Tôi thừa nhận rằng tôi là một trong hàng triệu Cơ đốc nhân thường xuyên đọc thuộc lòng Phi-líp 4:13. Làm sao bạn có thể không yêu thích câu nâng đỡ, khuấy động tâm hồn, lời hứa cho thế giới này được?
Chuyên Đề
Tôn Trọng và Thuận Phục gần như luôn đi đôi cùng nhau. Bạn không thể nói rằng mình tôn trọng chồng nếu không trở thành một người vợ biết thuận phục.
Theo nghĩa đen, từ “thuận phục” được sử dụng trong Kinh Thánh dành cho người vợ trong văn hóa Hy Lạp có nghĩa là “phục dưới quyền”, tức là vị trí của người vợ là ở dưới sự lãnh đạo của chồng. Nhưng không có nghĩa đây là kiểu quan hệ giữa nô lệ với người chủ. Kinh Thánh rõ ràng có ngụ ý khác, đặc biệt là cách gọi với người chồng. Tuy nhiên điều này nghĩa là người vợ phải sẵn lòng (không phải do miễn cưỡng) tuân theo quyết định cuối cùng của người chồng trong những nan đề liên quan đến gia đình và tổ ấm.
Thế hệ phụ nữ ngày nay bị ảnh hưởng bởi Phong Trào Nữ Quyền cách đáng kể khiến họ đi ngược lại với bản chất của Kinh Thánh dạy dỗ về người nữ. Mặc dù phong trào này có giá trị nhất định, để nghịch lại các định kiến lâu dài, bám rễ trên người nữ. Tuy nhiên, việc công nhận quyền tự do của phụ nữ bằng cách làm công việc của đàn ông, và bắt chước họ để thể hiện quyền tự do của bản thân, lại là một hiểu nhầm vô cùng tai hại đối với mối quan hệ được định sẵn theo ý muốn của Đức Chúa Trời cho người nam với người nữ và ngược lại.
Thuận Phục Không Có Nghĩa Là Trở Nên Thấp Kém Trước Mặt Người Chồng
I Cô-rinh-tô 11:3 – “Dầu vậy, tôi muốn anh em biết Đấng Christ là đầu mọi người, người đàn ông là đầu người đàn bà, và Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ.”
Phân đoạn trên nhắc đến 3 cái đầu- Đấng Christ là đầu của mọi người, người đàn ông là đầu của người đàn bà, và Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ. Nhưng ở trong sách Phúc Âm Giăng, Đấng Christ và Đức Chúa Trời lại là một.
Giăng 10:30 – “Ta và Cha là một”
Khi Đấng Christ còn ở trên đất, Ngài thuận phục dưới thẩm quyền của Đức Chúa Trời, mặc dù Ngài là duy nhất và bình đẳng với Cha. Các Đấng thực hiện những vai trò và chức vụ khác nhau để hoàn thành kế hoạch hoàn hảo vĩnh hằng của Đức Chúa Trời. Đây đơn giản là mệnh lệnh được thiết lập bởi Chúa. Cũng giống như vậy, Chúa tạo ra người nam và người nữ bình đẳng, nhưng trong hôn nhân, Ngài tạo nên người vợ để thuận phục chồng. Đây là nhiệm vụ tất yếu – và là minh họa cần thiết về Đức Chúa Trời và Chúa Giê-xu.
Người ta thường nói, “Khi 2 người đang cưỡi trên một con ngựa, một người phải ngồi đằng sau!”. Hôn nhân cũng tương tự như vậy, một người phải nghe theo người kia. Nếu trách nhiệm của người đàn ông là làm đầu và là người dẫn dắt, thì người phụ nữ không thể trở thành người cầm đầu, chỉ có một người làm đầu.
Không người lãnh đạo nào có thể tiến xa hơn những gì mà đồng đội anh ta đồng ý. Nếu người lãnh đạo vượt quá xa đằng trước, người đó không còn là người lãnh đạo nữa, mà sẽ bị cô lập. Những người đồng đội tốt sẽ khiến việc lãnh đạo trở nên dễ dàng. Từ đó, chỉ khi người vợ chấp thuận, và khuyến khích chồng mình làm đầu, người chồng mới có thể hoàn thành tốt vai trò cầm đầu của mình.
Một nhu cầu thiết yếu của đàn ông được định sẵn bởi Đức Chúa Trời trong việc lãnh đạo chính là tổ ấm. Nếu người vợ chà đạp lên khả năng lãnh đạo của của người chồng, người vợ đồng thời đánh đổ bản chất của người đàn ông mà Chúa tạo dựng.
Sáng Thế Ký 3:16 – “Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi.”
Câu Kinh Thánh này thường được giải nghĩa là người phụ nữ sẽ mong muốn chiếm lấy sự làm đầu của người đàn ông tùy theo kỳ. Tuy nhiên, Chúa nói rằng: “chồng sẽ cai trị ngươi”.
Người nam có các trình độ khác nhau trong khả năng làm điều đó. Một vài người dẫn đầu tốt và dễ dàng, một số quyết đoán, trong khi số còn lại thì rụt rè và không kiên định. Cho dù có như thế nào đi chăng nữa, người vợ phải học cách trở nên dịu dàng và nhẫn nhịn. Người nữ không bao giờ nên chiếm lấy hay tự cho rằng vị trí đó là của mình. Không may là, chúng ta đều đang chứng kiến ngày càng nhiều phụ nữ đang khiến lời tiên tri này thành hiện thực, đây là lời cảnh báo chứ không phải chỉ là một quan điểm bình thường. Chúa tạo ra người nữ để trở thành người giúp đỡ, “người hoàn thiện” chứ không phải là “người cạnh tranh”.
Và từ “cai trị” nghĩa là cai quản hay quản lý hơn là thống trị, đây là nhầm lẫn mà nhiều người chồng phạm phải.
Sự thuận phục được nhắc trước đó nghĩa là “phục dưới quyền”- là thái độ tự nguyện nhượng bộ và hợp tác. Điều này không biến người đó là trở nên kém thông minh hơn, kém giá trị, hay kém quan trọng hơn,…
Trong sách Sáng Thế Ký 2:18, Chúa phán, “Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó”. Giăng 16:7, Đức Chúa Giê-xu Christ sau khi trở về với Cha phán rằng Ngài sẽ sai Thần Yên ủi là Đức Thánh Linh đến: “Dầu vậy, ta nói thật cùng các ngươi: Ta đi là ích lợi cho các ngươi; vì nếu ta không đi, Đấng Yên ủi sẽ không đến cùng các ngươi đâu; song nếu ta đi, thì ta sẽ sai Ngài đến.”
Đức Thánh Linh có vị trí thấp hơn chúng ta chăng? Tất nhiên là không rồi. Người đàn ông cần phải tôn trọng và đánh giá cao vai trò của vợ mình như là một người giúp đỡ (yên ủi) hơn chỉ đơn giản là một người nội trợ. Cũng như vậy, người vợ cần phải học cách nhún nhường trong vai trò của họ và cố không trở thành Đức Thánh Linh với chồng mình.
Cầm đầu là sự xức dầu cho người chồng, nếu người vợ tìm cách chiếm đoạt, đó sẽ trở thành cái ách đè nặng lên người vợ.
Điều suy ngẫm:
Tôi có thể làm gì để trở thành một người giúp đỡ, khích lệ chồng mình trở thành trụ cột tốt hơn trong gia đình mình?
H.U. dịch
Tác giả Adrian Chua
Ảnh: itunesms.com
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Có một sự liên quan rõ ràng giữa tỷ lệ gia tăng các cuộc ly hôn với tỷ lệ gia tăng của căn bệnh thiếu tôn trọng nơi công cộng của các người vợ đối với chồng mình.
Nhiều người chồng than phiền rằng họ đã bị tổn thương khi vợ họ công khai chỉ trích hoặc coi thường, phán xét họ trước mặt những người khác. Nam giới tối thiểu luôn mong đợi vợ mình ủng hộ và tôn trọng họ trước mặt người khác.
Người vợ không bao giờ nên dùng lời nói, giọng điệu, cử chỉ hay bày tỏ nét mặt hạ thấp chồng mình trước mặt người khác. Chỉ một trừng mắt cũng là dấu hiệu của sự xem thường rồi, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành động đó là biểu hiện đứng đầu của một hôn nhân thất bại. Người vợ cần thành thật kiểm tra lại xem liệu những hành động và lời nói của mình có đem đến sự tôn trọng hay không tôn trọng chồng, đặc biệt là ở nơi công cộng không.
Trong hôn nhân, chúng ta đang ở trong vị trí hiểu biết những tính cách, những bí mật thâm sâu nhất và những yếu điểm lớn nhất của nhau, và thậm chí cả những giây phút bẽ mặt nhất của nhau nữa. Nhiều phụ nữ đã vô tình coi thường chồng mình nơi công cộng bằng cách chia sẻ những yếu điểm của chồng với bạn bè. Một số thậm chí còn biến những thói quen xấu của chồng thành trò đùa lố bịch. Điều mà người vợ tưởng rằng chỉ là đùa thôi lại chính là sự tra tấn đối với chồng. Bởi vậy, hãy tránh những kiểu nói đùa làm tổn thương, những trò đùa hoặc bỡn cợt, vì chúng có thể hạ nhục chồng hoặc độc hại cho mối quan hệ. Thay vào đó, hãy ngưỡng mộ chồng nơi công cộng.
Nhiều người chồng cởi mở với vợ mình vì họ không cảm thấy được vợ mình tôn trọng hoặc khen ngợi. Nhiều cuộc ngoại tình bắt đầu từ nhu cầu tâm hồn chứ không phải thể xác.
Châm ngôn 12:4 – “Một người vợ đức hạnh là mão triều thiên cho chồng; còn người vợ gây sỉ nhục khác nào sự mục nát trong xương người.”
Châm ngôn 18:21 – “Sống chết ở quyền của lưỡi.”
Trông thật quyến rũ
Khi người phụ nữ không chăm sóc chính mình và vẻ bề ngoài của mình, họ đã vô tình gửi đến cho người chồng một thông điệp ngầm đầy mạnh mẽ – “Tôi thật sự không quan tâm anh nghĩ gì”. Tự nhiên, chúng ta luôn luôn cố làm thế nào để nhìn đẹp nhất trong mắt một người quan trọng đối với mình. Vì vậy, một người vợ nên nỗ lực để luôn cuốn hút được chồng mình – cả ở nơi công cộng và nơi riêng tư.
Nhiều người vợ thường chỉnh trang để gây ấn tượng cho những người mình không quen biết và thậm chí không hề quan tâm đến, nhưng họ lại không làm việc đó cho người đàn ông họ yêu và cũng yêu họ.
Một khía cạnh rất quan trọng của việc bày tỏ lòng tôn trọng thiết thực đối với người chồng là bằng cách nỗ lực quan tâm đến vẻ bên ngoài và thể hiện những gì tốt nhất của mình ra. Bằng việc chăm sóc thân thể bạn, bạn đã quan tâm đến chồng mình rồi. Khi bạn nỗ lực để trở nên đẹp đẽ vì chồng mình, chính là bạn đang gián tiếp tôn trọng chồng. Và bạn nên chú ý thật nhiều đến việc lựa chọn quần áo mặc ở nhà và nơi công cộng. Mục đính của bạn là để cuốn hút chồng tại chỗ riêng tư và để cho anh ấy tự hào về bạn nơi công cộng.
Một người vợ quyến rũ là một trong những nhu cầu cơ bản trong hôn nhân của người đàn ông. Nghe thì có vẻ như chưa chín chắn hay nông cạn, nhưng Chúa đã tạo nên người nam là một tạo vật quan sát bằng mắt. Điều đó có nghĩa là gì?
Có nghĩa là con mắt của họ rất nhạy cảm và họ sẽ phản ứng với những gì họ nhìn thấy. Có nghĩa là những người làm vợ cần cho con mắt của chồng mình ăn.
