Từ ‘Hội thánh’ trong Tân Ước
Theo cách tương tự, HỘI THÁNH có nghĩa là HỘI THÁNH! Người Hy Lạp thường sử dụng từ ‘ekklesia’, có nghĩa là ‘được gọi ra’ hoặc ‘hội họp’. Chẳng hạn, từ này được dùng để chỉ sự tụ họp của các công dân ở Ê-phê-sô trong Công vụ 19:32,39 và 41: “…Trong khi ấy, đám đông thật là hỗn loạn: người thì kêu lên thể nầy, kẻ thì la lên thể khác, vì đa số đều không biết tại sao mình tụ họp ở đây… Còn nếu đồng bào yêu cầu việc gì nữa thì sẽ được giải quyết tại hội đồng hợp pháp… Nói xong, ông giải tán đám đông…”
Hội Thánh là một hội đoàn, một cộng đồng những người nơi Chúa Jesus được kêu gọi, bao gồm những tín hữu Do Thái và những tín hữu dân Ngoại. Ê-phê-sô 1:22-23 và 2:11-22 nói: “…Ngài đã đặt vạn vật dưới chân Đấng Christ và lập Đấng Christ làm đầu mọi sự vì Hội Thánh. Hội Thánh là thân thể Ngài, là sự đầy dẫy của Đấng làm viên mãn mọi sự trong mọi loài… Vậy hãy nhớ lại rằng trước kia anh em là dân ngoại theo phần xác, bị những kẻ tự xưng là người được cắt bì trong thân xác, bởi tay con người, gọi anh em là kẻ không cắt bì. Cũng hãy nhớ lúc ấy, ở trần gian nầy, anh em không có Đấng Christ, không có quyền công dân Y-sơ-ra-ên, xa lạ đối với giao ước của lời hứa, không có hi vọng, không có Đức Chúa Trời. Nhưng trong Đấng Christ Jêsus, anh em là người trước kia xa cách, bây giờ đã được gần gũi nhờ huyết của Đấng Christ. Vì Ngài là sự bình an của chúng ta, Ngài đã kết hợp cả hai nhóm thành một, phá đổ bức tường ngăn cách vốn gây thù địch. Qua thân xác mình, Ngài đã hủy bỏ luật pháp với các điều răn và quy tắc, để từ hai nhóm, Ngài tạo dựng thành một nhân loại mới trong chính Ngài, như vậy sự bình an được thực hiện; và qua thập tự giá, Ngài hòa giải cả hai cho Đức Chúa Trời trong một thân thể; bằng cách đó, sự thù địch bị tiêu diệt. Vậy, Ngài đã đến rao giảng bình an cho anh em là những người ở xa, và bình an cho những người ở gần. Vì nhờ Ngài mà cả hai nhóm chúng ta đều có thể đến với Đức Chúa Cha trong một Thánh Linh. Như vậy, anh em không còn là người xa lạ hoặc là người tạm trú nữa, nhưng là người đồng hương với các thánh đồ và là thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời; anh em được xây dựng trên nền của các sứ đồ và các nhà tiên tri mà chính Đấng Christ Jêsus là đá góc nhà. Trong Ngài, cả ngôi nhà được kết hợp với nhau và trở thành một đền thờ thánh trong Chúa. Trong Ngài, anh em cũng được xây dựng chung vào nhà đó, để trở nên nơi ngự của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh…”
Đây không phải là sự mô tả về một ‘tổ chức nhà thờ’, một giáo phái có cấu trúc hoặc một tổ chức tương tự. ‘Tổ chức này’ nằm trong tất cả các ‘tổ chức nhà thờ’ và thậm chí là vượt ra bên ngoài!
