Tôi thừa nhận rằng tôi là một trong hàng triệu Cơ đốc nhân thường xuyên đọc thuộc lòng Phi-líp 4:13. Làm sao bạn có thể không yêu thích câu nâng đỡ, khuấy động tâm hồn, lời hứa cho thế giới này được?
Văn Phẩm
“Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:12)
Brandon và Sean yêu thích các siêu anh hùng. Các em yêu thích siêu nhân, người dơi và bộ tứ siêu đẳng và hàng chục các siêu anh hùng khác. Phòng của các em tràn ngập các nhân vật hành động và truyện tranh của tất cả các siêu anh hùng trong thế giới tưởng tượng và các em biết các tên và câu chuyện cho đến từng chi tiết nhỏ nhất.
“Hãy nói cho mẹ biết điều con yêu thích nhất ở siêu anh hùng đi.” Người mẹ hỏi con mình khi các em ngồi trong buổi cầu nguyện buổi tối.
“Dạ,” Sean bắt đầu nói. “Những người anh hùng luôn đánh bại cái ác. Những con quái vật hung bạo và những kẻ muốn làm tổn thương người vô tội luôn bị tiêu diệt bởi những siêu anh hùng khi họ sử dụng sức mạnh siêu nhiên của họ.” Cậu bé nói tay còn đấm đấm vào trong không khí khi đang ngồi trên chiếc ghế dài với mẹ trong bộ đồ ngủ.
“Điều con thích là các siêu anh hùng không bao giờ sợ hãi và họ luôn biết phải làm gì.” Brandon nhìn chằm chú vào trong không gian giống như cậu bé có thể nhìn thấy siêu anh hùng yêu thích của mình ở ngay trước mặt vậy.
“À, mẹ sẽ kể cho các con nghe về một siêu anh hùng thực sự mà các con đang sống cùng. Chúng ta gọi người đấy là người cha siêu anh hùng.” Mẹ vui vẻ nói.
Các bé bật cười. Họ nghĩ cha của các em chỉ là một người ngồi trước máy tính làm việc, là một người đàn ông nhẹ nhàng ít nói với mái tóc bắt đầu rụng dần. “Cha không phải là siêu anh hùng!” Các em nói với nhau.
“Chà, ngay sau khi các con ra đời, cha và mẹ đã tiếp nhận Chúa Giê-xu và bây giờ Chúa Giê-xu đang ở trong lòng chúng ta. Các con biết điều đó mà phải không?” Mẹ nói và cả hai con đều gật đầu.
“Satan không muốn cha mẹ có những đứa con tuyệt vời như các con, là những người sẽ được nuôi dưỡng để phục vụ Chúa. Một ngày nọ, khi cha con thức dậy và trong đôi mắt thuộc linh của mình, cha đã nhìn thấy trong nhà đầy dẫy những sinh vật ác linh ẩn náu xung quanh, chúng cố gắng tìm cách ngăn chặn Đức Chúa Trời hoàn thành ý muốn của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. Đột nhiên từ xa, cha con nghe thấy tiếng kèn phát từ thiên đàng báo hiệu sắp có chiến tranh với Sa-tan ma quỷ để đánh bại chúng.”
Ngay lập tức cha con đã mặc lấy chiếc áo giáp siêu anh hùng của mình. Cha đã sử dụng thanh kiếm là lời của Đức Chúa Trời. Và tấm lòng của sự công bình. Phòng khách của chúng ta đã bị biến thành một chiến trường khốc liệt giữa Sa-tan và người hầu việc của Đức Chúa Trời. Cha của các con đã dẫn đầu cuộc tấn công tiến lên phía trước trong sự hò reo. “TRONG DANH CHÚA GIÊ-XU CHRIST.”
Kẻ địch cố tấn công. Chúng vây quanh cha con. Chúng là những tên thật xấu xa và xấu xí. Chúng là những thiên thần sa ngã với Sa-tan ma quỷ và những linh hồn ma quỷ mà Chúa Giê-xu đã đuổi ra khỏi những người trong Kinh thánh.”
“Ôi mẹ ơi, con sẽ rất sợ khi nhìn thấy ma quỷ như thế.” Sean nói với giọng run rẩy khi nghĩ đến sự dũng cảm của người cha siêu anh hùng của mình.