Thích thú anh ấy hơn
Nhiều người vợ đã phạm phải sai lầm ngớ ngẩn khi biến con cái mình trở thành trung tâm của cuộc sống sau khi sinh, đặc biệt khi những người chồng thôi đáp ứng nhu cầu tình cảm của họ. Thay vì nỗ lực nhiều hơn cho hôn nhân, thì họ lại quay hướng về những đứa con để được yên ủi vì người mẹ luôn luôn cảm thấy mình được con cái cần và đánh giá cao.
Hãy có một hôn nhân lành mạnh
Tưởng tượng bạn đang ở trên một cái máy bay, bạn hẳn đã nghe thấy liên tục lời thông báo này từ ca-bin của phi hành đoàn.
“Trong trường hợp mất đi áp suất trong ca-bin, hãy sử dụng mặt nạ ô-xy ở phía trên chỗ ngồi của bạn. Xin hãy đeo mặt nạ cho bạn trước tiên và sau đó giúp con của bạn hoặc các hành khách khác”
Nhưng tại sao người lớn lại phải quan tâm đến mình trước? Chúng ta không nên giúp trẻ con trước sao? Trong một chuyến bay thương mại, những chiếc mặt nạ ô-xy chỉ chứa đủ ô-xy cho khoảng 12 phút và sau đó mọi người trên máy bay đều bất tỉnh do thiếu ô-xy. Nếu chuyến bay đó ở độ cao cao hơn 20.000 feet, thì trong vòng 20 đến 60 giây một người có thể bất tỉnh. Vì vậy luôn luôn đeo mặt nạ của mình trước, trước khi giúp người khác vì lúc bạn đã giúp được mọi người khác, bạn có thể không còn đủ ô-xy để giúp chính mình. Đây là lý do chính mà những người tham gia chuyến bay luôn khuyên người lớn đeo mặt nạ ô-xy trước khi khi giúp trẻ con và hành khách khác trong trường hợp khẩn cấp.
Đây là một ẩn dụ quan trọng cho chúng ta trong hôn nhân và trong việc làm cha mẹ. Nếu chúng ta muốn nuôi dưỡng những đứa trẻ khỏe mạnh về mặt tình cảm, chúng ta trước tiên cần phải có một hôn nhân lành mạnh. Chúng ta không thể làm cha mẹ tốt cho con cái mình nếu hôn nhân của chúng ta ly tán. Cách tốt nhất để yêu con mình là phải yêu người bạn đời của mình trước tiên.
Hơn nữa, cũng sẽ đến lúc con của bạn sẽ ra khỏi nhà để tạo dựng một gia đình riêng cho chúng. Nếu chúng ta không cấy trồng một mối quan hệ yêu thương với người bạn đời của mình, đến cuối cùng chúng ta sẽ chỉ có một cái ổ trống rỗng và một trái tim trống rỗng.
Những điểm cần xem xét:
Tôi đã không tỏ sự tôn trọng chồng mình theo cách nào?
Liên Hà dịch
Tác giả: Adrian Chua
Ảnh: rd.com
Người vợ được Chúa tạo nên để giúp hoàn thiện người chồng, chứ không phải để cạnh tranh với chồng.
Sáng Thê Ký 2:18 – “ Và Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng, ‘Loài người ở một mình thì không tốt; Ta sẽ làm nên một người giúp đỡ giống như nó”
Nhiều người vợ không học biết vai trò và tầm quan trọng của việc tôn trọng chồng mình sẽ tìm cách để nắm vai trò chính trong hôn nhân và một số thậm chí tự hào về điều đó. Họ để chồng mình làm đầu của gia đình còn họ làm cái cổ để kiểm soát cái đầu.
Để tránh sai lầm phổ biến này, chúng ta cùng xem xét một số khía cạnh thực tiễn của việc bày tỏ sự tôn trọng chồng.
a)Hãy thỏa lòng với điều kiện tài chính của gia đình.
Người chồng có một ước ao sâu sắc là được làm người chu cấp. Trong xã hội hiện đại, không phải lúc nào người nam cũng là người lao động chính, nhưng họ vẫn muốn thấy rằng công việc của mình đáp ứng được nhu cầu và khát vọng của người vợ. Khi một người vợ học biết cách sống theo điều kiện tài chính của gia đình, chính là cô ấy đang bày tỏ sự tôn trọng chồng bằng cách công nhận sự lao động vất vả và nhu cầu làm người chu cấp của chồng. Qua đó, người vợ cũng đang gỡ bỏ áp lực tài chính ra khỏi hôn nhân.
b)Ngưỡng mộ, Khẳng định & Khích lệ
Thông thường, phần lớn phụ nữ cho rằng đàn ông ngoại tình vì lý do bị cám dỗ tình dục và nhu cầu tình dục của người phụ nữ khác. Trên thực tế, Châm ngôn 7 dường như đã vẽ lên một bức tranh khác về lý do người đàn ông bị người phụ nữ quyến dụ ngoại tình.
Châm ngôn 7:5 – “Để chúng gìn giữ con tránh người đàn bà lạ; khỏi người đàn bà lạ có lời nói ngọt ngào.…, Nàng dụ dỗ nó bằng nhiều lời quyến rũ … (câu 21), Vì nhiều nạn nhân đã bị người đàn bà ấy đánh ngã; Và một số lớn đã bị nó giết chết (câu 26).
“Lời nói ngọt ngào” & “Lời quyến rũ” – đơn giản lời giả mạo của sự ngưỡng mộ và khẳng định.
Ở đây, câu này nói cho chúng ta biết rằng người đàn ông bị lôi cuốn vào việc làm trái đạo đức vì lời khen ngợi và khẳng định chứ không phải là do cám dỗ tình dục như người vợ thường quan niệm. Kinh Thánh thậm chí còn cảnh báo chúng ta rằng những người sa ngã không cứ phải là người yếu đuối về tình cảm và tinh thần, vì câu này nói rằng “tất cả những kẻ bị nó giết chết đều là “những người nam mạnh mẽ” (bản dịch tiếng Việt ở trên là “một số lớn”)
Thậm chí ngay cả khi thành công trong xã hội, người chồng vẫn có thể cảm thấy mình là kẻ thất bại nếu không được vợ ngưỡng mộ. Thiếu sự ngưỡng mộ tại gia đình khiến người chồng dễ bị đổ trước những lời khen của những người phụ nữ khác. Đừng làm cho chồng mình đi ngoại tình để được ủng hộ; anh ấy cần sự đánh giá cao và khen ngợi của bạn.
Người vợ cần sự khẳng định của chồng qua lời nói “Anh yêu em”. Cũng vậy, người chồng cũng cần sự khẳng định của vợ qua lời nói “Em tin tưởng anh”. Bạn đã bao giờ nói với chồng mình là bạn tin và tôn trọng anh ấy chưa? Bạn đã bao giờ bày tỏ niềm tin vào chồng chưa?
Nói chung, người đàn ông không thích gặp những người tư vấn vì họ không muốn ai đó lên án họ. Phần lớn đàn ông đều có nhận diện bản thân rất mỏng manh và vì thế họ lại càng bảo vệ những khuyết điểm của mình hơn. Trong khi sự chỉ trích khiến người đàn ông trở nên phòng thủ, thì sự ngưỡng mộ và khẳng định lại nạp năng lượng và thúc đẩy họ. Một người nam mong đợi và cần vợ mình trở thành người hâm mộ nhiệt tình nhất. Anh ấy lấy được sự tự tin từ sự ủng hộ của vợ và có thể đạt được nhiều hơn thế khi được khích lệ.
Nếu người vợ “bừng sáng” bởi tình yêu của chồng, thì người chồng đơn giản lại tăng trưởng bởi sự khen ngợi của vợ.
Sự đối nghịch của người vợ Tôn Trọng và người vợ Chỉ Trích.
Châm ngôn 21:9 – “Thà sống ở một góc trên rầm nhà, hơn ở chung nhà với người đàn bà hay sinh sự.”
Câu 19 – “Thà sống ở một nơi vắng vẻ, hơn chia sẻ căn nhà với người đàn bà nóng tính hay gây.”
Một người vợ hay sinh sự là hiềm khích lớn. Nhiều bà vợ, thất vọng khi không có được sự quan tâm và tình yêu của chồng, đã trở nên chỉ trích và “cằn nhằn”, khiến cho chồng tự cô lập mình và mất dần tình cảm.
Một số thậm chí còn cằn nhằn và than phiền về chồng mình với những người khác, khi có cả mặt chồng ở đó, làm hại đến lòng tự trọng của người đàn ông.
Cằn nhằn sẽ kéo đến hai điều: Hoặc người đàn ông đó trở nên ngang ngạnh và khó thay đổi hoặc là anh ấy sẽ hình thành một thói quen nhượng bộ để giữ lấy bình yên.
Ngang ngạnh vì anh ấy cảm thấy tính đàn ông đang bị thử thách; trách nhiệm Chúa ban để lãnh đạo đang bị đe doạ. Có lẽ rất ít những người chồng thực sự phân tích điều đó theo cách này bởi đây là phản ứng tự nhiên của họ, nhưng ngang ngạnh là dấu hiệu để duy trì vai trò lãnh đạo của họ, thậm chí tới mức ngoan cố lố bịch.
Phản ứng khác thậm chí còn tệ hại hơn nữa: Anh ấy nhượng bộ để giữ hòa khí. Anh ấy nghĩ rằng làm những gì cô ấy muốn sẽ dễ hơn là làm to chuyện lên, và nếu điều này kéo dài đủ lâu thì một vấn đề khác sẽ nảy sinh trong hôn nhân –người vợ hách dịch và một người chồng bị dắt mũi. Vì vậy, tốt hơn là nên học biết và biến sự cằn nhằn của bạn thành lời “cầu nguyện cằn nhằn” với Chúa.
Chúng ta thường nghe thấy câu nói thế này “Đằng sau một người đàn ông vĩ đại là một người phụ nữ vĩ đại”. Cá nhân tôi tin rằng, “Đằng sau một người đàn ông vĩ đại, là một người vợ biết ngưỡng mộ, biết khẳng định và biết tôn trọng chồng”.
Những điểm cần xem xét:
Việc bày tỏ sự ngưỡng mộ chồng của bạn có phải luôn là vấn đề đối với bạn không?
Anh ấy đã bao giờ yêu cầu bạn ít chỉ trích anh ấy hay anh ấy đã bao giờ khích lệ bạn ‘đếm ơn của bạn’ chưa?
(Còn nữa)
Liên Hà dịch
Tác giả: Adrian Chua
Ảnh: Sưu tầm
Kế Hoạch Truyền Giáo của Ying Kai – Phần 1: Huấn luyện để trở thành người huấn luyện
Cô Grace, vợ tôi và tôi làm giáo sĩ ở Châu Á được 21 năm với tổ chức truyền giáo quốc tế của Hội thánh Báp-tít Phương Nam. Sau một năm học tiếng Quảng Đông, chúng tôi bắt đầu mục vụ mở Hội thánh mới ở Hong Kong. Trong những ngày đó, chúng tôi vẫn sử dụng phương pháp rao giảng Phúc Âm truyền thống.
Mỗi năm 2 chúng tôi có thể dẫn được từ 40 đến 60 người đến với Chúa Cứu Thế và mở được một Hội thánh mới. Chúng tôi nghĩ mình không đến nỗi tệ lắm. Vào thời điểm đó, tổ chức truyền giáo đã cho mỗi người trong chúng tôi một quyển cẩm nang: Rằng mỗi nhà truyền giáo phải mở được 1 Hội thánh mới sau 5 năm, hoặc phải thuyên chuyển đến một vùng khác vì không đủ tiêu chuẩn phục vụ trong khu vực Đông Á. Trong báo cáo hàng năm, chúng tôi có thể tường trình hàng chục người tiếp nhận Chúa Cứu Thế và mở được 1 Hội thánh mới, cho nên chúng tôi nghĩ mình làm cũng khá tốt rồi. Chúng tôi tiếp tục hầu việc Chúa ở Hong Kong cho đến năm 2000. Thế rồi, sau sự phân nhiệm ở một vùng quê tại Hoa Kỳ, Đức Thánh Linh hướng dẫn chúng tôi đến hầu việc Chúa tại một nước rộng lớn Châu Á gần bên. Trước thời gian đó, chưa bao giờ chúng tôi có cơ hội phục vụ Chúa tại đất nước nầy. Trên thực tế, chúng tôi sợ phải đến một chỗ mới. Sau một thời gian chân thành cầu nguyện, chúng tôi quyết định vâng theo sự kêu gọi của Chúa. Cho nên chúng tôi đã liên hệ với văn phòng dịch vụ và yêu cầu chuyển đổi nhiệm sở.