Cha tôi thường nói về hội thánh ‘hữu hình’ và hội thánh ‘vô hình’. Hội thánh hữu hình là những gì chúng ta đã tạo nên với nhiều hoặc sự chia cắt, giáo phái, phân tách và hệ thống của nó. Ông nói rằng Hội thánh vô hình nằm trong tất cả Hội thánh và giáo phái. Và rồi ông nói: “Đừng cố gắng thiết lập ‘Hội thánh chân chính, hoàn hảo’ trên đất này. Hãy đơn giản là một chứng nhân trong Hội thánh nơi con thuộc về, hãy công bố lẽ thật của Kinh thánh! Nếu con cố gắng đi tách ‘Hội thánh chân chính’ ra khỏi ‘hội thánh bội đạo’, thì con sẽ phải lặp lại lịch sử Hội thánh trong vòng một vài thế hệ!” Đôi khi cha tôi so sánh điều này với dụ ngôn của Chúa Jesus trong Ma-thi-ơ 13:24-30: “…Đức Chúa Jêsus phán với họ một ẩn dụ khác: “Vương quốc thiên đàng ví như một người gieo giống tốt trong đồng ruộng mình. Nhưng lúc mọi người đang ngủ thì kẻ thù của người ấy đến, gieo cỏ lùng vào giữa lúa rồi đi. Khi lúa mọc lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng xuất hiện. Các đầy tớ của chủ nhà đến trình rằng: ‘Thưa chủ, chẳng phải chủ đã gieo giống tốt trong đồng ruộng của chủ sao? Vậy, cỏ lùng do đâu mà có?’ Chủ đáp: ‘Một kẻ thù đã làm điều ấy.’ Các đầy tớ thưa rằng: ‘Vậy chủ có muốn chúng tôi nhổ cỏ đó không?’ Chủ đáp: ‘Không nên, e khi nhổ cỏ lùng, các ngươi nhổ lầm cả lúa chăng. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt; khi vào vụ gặt, ta sẽ dặn thợ gặt thu gom cỏ lùng trước, bó lại từng bó rồi đốt đi; còn lúa thì thu trữ vào kho của ta…’”
Với ‘Y-sơ-ra-ên’, ‘Hội Thánh vô hình’ này bao gồm một số người Do Thái được mặc khải về Chúa Jesus cùng với nhiều người dân ngoại, những người chia sẻ sự mầu nhiệm được Đức Chúa Trời ‘lựa chọn’, một ‘dân được tuyển chọn’. Phao-lô giải thích sự mầu nhiệm kín giấu của ‘sự lựa chọn’ trong Rô-ma chương 9. Đó là sự lựa chọn tối thượng của Đức Chúa Trời, và vượt ra khỏi ‘sự tính toán’ của chúng ta. Ông gọi những người Do Thái tin vào Chúa Jesus là một “phần còn sót lại được lựa chọn”, một “phần còn sót lại được lựa chọn bởi ân điển”, Rô-ma 11:5-6: “…Ngày nay cũng vậy, có một phần còn sót lại được lựa chọn bởi ân điển. Nhưng nếu bởi ân điển thì không cần đến việc làm nữa; nếu không, ân điển không còn là ân điển…”
Nhưng cũng có một ‘phần còn sót lại của Y-sơ-ra-ên’ nữa. Đây là những người Do Thái gắn chặt với đức tin của tổ phụ họ ngay cả khi phải chịu những cám dỗ của thế gian hoặc những sự bắt bớ khốc liệt. Họ đã không cúi đầu trước Ba-anh. Rô-ma 11:4 và I Các Vua 19:18 nói: “…Nhưng Đức Chúa Trời đáp lại ông thế nào? “Ta đã để dành cho Ta bảy nghìn người nam chẳng hề quỳ gối trước thần Ba-anh.”… “Nhưng trong Y-sơ-ra-ên, Ta đã để dành cho Ta bảy nghìn người chẳng hề quỳ gối trước thần Ba-anh, và môi họ chưa hôn nó…”
Như vậy, có người Y-sơ-ra-ên trung thành và cũng có người Y-sơ-ra-ên bất trung, và một loại thứ ba: ‘người Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời’, một phần nhỏ những người Do Thái tin vào Chúa Jesus, nhưng đừng bao giờ gọi nhầm Y-sơ-ra-ên là Hội Thánh, hoặc Hội Thánh Y-sơ-ra-ên.
Tất cả các Giao ước đều đã được lập với Y-sơ-ra-ên, bao gồm cả Giao ước Mới. Và mặc dù có sự ‘cứng lòng của một phần’ dân Y-sơ-ra-ên theo Rô-ma 11:25, nhưng Hội Thánh cũng không ‘thay thế’ cho Y-sơ-ra-ên được.
(Còn tiếp…)
Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Bình Luận: