.
Franklin Graham & Mục Vụ Samaritan’s Purse Phục Vụ Bữa Trưa Vào Ngày Trước Đêm Giáng Sinh Cho Những Người Sống Sót Sau Trận Lốc Xoáy Tại Tiểu Bang Kentucky
Franklin Graham và Mục-vụ Samaritan’s Purse đã phục vụ bữa ăn Giáng Sinh truyền thống gồm gà tây và thịt quay vào đêm Giáng Sinh cho cộng đồng đang bị tổn thương ở Mayfield, tiểu bang Kentucky.
Graham cũng chia sẻ thông điệp động viên tới những người tham dự, và ông sẽ cùng với Bluegrass và huyền thoại nhạc đồng quê Ricky Skaggs, người gốc Cordell, KY, trở về tiểu bang vốn là quê hương của mình để động viên người dân và lan tỏa tinh thần Giáng Sinh.
Mục-sư Graham, là chủ tịch của Mục-vụ Samaritan’s Purse cho biết, “Mọi người đều được chào đón. Rất nhiều người đang bị tổn thương và nản lòng. Họ cần hy vọng, và Giáng Sinh là về niềm hy vọng được ban cho tất cả chúng ta thông qua sự ra đời của Con Đức Chúa Trời là Chúa Giê-xu Christ.“
Samaritan’s Purse đã cử hàng chục nhân viên và ba xe kéo nấu ăn đến Mayfield để chuẩn bị bữa ăn nóng hổi miễn phí.
Bữa trưa được phục vụ từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, thứ Sáu, ngày 24 tháng 12 tại Trường Trung-học Quận Graves, địa chỉ 1220 Eagles Way ở Mayfield.
Đến nay, Samaritan’s Purse đã huy động hơn 1.400 tình nguyện viên tham gia ứng phó với thảm họa. Các đội này đã giúp hơn 240 gia đình ở Kentucky và khu vực đông bắc Arkansas để trục vớt đồ đạc cá nhân, dọn dẹp cây cối bị đổ và phủ bạt lên những mái nhà bị hư hỏng.
Như CBN News đã đưa tin, cựu Phó Tổng-thống Mike Pence và phu nhân Karen đã có mặt ở Mayfield, Kentucky vào hôm thứ Bảy (25/12) để phục vụ cùng với các nhóm tình nguyện của Samaritan’s Purse.
“Chúng tôi chỉ muốn xuống đó và nói lời cảm ơn“, cựu phó tổng thống nói với các tình nguyện viên. “Cảm ơn vì đã xoắn tay áo lên và hành động vì đức tin của các bạn. Khi chúng tôi nhìn thấy cảnh này, trái tim chúng tôi tan nát. Chúng tôi biết ngay rằng Samaritan’s Purse sẽ có mặt ở đây. Chúng tôi rất cảm động khi thấy các bạn biến đức tin thành hành động.“
Ông tiếp tục, “Cảm ơn các bạn đã phục vụ. Điều này thậm chí còn khiến tôi xúc động hơn nữa khi nghĩ rằng các bạn đang làm việc này trong tuần lễ Giáng Sinh. Công việc của các bạn ở đây với các tình nguyện viên trên khắp đất nước là minh chứng cho lòng trắc ẩn của các bạn.“
Samaritan’s Purse hiện đang làm việc tại các cơ sở ở Mayfield, Bowling Green và Dawson Springs, Kentucky. Các đội cũng đang giúp người dân phục hồi ở Monette, Trumann và Leachville, Arkansas.
Hàng chục tuyên úy được đào tạo về khủng hoảng từ Đội Phản Ứng Nhanh của Hiệp-hội Truyền-giáo Billy Graham cũng đang làm việc cùng với nhóm Samaritan’s Purse để hỗ trợ tinh thần và chia sẻ tình yêu của Chúa Giê-xu Christ với các gia đình bị ảnh hưởng bởi cơn bão nghiêm trọng.