Tháng 10 năm 2000, chúng tôi được gửi đến Singapore một tháng để tham dự huấn luyện điều phối chiến lược. Nhà Điều Phối Chiến Lược là một nhà truyền giáo đã đưa ra một chiến lược để đem Phúc Âm của Chúa Cứu Thế Giê-su đến với cả một nhóm người hay cho toàn thể dân chúng.
Ngày huấn luyện đầu tiên, viên giám đốc huấn luyện của chúng tôi yêu cầu mỗi đơn vị truyền giáo chuẩn bị một kế hoạch 3 năm (kế hoạch truyền giáo chiến lược) và đặt ra cho khải tượng một mục tiêu trong cái khung thời gian là 3 năm. Tôi không hiểu họ muốn nói gì với chữ mục tiêu của khải tượng, cho nên tôi đã hỏi vị giám đốc huấn luyện: „Mục tiêu khải tượng là cái gì?“ Ông trả lời: „Anh Ying, rất đơn giản, đó là: Trong ba năm tới anh có thể dắt được bao nhiêu người đến với Chúa Cứu Thế và thành lập được bao nhiêu Hội thánh?“
Sau khi được nghe lời giải thích của ông, Grace và tôi bàn với nhau thế nào trong ba năm chúng tôi chỉ mới có thể đem về độ chừng trên dưới 200 người và chỉ thành lập được có 3 Hội thánh.
Khi nghiên cứu vùng đất mới mà Chúa đang dẫn đến, chúng tôi biết được ở đó có 3 thành phố trong mỗi khu vực đều có số dân đăng ký là 5 triệu 8. Nhưng rồi chúng tôi khám phá rằng ở đó có hơn 15 triệu công nhân thời vụ của các hãng xưởng từ khắp cả nước, đến làm việc trong hàng ngàn hãng xưởng tại đây! Như vậy thực tế là có đến hơn 20 triệu dân trong nơi chúng tôi mới được phân nhiệm.
Đây thật là một con số dân quá lớn! Chúng tôi thầm nghĩ, nếu trong 3 năm mình mà dẫn được 200 người đến với Chúa và chỉ mở được 3 Hội thánh mới, thì con số nầy quả thật là khiêm tốn một cách đáng thương. Thậm chí nếu chúng tôi làm việc thật cực nhọc để dẫn được 1,000 người về với Chúa và mở được 10 nhà thờ, thì con số vẫn quá nhỏ nhỏi so với số dân 20 triệu người! Bởi thế, chúng tôi đã cầu nguyện và siêng năng học hỏi Kinh Thánh mỗi ngày, cầu xin Cha cho chúng tôi chiến lược chia sẻ Phúc Âm tốt nhất.
Tôi nhớ lại, vị giám đốc huấn luyện đã thách thức chúng tôi tìm ra hơn 100 cách khác nhau để chia sẻ Phúc Âm và đưa vào kế hoạch chiến lược của mình. Ở đó có một câu trích dẫn trên tường đã chạm đến lòng tôi: „Ngày hôm nay, sẽ có bao nhiêu người trong thành phố của bạn được nghe Phúc Âm?“ Chúng tôi đã cầu nguyện và học Kinh Thánh mỗi ngày để xin Đức Chúa Trời cho mình một chiến lược làm thế nào để Phúc Âm càng ngày càng lan ra thật nhanh và làm thế nào có được nhiều người quay về với Chúa. Mỗi ngày chúng tôi tiếp tục học Kinh Thánh và cầu nguyện cho đến một ngày kia, đang giữa đêm, bỗng dưng chúng tôi nhận ra chiến lược tốt nhất để rao truyền Phúc Âm nằm ngay ở trong Đại Mạng Lệnh của Chúa Giê-su! Chúng tôi biết Đại Mạng Lệnh của Chúa (Ma-thi-ơ 28:19-20) từ lúc còn bé, nhớ nằm lòng phân đoạn Kinh Thánh. Thậm chí có thể hát nó như một bài ca. Nhưng trong giờ phút đó, chúng tôi mới khám phá ra rằng mình chưa hề thật sự làm theo Đại Mạng Lệnh của Ngài!
Đại Mạng Lệnh
Chúa Giê-su phán với họ: “Tất cả quyền uy trên trời, dưới đất đều giao cho Ta. Vậy, hãy đi làm cho muôn dân thành môn đệ Ta, làm phép báp-tem cho họ nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh, dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con. Và này, Ta hằng ở cùng các con luôn cho đến tận thế.” Ma-thi-ơ 28:19-20
Có 6 Điểm Chính
- “Đi” chứ không phải “Đến”
Khởi đầu Đại Mạng Lệnh của Chúa Giê-su là lệnh truyền: „Hãy đi!“ Nhưng thay vì đi, cách làm truyền thống của chúng ta luôn luôn bảo rằng: „Hãy đến!“ Chúng ta luôn luôn mời gọi người ta đến với nhà thờ của mình, đến thông công với mình, đến với nhóm của mình. Mời người ta đến có thể là cách làm thông thường của chúng ta, nhưng Chúa Giê-su bảo chúng ta hãy đi và tìm kiếm những người hư mất.
Nếu không ra đi, làm sao chúng ta có thể dẫn người ta đến với Chúa? Ngày nay, mỗi một người đều có đường mà họ phải đi, cho nên nếu chúng ta không đi thì làm sao có thể tìm được họ? „Ra đi“ chính là bí quyết. Có ra đi, chúng ta mới có thể làm được nhiều điều. Nếu chúng ta chỉ ở lại một nơi, mọi người sẽ không tự động đến với chúng ta.
Chúng ta không thể chỉ ngồi chờ, chờ ở nhà thờ, hay chờ cho có ai đó đến với nhóm nhỏ của mình ở nhà – họ sẽ không đến một cách tự động. Cho nên, mạng lệnh đầu tiên đó là „Hãy ra đi!“ Anh chị em ơi, hãy quyết định ra đi ngay bây giờ, anh chị em sẽ thấy con đường Chúa đã mở ra cho mình- Khi bước ra ngoài, anh chị em sẽ thấy những người cần đến mình. Nếu anh chị em ở lì một nơi, anh chị em sẽ mất đi cơ hội thay đổi hay ảnh hưởng trên đời sống họ. Không ra đi chính là không bày tỏ một tấm lòng vâng phục uy quyền của Chúa Cứu Thế.
- Mỗi một người, chứ không phải chỉ có một số người
Chúa Giê-su phán rằng „mọi dân tộc“ – là mỗi một con người sẽ tiếp nhận Phúc Âm và trở thành môn đệ của Ngài. Nhưng nếu khi chia sẻ Phúc Âm chúng ta giới hạn những người mình chia sẻ. Thậm chí khi phát truyền đạo đơn, chúng ta cũng lựa chọn người để phát! Chúng ta đã làm sai; phải đem Phúc Âm đến với tất cả mọi người. Điều nầy đòi hỏi chúng ta mở rộng khải tượng của mình. Chúng ta phải đi ra ngoài khải tượng bị giới hạn của mình để đến với khải tượng Đại Mạng Lệnh mà Chúa đã ban cho.
Anh chị em có nhớ ẩn dụ về người gieo giống không? Người gieo giống là một nông dân, và có thể anh không biết phần đất nào trên cánh đồng là đất tốt và sẵn sàng. Nhưng người nông dân nầy không làm theo sự khôn ngoan cổ truyền. Anh rải hạt giống khắp mọi nơi trong lãnh địa của mình. Anh gieo rắc khắp mọi nơi.
Vâng, một số hạt đã rơi vào đất đá; một số rơi trên đường; một số rơi vào bụi gai. Dù vậy, một số hạt đã rơi trên đất tốt, và sinh sôi 30 lần, 60 lần, thậm chí đến 100 lần nhiều hơn! Trách nhiệm gieo giống rộng rãi bằng sự chia sẻ Phúc Âm khắp nơi là của chúng ta, nhưng sự lớn lên của hạt giống đến từ quyền năng của Đức Thánh Linh.
Khi Chúa Giê-su sai 70 sứ đồ chia sẻ Phúc Âm trong Lu-ca chương 10, Ngài đã cho họ một chiến lược rao truyền Phúc Âm: „Các con vào nhà nào, trước hết hãy nói: “Chúc nhà này được bình an! Nếu nhà ấy có người đáng hưởng bình an (người của sự bình an), thì sự bình an của các con sẽ ở cùng người ấy; nếu không, sự bình an sẽ trở về với các con (lúc đó bạn chính là người của sự bình an). Một „người của sự bình an giống như hạt giống đã được gieo ra trong đất tốt, sẽ thu hoạch một mùa gặt gấp trăm lần hơn! Nếu chúng ta giới hạn những người mình chia sẻ Phúc Âm, và không chia sẻ cho mỗi một người, chúng ta sẽ không gặp được những con người của sự bình an nầy.
- Một môn đồ, chứ không phải chỉ là một tín đồ trong Hội thánh
Chúa Giê-su muốn chúng ta hãy làm cho tất cả mọi người (toàn thể nhân loại) trở nên môn đệ của Ngài. Chúa Giê-su không bảo rằng một người chỉ có thể đơn thuần là một tín hữu, một Cơ đốc nhân, một người anh em, một tín đồ của Hội thánh, một hội viên … hay một cái gì đó. Chúa Giê-su nói rất rõ rằng – hãy khiến muôn dân trở nên môn đồ! Nếu chúng ta chỉ làm cho một người trở nên tín đồ của một Hội thánh, hay hội viên của Hội thánh, chúng ta sẽ không đáp ứng đúng yêu cầu của Chúa Giê-su. Ngài truyền lệnh cho chúng ta hãy khiến mỗi một người trở nên môn đệ của Ngài. Môn đệ là những người theo học. Họ theo bước chân Thầy của mình và học tất cả kỷ năng của Thầy cho tới khi họ có thể hoàn thành sự huấn luyện và chính mình trở thành người thầy. Đó là ý nghĩa của việc môn đồ hóa.
Cho nên, không phải chúng ta chỉ đem mọi người đến chỗ tin nơi Chúa, trở nên tín đồ của Hội thánh, một Cơ đốc nhân, …vv, mà còn phải huấn luyện họ trở nên một người huấn luyện người khác (một môn đồ thật sự), người có khả năng huấn luyện lại những người khác. Chúng ta phải huấn luyện mỗi một người để cho người đó trở thành một huấn luyện viên (Training For Trainers, T4T). Chúng tôi tin chắc rằng mỗi một Cơ đốc nhân, kể cả một người mới vừa tiếp nhận Chúa Cứu Thế, chưa có khả năng để huấn luyện người khác, nhưng chỉ là mang danh hiệu Cơ đốc nhân. Chỉ khi nào họ huấn luyện được những người khác, họ mới được tăng trưởng thành một môn đồ thật sự.
- Hãy kể câu chuyện đời tôi của bạn
Chúa Giê-su nói tiếp, hãy làm Báp-têm cho họ nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Chúng ta hết thảy đều biết rằng phép Báp-têm là một bằng chứng rất quan trọng trong đời sống của các Cơ đốc nhân. Bởi đó, chúng ta phải huấn luyện mỗi một người kể câu chuyện đời tôi của họ. Trong nhiều lĩnh vực, môi trường có thể không cho phép anh chị em rao truyền Phúc Âm, nhưng không có chỗ nào trên thế giới, anh chị em bị cấm không cho kể câu chuyện cuộc đời mình. Do đó, chúng ta cần huấn luyện mỗi một người phải sẵn sàng kể lại câu chuyện của chính mình để chia sẻ tình yêu thương của Chúa Giê-su.
