Tất cả chúng ta đều có những câu Kinh Thánh ưa thích. Một số người trong chúng ta có những sách ưa thích trong Kinh Thánh. Sách mà tôi ưa thích là Cô-rinh-tô nhì. Có lẽ bởi sự thật là nó nói kĩ về chăn bầy và miêu tả chi tiết việc Phao-lô phản ứng đối với hội thánh đã đối xử với ông một cách tệ hại. Trong bất kỳ lý do nào, nếu bạn chưa học qua sách Cô-rinh-tô nhì thì tôi mong cách bạn hãy học sách này.
Đây là mười điều về lá thư này có thể giúp bạn bắt đầu.
- Cô-rinh-tô là thành phố cảng quốc tế nhộn nhịp
Thành phố Cô-rinh-tô ở thế kỷ đầu tiên với dân số khoảng hai trăm ngàn người được miêu tả là “mọc lên như nấm” (Murphy-O’Conner) được ví như San Francisco ở giờ cao điểm. Nó tự hào với hai bến tàu và địa hình chiến lược, vì vậy nó được xem là một trong những trung tâm dẫn đầu về kinh tế ở phía nam nước Hy Lạp. Những thủy thủ và thương nhân từ tất cả những thành phố và vùng khác, và do đó đến từ các chủng tộc và tôn giáo khác nhau, đều đi qua Cô-rinh-tô. Thành phố này thực sự mang tính quốc tế.
Một thành phố của “sự giàu có và vô đạo đức”
Không có gì bất ngờ khi Cô-rinh-tô hiển nhiên trở thành có lối sống xa hoa và trụy lạc. Mặc dù hầu như mọi tà giáo đều có những tín đồ ở Cô-rinh-tô (Các nhà khảo cổ đã tìm ra nhiều đền thờ của Neptune, Apollo, Venus, Octavia, Asclepius, Demeter, Cor và Poseidon, cũng như một số các thần khác), nhưng đền thờ lớn nhất ở đây là đền thời của Át-tạc-tê (Thần Hy Lạp về tình yêu và cuộc sống) có đến hơn 1000 gái mại dâm ở đó để thực hiện công việc của họ. Tình dục đồi bại và vô đạo đức có thể tưởng tượng được (và cả không thể tưởng tượng được) lan tràn. “Bởi vì sự xa hoa và trụy lạc của Cô-rinh-tô, chữ ‘corinthianize‘ (sự gian dâm) được hiểu như một dấu hiệu của sự xa hoa và vô đạo đức ở nhiều thành phố ở thời kỳ cổ đại” (R.Martin).
Danh tiếng của thành phố Cô-rinh-tô hiển nhiên được nhiều người biết đến. Ngoài những điều đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một mảnh đất sét thể hiện bộ sinh dục của con người được dâng lên cho Asclepius – vị thần của sự chữa lành. Tất nhiên với hi vọng là bộ phận đó có thể được chữa lành bởi căn bệnh liên quan đến tính dục. Tuy nhiên, điều quan trọng là điều chúng ta biết chỉ về danh tiếng của Cô-rinh-tô trước khi nó bị phá hủy vào năm 146 T.C. Vì vậy chúng ta cần phải cẩn thận “Không lầm lẫn giữa thành phố cũ với thành phố mới… tuy nhiên, với truyền thống được ngấm sâu vào cũng như đây là một thành phố cảng lớn thì khó mà thành phố Cô-rinh-tô mới có thể gây dựng danh tiếng đạo đức tốt.”
Những ảnh hưởng về mặt văn hóa trong hội thánh.
Hội thánh Cô-rinh-tô được hình thành bởi phần lớn là người ngoại, chủ yếu là những người ở tầng lớp dưới trong nấc thang kinh tế (mặc dù cũng có những gia đình giàu có). Gordon Fee có ghi chú lại “Mặc dù họ là những Cơ đốc nhân ở hội thánh Cô-rinh-tô nhưng ít nhiều sự bất thường của thành phố Cô-rinh-tô vẫn ở trong họ, ngấm vào trong những thái độ, cách cư xử và điều này đòi hỏi một cuộc phẫu thuật từ gốc mà không giết chết bệnh nhân”. Nội dung của cả hai lá thư kinh điển của Phao-lô đều tập trung vào điều này.