Có trụ sở tại Boone, Bắc Carolina, Mục-vụ Samaritan’s Purse đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các cá nhân trong tình huống khủng hoảng — đặc biệt là ở những địa điểm có ít người tiếp cận. Tổ chức từ thiện Cơ-đốc này hoạt động tại hơn 100 quốc gia để cung cấp viện trợ cho các nạn nhân của chiến tranh, bệnh tật, thảm họa, nghèo đói, nạn thiếu lương thực và bắt bớ.
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: cbn.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
‘Đất Nước Của Chúng Ta Có Một Chúa Cứu Thế’: Trump Ca Ngợi ‘Cuộc Đời, Sự Chết Và Sự Phục Sinh Của Chúa Giê-xu,‘ Sự Thành Lập Kỳ Diệu ’ Của Nước Mỹ Trong Bài Phát Biểu Từ Bục Giảng Nhà Thờ
Cựu Tổng-thống Donald Trump đã phát biểu về các chính sách gây tranh cãi — và Chúa Giê-xu — từ bục giảng tại Nhà-thờ First Baptist Church ở Dallas, Texas, vào hôm Chúa Nhật (19/12), cảnh báo rằng nước Mỹ đang “gặp khó khăn”, nhưng có thể tìm thấy hy vọng nơi Chúa.
“Chúng ta đang gặp rắc rối. Tôi nghĩ đất nước của chúng ta đang gặp rắc rối lớn, ” ông Trump nói trong bài phát biểu kéo dài khoảng 10 phút của mình. “Tôi không nghĩ rằng chúng ta đã từng có thời điểm như thế này với những gì đã xảy ra ở Afghanistan, mọi thứ đã diễn ra theo cách tồi tệ như vậy.”
Cựu tổng thống tiếp tục đề cập đến lạm phát, cuộc khủng hoảng biên giới và các vấn đề gây tranh cãi khác, nhưng cũng có những thảo luận xoay quanh câu chuyện Giáng Sinh.
“Đất nước của chúng ta cần một vị cứu tinh ngay bây giờ, và đất nước của chúng ta có một Chúa Cứu Thế, và đó không phải là tôi – đó là một Đấng cao hơn tôi rất rất nhiều,” Trump nói. “Cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu Christ đã thay đổi thế giới mãi mãi.”
Ông nói rằng thật không dám nghĩ về lịch sử và “sự tồn tại” của nước Mỹ “nếu không có ảnh hưởng từ tấm gương của Ngài và những lời dạy của Ngài.” Từ đó, ông trích dẫn những khoảnh khắc mang tính bước ngoặt trong lịch sử Hoa Kỳ gắn liền với quan điểm đức tin này.
“Sự thành lập kỳ diệu của đất nước chúng ta, vượt qua Nội-chiến, xóa bỏ chế độ nô lệ, đánh bại chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít, đạt đến tầm cao vô biên của khoa học và khám phá,” Trump nói. “Hoa Kỳ cuối cùng đã trở thành một quốc gia thực sự vĩ đại, và chúng ta sẽ giữ nó theo cách đó. Chúng ta sẽ giữ nó theo cách đó. Chúng ta sẽ không để nó qua đi như thế này.”
Trump nói thêm rằng không có thành tựu nào của nước Mỹ có thể đạt được “nếu không có Chúa Giê-xu Christ, những người theo Ngài và Hội-thánh của Ngài.”
Những bình luận này trước hội chúng của nhà thờ First Baptist Church được đưa ra sau khi Liên-đoàn Chống-phỉ-báng và những người khác chỉ trích Trump vì những tuyên bố mà ông đưa ra trong một cuộc phỏng vấn về người Mỹ gốc Do Thái và Israel.
“Một điều rất nguy hiểm đang xảy ra. Có những người ở đất nước này là người Do Thái và không còn yêu Israel nữa”, Trump gần đây nói với nhà báo Barak Ravid. “Tôi sẽ nói với bạn rằng, những người Tin Lành yêu Israel hơn là những người Do Thái ở đất nước này.”