- Huấn luyện những người khác
Chúa Giê-su phán tiếp: „Hãy dạy họ giữ tất cả những điều ta đã truyền cho các con.“ Nếu chúng ta chỉ đem người ta đến với Chúa Cứu Thế và để cho họ trở thành hội viên của Hội thánh, thì công việc chúng ta chưa hoàn tất. Chúng ta phải huấn luyện họ trở nên những sứ đồ có khả năng huấn luyện lại những người khác. Chỉ lúc đó chúng ta mới hoàn thành Đại Mạng Lệnh của Chúa Giê-su. Bởi thế, vấn đề không phải chỉ là huấn luyện, mà huấn luyện cho đến lúc họ ra đi huấn luyện cho những người khác.
- Vâng phục
Điểm nầy thật là quan trọng. Không có sự vâng phục thì không có kết quả. Một khi vâng phục Đại Mạng Lệnh, chúng ta mới chúng ta nhận được phước hạnh lớn lao nhất từ Chúa và nhận được lời Chúa Giê-su hứa trong Ma-thi-ơ 28:20: „Và chắc chắn, ta sẽ luôn ở cùng các con, cho đến tận thế.“
Chúa Giê-su đã dạy dỗ và huấn luyện chúng ta thế nào chính là cách chúng ta sẽ dạy dỗ và huấn luyện lại cho người khác. Chúng ta phải dạy cho người khác vâng phục lời của Chúa. Đây là một chân lý vô cùng quan trọng; để có được sự hiện diện của Chúa hoàn toàn khác với việc không có Chúa ở cùng. Cho nên, nếu chúng ta muốn nhận được lời hứa lớn nhất của Chúa Cứu Thế, chúng ta phải vâng theo sự sai phái của Ngài, và Chúa sẽ ở cùng chúng ta cho đến tận thế!
Những Người Được Cứu và Những Người Hư Mất
Do đó, chúng tôi đã đưa việc „Huấn Luyện Để Được Người Huấn Luyện“ (Training For Trainers, hay T4T) vào kế hoạch chính của mình. Chúng tôi cũng viết rằng chỉ có 2 loại người trên trần gian, đó là người được cứu và người bị hư mất. Với người bị hư mất, chúng tôi sẽ chia sẻ tình yêu thương của Chúa Giê-su, dẫn họ đến chỗ tin nhận Ngài, và rồi sẽ tức khắc huấn luyện họ trở nên những người huấn luyện lại cho người khác. Đối với những anh chị em tín hữu, chúng tôi quyết định huấn luyện họ trở thành những huấn luyện viên đi chia sẻ Phúc Âm và huấn luyện những người khác làm giống như vậy.
Chúng tôi đã lên bàn tính có bao nhiêu người mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng trong vòng 3 năm tới mình có thể dẫn đến với Chúa Cứu Thế. Chúng tôi cũng sẽ huấn luyện họ lập tức để họ đưa người khác đến với Chúa Giê-su, và đồng một lúc cũng sẽ để cho họ huấn luyện những tín hữu mới. Theo như những gì chúng tôi đã soạn thảo, nếu kế hoạch T4T khả thi, thì chúng tôi chẳng còn cần đến 99 phương pháp rao truyền Phúc Âm còn lại nữa!
Và rồi chúng tôi đặt mục tiêu cho khải tượng của mình: Là sẽ dẫn được 18.000 người đến với Chúa Cứu Thế trong 3 năm và mở được 200 Hội thánh mới. Sau đó, chúng tôi đã trình kế hoạch 3 năm của mình. Kế hoạch hoành tráng quá phải không? Người chỉ huy huấn luyện đọc kế hoạch chủ đạo của chúng tôi và nói rằng kế hoạch có vẻ rất tốt, nhưng phải xem kết quả như thế nào. Chúng tôi biết là ông không tin là kế hoạch có thể thực hiện được, nhưng chúng tôi rất phấn khởi trở lại với cánh đồng truyền giáo mới của mình vào tháng 11 năm 2000.
http://www.t4tglobalmissions.org/the-ying-kai-story
(Còn tiếp)
Dịch: Alice Hoàng Ái
Với cương vị một mục sư, bạn đã mắc sai lầm nào nhất?
Nhìn chung, tôi tin rằng các vị mục sư là một nhóm người rất thông minh. Chúng ta đạt được những học vị cao, nghiên cứu các thứ ngôn ngữ, đến học hỏi ở các Hội Nghị, và luôn luôn thách thức đầu óc khi chuẩn bị sứ điệp và nói chuyện. Tôi có được 2 bằng cấp về thần học và thấy mình là một người tương đối thông minh. Nhưng có đầu óc thông minh không bảo đảm là sẽ có một mục vụ thành công. Chúng ta bước đi với Chúa Cứu Thế mới là điều căn bản quan trọng. Và cách chúng ta bồi đắp các mối quan hệ được xếp hàng thứ hai để chúng ta ảnh hưởng trên người khác. Khi nhìn lại 38 năm hầu việc Chúa, tôi nhận ra rằng mình cứ mắc đi mắc lại một sai lầm ngốc nghếch trong lĩnh vực mối quan hệ.
Tôi đã ẩn mình!
Tôi không cố tình ẩn mặt đối với mọi người. Nhưng tôi tự tách biệt mình quá nhiều với nhân sự và mọi người trong Hội Thánh. Tôi không xuất đầu lộ diện đủ!
- Tại một nhà thờ, văn phòng làm việc của tôi thật xa cách với hết thảy mọi người. Và tôi tách biệt với mọi người như thế quá lâu trong suốt những giờ làm việc. Tôi hiếm khi ra khỏi văn phòng.
- Cũng trong cái Hội Thánh đó, tôi chỉ ra khỏi văn phòng 3 phút trước khi giờ thờ phượng Chúa nhật bắt đầu.
- Trong một Hội Thánh khác với tư cách một cộng tác viên cấp dưới, tôi không bao giờ gặp mặt người nào trừ phi họ đã đặt hẹn trước đó nhiều ngày. Cách làm nầy có thể cần đối với mục sư lãnh đạo một Hội Thánh lớn, nhưng không hợp đối với vai trò của tôi trong thời điểm tôi mới vừa bắt đầu hầu việc Chúa trọn thời gian.
Kể từ những năm tháng đã qua đó, tôi nghĩ mình đã trưởng thành và trở nên khôn ngoan hơn. Đa số những người trong nhà thờ (và nhân sự Hội Thánh) đều nhìn nhận rằng các mục sư quản nhiệm đều rất bận rộn. Nhưng họ muốn cảm thấy rằng họ có một kết nối nào đó với ông hay bà mục sư của họ. Họ không muốn có cảm giác là chúng ta luôn tất bật để ở một nơi đâu đâu.
Giờ tôi nhận ra được rằng sự hiện diện thấy được của tôi là vô cùng quan trọng. Tôi không có ý muốn nói rằng chúng ta lúc nào cũng có mặt 24/7. Chúng ta không phải làm quá sức mình. Nhưng người hầu việc Chúa và nhân sự trong Hội Thánh cần sự gắn bó gần gũi với anh chị em. Kể cả với những người con bé nhỏ, đơn sơ.
Đây là những thay đổi mà tôi đã làm để giúp mình bớt “ẩn mặt“ hơn.
- Khi không phải giảng ngày Chúa nhật, tôi đến thăm khu thiếu nhi, ló đầu vào mỗi phòng học và cám ơn các anh chị em hướng dẫn. Chứ không ngồi trong phòng và đọc sách (việc tôi vẫn yêu thích).
- Trước mỗi giờ thờ phượng tôi đều cố ý chấm dứt giờ cầu nguyện của tôi với một trưởng lão trước khi giờ thờ phượng bắt đầu từ 10 đến 15 phút để có thể bắt tay và trò chuyện với mọi người.
- Tôi yêu cầu một trưởng lão cầu nguyện kết thúc buổi lễ thờ phượng và trước khi chia xẻ đôi điều sau cùng, tôi giải thích rằng sau giờ thờ phượng tôi sẽ có mặt ở phòng tiếp tân và muốn gặp những người mới.
- Tôi thường điều động nhân sự Hội Thánh sử dụng kỹ thuật MBWA (Management By Walking Around) hay Quản Lý Bằng Tình Thân. Mặc dù vẫn còn đóng cửa văn phòng để giảm bớt không bị gián đoạn công việc, trong cả ngày tôi cố ý ngưng nghỉ đôi lần và qua lại tạo tình thân với anh chị em nhân sự Hội Thánh.
- Khi chuyện trò với một anh chị em nhân sự trong tuần hoặc một người hầu việc Chúa vào những ngày Chúa nhật, tôi cố gắng cho họ thấy mình toàn tâm toàn ý với họ xuyên qua tiếp xúc bằng mắt và chăm chú lắng nghe. Một hay hai phút tiếp xúc “dành trọn“ như thế có thể tạo được ấn tượng tích cực trên tâm tư của người khác.
Giờ tôi đã thông hiểu hơn và hy vọng rằng mọi việc sẽ được tiến triển và sẽ không còn mắc những sai lầm như hồi mình còn trẻ nữa.
Còn bạn, bạn đã từng mắc những sai sót nào trong cuộc đời hầu việc Chúa của mình?
Dịch: Ân Điển
Nguồn: Sermoncentral.com
Khi đã đi hết con đường, vẫn còn phải cuốc bộ hai ngày mới đến nơi người Balangao sinh sống. Hai nữ truyền giáo chưa kết hôn đang thực hiện cuộc hành trình này. Dân Balangao, là bộ tộc săn đầu người nguyên thủy tại Philippines, tiếp tục hiến tế cho các vị thần có sức mạnh và có quyền năng trên bệnh tật, chết chóc và sự hỗn loạn liên miên. Hai người phụ nữ được huấn luyện dịch thuật Kinh Thánh, đã tình nguyện làm việc giữa vòng họ.
Khi cả hai vừa tới, họ được chào đón bởi những người đàn ông mang khố và phụ nữ quấn vải tự dệt. Khó mà nói là ai ngạc nhiên hơn cả. Người Balangao đã mời một vài người Mỹ đến ở cùng và viết thứ tiếng của họ, nhưng họ chưa bao giờ mơ tới việc những người Mỹ này lại là phụ nữ!
Một người đàn ông lớn tuổi đề nghị làm cha họ và đáng tin trong việc chăm sóc họ. Bên cạnh công tác dịch thuật, hai người phụ nữ bắt đầu cung cấp nguồn hỗ trợ y tế, tìm hiểu thế giới tâm linh, và trả lời các câu hỏi liên quan đến sự sống và sự chết. Một trong số họ, Jo Shetler, đã ở tại đó suốt 20 năm, giành được cảm tình của người dân nơi đây và hoàn thành xong bản dịch Tân Ước. Bởi sự tận hiến của bà, hàng ngàn người giờ đây được biết Chúa Giê-xu là Chúa của Balangao.
Jo Shetler, thiếu nữ nông thôn nhút nhát cùng một ước mơ đã cảm động nhiều người với câu chuyện của mình. Tuy nhiên, câu chuyện chưa đi đến hồi kết bởi còn nhiều phụ nữ cũng vâng theo tiếng gọi của Chúa để phục vụ Ngài trên các vùng trời xa. Nhiều người nữ lại không nhận thấy cách Chúa sử dụng ân tứ và cam kết của họ trong những tình huống như vầy là lớn thể nào.
Từ Những Buổi Ban Đầu
Sách Công Vụ ghi chép lại nhân vật Bê-rít-sin, người nữ được Chúa sử dụng cách đặc biệt trong việc tiếp cận tại ít nhất ba thành: Rô-ma, Hy Lạp và Tiểu Á. Có vẻ như bà là người bản xứ miền Đông của Tiểu Á, người phụ nữ với niềm tin của người Do Thái sống cùng chồng mình, A-qui-la, tại Rô-ma cho đến khi người Do Thái bị trục xuất khỏi xứ. Họ có thể vốn là tín đồ lúc gặp Phao-lô tại thành Cô-rinh-tô. Họ mời Phao-lô về nhà, dẫn dắt điểm nhóm tư gia, được Phao-lô giao cho dạy dỗ một người Do Thái gốc Ê-díp-tô có tài hùng biện và sốt sắng tên là A-bô-lô, giải bày cho ông “đạo Đức Chúa Trời cho càng kỹ lưỡng hơn nữa” ( Công vụ 18:26).
