Home Chuyên Đề Lịch Sử Truyền Giáo: Phụ Nữ Trong Cánh Đồng Truyền Giáo

Lịch Sử Truyền Giáo: Phụ Nữ Trong Cánh Đồng Truyền Giáo

by thetravelingteam.org
30 đọc

Khi đã đi hết con đường, vẫn còn phải cuốc bộ hai ngày mới đến nơi người Balangao sinh sống. Hai nữ truyền giáo chưa kết hôn đang thực hiện cuộc hành trình này. Dân Balangao, là bộ tộc săn đầu người nguyên thủy tại Philippines, tiếp tục hiến tế cho các vị thần có sức mạnh và có quyền năng trên bệnh tật, chết chóc và sự hỗn loạn liên miên. Hai người phụ nữ được huấn luyện dịch thuật Kinh Thánh, đã tình nguyện làm việc giữa vòng họ.

Khi cả hai vừa tới, họ được chào đón bởi những người đàn ông mang khố và phụ nữ quấn vải tự dệt. Khó mà nói là ai ngạc nhiên hơn cả. Người Balangao đã mời một vài người Mỹ đến ở cùng và viết thứ tiếng của họ, nhưng họ chưa bao giờ mơ tới việc những người Mỹ này lại là phụ nữ!

Một người đàn ông lớn tuổi đề nghị làm cha họ và đáng tin trong việc chăm sóc họ. Bên cạnh công tác dịch thuật, hai người phụ nữ bắt đầu cung cấp nguồn hỗ trợ y tế, tìm hiểu thế giới tâm linh, và trả lời các câu hỏi liên quan đến sự sống và sự chết. Một trong số họ, Jo Shetler, đã ở tại đó suốt 20 năm, giành được cảm tình của người dân nơi đây và hoàn thành xong bản dịch Tân Ước. Bởi sự tận hiến của bà, hàng ngàn người giờ đây được biết Chúa Giê-xu là Chúa của Balangao.

Jo Shetler, thiếu nữ nông thôn nhút nhát cùng một ước mơ đã cảm động nhiều người với câu chuyện của mình. Tuy nhiên, câu chuyện chưa đi đến hồi kết bởi còn nhiều phụ nữ cũng vâng theo tiếng gọi của Chúa để phục vụ Ngài trên các vùng trời xa. Nhiều người nữ lại không nhận thấy cách Chúa sử dụng ân tứ và cam kết của họ trong những tình huống như vầy là lớn thể nào.

Từ Những Buổi Ban Đầu

Sách Công Vụ ghi chép lại nhân vật Bê-rít-sin, người nữ được Chúa sử dụng cách đặc biệt trong việc tiếp cận tại ít nhất ba thành: Rô-ma, Hy Lạp và Tiểu Á. Có vẻ như bà là người bản xứ miền Đông của Tiểu Á, người phụ nữ với niềm tin của người Do Thái sống cùng chồng mình, A-qui-la, tại Rô-ma cho đến khi người Do Thái bị trục xuất khỏi xứ. Họ có thể vốn là tín đồ lúc gặp Phao-lô tại thành Cô-rinh-tô. Họ mời Phao-lô về nhà, dẫn dắt điểm nhóm tư gia, được Phao-lô giao cho dạy dỗ một người Do Thái gốc Ê-díp-tô có tài hùng biện và sốt sắng tên là A-bô-lô, giải bày cho ông “đạo Đức Chúa Trời cho càng kỹ lưỡng hơn nữa” ( Công vụ 18:26).

Phao-lô nhận biết và kính trọng ân tứ của họ, họ đi cùng ông trong công tác tại thành Ê-phê-sô. Vì tên của Bê-rít-sin gần như luôn được nhắc tới trước, chú giải của Jamieson, Fausset và Brown trình bày rằng “người vợ này nổi bật và có ích hơn thảy trong Hội Thánh.” Việc này có lẽ càng thú vị nếu ta để ý rằng vai trò của bà trong mục vụ xuyên văn hóa, lãnh đạo, và dạy dỗ được coi như một lẽ thường tình mà không kèm theo bất kì lời bình đặc biệt hay lời chú giải nào bởi tác giả sách Công Vụ! Vai trò của bà có vẻ đã được chấp nhận và kì vọng hơn là nhìn nhận như một điều đáng tranh cãi hoặc bất thường.