“Người cha siêu anh hùng của con đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh nên cha mới có sự dũng cảm của Chúa ở trong mình,” mẹ tiếp tục. “Cha con vững vàng trong lời của Đức Chúa Trời, nên khiến chúng phải gào thét trong trận chiến. Cứ khi nào đội quân gian tà cố gắng tấn công gia đình của chúng ta thì cha con lại sử dụng vũ khí của sự thờ phượng. Nâng thanh kiếm hùng mạnh của mình lên không trung, và hát ngợi khen Chúa Giê-xu và khiến những linh hồn tà ác phải chạy xa trong sợ hãi. Ngọn lửa của Đức Thánh Linh như những gì chúng ta đọc trong sách Công vụ được phóng ra từ thanh gươm của cha con và các đầu ngón tay bởi vì cha có đầy dẫy quyền năng của Đức Chúa Trời và được xức dầu để chống lại cái ác. Cuối cùng, người cha siêu anh hùng của các con đối mặt với kẻ cứng đầu của cái ác đó chính là bản ngã xấu xa của mình.
“Bản ngã xấu xa? Sao Cha có thể đánh nhau với chính mình được ạ?” Brandon nói trong sợ hãi khi nghĩ rằng cha của cậu là người cậu bé yêu nhất phải đối mặt với điều xấu xa nhất trong vũ trụ.
“Ồ, đó là vì cha con không chỉ dũng cảm, mạnh mẽ và đầy quyền dẫy năng quyền Chúa Thánh Linh mà ông còn biết Đấng mà mình đang phục vụ nữa. Cha con biết mình luôn có thể nương dựa vào Chúa để khích lệ chính mình. Cha rút thanh gươm ra và tuyên bố. “TRONG DANH CHÚA GIÊ-XU, MỌI ĐẦU GỐI PHẢI QUỲ XUỐNG.”
“Ngay sau đó cha con bước sang một bên và quỳ xuống đội trên đầu mình mão trụ. Từ phía sau, Chúa Giê-xu bước lên và loại bỏ Sa-tan. Chúa Giê-xu đã phán và trục xuất tà ác ra khỏi trận chiến và nhà chúng ta mãi mãi. Sau đó, Ngài đã đặt một rào chắn bảo vệ xung quanh chúng ta để chúng ta có thể sống ở đây trong yên bình và thờ phượng Thiên Chúa và vì thế cha mẹ có thể nuôi dưỡng các con từ khi con còn bé đến khi trở thành người đàn ông hùng mạnh của Chúa giống như cha con.” Mẹ kết thúc câu chuyện và cù lét Brandon và Sean và làm các em cười khúc khích.
“Ồ vừa nãy em lại kể câu chuyện cũ về trận chiến với Sa-tan à?” Người cha nói khi vừa bước qua và mỉm cười khi thấy gia đình mình chơi đùa cùng nhau.
“Cha ơi chúng con muốn trở thành siêu anh hùng giống như cha!” Sean hét lên nhảy lên ôm lấy cha mình.
“Con hãy học Kinh Thánh, cách cầu nguyện và tất cả những bài giảng mà con sẽ học ở nhà thờ và Trường Chúa nhật thì Chúa Giê-xu sẽ sử dụng các con để chiến đấu với cái ác. Con hãy chờ và xem nhé.” Người cha nói xong rồi ôm lấy các con và chúc ngủ ngon. Các bé nhìn theo người cha siêu anh hùng của mình bước đi. Trong mắt các em, ông chỉ là một người cha bình thường, nhưng ngay cả khi đó, khi ông bước đi, các em nghĩ các em đã nhìn thấy những ngọn lửa nhỏ bắn ra từ ngón tay của cha.
“Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa, nhờ sức toàn năng của Ngài. Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỉ. Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy. Vậy nên, hãy lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, hầu cho trong ngày khốn nạn, anh em có thể cự địch lại, và khi thắng hơn mọi sự rồi, anh em được đứng vững vàng. Vậy, hãy đứng vững, lấy lẽ thật làm dây nịt lưng, mặc lấy giáp bằng sự công bình, dùng sự sẵn sàng của Tin lành bình an mà làm giày dép. Lại phải lấy thêm đức tin làm thuẫn, nhờ đó anh em có thể dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ. Cũng hãy lấy sự cứu chuộc làm mão trụ, và cầm gươm của Đức Thánh Linh, là lời Đức Chúa Trời. Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đỗ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ.” (Ê-phê-sô 6:10-18)
Dịch: Bettina Nguyen
Nguồn: Jeremiahproject.com
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Ngài đang ngồi trên núi ô-li-ve, môn đồ tới riêng cùng Ngài, và nói rằng: Xin Chúa phán cho chúng tôi biết lúc nào những sự đó sẽ xảy ra? và có điềm gì chỉ về sự Chúa đến và tận thế. (Ma-thi-ơ 24:3)
Ta đang sống trong thời kỳ sau rốt,
Chứng kiến nhiều biến cố ở trần gian.