Phao-lô nhận biết và kính trọng ân tứ của họ, họ đi cùng ông trong công tác tại thành Ê-phê-sô. Vì tên của Bê-rít-sin gần như luôn được nhắc tới trước, chú giải của Jamieson, Fausset và Brown trình bày rằng “người vợ này nổi bật và có ích hơn thảy trong Hội Thánh.” Việc này có lẽ càng thú vị nếu ta để ý rằng vai trò của bà trong mục vụ xuyên văn hóa, lãnh đạo, và dạy dỗ được coi như một lẽ thường tình mà không kèm theo bất kì lời bình đặc biệt hay lời chú giải nào bởi tác giả sách Công Vụ! Vai trò của bà có vẻ đã được chấp nhận và kì vọng hơn là nhìn nhận như một điều đáng tranh cãi hoặc bất thường.
Buổi Đầu Của Phong Trào Truyền Giáo
Những ngày đầu phát triển của truyền giáo Tin Lành, hầu hết phụ nữ bước vào cánh đồng là vợ của các giáo sĩ. Những người đàn ông nhận thức được rằng việc tiếp xúc với phụ nữ trên hầu hết cộng đồng không thuộc phương Tây là bất khả thi đối với họ, vậy nên phụ nữ phải gánh lấy trọng trách này.
Những phụ nữ này hiếm khi được công nhận bởi công việc nặng nhọc của họ, quản lý gia đình và con cái cũng như phát triển các chương trình tiếp cận phụ nữ và các cô bé tại địa phương.
Ban đầu, phụ nữ độc thân chỉ có thể bước trên cánh đồng để chăm sóc con cái giáo sĩ hoặc mục vụ bên cạnh gia đình các giáo sĩ. Tuy nhiên, dần dần, những cơ hội mới nảy ra, R. Pierce Beaver miêu tả công việc của Cynthia Farrar tại Ấn Độ, Elizabeth Agnew tại Ceylon và những người phụ nữ độc thân khác bắt đầu giám sát các trường nữ giới. Một cách thầm lặng, họ giúp đỡ tại phòng ngủ nữ sinh. Các cánh cửa được mở ra qua dịch vụ y tế. Nhưng công tác hiệu quả của họ hiếm khi được công khai.
Tuy nhiên, những người lãnh đạo như D.L Moody, A.B Simpson, và A.J Gordon tin vào việc khuyến khích ân tứ của phụ nữ cho mục vụ cộng đồng. Cả J. Hudson Taylor, nhà sáng lập của China Inland Mission (Truyền Giáo Nội Trung Hoa), và Fredrik Franson, nhà sáng lập của TEAM (Khối Liên Minh Truyền Giáo Phúc Âm), nhìn thấy được nhu cầu tuyển mộ và gửi phụ nữ truyền bá Phúc Âm xuyên văn hóa. Năm 1888, Taylor viết: “Trạm của chúng tôi được điều hành bởi những quý cô. Suốt thời kỳ đầu của lịch sử, công cuộc truyền giáo mong đợi phụ nữ, dù độc thân hay đã kết hôn, đảm đương toàn bộ nhiệm vụ truyền giáo, gồm cả giảng đạo và dạy học.
Nghiên cứu của Jane Hunter về thư tín và các bài viết được phát hành bởi phụ nữ trên cánh đồng truyền giáo, bà nhận ra “phần đông nữ giáo sĩ được thôi thúc bởi cảm giác sâu sắc trong cam kết với Chúa, nhiều hơn so với bất kì khao khát được công nhận cách cá nhân hay có được quyền lực. Các bài viết cảm động này còn ảnh hưởng đến phụ nữ tại các điểm nhóm tư gia bởi khải tượng thế giới cách rõ rệt. Các nhà vận động như Annie Armstrong hay Helen Barret Montgomery cống hiến chính bản thân họ để phát triển các nhóm cầu nguyện truyền giáo, gây quỹ, và vận động Cơ Đốc nhân hỗ trợ công tác trên cánh đồng bằng mọi hình thức.
Phương Pháp Sai Đi Mới
Cuộc nội chiến Hoa Kỳ trở thành chất xúc tác làm thay đổi phương thức sai đi của phụ nữ. Sau cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ, đàn ông hy sinh nhiều, nên phụ nữ bị góa bụa hoặc gần như không kết hôn. “Việc này thôi thúc phụ nữ dấn thân vào những trọng trách lạ thường. Họ điều hành các công việc kinh doanh, ngân hàng, đồng áng, thành lập trường đại học và 50 năm sau đó thừa kế vai trò lớn hơn cả người đàn ông, trở thành bắp thịt chính của chuyển động truyền giáo.”
Bởi vì các ban truyền giáo vẫn từ chối sai phụ nữ thực hiện công việc này, phụ nữ đơn thuần tự mình tổ chức ban của họ. Đầu tiên có Cộng Đồng Truyền Giáo Liên Hiệp Phụ Nữ (Women’s Union Missionary Society). Những năm tiếp theo có những ban khác được thành lập. Họ xây dựng các trường đại học cho nữ giới, chuyên về huấn luyện phụ nữ mục vụ truyền giáo. Ngoài việc khích lệ phụ nữ đi ra nước ngoài, hơn 100.000 Hội Thánh địa phương tự phát triển các cộng đồng truyền giáo nữ giới, là nền tảng không sánh kịp để cầu nguyện và gây quỹ.
Năm 1910 có 44 ban phụ nữ truyền giáo tại Mỹ, nhiều người không thuộc hệ phái chính thống. Có gần 2.000 phụ nữ trên cánh đồng. Nguồn quỹ được gây dựng mạnh mẽ và vượt ngoài khoản tài trợ truyền giáo chính thống thông thường, thể hiện được công việc phi thường bởi nhận thức truyền giáo mà những ban phụ nữ này đang đạt được với vai trò hậu cần. Buồn thay, họ bị thuyết phục rằng phải kết hợp với các ban hệ phái vào những năm 1920 và 1930, phụ nữ dần mất đi cơ hội được trực tiếp hoạt động.
Và Cho Đến Ngày Nay
Xét trên tổng thể, có lẽ hai phần ba tổng nguồn lực truyền giáo đã và hiện tại là phụ nữ. Nhiều ủy viên truyền giáo đồng tình rằng công việc càng khó khăn và nguy hiểm đến đâu, thì lại có vẻ như càng nhiều phụ nữ dâng mình hơn! David Yonggi Cho đưa ra kết luận qua kinh nghiệm của ông, rằng phụ nữ là lựa chọn tốt nhất cho các công việc tiên phong và gian khổ. “Chúng tôi nhận thấy rằng trong những điều kiện như vầy, phụ nữ không bao giờ từ bỏ. Đàn ông giỏi trong việc xây dựng các công tác, nhưng phụ nữ lại giỏi nhất việc kiên nhẫn trong khi đàn ông lại có thể bị nản lòng.”
Một số người lo sợ rằng bởi các chướng ngại dị thường khi tiếp cận thế giới Hồi giáo khiến phụ nữ phương Tây không thể góp phần được. Nhưng tại nhóm Hồi giáo du mục tại Châu Phi hạ Sahara, một người phụ nữ đang huấn luyện các Imams (giáo cả chuyên dạy đạo Hồi) trong Phúc Âm một cách hiệu quả. Họ cho rằng bà là một con người vô hại, “chỉ là một phụ nữ”. Được xây dựng trên nền tảng mối tương giao cá nhân và kiến thức Kinh Thánh, bà không tự cho họ câu trả lời. Bà chỉ đơn thuần chỉ cho các giáo cả cách để tìm kiếm chúng trong Ngôi Lời. Đức Chúa Trời xác nhận việc dạy dỗ của bà, ban giấc mơ và bày tỏ khải tượng những người này. Khi họ được cải đạo, họ đi huấn luyện những người khác. Bà được nhìn nhận là một người chị lớn chu đáo, đầy yêu thương, người dành quyền ưu tiên lớn cho phúc lợi của họ.
Bài xã luận của Jim Reapsome trong tờ World Pulse (9/10/1992) chủ trương nhiều khóa huấn luyện và tài trợ nhiều hơn cho phụ nữ, đã gần như lập tức nhận được lá thư cảm ơn từ một nhà truyền giáo cho một nhóm Hồi giáo tại Nam Á. Ông viết:
“Điều này có vẻ thú vị, mặc cho tầm quan trọng thường thấy của việc huấn luyện và sử dụng người nam, tại đây …, một số nhà truyền giáo giỏi nhất đều là phụ nữ! Thực tế là ba trong số đồng nghiệp trọng yếu nhất của chúng tôi (là những người đang thực sự thực hiện mục vụ cách vượt trội) là phụ nữ. Trong số các thực tập sinh Mỹ, chỉ có một người đàn ông độc thân tình nguyện đến đây, nhưng lại có đến bốn người là phụ nữ, và thêm ba người nữa đang trên đường tới. Trên bộ mặt của chủ nghĩa Sô Vanh Hồi giáo, thật tốt khi được nhắc nhở rằng cộng đồng Cơ Đốc thật không thuộc chủ nghĩa Sô Vanh, nhưng là lời kêu gọi đầy hứng khởi một cách bình đẳng đến một cuộc đời mới, trọn vẹn cho cả đàn ông lẫn phụ nữ.”
Cơ Hội Tại Các Khu Vực Đặc Biệt
Những năm gần đây, phụ nữ đã chứng tỏ được bản thân họ xuất sắc trong việc thích nghi với các vai trò trong chuyên môn truyền giáo. Nhóm Dịch Thuật Kinh Thánh Wycliffe (Wycliffe Bible Translators) nhận thấy trong nhiều năm, nhóm phụ nữ độc thân đã hoàn thành tốt trên cánh đồng và đạt số lượng lớn trong công cuộc hoàn thành dịch thuật hơn là nhóm của đàn ông. Elizabeth Greene, một nữ phi công phục vụ trong Không Quân Thế Chiến Thứ II, là một trong các nhà sáng lập của Ban Truyền Giáo Hàng Không (Mission Aviation Fellowship). Gospel Recordings cung cấp các đoạn băng Cơ Đốc và bản ghi âm bằng nhiều thứ tiếng (dùng người bản xứ để đem đến Ngôi Lời hơn là chờ bản dịch trên giấy) được tìm thấy qua khải tượng và nỗ lực của Joy Ridderhof. Ý tưởng sáng tạo của Ruth Siemens kết quả tại Global Opportunities, giúp đỡ những người phi giáo phái tìm các ‘địa điểm may lều’ ngoài nước. (Chú thích: ‘may lều’ Công Vụ 18:3)
Phụ nữ Cơ Đốc ngày nay cần nhận biết và ăn mừng di sản của họ. Chúng ta có thể học hỏi từ những người phụ nữ vĩ đại trong mục vụ vì cớ Đấng Christ và coi họ như hình mẫu lý tưởng. Từ Mary Slessor, người phụ nữ độc thân tiên phong tại Châu Phi, cho tới Ann Judson tại Burma và Rosalind Goforth tại Trung Quốc, những người vợ đã hết lòng mục vụ; từ Amy Carmichael tại Ấn Độ cho tới Mildred Cable tại Sa mạc Gobi; từ Gladys Aylward, nữ phục vụ phòng bé nhỏ quyết tâm đến Trung Quốc cho tới Mẹ Eliza Davis George, giáo sĩ người da đen đi đến Liberia; từ thông dịch viên Elisabeth Elliot, các tác giả truyền giáo lưu động đi đến Lottie Moon, nhà giáo dục truyền giáo kiểu mẫu; đơn giản từ là người giúp việc người Phillippines cho tới ủy viên bên hệ phái hay những người phụ nữ mà Kinh Thánh không ca ngợi tại Trung Quốc, là một danh sách dài và rực rỡ!