Buổi Đầu Của Phong Trào Truyền Giáo

Những ngày đầu phát triển của truyền giáo Tin Lành, hầu hết phụ nữ bước vào cánh đồng là vợ của các giáo sĩ. Những người đàn ông nhận thức được rằng việc tiếp xúc với phụ nữ trên hầu hết cộng đồng không thuộc phương Tây là bất khả thi đối với họ, vậy nên phụ nữ phải gánh lấy trọng trách này.

Những phụ nữ này hiếm khi được công nhận bởi công việc nặng nhọc của họ, quản lý gia đình và con cái cũng như phát triển các chương trình tiếp cận phụ nữ và các cô bé tại địa phương.

Ban đầu, phụ nữ độc thân chỉ có thể bước trên cánh đồng để chăm sóc con cái giáo sĩ hoặc mục vụ bên cạnh gia đình các giáo sĩ. Tuy nhiên, dần dần, những cơ hội mới nảy ra, R. Pierce Beaver miêu tả công việc của Cynthia Farrar tại Ấn Độ, Elizabeth Agnew tại Ceylon và những người phụ nữ độc thân khác bắt đầu giám sát các trường nữ giới. Một cách thầm lặng, họ giúp đỡ tại phòng ngủ nữ sinh. Các cánh cửa được mở ra qua dịch vụ y tế. Nhưng công tác hiệu quả của họ hiếm khi được công khai.

Tuy nhiên, những người lãnh đạo như D.L Moody, A.B Simpson, và A.J Gordon tin vào việc khuyến khích ân tứ của phụ nữ cho mục vụ cộng đồng. Cả J. Hudson Taylor, nhà sáng lập của China Inland Mission (Truyền Giáo Nội Trung Hoa), và Fredrik Franson, nhà sáng lập của TEAM (Khối Liên Minh Truyền Giáo Phúc Âm), nhìn thấy được nhu cầu tuyển mộ và gửi phụ nữ truyền bá Phúc Âm xuyên văn hóa. Năm 1888, Taylor viết: “Trạm của chúng tôi được điều hành bởi những quý cô. Suốt thời kỳ đầu của lịch sử, công cuộc truyền giáo mong đợi phụ nữ, dù độc thân hay đã kết hôn, đảm đương toàn bộ nhiệm vụ truyền giáo, gồm cả giảng đạo và dạy học.

Nghiên cứu của Jane Hunter về thư tín và các bài viết được phát hành bởi phụ nữ trên cánh đồng truyền giáo, bà nhận ra “phần đông nữ giáo sĩ được thôi thúc bởi cảm giác sâu sắc trong cam kết với Chúa, nhiều hơn so với bất kì khao khát được công nhận cách cá nhân hay có được quyền lực. Các bài viết cảm động này còn ảnh hưởng đến phụ nữ tại các điểm nhóm tư gia bởi khải tượng thế giới cách rõ rệt. Các nhà vận động như Annie Armstrong hay Helen Barret Montgomery cống hiến chính bản thân họ để phát triển các nhóm cầu nguyện truyền giáo, gây quỹ, và vận động Cơ Đốc nhân hỗ trợ công tác trên cánh đồng bằng mọi hình thức.

Phương Pháp Sai Đi Mới

Cuộc nội chiến Hoa Kỳ trở thành chất xúc tác làm thay đổi phương thức sai đi của phụ nữ. Sau cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ, đàn ông hy sinh nhiều, nên phụ nữ bị góa bụa hoặc gần như không kết hôn. “Việc này thôi thúc phụ nữ dấn thân vào những trọng trách lạ thường. Họ điều hành các công việc kinh doanh, ngân hàng, đồng áng, thành lập trường đại học và 50 năm sau đó thừa kế vai trò lớn hơn cả người đàn ông, trở thành bắp thịt chính của chuyển động truyền giáo.”