Ứng nghiệm lời Cứu Chúa đã truyền ban,
Như dấu hiệu ngày tái lâm sẽ đến.
Thiên nhiên đã như lên cơn bạo bệnh,
Khi nóng bừng, khi lạnh cóng buốt da.
Bao động đất, bao lũ lụt xảy ra,
Bao hạn hán, bao tang thương dịch lệ. [1]
Những tiến bộ, trong các ngành công nghệ, [2]
Con người dùng tương tác với khoe khoang
Cũng nơi đây, bao tội ác tràn lan,
Bao triết thuyết, bao đam mê sai trật. [3]
Tâm linh người chỉ thiên về vật chất.
Về sang giàu, về quyền lực hư không.
Gây chiến tranh, gây chết chóc kinh hoàng, [4]
Bao tan nát, bao thương đau tiếp diễn.
Trong bách hại, tin mừng vẫn phát triển,
Tận thôn làng, nơi hoang dã rừng sâu.
Qua “wifi”, lan tỏa khắp đ̣ịa cầu, [5]
Đem vô số tín nhân về với Chúa.
Dân Do thái như đồng hồ thời đại,
Hồi hương về [6] , trận chiến “Ha-ma-ghê-đôn” [7]
Cơn đại nan, nhiều biến cố kinh hoàng
Đã báo trước ngày tái lâm Cứu Chúa.
Bao khủng hoảng, bao khiếp kinh giăng bủa,
Ta làm gì trong thời điểm khẩn trương?
Đứng thẳng lên nhìn Cứu Chúa yêu thương,
Nghe Ngài phán: Có ta đây đừng sợ.[8]
Hãy tin cậy, trong vui mừng hớn hở,
Rao tin lành về Cứu Chúa hồi lai.
Ngày mai đây khi kèn thổi thiên đài,
Bên Cứu Chúa, cùng thánh nhân đoàn tụ.
THANH HỮU
Tháng 10 năm 2022
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
[5] Ma-thi-ơ 24:14 (Mác 13:10),
[7] Khải-huyền 16:16, 20:1-3, Khải huyền 9:16-18:
Một trong những nhân vật trong Kinh Thánh để tôi noi gương theo là Ma-ri ở Naxaret, cuộc đời bà là một kho báu về sự khôn ngoan để tôi theo đó bước đi với Chúa. Câu chuyện của bà tiêu biểu cho nhiều đức tánh của một người nữ được Chúa dùng, để hoàn tất mục đích cứu chuộc của Chúa trong thế giới của chúng ta.
Một người nữ bình thường: không có điều gì đặc biệt lạ lùng về Ma-ri. Bà không xuất thân từ một gia đình giàu có, hay nổi tiếng. Khi thiên sứ hiện ra với người thiếu nữ trẻ này, cô đã đính hôn và chắc hẳn đang làm điều mà mọi người con gái đã đính hôn làm, mơ đến ngày kết hôn với Giô-sép, hay mơ đến căn nhà mà cô sẽ sống ở đó, gia đình mà họ sẽ xây dựng. Tôi không tin là Ma-ri đã mong đợi cuộc đời mình sẽ được dùng một cách lạ lùng.
Giá trị của cuộc đời Ma-ri không dựa trên những điều mà thế gian chúng ta coi trọng: như nguồn gốc, vẻ đẹp bên ngoài, sự thông minh, học thức, những tài năng bẩm sinh và những khả năng. Chính những mối liên hệ với Chúa Giê-xu, khiến cuộc đời bà có ý nghĩa. Chúa bảo với Ma-ri: “Chúa ở cùng ngươi” Lu-ca 1: 28. Chính đó là điều tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời của người thiếu nữ này và đó cũng chính là điều tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời chúng ta.
Một người nữ không xứng đáng: Chúa không chọn người thiếu nữ này bởi vì Ma-ri xứng đáng có vinh dự được làm mẹ Đấng Cứu Chuộc, thiên sứ bảo: “Mừng cho ngươi là người có phước”. Câu này có thể được dịch là bà đã được chấp nhận bởi ơn Chúa. Nếu có ai trong chúng ta được chấp nhận đó là bởi ân điển, không phải vì bởi bất cứ điều gì chúng ta đã làm. Tất cả là bởi ân điển, nhiều lần trong Kinh Thánh chúng ta thấy Chúa chọn những người không xứng đáng. Chúa không nhìn xuống từ trời và nói Ta thấy có một người nữ có điều gì đó để dâng cho Ta, Ta nghĩ là Ta sẽ dùng người này. Ma-ri không thấy mình xứng đáng được Chúa dùng, ngược lại bà kinh ngạc trước ơn Chúa đã chọn bà. Giây phút mà chúng ta không thấy mình là người không xứng đáng là lúc chúng ta sẽ không có ích cho Chúa nữa.