Danh sách đó, tuy nhiên, vẫn chưa được hoàn thiện, vẫn đang chờ sự đóng góp của dòng chảy và các thế hệ tương lai. Người nữ của Chúa hiện đang tận hưởng sự tự do và các cơ hội mà những thế hệ trước không thể hình dung tới. Hầu hết các công việc làm ăn nhỏ bắt đầu từ Mỹ được điều hành bởi phụ nữ. Phụ nữ ngày nay nắm giữ vị trí đòi hỏi trách nhiệm cao trong chính phủ, thương mại, và y học. “Ai được giao cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều hơn.” Làm sao để người nữ của Chúa ngày nay gặt hái những cơ hội như vậy cho mục đích của Cha Thiên Thượng được?
Phụ nữ, sôi sục bởi công tác nằm ở phía trước, có thể huy động, cống hiến các kĩ năng của họ, các khả năng, kiến thức, sự mềm mại, trực giác, lòng tha thiết đặc biệt của họ với công việc. Tinh thần tiên phong, đầy lòng hiến dâng và trung tín, là những đức tính mà người phụ nữ đã thể hiện xuyên suốt lịch sử sẽ tạo thành chuẩn mực. Công tác quá bao la để thực hiện nếu không có tất cả mọi con dân của Chúa!
Tác giả: Marguerite Draft và Meg Crossmen
Dịch: H.U
Nguồn: The Travelling Team
Một trong những khu tuyệt vời nhất ở Giê-ru-sa-lem đã bị 99,9% du khách bỏ qua, và đáng buồn là thậm chí những hướng dẫn viên du lịch có học thức nhất cũng không nhận ra được ý nghĩa của nó. Mỗi năm có hằng triệu du khách đi qua nơi nầy. Trên thực tế, tôi đoán rằng chưa tới 1% người nhận thức được rằng khi đứng trong Phòng Cao, là họ đang đứng trong một căn nhà nơi đã trở thành Nhà Hội của Chúa Cứu Thế (Messianic) đầu tiên.
Các tín hữu Do Thái đầu tiên không có nhu cầu phải có nhà hội cho riêng mình. Họ tiếp tục đến nhà hội truyền thống – nơi duy nhất họ được nghe đọc Kinh Thánh mỗi tuần – và rồi, họ đã nhóm lại vào ngày đầu tiên của tuần (mà người ta tin rằng đó là buổi chiều Thứ Bảy, chứ không phải là Chúa Nhật – ngày làm việc tại Y-sơ-ra-ên). Những buổi nhóm đó được tổ chức ở tư gia, và họ cũng nhóm lại mỗi ngày ở Sân Đền Thờ (Công Vụ. 2:46).
Mặt khác, vào những năm 60, bách hại gia tăng dữ dội. Truyền thống vẫn tin rằng Yaakov (Gia-cơ), mặc dù là một trong những người Do Thái được tôn trọng nhất Giê-ru-sa-lem, đã tử đạo bởi âm mưu của những người Pha-ri-si vào năm 62 S.C. Sách Hê-bơ-rơ khích lệ các tín hữu Do Thái hãy đứng vững khi đương đầu với sự bách hại (Hê. 12:1-4).
Người Tin Chúa Cứu Thế Chạy Trốn Khỏi Giê-ru-sa-lem
Rồi những năm cuối thập niên 60, những người Xê-lốt, một nhóm người Do Thái muốn độc lập, thoát khỏi sự thống trị của La-mã đã dấy loạn. Quân đội La-mã bao vây Giê-ru-sa-lem và chuẩn bị san bằng thành phố nầy. Theo sử gia Eusebius, những người Do Thái tin Chúa Cứu Thế đã được thiên sứ cảnh báo phải chạy trốn khỏi đó. Họ nhớ lại lời của Yeshua (Chúa Giê-xu).
“Khi các ngươi thấy Giê-ru-sa-lem bị các đạo quân vây hãm, hãy biết rằng thời kỳ hoang tàn của nó đã gần. Bấy giờ ai đang ở Giu-đê, hãy trốn lên núi; ai đang ở trong thành, hãy tìm cách thoát ra; ai đang ở ngoài đồng, đừng trở vào thành…“ (Lu-ca 21:20-21).
Cho là ngày Chúa tái lâm đã gần kề, họ đã chạy trốn bên kia sông Giô-đanh. Sau khi Giê-ru-sa-lem bị tiêu hủy và những người Xê-lốt hoàn toàn bị đánh bại, cộng đồng Do Thái tin Chúa Giê-xu đã quay trở lại Giê-ru-sa-lem.
Một Khám Phá Lạ Lùng
Bây giờ, chúng ta đi đến hồi ly kỳ của câu chuyện.
Vào năm 1948, trong thời kỳ chiến tranh dành độc lập của Y-sơ-ra-ên, có một quả bom đã nổ gần khu mà theo truyền thống người ta cho là mộ của Vua Đa-vít (bây giờ chúng ta biết rằng chỗ nầy không phải là mộ của ông) và khu Phòng Cao. Năm 1951, một nhà khảo cổ người Y-sơ-ra-ên, ông Jacob Pinkerfeld, được giao trách nhiệm sửa chữa nơi hư hại. Đang khi làm công việc, ông khám phá ra tầng nguyên thủy của căn nhà và một phòng nhỏ. Ông Bargil Pixner, một tu sĩ dòng Benedictine, là học giả và cũng là khảo cổ gia nổi tiếng, viết thế nầy:
„Trong các nhà hội cổ người ta đã tìm thấy những hốc tường giống nhau, có chiều cao bằng nhau phía trên nền nhà và cho rằng đó là nơi được sử dụng để cất giữ hòm đựng các cuộn Kinh Torah.“
Nói cách khác, căn Phòng Cao nầy chính là một nhà hội cổ. Câu hỏi đặt ra là, phải chăng nơi đây đã là một nhà hội, và nếu không phải, thì căn phòng ấy đã trở thành nhà hội từ bao giờ? Một số người cho là trong cuộc chinh phục Giê-ru-sa-lem vào năm 70 SC, Tướng La-mã Titus đã giữ toàn vẹn khu vực nầy. Mặt khác, rất có thể – vì cả thành phố đều bị tàn phá – sau cuộc chiến năm 70 SC nơi nầy đã được xây lại thành một nhà hội. Chúng ta biết rằng trong thời kỳ của Yeshua, 40 năm trước đó, đây không phải là một nhà hội, mà chỉ là một căn phòng bình thường.
Pinkerfeld nhất trí rằng đây thật sự là một nhà hội, không như những nhà thờ có mặt tiền hướng về phía đông, ngôi nhà hướng về đền thờ hay nơi trước kia là đền thờ. Pinkerfeld nói đúng; đây là một nhà hội, nhưng ông kết luận rằng nơi đây không thể là một nhà thờ, hoặc theo quả quyết của chúng tôi, đây là nơi nhóm lại của những người tin Chúa Yeshua, lấy lý do rằng nhà có mặt tiền không hướng về phía đông để kết luận là sai lầm. Theo Bixler, các nhà thờ chỉ bắt đầu xây mặt về hướng đông vào hậu bán thế kỷ thứ tư.
Không Hướng Mặt về Đền Thờ, Nhưng …
Bixler cũng xác nhận mình đã lầm khi cho rằng tòa nhà hướng mặt về đền thờ. Đây rõ ràng chỉ là một giả thuyết, nhưng trên thực tế, khi được đo, hốc tường hay căn phòng nhỏ chen giữa tường mà người ta tìm ra có hơi bị thụt vào trong. Thay vì hướng về đền thờ, căn phòng ấy hướng về một chỗ ly kỳ nhất.
Hãy để ít phút suy nghĩ. Bạn quay trở về Giê-ru-sa-lem. Cả thành phố là một đống đổ nát. Vào năm 72 hay 73 gì đó SC. Đền thờ không còn nữa! Hãy lưu ý tầm quan trọng của điều nầy. Đền thờ là trung tâm sinh hoạt và tôn giáo của người Do Thái. Đền thờ cũng thật quan trọng trong đời sống của những anh chị em Do Thái tin nhận Chúa Cứu Thế vào thế kỷ thứ nhất. Anh chị em tín hữu nhóm nhau tại đó để thờ phượng và giảng dạy cũng như đến với người chưa tin (Công Vụ. 3-4, 5:25). Thực trạng không còn đền thờ là một thảm trạng. Hơn nữa, vào thời kỳ đó đền thờ thứ hai là một công trình kiến trúc đẹp tuyệt vời. Nó là một kỳ quan. Và giờ đây chỉ còn là đống đổ nát.
Tác giả thư Hê-bơ-rơ cảnh báo về điều nầy khi nói rằng: „Khi Ngài phán, “một giao ước mới,” có nghĩa là Ngài làm cho giao ước thứ nhất trở nên lỗi thời; và những gì trở nên lỗi thời và cũ kỹ sẽ biến mất chẳng bao lâu.“ (Hê. 8:13)
Các học giả đã sai lầm khi cho rằng tác giả muốn nói đến toàn bộ nghi lễ thờ phượng trong đền thờ – chỉ một vài năm sau đó, đền thờ đã bị lửa san bằng.
Một Lời Rủa Sả Đặt Ra Cho Mình Buộc Họ Phải Rời Bỏ Nhà Hội Truyền Thống
Bởi thế, không có đền thờ, những người Do Thái tin Chúa Cứu Thế đã quay trở về một nơi quan trọng khác – là Phòng Cao, được xem như tổng hành dinh của họ. Bị những người Do Thái truyền thống ruồng rẫy, khước từ, người Do Thái tin Chúa Cứu Thế đã xây nơi đó lại thành nhà hội riêng cho mình. Chỉ trong một vài năm, những người Pha-ri-si dưới thời Gamaliel II, đã thêm một „phước lành“ vào bài cầu nguyện Amidah – Bài Cầu Nguyện Đứng, gồm 18 phước lành, hiện nay là 19 (theo Wikipedia) dùng để cầu nguyện ba lần trong ngày – gọi người Do Thái tin Chúa Cứu Thế là tà giáo và rủa sả họ. Trên thực tế, chúng ta biết rằng những người Do Thái tin Chúa Cứu Thế trở về lại Giê-ru-sa-lem vào năm 72-73 SC có thể đã xây nhà hội cho riêng mình từ lúc lời rủa sả nầy trở thành một phần trong bài cầu nguyện Amidah và không cho phép họ được đến nhà hội nữa.
Hướng Nhà Được Đặt Thật Lạ Thường
Nhưng đến khi đặt hướng, họ quyết định không để cho căn phòng hướng về chỗ đền thờ cũ, mà hướng vào chỗ thay thế cho đền thờ.
Trên thực tế, nhà hội hướng về chỗ hiện nay là nhà thờ Mộ Thánh, nơi mà vào thời điểm nhà hội được xây, người ta cho rằng đó là khu vực có mộ của Chúa Giê-xu và là Gô-gô-tha, nơi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá.
Thật thuyết phục biết bao! Không có đền thờ, chỗ để người ta dâng tế lễ và được tha thứ, các Cơ đốc nhân đầu tiên đã phân biệt được rằng giờ đây nguồn của sự tha thứ vĩnh viễn và sự chuộc tội chính là ở Gô-gô-tha. Nhưng nơi nầy phải hướng về chỗ Chúa Giê-xu bị đóng đinh và thốt ra câu: „Mọi sự đã xong rồi,“ hay phải hướng về chỗ Chúa phục sinh, nơi có bằng chứng của sự cứu chuộc? Và phải chăng đó là một hướng bao gồm cả hai? Chúa được chôn ngay nơi mà Ngài bị đóng đinh, Kinh Thánh nói:
“Vả, gần chỗ Ngài chịu đóng đinh có một cái vườn, trong vườn ấy có một hang mộ còn mới, chưa chôn ai“ (Giăng 19:41).
Thêm Một Bằng Chứng!