Bởi vì các ban truyền giáo vẫn từ chối sai phụ nữ thực hiện công việc này, phụ nữ đơn thuần tự mình tổ chức ban của họ. Đầu tiên có Cộng Đồng Truyền Giáo Liên Hiệp Phụ Nữ (Women’s Union Missionary Society). Những năm tiếp theo có những ban khác được thành lập. Họ xây dựng các trường đại học cho nữ giới, chuyên về huấn luyện phụ nữ mục vụ truyền giáo. Ngoài việc khích lệ phụ nữ đi ra nước ngoài, hơn 100.000 Hội Thánh địa phương tự phát triển các cộng đồng truyền giáo nữ giới, là nền tảng không sánh kịp để cầu nguyện và gây quỹ.

Năm 1910 có 44 ban phụ nữ truyền giáo tại Mỹ, nhiều người không thuộc hệ phái chính thống. Có gần 2.000 phụ nữ trên cánh đồng. Nguồn quỹ được gây dựng mạnh mẽ và vượt ngoài khoản tài trợ truyền giáo chính thống thông thường, thể hiện được công việc phi thường bởi nhận thức truyền giáo mà những ban phụ nữ này đang đạt được với vai trò hậu cần. Buồn thay, họ bị thuyết phục rằng phải kết hợp với các ban hệ phái vào những năm 1920 và 1930, phụ nữ dần mất đi cơ hội được trực tiếp hoạt động.

Và Cho Đến Ngày Nay

Xét trên tổng thể, có lẽ hai phần ba tổng nguồn lực truyền giáo đã và hiện tại là phụ nữ. Nhiều ủy viên truyền giáo đồng tình rằng công việc càng khó khăn và nguy hiểm đến đâu, thì lại có vẻ như càng nhiều phụ nữ dâng mình hơn! David Yonggi Cho đưa ra kết luận qua kinh nghiệm của ông, rằng phụ nữ là lựa chọn tốt nhất cho các công việc tiên phong và gian khổ. “Chúng tôi nhận thấy rằng trong những điều kiện như vầy, phụ nữ không bao giờ từ bỏ. Đàn ông giỏi trong việc xây dựng các công tác, nhưng phụ nữ lại giỏi nhất việc kiên nhẫn trong khi đàn ông lại có thể bị nản lòng.”

Một số người lo sợ rằng bởi các chướng ngại dị thường khi tiếp cận thế giới Hồi giáo khiến phụ nữ phương Tây không thể góp phần được. Nhưng tại nhóm Hồi giáo du mục tại Châu Phi hạ Sahara, một người phụ nữ đang huấn luyện các Imams (giáo cả chuyên dạy đạo Hồi) trong Phúc Âm một cách hiệu quả. Họ cho rằng bà là một con người vô hại, “chỉ là một phụ nữ”.  Được xây dựng trên nền tảng mối tương giao cá nhân và kiến thức Kinh Thánh, bà không tự cho họ câu trả lời. Bà chỉ đơn thuần chỉ cho các giáo cả cách để tìm kiếm chúng trong Ngôi Lời. Đức Chúa Trời xác nhận việc dạy dỗ của bà, ban giấc mơ và bày tỏ khải tượng những người này. Khi họ được cải đạo, họ đi huấn luyện những người khác. Bà được nhìn nhận là một người chị lớn chu đáo, đầy yêu thương, người dành quyền ưu tiên lớn cho phúc lợi của họ.

Bài xã luận của Jim Reapsome trong tờ World Pulse (9/10/1992) chủ trương nhiều khóa huấn luyện và tài trợ nhiều hơn cho phụ nữ, đã gần như lập tức nhận được lá thư cảm ơn từ một nhà truyền giáo cho một nhóm Hồi giáo tại Nam Á. Ông viết:

“Điều này có vẻ thú vị, mặc cho tầm quan trọng thường thấy của việc huấn luyện và sử dụng người nam, tại đây …, một số nhà truyền giáo giỏi nhất đều là phụ nữ! Thực tế là ba trong số đồng nghiệp trọng yếu nhất của chúng tôi (là những người đang thực sự thực hiện mục vụ cách vượt trội) là phụ nữ. Trong số các thực tập sinh Mỹ, chỉ có một người đàn ông độc thân tình nguyện đến đây, nhưng lại có đến bốn người là phụ nữ, và thêm ba người nữa đang trên đường tới. Trên bộ mặt của chủ nghĩa Sô Vanh Hồi giáo, thật tốt khi được nhắc nhở rằng cộng đồng Cơ Đốc thật không thuộc chủ nghĩa Sô Vanh, nhưng là lời kêu gọi đầy hứng khởi một cách bình đẳng đến một cuộc đời mới, trọn vẹn cho cả đàn ông lẫn phụ nữ.”