Ông tiếp tục, “Trước đây Israel có quyền lực tuyệt đối trước Quốc-hội, và ngày nay tôi nghĩ điều đó hoàn toàn ngược lại. Và tôi nghĩ chính Obama và Biden đã làm ra chuyện này. Vậy mà trong cuộc bầu cử, họ vẫn nhận được rất nhiều phiếu bầu của người dân Do Thái. Tôi đã nói điều này từ lâu, và điều này cho bạn biết rằng người Do Thái và người Do Thái ở Hoa Kỳ hoặc không thích Israel hoặc không quan tâm đến Israel.”
Trump cũng bị chỉ trích vì nói rằng có những người Do Thái điều hành tờ The New York Times, chỉ trích gia đình Sulzberger (gia đình đã xuất bản tờ báo hơn 100 năm) vì lập trường của họ đối với Israel.
“Ý tôi là, bạn cứ nhìn vào Thời-báo New York đi. New York Times ghét Israel. Họ ghét Israel,” ông nói. “Và những người đang điều hành tờ Thời-báo New York là những người Do Thái, ý tôi là gia đình Sulzberger.”
Với những nhận xét này, cựu tổng thống bị buộc tội thúc đẩy “những định kiến nguy hiểm” và “những kẻ phản đối bài Do Thái.”
Các nhà phê bình cho rằng sự ủng hộ của Trump đối với Israel không phải là cái cớ để có những phát ngôn có vấn đề như vậy.
Trump thực sự đã rất ủng hộ Israel, thậm chí đã đưa ra quyết định gây tranh cãi vào năm 2017 là chuyển thủ đô của đất nước từ Tel Aviv đến Jerusalem. Động thái này đã được hứa hẹn bởi các tổng thống trước đây, những người không bao giờ đưa ra quyết định nhằm tôn trọng lời cam kết của họ.
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: cbn.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
‘Rất Đặc Biệt’: Một Gia Đình Ở New York Đã Phá Kỷ Lục Guinness Thế Giới Từ Việc Trưng Bày 687.000 Bóng Đèn Trang Trí Giáng Sinh Đầy Ấn Tượng
Một gia đình ở New York đã phá kỷ lục thế giới về số lượng đèn Giáng Sinh nhiều nhất từng được trưng bày tại tư gia.
Đây là năm thứ 26 gia đình nhà Gay tổ chức chương trình Giáng Sinh hàng năm — và được đặt tên là ERDAJT Holiday Lights Display theo tên viết tắt của các con họ — số lượng đèn được sử dụng lên đến 687.000 bóng và chính thức phá vỡ Kỷ-lục Guinness Thế-giới, đài truyền hình WNBC-TV đưa tin.
Mọi người từ khắp nơi đổ về Lagrangeville, New York, mỗi năm để thăm nhà và thưởng thức màn trình diễn Giáng Sinh rực rỡ, mà Timothy Gay và vợ của anh, Grace, nói là một truyền thống gia đình, theo thời gian, đã trở thành một hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng.
“Tất cả chúng ta đều hướng về một gia đình,” Grace Gay nói với WNBC-TV. “Đây là một dự án dành cho gia đình và chúng tôi muốn chia sẻ dự án này với cộng đồng.”
Một sự thật thú vị về gia đình nhà Gay: Gần đây, họ đã phá kỷ lục năm 2014 của chính mình, dàn đèn trang trí vào thời điểm đó có 601.736 bóng. Giờ đây, họ đang nâng cao vị thế với hàng chục nghìn đèn chiếu sáng được thêm vào.
Thêm vào đó, chương trình mừng Giáng Sinh còn được đồng bộ hóa một cách ấn tượng với hơn 250 bài hát, theo News 12. Dàn đèn trang trí nổi tiếng đến mức có cả ngàn lượt xe ô-tô kéo đến xem mỗi đêm, với hàng cây số trải dài trên đường.