2. Phao-lô rao truyền Đấng Christ là Đấng Mê-si-a cho người Do Thái và người Hy Lạp sống ở Cô-rinh-tô
Phao-lô lần đầu tiên rao giảng phúc âm cho người Cô-rinh-tô vào chuyến hành trình truyền giáo lần thứ 2 của ông vào khoảng cuối năm 50 và đầu năm 51 S.C. Ông làm việc với A-qui-la và Bê-rít-sin như một người may trại và có thể sống cùng với họ. Kết quả mục vụ ban đầu của Phao-lô ở thành phố Cô-rinh-tô đươc chép lại ở trong Công-vụ 18:1-11. Phao-lô thường xuyên đi đến các đền thờ và biện luận với cả người Do Thái và người Hy Lạp kính sợ Đức Chúa Trời, và đưa ra những lời giải thích theo phong tục của họ rằng Chúa Giê-xu thật sự là Đấng Mê-si-a được tiên tri trong Kinh Thánh Cựu ước.
- Thành phố Ê-phê-sô liên kết với thành phố Cô-rinh-tô
Sau một năm rưỡi trong chức vụ ở Cô-rinh-tô, vào mùa xuân năm 52 S.C. Phao-lô đã tìm cách cùng với A-qui-la và Bê-rít-sin đi đến thành phô Ê-phê-sô. Sau một thời gian ngắn ở tại đó, ông để A-qui-la và Bê-rít-sin ở lại và lên đường trở về Giê-ru-sa-lem. Từ đó, ông đi đến An-ti-ốt, và cuối cùng trở về Ê-phê-sô nơi mà ông ở đó trong hai năm rưỡi tiếp theo (Từ mùa hạ của năm 52 cho đến mùa xuân năm 55 S.C.). Đó là khoảng hai năm rưỡi trong chức vụ ở Ê-phê-sô khi ông viết những bức thư cho hội thánh Cô-rinh-tô.
- Phao-lô có viết một bức thư trước đó cho hội thánh Cô-rinh-tô
Vào khoảng cuối năm 54 S.C., Phao-lô có viết một bức thư cho hội thánh Cô-rinh-tô nhưng đã bị mất (I Cô-rinh-tô 5:9-11). Chúng ta sẽ gọi đó là “Lá thư cho Cô-rinh-tô A”. Ông viết lá thư này để đáp trả lại những tin tức (có thể bởi một người nào đó đã báo cáo hoặc một lá thư nào đó từ Cô-rinh-tô) về việc một số người ở Cô-rinh-tô đã thất bại trong việc sống tách ra khỏi những người trong hội thánh đang liên tục dính líu tới tình dục xấu xa. Tất nhiên hội thánh Cô-rinh-tô đã hiểu sai ý của Phao-lô và nghĩ rằng Phao-lô khuyên họ nên sống tách biệt một cách hoàn toàn với cộng đồng người Cô-rinh-tô.
Sau đó Phao-lô nhận được một báo cáo từ một số người ở trong nhà Cơ-lô-ê (I Cô-rinh-tô 1:11) nói về một số vấn đề ở hội thánh Cô-rinh-tô, cụ thể là việc chia rẽ trong cộng đồng tin kính Chúa thành các bè phái. Cũng như theo I Cô-rinh-tô 16:17, ba người đàn ông (Sê-pha-na, Phốt-tu-na và A-chai-cơ) từ Cô-rinh-tô đã đến gặp ông với một lá thư từ hội thánh để hỏi Phao-lô một số câu hỏi về cách ứng xử và niềm tin (I Cô-rinh-tô 7:1). Để đáp lại bản báo cáo từ nhà Cơ-lô-ê và trả lời những câu hỏi, Phao-lô đã viết là thư mà chúng ta gọi là Cô-rinh-tô nhất. Chúng ta sẽ gọi nó là “Lá thư cho Cô-rinh-tô B” (có lẽ được biết cuối năm 54 S.C.).
- Phao-lô thay đổi hành trình của mình nhiều lần để có thể dành thời gian ở Cô-rinh-tô.
Trong “là thư cho Cô-rinh-tô B” (thư Cô-rinh-tô thứ nhất của chúng ta), Phao lô bày tỏ về kế hoạch di chuyển của ông. Ông hi vọng sẽ đi đến Ma-xê-đô-ni-a rồi sao đó tìm cách đi về hướng Nam để đến Cô-rinh-tô. Tuy nhiên, sau khi gửi Ti-mô-thê đến Cô-rinh-tô với lá thư, ông đã thay đổi kế hoạch một chút. Bấy giờ ông đề nghị viến thăm Cô-rinh-tô 2 lần: lần đầu là trên đường đi đến Ma-xê-đô-ni-a và lần thứ hai là chiều trở về từ Ma-xê-đô-ni-a (II Cô-rinh-tô 1:15-16). Sau đó điều này bị thay đổi một lần nữa, nhưng dù sao thì khi Ti-mô-thê đã đến Cô-rinh-tô và phát hiện tình hình của hội thánh rất tệ. Ti-mô-thê hoặc một người nào đó đã báo cho Phao-lô biết để về tình trạng đáng buồn ở Cô-rinh-tô và việc hội thánh không hề đáp ứng là thư của ông (thư Cô-rinh-tô nhất của chúng ta)
- Cuộc viếng thăm khẩn cấp của Phao-lô ở Cô-rinh-tô đã mang lại sự đau buồn lớn cho ông.