Cơ Hội Tại Các Khu Vực Đặc Biệt

Những năm gần đây, phụ nữ đã chứng tỏ được bản thân họ xuất sắc trong việc thích nghi với các vai trò trong chuyên môn truyền giáo. Nhóm Dịch Thuật Kinh Thánh Wycliffe (Wycliffe Bible Translators) nhận thấy trong nhiều năm, nhóm phụ nữ độc thân đã hoàn thành tốt trên cánh đồng và đạt số lượng lớn trong công cuộc hoàn thành dịch thuật hơn là nhóm của đàn ông. Elizabeth Greene, một nữ phi công phục vụ trong Không Quân Thế Chiến Thứ II, là một trong các nhà sáng lập của Ban Truyền Giáo Hàng Không (Mission Aviation Fellowship). Gospel Recordings cung cấp các đoạn băng Cơ Đốc và bản ghi âm bằng nhiều thứ tiếng (dùng người bản xứ để đem đến Ngôi Lời hơn là chờ bản dịch trên giấy) được tìm thấy qua khải tượng và nỗ lực của Joy Ridderhof. Ý tưởng sáng tạo của Ruth Siemens kết quả tại Global Opportunities, giúp đỡ những người phi giáo phái tìm các ‘địa điểm may lều’ ngoài nước. (Chú thích: ‘may lều’ Công Vụ 18:3)

Phụ nữ Cơ Đốc ngày nay cần nhận biết và ăn mừng di sản của họ. Chúng ta có thể học hỏi từ những người phụ nữ vĩ đại trong mục vụ vì cớ Đấng Christ và coi họ như hình mẫu lý tưởng. Từ Mary Slessor, người phụ nữ độc thân tiên phong tại Châu Phi, cho tới Ann Judson tại Burma và Rosalind Goforth tại Trung Quốc, những người vợ đã hết lòng mục vụ; từ Amy Carmichael tại Ấn Độ cho tới Mildred Cable tại Sa mạc Gobi; từ Gladys Aylward, nữ phục vụ phòng bé nhỏ quyết tâm đến Trung Quốc cho tới Mẹ Eliza Davis George, giáo sĩ người da đen đi đến Liberia; từ thông dịch viên Elisabeth Elliot, các tác giả truyền giáo lưu động đi đến Lottie Moon, nhà giáo dục truyền giáo kiểu mẫu; đơn giản từ là người giúp việc người Phillippines cho tới ủy viên bên hệ phái hay những người phụ nữ mà Kinh Thánh không ca ngợi tại Trung Quốc, là một danh sách dài và rực rỡ!

Danh sách đó, tuy nhiên, vẫn chưa được hoàn thiện, vẫn đang chờ sự đóng góp của dòng chảy và các thế hệ tương lai. Người nữ của Chúa hiện đang tận hưởng sự tự do và các cơ hội mà những thế hệ trước không thể hình dung tới. Hầu hết các công việc làm ăn nhỏ bắt đầu từ Mỹ được điều hành bởi phụ nữ. Phụ nữ ngày nay nắm giữ vị trí đòi hỏi trách nhiệm cao trong chính phủ, thương mại, và y học. “Ai được giao cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều hơn.” Làm sao để người nữ của Chúa ngày nay gặt hái những cơ hội như vậy cho mục đích của Cha Thiên Thượng được?

Phụ nữ, sôi sục bởi công tác nằm ở phía trước, có thể huy động, cống hiến các kĩ năng của họ, các khả năng, kiến thức, sự mềm mại, trực giác, lòng tha thiết đặc biệt của họ với công việc. Tinh thần tiên phong, đầy lòng hiến dâng và trung tín, là những đức tính mà người phụ nữ đã thể hiện xuyên suốt lịch sử sẽ tạo thành chuẩn mực. Công tác quá bao la để thực hiện nếu không có tất cả mọi con dân của Chúa!

 

Tác giả: Marguerite Draft và Meg Crossmen

Dịch: H.U

Nguồn: The Travelling Team

Bình Luận:

You may also like