Timothy cho biết căn nguyên của cách ăn mừng Giáng Sinh như thế này bắt nguồn từ chính ngôi nhà thời thơ ấu của anh. Mỗi năm, mẹ anh thường trang trí các hành lang của ngôi nhà với đủ loại đèn và đồ trang trí.
“Tôi lớn lên trong một gia đình có tám anh chị em và [mẹ tôi] đã biến những ngày lễ trở nên kỳ diệu đối với cả nhà,” anh nói với Times Union. “Từ Lễ Tạ ơn đến Năm Mới, nhà của chúng tôi giống như Nhà-ga Trung-tâm vậy. Điều đó rất đặc biệt đối với chúng tôi.”
Gia đình nhà Gay không chỉ đưa chương trình vào để giải trí cho công chúng; mà còn sử dụng cơ hội này để gây quỹ từ thiện và họ đang đi đúng hướng trong năm nay để mang về 500.000 đô la.
Gia đình thu thập các vật phẩm cho Children’s Home of Poughkeepsie, một tổ chức giúp chăm lo cho trẻ em gặp rủi ro và giúp quyên góp tiền cho Sở Cứu-hỏa Union Vale, cùng các nỗ lực từ thiện khác.
Buổi biểu diễn hoàn toàn miễn phí cho công chúng, với việc Timothy giải thích rằng không ai bắt buộc phải quyên góp và anh ấy không lấy tiền cho bất cứ thứ gì, kể cả các sự kiện đặc biệt như cầu hôn có thể diễn ra trên trang web.
“Tuy nhiên, điều quan trọng đối với tôi là mọi người đều cảm thấy thoải mái. Vì vậy, điều này là miễn phí, ” anh nói. “Không ai phải đóng góp bất cứ thứ gì, đó là hoàn toàn tự nguyện và mọi người đóng góp bao nhiêu là hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Nhưng tôi sẽ nói rằng, sự hào phóng của mọi người rất đáng trân trọng.”
Cảm ơn gia đình Gay đã mang lại tinh thần tích cực cho kỳ lễ này!
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: faithwire.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Khoảnh Khắc Quan Trọng Trong Tập Phim ‘Christmas With The Chosen’ Trình Bày Một Lẽ Thật Thiết Yếu, Làm Rung Động Tâm Hồn Về Chúa Giê-xu
Nhà làm phim Dallas Jenkins nói rằng có một sứ điệp mà anh ấy hy vọng mọi người sẽ nhận được từ tập phim thành công kỷ lục của mình, “Christmas with The Chosen: The Messengers” (Tạm dịch là “Giáng Sinh với Người Được Chọn: Những Sứ Giả”), một bộ phim tiếp tục truyền cảm hứng cho khán giả: “Mọi người phải được biết về Ngài”.
Bộ phim đã thu về con số khổng lồ 9 triệu đô la vào cuối tuần trước và tổng cộng hơn 11 triệu đô la cho đến nay, Jenkins nói trên “Edifi With Billy Hallowell” rằng anh hy vọng thông điệp Phúc Âm sẽ đến được với nhiều người nhất có thể.
Đạo diễn và biên kịch cho biết, dự án mang đến cho khán giả cái nhìn về sự ra đời của Chúa Giê-xu qua con mắt của Ma-ri và Giô-sép, với những khung hình tuyệt đẹp, minh họa cho câu chuyện trong Kinh Thánh.
Jenkins nói, “Có một sự tương phản tuyệt đẹp giữa việc Chúa Giê-xu đã đến trong hình hài con người một cách thô sơ và việc ngài thực sự đến thế gian này với tư cách là một con người như chúng ta, một con trẻ đang khóc bên cạnh một thiếu nữ sợ hãi giữa một chuồng chiên bẩn thỉu.”