Phao-lô ngay lặp tức gác lại mọi chuyện và sắp xếp một chuyến đi gấp đến Cô-rinh-tô để mọi việc trở nên tốt hơn (có lẽ vào mùa xuân năm 55 S.C.). Lần gặp gỡ trực tiếp này với hội thánh Cô-rinh-tô đem cho Phao-lô cảm giác cay đắng và kinh nghiệm nhục nhã. Ông đã đề cặp đến nó trong II Cô-rinh-tô 2:1 như “một chuyến thăm buồn rầu” hoặc một chuyến đi mang lại “sự đau buồn”. Nhìn bề ngoài, hội thánh Cô-rinh-tô không chỉ phớt lờ sự dạy dỗ từ lá thư Cô-rinh-tô nhất (“Lá thư cho Cô-rinh-tô B”) mà họ còn đi theo một hoặc hai người chống đối Phao-lô, những người đối xử với ông một cách thiếu tôn trọng và nhạo báng chức vụ sứ đồ của ông. Phao-lô cảm thấy thật sự đau buồn và xúc phạm (II Cô-rinh-tô 2:5-8,10; 7:12).
Bởi vì kinh nghiệm đau buồn này, Phao-lô không ở lại Cô-rinh-tô lâu. Ông quay về Ê-phê-sô và quyết định sẽ không thăm hội thánh Cô-rinh-tô nữa. Vì vậy ông đã bỏ kế hoạch viếng thăm hai lần như ban đầu trên đường đi Ma-xê-đô-ni-a (II Cô-rinh-tô 1:15-16). Tất cả những điều này đã cho những người chống đối với ông ở Cô-rinh-tô có cơ hội để buộc tội ông là không kiên định, một người bất ổn và ít quan tâm tới những người tin Chúa ở Cô-rinh-tô và cảm xúc của họ. (II Cô-rinh-tô 1:17).
- Phao-lô viết môt lá thư đầy nước mắt tới hội thánh Cô-rinh-tô như là kết quả của chuyến thăm của ông.
Phao-lô rõ ràng không thể để vấn đề tồn tại được. Ông sợ kẻ thù của ông sẽ phá huỷ công việc của phúc âm tại Cô-rinh-tô. Vì vậy, ông đã viết một lá thư nữa gửi cho họ (vào mùa hè năm 55 S.C.). Bức thư này ông có nhắc đến trong II Cô-rinh-tô 2:4,9 như một lá thư đầy “sự gay gắt” hay “nước mắt”. Chúng ta sẽ gọi nó là “lá thư cho Cô-rinh-tô C”. Trong lá thư này ông quở trách hội thánh Cô-rinh-tô và yêu cầu một hình phạt cho người đã chống đối và nhạo báng ông một các hiểm độc (II Cô-rinh-tô 2:3,4,6,9; 7:8-12). Tít đã được giao trách nhiệm mà không ai muốn nhận là giao lá thư này đến Cô-rinh-tô. Giống như “lá thư cho Cô-rinh-tô A”, phần này cũng bị mất.
- Phao-lô chăn bầy ở Ma-xê-đô-ni-a khi ông chờ sự hồi âm từ hội thánh Cô-rinh-tô.
Phao-lô ở tại Ê-phê-sô nơi mà ông đối diện với những sự đối lập tệ nhất về phúc âm. Ông có nhắc đến ở trong II Cô-rinh-tô 1:8-10. Vào cuối năm 55 S.C., ông rời khỏi Ê-phê-sô và đi đến Trô-ách với hi vọng gặp được Tít với tin tức về cách mà hội thánh Cô-rinh-tô đáp ứng với là thư đầy “sự buồn rầu/ nước mắt”. Ông chán nản khi Tít không có ở đó (II Cô-rinh-tô 2:13). Dĩ nhiên ông và Tít đã có kế hoạch gặp nhau tại Ma-xê-đô-ni-a nên việc gặp gở tại Trô-ách không xảy ra. Do đó, Phao-lô đã trở về Ma-xê-đô-ni-a, lo lắng chờ đợi sự trở về của Tít từ Cô-rinh-tô. Khi ở Ma-xê-đô-ni-a, ông chăn bày nhiều hội thánh ở đó và bắt đầu thu góp tiền để gửi đến những Cơ đốc nhân tại Giê-ru-sa-lem những người đang phải chịu cơ hạn hán (II Cô-rinh-tô 8:1-2).