Nếu cần có thêm bằng chứng rằng tòa nhà nầy chính là nhà hội của người Do Thái đầu tiên, dựng lên dành cho những người Do Thái tin Chúa Cứu Thế sử dụng, chúng ta còn có các chữ khắc trên tường mà Pinkerfeld tìm ra ở dưới những lớp nền được xây sau nầy (ông đã dời nhiều lớp nền để đi đến với lớp nền nguyên thủy). Những chữ khắc sau đó đã được in ra và xác định rằng tòa nhà đã được xây vào thế kỷ thứ nhất:
Một chữ khắc tường có các mẫu tự đầu của các từ Hy Lạp, có thể được dịch là: „Đấng Chiến Thắng, Chúa Cứu Thế, thương xót.“ Một mẫu khắc tường khác gồm những chữ có thể được dịch là: „Ôi Chúa Giê-xu, xin cho con được sống, lạy Chúa quyền uy.“
Sự kiện các chữ được dùng trong tiếng Hy Lạp là bằng chứng cho thấy sau nầy, vào năm 135 SC, khi tất cả những người Do Thái bị đuổi ra khỏi thành phố, tòa nhà đã được những Cơ đốc nhân người ngoại sử dụng. Việc nầy là để đáp trả lại sự bạo loạn vừa qua của người Do Thái. Hoàng đế La-mã Hadrian đã trục xuất hết tất cả những người Do Thái và biến Giê-ru-sa-lem thành một thành phố ngoại giáo. Ông thậm chí còn xây cả một đền thờ nữ thần Venus trên chỗ mà Yeshua bị đóng đinh.
Nhưng làm thế nào những người ngoại giáo nầy biết một cách chắc chắn rằng đây là nơi Phòng Cao và là Nhà Hội của Người Do Thái tin Chúa Cứu Thế?
Cho dù hoàng đế Hadrian đày tất cả những người Do Thái ra khỏi Giê-ru-sa-lem vào năm 135 SC, các Cơ đốc nhân mà tổ tiên không phải là người Do Thái vẫn có thể tiếp tục được sống tại Giê-ru-sa-lem thời kỳ sau Hadrian. Giáo phụ Eusebius thậm chí vẫn còn lưu giữ được danh sách của những giám mục người ngoại ở Giê-ru-sa-lem.
Đây chính là bằng chứng rõ ràng ủng hộ cho quan điểm những tín hữu Do Thái tin Chúa Cứu Thế tự lưu đày sau khi Giê-ru-sa-lem bị người La mã chinh phục, đã trở về, xây Nhà Hội Chúa Cứu Thế đầu tiên tại chỗ của Phòng Cao trước đó và đặt mặt tiền nhà hội hướng về đồi Gô-gô-tha – nơi khổ hình và là nơi phục sinh của Chúa Giê-xu.
Dịch: Alice Hoàng Ái
Nguồn: Charismanews.com
Câu hỏi:
Tại sao sự chết của Chúa Giê-xu lại quan trọng hơn cái chết của bất kỳ người nổi tiếng nào khác? Từ xưa đến nay có rất nhiều người đã sẵn sàng chết cho lý tưởng mà họ tin vào (điều tốt hoặc điều xấu). Tại sao Chúa Giê-xu lại khác biệt?
Trả lời:
Gần đây, nhiều Cơ đốc nhân trên khắp thế giới sẽ kỷ niệm sự chết của Chúa Giê-xu, là Đấng đã bị người La Mã hành hình cách đây gần 2.000 năm trước khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Đối với mỗi Cơ đốc nhân, Sự chết của Chúa Giê-xu là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử. Phao-lô tuyên bố: “Tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta” (Ga-la-ti 6:14).
Tại sao sự chết của Chúa Giê-xu lại đặc biệt? Đó là vì sự độc nhất về Ngài là: Đức Chúa Trời trong xác thịt loài người. Trong suốt lịch sử có những kẻ bạo chúa và những kẻ kiêu ngạo đã tuyên bố mình là thần thánh – nhưng chỉ có Chúa Giê-xu thực sự mới là Đức Chúa Trời, đến từ Thiên đàng và sau đó trở về Thiên đàng. Ngài đã chứng minh điều đó không chỉ bởi những phép lạ của Ngài, mà còn là bởi sự phục sinh của Ngài từ cõi chết. Chúa Giê-xu đã tuyên bố thẳng, “Ta với Cha là một” (Giăng 10:30).
Nhưng sự chết của Chúa Giê-xu là độc nhất cũng bởi vì những gì nó đạt được. Sự chết của Ngài không phải là của một kẻ tử vì đạo; sự chết của Ngài là của một Đấng Cứu Rỗi! Ngài đi vào thế gian vì một lý do: để trở thành của sinh tế cuối cùng và trọn vẹn cho tội lỗi. Chúng ta bị chia tách khỏi Đức Chúa Trời, và chúng ta đáng chịu sự phán xét của Ngài. Nhưng trên thập tự giá, Đấng Christ đã tự mình gánh lấy tội lỗi và sự đoán xét của chúng ta.
Và điều này có nghĩa là Ngài đã tự mình gánh lấy tội lỗi của bạn và sự đoán xét của bạn! Bạn đã đáp lại những gì Ngài đã làm cho bạn bằng cách đặt đức tin và sự tin cậy của bạn nơi Ngài cho sự cứu rỗi của bạn chưa? Hãy cam kết dâng đời sống của bạn cho Đấng Christ ngay hôm nay. Kinh Thánh nói, “Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi.” (Công vụ các sứ đồ 16:31).
Dịch: Bettina Nguyen
Nguồn: Billy Graham
Tất cả chúng ta đều có những câu Kinh Thánh ưa thích. Một số người trong chúng ta có những sách ưa thích trong Kinh Thánh. Sách mà tôi ưa thích là Cô-rinh-tô nhì. Có lẽ bởi sự thật là nó nói kĩ về chăn bầy và miêu tả chi tiết việc Phao-lô phản ứng đối với hội thánh đã đối xử với ông một cách tệ hại. Trong bất kỳ lý do nào, nếu bạn chưa học qua sách Cô-rinh-tô nhì thì tôi mong cách bạn hãy học sách này.
Đây là mười điều về lá thư này có thể giúp bạn bắt đầu.
- Cô-rinh-tô là thành phố cảng quốc tế nhộn nhịp
Thành phố Cô-rinh-tô ở thế kỷ đầu tiên với dân số khoảng hai trăm ngàn người được miêu tả là “mọc lên như nấm” (Murphy-O’Conner) được ví như San Francisco ở giờ cao điểm. Nó tự hào với hai bến tàu và địa hình chiến lược, vì vậy nó được xem là một trong những trung tâm dẫn đầu về kinh tế ở phía nam nước Hy Lạp. Những thủy thủ và thương nhân từ tất cả những thành phố và vùng khác, và do đó đến từ các chủng tộc và tôn giáo khác nhau, đều đi qua Cô-rinh-tô. Thành phố này thực sự mang tính quốc tế.
Một thành phố của “sự giàu có và vô đạo đức”
Không có gì bất ngờ khi Cô-rinh-tô hiển nhiên trở thành có lối sống xa hoa và trụy lạc. Mặc dù hầu như mọi tà giáo đều có những tín đồ ở Cô-rinh-tô (Các nhà khảo cổ đã tìm ra nhiều đền thờ của Neptune, Apollo, Venus, Octavia, Asclepius, Demeter, Cor và Poseidon, cũng như một số các thần khác), nhưng đền thờ lớn nhất ở đây là đền thời của Át-tạc-tê (Thần Hy Lạp về tình yêu và cuộc sống) có đến hơn 1000 gái mại dâm ở đó để thực hiện công việc của họ. Tình dục đồi bại và vô đạo đức có thể tưởng tượng được (và cả không thể tưởng tượng được) lan tràn. “Bởi vì sự xa hoa và trụy lạc của Cô-rinh-tô, chữ ‘corinthianize‘ (sự gian dâm) được hiểu như một dấu hiệu của sự xa hoa và vô đạo đức ở nhiều thành phố ở thời kỳ cổ đại” (R.Martin).
Danh tiếng của thành phố Cô-rinh-tô hiển nhiên được nhiều người biết đến. Ngoài những điều đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một mảnh đất sét thể hiện bộ sinh dục của con người được dâng lên cho Asclepius – vị thần của sự chữa lành. Tất nhiên với hi vọng là bộ phận đó có thể được chữa lành bởi căn bệnh liên quan đến tính dục. Tuy nhiên, điều quan trọng là điều chúng ta biết chỉ về danh tiếng của Cô-rinh-tô trước khi nó bị phá hủy vào năm 146 T.C. Vì vậy chúng ta cần phải cẩn thận “Không lầm lẫn giữa thành phố cũ với thành phố mới… tuy nhiên, với truyền thống được ngấm sâu vào cũng như đây là một thành phố cảng lớn thì khó mà thành phố Cô-rinh-tô mới có thể gây dựng danh tiếng đạo đức tốt.”
Những ảnh hưởng về mặt văn hóa trong hội thánh.
Hội thánh Cô-rinh-tô được hình thành bởi phần lớn là người ngoại, chủ yếu là những người ở tầng lớp dưới trong nấc thang kinh tế (mặc dù cũng có những gia đình giàu có). Gordon Fee có ghi chú lại “Mặc dù họ là những Cơ đốc nhân ở hội thánh Cô-rinh-tô nhưng ít nhiều sự bất thường của thành phố Cô-rinh-tô vẫn ở trong họ, ngấm vào trong những thái độ, cách cư xử và điều này đòi hỏi một cuộc phẫu thuật từ gốc mà không giết chết bệnh nhân”. Nội dung của cả hai lá thư kinh điển của Phao-lô đều tập trung vào điều này.
2. Phao-lô rao truyền Đấng Christ là Đấng Mê-si-a cho người Do Thái và người Hy Lạp sống ở Cô-rinh-tô
Phao-lô lần đầu tiên rao giảng phúc âm cho người Cô-rinh-tô vào chuyến hành trình truyền giáo lần thứ 2 của ông vào khoảng cuối năm 50 và đầu năm 51 S.C. Ông làm việc với A-qui-la và Bê-rít-sin như một người may trại và có thể sống cùng với họ. Kết quả mục vụ ban đầu của Phao-lô ở thành phố Cô-rinh-tô đươc chép lại ở trong Công-vụ 18:1-11. Phao-lô thường xuyên đi đến các đền thờ và biện luận với cả người Do Thái và người Hy Lạp kính sợ Đức Chúa Trời, và đưa ra những lời giải thích theo phong tục của họ rằng Chúa Giê-xu thật sự là Đấng Mê-si-a được tiên tri trong Kinh Thánh Cựu ước.
- Thành phố Ê-phê-sô liên kết với thành phố Cô-rinh-tô
Sau một năm rưỡi trong chức vụ ở Cô-rinh-tô, vào mùa xuân năm 52 S.C. Phao-lô đã tìm cách cùng với A-qui-la và Bê-rít-sin đi đến thành phô Ê-phê-sô. Sau một thời gian ngắn ở tại đó, ông để A-qui-la và Bê-rít-sin ở lại và lên đường trở về Giê-ru-sa-lem. Từ đó, ông đi đến An-ti-ốt, và cuối cùng trở về Ê-phê-sô nơi mà ông ở đó trong hai năm rưỡi tiếp theo (Từ mùa hạ của năm 52 cho đến mùa xuân năm 55 S.C.). Đó là khoảng hai năm rưỡi trong chức vụ ở Ê-phê-sô khi ông viết những bức thư cho hội thánh Cô-rinh-tô.
- Phao-lô có viết một bức thư trước đó cho hội thánh Cô-rinh-tô
Vào khoảng cuối năm 54 S.C., Phao-lô có viết một bức thư cho hội thánh Cô-rinh-tô nhưng đã bị mất (I Cô-rinh-tô 5:9-11). Chúng ta sẽ gọi đó là “Lá thư cho Cô-rinh-tô A”. Ông viết lá thư này để đáp trả lại những tin tức (có thể bởi một người nào đó đã báo cáo hoặc một lá thư nào đó từ Cô-rinh-tô) về việc một số người ở Cô-rinh-tô đã thất bại trong việc sống tách ra khỏi những người trong hội thánh đang liên tục dính líu tới tình dục xấu xa. Tất nhiên hội thánh Cô-rinh-tô đã hiểu sai ý của Phao-lô và nghĩ rằng Phao-lô khuyên họ nên sống tách biệt một cách hoàn toàn với cộng đồng người Cô-rinh-tô.