Sau đó, anh tiết lộ một trong những khoảnh khắc đáng kinh ngạc nhất của bộ phim bày tỏ bản chất khiêm nhường của Chúa Giê-xu khi Ngài đến thế gian — phân cảnh phân động vật nằm rải rác xung quanh để minh họa cho sự hạ mình và rất đỗi khiêm nhu trong sự ra đời của Chúa.
“Chúng tôi có cảnh Giô-sép xúc phân để nhường chỗ cho Ma-ri ngồi xuống sinh con,” anh nói.
Trung tâm của bộ phim là một thông điệp mạnh mẽ: Chúa Giê-xu đã từng là một con người trong số chúng ta.
“Chúng tôi thực sự muốn ghi dấu ấn rằng‘ Chúa Giê-xu là một người trong số chúng ta ’,” anh nói, lưu ý cách mà người mẹ trần thế của Chúa Giê-xu đã miêu tả về sự ra đời của Ngài trong phim. “Ma-ri, khi cô ấy kể câu chuyện 50 năm sau, một trong những điều cô ấy nói là, ‘Chúng ta không bao giờ được quên và mọi người phải biết rằng Ngài đã từng là một con người trong số chúng ta và tất cả điều này đã bắt đầu từ một nơi khiêm tốn như vậy.’”
Theo nhiều cách, tập phim “Christmas with The Chosen: The Messengers” là sự trở lại với gốc rễ của dự án, vì loạt phim “The Chosen” đã ra đời từ một Giáng Sinh đặc biệt khi mà Jenkins làm nên bộ phim này để phục vụ trong hội thánh của anh.
Sau vài năm, loạt phim giờ đây đã trở thành một hiện tượng quốc tế.
“Đó là thứ mà chúng tôi tin rằng có cơ hội trở nên phi thường,” anh nói.
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: faithwire.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
‘Chúa Sẽ Giải Quyết Việc Này’: Người Đàn Ông Bị Mắc Kẹt Dưới Đống Đổ Nát Của Nhà Máy Sản Xuất Nến Sống Sót Sau Tai Nạn Kinh Hoàng, Người Vợ Kể Lại Việc Cô Đã Cầu Nguyện Với Chồng Mình Qua Điện Thoại
Vợ của một người đàn ông ở Kentucky bị mắc kẹt dưới một nhà máy sản xuất nến bị sập nhớ lại những khoảnh khắc đau khổ khi cô cầu nguyện cùng chồng qua điện thoại, nói với anh ấy rằng hãy “tiếp tục chiến đấu” và Chúa sẽ “giải quyết việc này”.
Những chi tiết được kể lại bởi Courtney Saxton, 38 tuổi, thật lạnh sống lưng, khi chồng cô, Mark, 37 tuổi, sợ hãi gọi cho cô vào đêm thứ Sáu sau khi vụ sập nhà xảy ra. Anh bị mắc kẹt trong đống đổ nát của nhà máy Mayfield Consumer Products sau khi lốc xoáy xé toạc nhiều bang vào tối hôm đó.
Cô nói với hãng tin Associated Press (AP), “Chúng tôi nghe thấy tiếng anh ấy la hét và gào khóc ở đầu dây bên kia vì bị mắc kẹt. Tôi rất hoảng sợ vì lúc đó tôi nghĩ, Ôi Chúa ơi, anh ấy có thoát ra ngoài được không? Vì vậy, tôi đã cầu nguyện với anh ấy qua điện thoại. Tôi liên tục nói chuyện với anh ấy, nói với anh ấy rằng Chúa sẽ giải quyết được việc đó, hãy mạnh mẽ lên, đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục chiến đấu.”
Và anh ấy đã tiếp tục chiến đấu. Mark Saxton sống sót sau thử thách với những vết xước nhỏ và bầm tím, mặc dù anh ta đã mất đi người anh em họ của mình trong thảm kịch, Robert Daniels — một nhân viên trại cải tạo làm công việc giám sát các tù nhân gần địa điểm đó.