- Tít cuối cùng cũng mang tin tức tới Phao-lô từ hội thánh Cô-rinh-tô
Cuối cùng thì Tít đã trở về từ Cô-rinh-tô với tin tức tốt lành như điều Phao-lô cầu nguyện. Cách ông phản ứng được diễn tả trong II Cô-rinh-tô 7:5. Tuy nhiên, không phải tất cả tin tức đều được khích lệ. Ví dụ,
– Một số người phê bình Phao-lô bởi vì họ thấy ông thay đổi kế hoạch trong chuyến đi của ông; điều này chứng minh ông “theo xác thịt” (II Cô-rinh-tô 1:12-17)
– Việc thu tiền quyên góp khởi sự bởi Tít cho hội thánh ở Giê-ru-sa-lem bị trì hoãn (8:6,10; 9:2);
– Bỏ qua những gì ông viết trong I Cô-rinh-tô, một số người trong hội thánh vẫn tiếp tực tham gia tà giáo và lối sống xấu xa trong thành phố (6:14-7:1; 12:2 – 13:2);
– Phao-lô vẫn tiếp tục nhận sự phê bình về việc ông không nhận tiền từ họ mà chọn cách tự hỗ trợ chính mình.
– Tệ nhất là hội thánh Cô-rinh-tô bị thâm nhập bởi một nhó “môn đồ giả”, những người phá hủy tính đúng đắn về ông là một sứ đồ cũng như thẩm quyền của ông trong đời sống của các tín hữu nơi đây.
- II Cô-rinh-tô được viết trước khi chuyến hành trình cuối cùng của Phao-lô tới Cô-rinh-tô, nơi ông viết sách Rô-ma.
Đó là vào khoảng cuối năm 55 hoặc đầu năm 56 S.C., đây là thời điểm Phao-lô ngồi xuống để viết lá thư thứ 4 dành cho Cô-rinh-tô. Lá thư này được biết đến như Cô-rinh-tô nhì. Chúng ta sẽ gọi nó là “Lá thư cho Cô-rinh-tô D”, một là thư mà Phao-lô hi vọng chuẩn bị họ cho chuyến viếng thăm thứ ba và cũng là cuối cùng của ông (2:2-3; 9:4; 10:2; 11:9; 12:14,20,21; 13:1,2,7,10).
Vào mùa hè hoặc mùa thu năm 56, Phao-lô tiến hành chuyến viến thăm thứ ba tới Cô-rinh-tô, nơi mọi thứ đều ổn. Trong thời gian ở tại Cô-rinh-tô ông đã viết thư cho Rô-ma. “Có lẽ bức thư này [Rô-ma] lời nói của ông được trình bày cẩn thận nhất, tránh những vấn đề xảy ra với hội thánh ở Cô-rinh-tô, cũng như sự vội vàng đáp trả trong II Cô-rinh-tô. Liệu người Rô-ma có học được từ những bài học của Cô-rinh-tô kèm về những vấn đề mới của họ không?” (Barnett, 14).
Tổng kết
Sau 10 bước đơn giản, đây là diễn biến của những sự kiện thăng trầm được xảy ra trong mối quan hệ giữa Phao-lô và hội thánh Cô-rinh-tô. Trong tất cả 4 lá thư mà Phao-lô viết, chỉ có 2 lá thư được Chúa bày tỏ cho chúng ta trong Tân ước.
- “Lá thư cho Cô-rinh-tô A” – Được viết vào năm 54 S.C.; đã bị mất (I Cô-rinh-tô 5:9-11)
- “Lá thư cho Cô-rinh-tô B” – Được viết cuối năm 54 S.C.; Cô-rinh-tô nhất của chúng ta.
- “Lá thư cho Cô-rinh-tô C” – Được viết vào mùa hè năm 55 S.C.; nó được gọi là bức thư đầy sự quặn thắt và nước mắt (II Cô-rinh-tô 2:4-9) – đã bị mất.
- “Lá thư cho Cô-rinh-tô D” – Được viết cuối năm 55 hoặc đầu năm 56 S.C.; Cô-rinh-tô nhì của chúng ta.
Như vậy chúng ta thấy Cô-rinh-tô nhì được Phao-lô viết sau khi ông nhận được tin tức tốt lành về việc hội thánh Cô-rinh-tô đáp lại lá thư đầy gay gắt của ông (II Cô-rinh-tô 7:5). Phao-lô vui mừng khi hội thánh đã ăn năn và kỷ luật hành động của những người chống đối Phao-lô. Phao-lô vẫn phải giải thích về kế hoạch chuyến đi của ông, thẩm quyền sứ đồ của ông và một số vấn đề về cảnh báo và khiển trách. Nhưng tất cả những điều này đều được kể như là sự vui mừng và tự tin rằng hội thánh Cô-rinh-tô đang phát triển và tăng trưởng trong Đấng Christ.
Dịch: Sam
Nguồn: Crosswalk.com