Sau đó Phao-lô nhận được một báo cáo từ một số người ở trong nhà Cơ-lô-ê (I Cô-rinh-tô 1:11) nói về một số vấn đề ở hội thánh Cô-rinh-tô, cụ thể là việc chia rẽ trong cộng đồng tin kính Chúa thành các bè phái. Cũng như theo I Cô-rinh-tô 16:17, ba người đàn ông (Sê-pha-na, Phốt-tu-na và A-chai-cơ) từ Cô-rinh-tô đã đến gặp ông với một lá thư từ hội thánh để hỏi Phao-lô một số câu hỏi về cách ứng xử và niềm tin (I Cô-rinh-tô 7:1). Để đáp lại bản báo cáo từ nhà Cơ-lô-ê và trả lời những câu hỏi, Phao-lô đã viết là thư mà chúng ta gọi là Cô-rinh-tô nhất. Chúng ta sẽ gọi nó là “Lá thư cho Cô-rinh-tô B” (có lẽ được biết cuối năm 54 S.C.).
- Phao-lô thay đổi hành trình của mình nhiều lần để có thể dành thời gian ở Cô-rinh-tô.
Trong “là thư cho Cô-rinh-tô B” (thư Cô-rinh-tô thứ nhất của chúng ta), Phao lô bày tỏ về kế hoạch di chuyển của ông. Ông hi vọng sẽ đi đến Ma-xê-đô-ni-a rồi sao đó tìm cách đi về hướng Nam để đến Cô-rinh-tô. Tuy nhiên, sau khi gửi Ti-mô-thê đến Cô-rinh-tô với lá thư, ông đã thay đổi kế hoạch một chút. Bấy giờ ông đề nghị viến thăm Cô-rinh-tô 2 lần: lần đầu là trên đường đi đến Ma-xê-đô-ni-a và lần thứ hai là chiều trở về từ Ma-xê-đô-ni-a (II Cô-rinh-tô 1:15-16). Sau đó điều này bị thay đổi một lần nữa, nhưng dù sao thì khi Ti-mô-thê đã đến Cô-rinh-tô và phát hiện tình hình của hội thánh rất tệ. Ti-mô-thê hoặc một người nào đó đã báo cho Phao-lô biết để về tình trạng đáng buồn ở Cô-rinh-tô và việc hội thánh không hề đáp ứng là thư của ông (thư Cô-rinh-tô nhất của chúng ta)
- Cuộc viếng thăm khẩn cấp của Phao-lô ở Cô-rinh-tô đã mang lại sự đau buồn lớn cho ông.
Phao-lô ngay lặp tức gác lại mọi chuyện và sắp xếp một chuyến đi gấp đến Cô-rinh-tô để mọi việc trở nên tốt hơn (có lẽ vào mùa xuân năm 55 S.C.). Lần gặp gỡ trực tiếp này với hội thánh Cô-rinh-tô đem cho Phao-lô cảm giác cay đắng và kinh nghiệm nhục nhã. Ông đã đề cặp đến nó trong II Cô-rinh-tô 2:1 như “một chuyến thăm buồn rầu” hoặc một chuyến đi mang lại “sự đau buồn”. Nhìn bề ngoài, hội thánh Cô-rinh-tô không chỉ phớt lờ sự dạy dỗ từ lá thư Cô-rinh-tô nhất (“Lá thư cho Cô-rinh-tô B”) mà họ còn đi theo một hoặc hai người chống đối Phao-lô, những người đối xử với ông một cách thiếu tôn trọng và nhạo báng chức vụ sứ đồ của ông. Phao-lô cảm thấy thật sự đau buồn và xúc phạm (II Cô-rinh-tô 2:5-8,10; 7:12).
Bởi vì kinh nghiệm đau buồn này, Phao-lô không ở lại Cô-rinh-tô lâu. Ông quay về Ê-phê-sô và quyết định sẽ không thăm hội thánh Cô-rinh-tô nữa. Vì vậy ông đã bỏ kế hoạch viếng thăm hai lần như ban đầu trên đường đi Ma-xê-đô-ni-a (II Cô-rinh-tô 1:15-16). Tất cả những điều này đã cho những người chống đối với ông ở Cô-rinh-tô có cơ hội để buộc tội ông là không kiên định, một người bất ổn và ít quan tâm tới những người tin Chúa ở Cô-rinh-tô và cảm xúc của họ. (II Cô-rinh-tô 1:17).
- Phao-lô viết môt lá thư đầy nước mắt tới hội thánh Cô-rinh-tô như là kết quả của chuyến thăm của ông.
Phao-lô rõ ràng không thể để vấn đề tồn tại được. Ông sợ kẻ thù của ông sẽ phá huỷ công việc của phúc âm tại Cô-rinh-tô. Vì vậy, ông đã viết một lá thư nữa gửi cho họ (vào mùa hè năm 55 S.C.). Bức thư này ông có nhắc đến trong II Cô-rinh-tô 2:4,9 như một lá thư đầy “sự gay gắt” hay “nước mắt”. Chúng ta sẽ gọi nó là “lá thư cho Cô-rinh-tô C”. Trong lá thư này ông quở trách hội thánh Cô-rinh-tô và yêu cầu một hình phạt cho người đã chống đối và nhạo báng ông một các hiểm độc (II Cô-rinh-tô 2:3,4,6,9; 7:8-12). Tít đã được giao trách nhiệm mà không ai muốn nhận là giao lá thư này đến Cô-rinh-tô. Giống như “lá thư cho Cô-rinh-tô A”, phần này cũng bị mất.
- Phao-lô chăn bầy ở Ma-xê-đô-ni-a khi ông chờ sự hồi âm từ hội thánh Cô-rinh-tô.
Phao-lô ở tại Ê-phê-sô nơi mà ông đối diện với những sự đối lập tệ nhất về phúc âm. Ông có nhắc đến ở trong II Cô-rinh-tô 1:8-10. Vào cuối năm 55 S.C., ông rời khỏi Ê-phê-sô và đi đến Trô-ách với hi vọng gặp được Tít với tin tức về cách mà hội thánh Cô-rinh-tô đáp ứng với là thư đầy “sự buồn rầu/ nước mắt”. Ông chán nản khi Tít không có ở đó (II Cô-rinh-tô 2:13). Dĩ nhiên ông và Tít đã có kế hoạch gặp nhau tại Ma-xê-đô-ni-a nên việc gặp gở tại Trô-ách không xảy ra. Do đó, Phao-lô đã trở về Ma-xê-đô-ni-a, lo lắng chờ đợi sự trở về của Tít từ Cô-rinh-tô. Khi ở Ma-xê-đô-ni-a, ông chăn bày nhiều hội thánh ở đó và bắt đầu thu góp tiền để gửi đến những Cơ đốc nhân tại Giê-ru-sa-lem những người đang phải chịu cơ hạn hán (II Cô-rinh-tô 8:1-2).
- Tít cuối cùng cũng mang tin tức tới Phao-lô từ hội thánh Cô-rinh-tô
Cuối cùng thì Tít đã trở về từ Cô-rinh-tô với tin tức tốt lành như điều Phao-lô cầu nguyện. Cách ông phản ứng được diễn tả trong II Cô-rinh-tô 7:5. Tuy nhiên, không phải tất cả tin tức đều được khích lệ. Ví dụ,
– Một số người phê bình Phao-lô bởi vì họ thấy ông thay đổi kế hoạch trong chuyến đi của ông; điều này chứng minh ông “theo xác thịt” (II Cô-rinh-tô 1:12-17)
– Việc thu tiền quyên góp khởi sự bởi Tít cho hội thánh ở Giê-ru-sa-lem bị trì hoãn (8:6,10; 9:2);
– Bỏ qua những gì ông viết trong I Cô-rinh-tô, một số người trong hội thánh vẫn tiếp tực tham gia tà giáo và lối sống xấu xa trong thành phố (6:14-7:1; 12:2 – 13:2);
– Phao-lô vẫn tiếp tục nhận sự phê bình về việc ông không nhận tiền từ họ mà chọn cách tự hỗ trợ chính mình.
– Tệ nhất là hội thánh Cô-rinh-tô bị thâm nhập bởi một nhó “môn đồ giả”, những người phá hủy tính đúng đắn về ông là một sứ đồ cũng như thẩm quyền của ông trong đời sống của các tín hữu nơi đây.
- II Cô-rinh-tô được viết trước khi chuyến hành trình cuối cùng của Phao-lô tới Cô-rinh-tô, nơi ông viết sách Rô-ma.
Đó là vào khoảng cuối năm 55 hoặc đầu năm 56 S.C., đây là thời điểm Phao-lô ngồi xuống để viết lá thư thứ 4 dành cho Cô-rinh-tô. Lá thư này được biết đến như Cô-rinh-tô nhì. Chúng ta sẽ gọi nó là “Lá thư cho Cô-rinh-tô D”, một là thư mà Phao-lô hi vọng chuẩn bị họ cho chuyến viếng thăm thứ ba và cũng là cuối cùng của ông (2:2-3; 9:4; 10:2; 11:9; 12:14,20,21; 13:1,2,7,10).
Vào mùa hè hoặc mùa thu năm 56, Phao-lô tiến hành chuyến viến thăm thứ ba tới Cô-rinh-tô, nơi mọi thứ đều ổn. Trong thời gian ở tại Cô-rinh-tô ông đã viết thư cho Rô-ma. “Có lẽ bức thư này [Rô-ma] lời nói của ông được trình bày cẩn thận nhất, tránh những vấn đề xảy ra với hội thánh ở Cô-rinh-tô, cũng như sự vội vàng đáp trả trong II Cô-rinh-tô. Liệu người Rô-ma có học được từ những bài học của Cô-rinh-tô kèm về những vấn đề mới của họ không?” (Barnett, 14).
Tổng kết
Sau 10 bước đơn giản, đây là diễn biến của những sự kiện thăng trầm được xảy ra trong mối quan hệ giữa Phao-lô và hội thánh Cô-rinh-tô. Trong tất cả 4 lá thư mà Phao-lô viết, chỉ có 2 lá thư được Chúa bày tỏ cho chúng ta trong Tân ước.
- “Lá thư cho Cô-rinh-tô A” – Được viết vào năm 54 S.C.; đã bị mất (I Cô-rinh-tô 5:9-11)
- “Lá thư cho Cô-rinh-tô B” – Được viết cuối năm 54 S.C.; Cô-rinh-tô nhất của chúng ta.
- “Lá thư cho Cô-rinh-tô C” – Được viết vào mùa hè năm 55 S.C.; nó được gọi là bức thư đầy sự quặn thắt và nước mắt (II Cô-rinh-tô 2:4-9) – đã bị mất.
- “Lá thư cho Cô-rinh-tô D” – Được viết cuối năm 55 hoặc đầu năm 56 S.C.; Cô-rinh-tô nhì của chúng ta.
Như vậy chúng ta thấy Cô-rinh-tô nhì được Phao-lô viết sau khi ông nhận được tin tức tốt lành về việc hội thánh Cô-rinh-tô đáp lại lá thư đầy gay gắt của ông (II Cô-rinh-tô 7:5). Phao-lô vui mừng khi hội thánh đã ăn năn và kỷ luật hành động của những người chống đối Phao-lô. Phao-lô vẫn phải giải thích về kế hoạch chuyến đi của ông, thẩm quyền sứ đồ của ông và một số vấn đề về cảnh báo và khiển trách. Nhưng tất cả những điều này đều được kể như là sự vui mừng và tự tin rằng hội thánh Cô-rinh-tô đang phát triển và tăng trưởng trong Đấng Christ.
Dịch: Sam
Nguồn: Crosswalk.com