Saxton nói với NBC News rằng anh không nghĩ mình sẽ vượt qua được điều đó, đặc biệt là khi nhìn thấy những gì đã xảy ra với những người xung quanh anh.
“Tôi thực sự không nghĩ rằng mình sẽ làm được,” anh nói. “Nếu bạn nhìn thấy những người ở bên cạnh tôi… tôi không thể tin rằng mình thậm chí còn ở đây.”
Lực và tác động của cơn lốc xoáy đến khá nhanh. Saxton nhớ lại đã nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy cơn gió xoáy đang đến gần và nhanh chóng bỏ chạy — nhưng đã quá muộn.
“Gạch và bê tông bắt đầu rơi xuống. Các bức tường đã bị nổ tung, ”anh nói với NBC News, lưu ý thêm rằng đã có lúc anh bị cơn lốc xoáy nhấc bổng lên và đưa từ nơi này sang nơi khác. “Mọi người bắt đầu chạy, còn tôi thì bị rơi xuống đất. Tôi nằm co rúm người lại, và tấm bê tông rơi trúng đầu tôi .”
Vợ của Mark, Courtney, cũng đã phải đối mặt với thử thách khó khăn của chính mình khi cô và năm đứa con đang ngâm mình trong bồn tắm khi cơn lốc xoáy xé toạc mái nhà của họ.
“Bọn trẻ sợ hãi, la hét, khóc lóc. Điều đó thật kinh khủng,” cô nói về những đứa con của mình. “Tôi đã cố gắng trấn an chúng, nhưng suốt thời gian đó tôi cầu nguyện. Tôi biết rằng Chúa nhìn thấy hoàn cảnh của chúng tôi.”
Đây chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện nổi lên từ sự bùng phát của ít nhất 50 cơn lốc xoáy xé toạc tám bang vào cuối tuần qua. Ít nhất 100 người được cho là đã chết trong bối cảnh bị tàn phá trên diện rộng.
Thị trấn Dawson Springs, tiểu bang Kentucky, bị tàn phá 75% cũng như các địa điểm khác. Hãy cầu nguyện cho những người đã mất người thân, nhà cửa, và những người đang đau khổ về thể xác lẫn tinh thần vì những gì đang diễn ra.
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: cbn.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Chương Trình Phân Phối Cây Thông Nô-en Thường Niên Nhằm Giúp Các Tín Hữu Cơ Đốc Tại Israel Đón Giáng Sinh
JERUSALEM, Israel – Tổ chức xanh lớn nhất của Israel đang giúp mang Giáng Sinh đến với những người theo Cơ-đốc giáo ở Vùng Đất Thánh này.
Keren Kayemeth LeIsrael-Quỹ Quốc-gia Do Thái (KKL-JNF) dành để bảo tồn quê hương Do Thái thông qua các chương trình bảo vệ môi trường. Hàng năm, tổ chức này bán cây thông Nô-en mới cắt ở những khu vực có nhiều người theo Cơ-đốc giáo.
Tổ chức cho biết những cây này được chặt từ những lùm cây ở vùng Galilee.
Những Cơ-đốc nhân ở Israel được mời đến mua cây vào Thứ Ba, ngày 14 tháng 12 từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều tại Meshek Neve Hagar, Derech HaYaar 2, Bethlehem của Galilee.
Nhóm này cho biết trong một tuyên bố trên trang web của họ rằng việc phân phối cây Giáng Sinh hàng năm là “một đóng góp quan trọng của KKL-JNF trong việc duy trì cơ cấu đời sống ở Israel và là một ví dụ về mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các tôn giáo khác nhau của đất nước. Ngoài ra, việc phân phối cũng cắt giảm việc chặt cây bất hợp pháp mà vẫn cho phép công chúng thưởng thức một cái cây đẹp cho kỳ lễ”.
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: cbn.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com