Một người nữ đầy dẫy Đức Thánh Linh: cả chúng ta nữa, chúng ta phải được đầy dẫy Đức Thánh Linh nếu chúng ta muốn hoàn thành mục đích mà Chúa đã chọn cho chúng ta. Khi thiên sứ bảo với Ma-ri, Ngươi sẽ sinh một con trai”. Ma-ri trả lời: “Làm sao điều này có thể xãy ra được, tôi chưa từng biết một người nam nào?”.
Chúa đã chọn Ma-ri trong một công tác mà con người không thể làm nổi. Công tác mà Chúa chọn cho bạn và tôi cũng không thể làm nổi. Chúng ta có thể chia sẻ tin lành của Chúa với những người bạn chưa biết Chúa, nhưng chúng ta không thể cho họ sự ăn năn và đức tin.
Bạn có thể tạo một môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng thuộc linh của con cái bạn, nhưng bạn không thể khiến chúng có một tấm lòng cho Chúa. Chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Ngài để sinh ra trái có giá trị đến đời đời. Để trả lời cho Ma-ri khi bà bày tỏ sự yếu đuối và yếu kém của mình, thiên sứ hứa ban cho bà sức mạnh và sự đầy đủ: “Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi và quyền năng trên cao sẽ che phủ ngươi”.
Đừng bao giờ quên là bạn không thể nào làm được điều Chúa kêu gọi bạn làm, bạn không thể nào nuôi dạy đứa con đó, yêu người chồng đó, chăm sóc cho bậc cha mẹ lớn tuổi, vâng phục người chủ đó, dạy lớp trường Chúa Nhật hay hướng dẫn nhóm nhỏ học Kinh Thánh.
Chúa chuyên làm điều không thể làm nổi, để rồi khi có sự thành công và công tác được hoàn tất thì chúng ta không thể tự hào về điều đó. Những người khác biết là chúng ta không làm điều đó và chúng ta biết mình không làm điều đó. Chúng ta phải luôn luôn nhớ là chúng ta chỉ có thể sống một cuộc đời Cơ đốc qua quyền năng của Đức Thánh Linh. Ngay khi mà chúng ta nghĩ là mình có thể làm được điều đó, chúng ta trở nên vô dụng cho Ngài. Chúng ta phải sẵn sàng lùi ra để Chúa kiểm soát.
Một người nữ sẵn sàng: được trang bị bởi những lời hứa của Chúa, Ma-ri trả lời thật đơn giản, xin điều này xãy ra cho tôi theo như điều Ngài phán. Nói một cách khác, thưa Chúa tôi đã sẵn sàng, Chúa là chủ của tôi, tôi là tôi tớ Ngài, tôi sẵn sàng để Chúa dùng tùy theo sự chọn lựa của Ngài. Thân thể tôi thuộc về Chúa, tử cung tôi thuộc về Ngài, cuộc đời tôi là của Ngài. Trong hành động đầu phục đó, Ma-ri dâng chính mình cho Chúa như một của lễ sống, bà sẵn lòng để Chúa sử dụng cho mục đích của Ngài, sẵn sàng để chịu tai tiếng là điều chắc chắn xảy ra, sẵn sàng để bị chế giễu và ngay cả bị ném đá theo như luật pháp Môi-se, sẵn sàng để chịu chín tháng cưu mang Con trẻ, mệt nhọc và mất ngũ, sẵn sàng chịu đau đớn lúc sinh nở, để hạ sinh Con trẻ. Ma-ri sẵn sàng để từ bỏ những chương trình riêng của mình và kế hoạch của mình để có thể nối kết với Chúa và hoàn thành kế hoạch của Ngài.
Một người nữ ngợi khen Chúa: khi Chúa để những hoàn cảnh đầy thách thức trong cuộc đời chúng ta, chúng ta sẽ ngợi khen thờ phượng Chúa hay chúng ta sẽ lầm bầm, tôi phải xấu hổ mà nói rằng tôi đã than vãn ngay cả về mục vụ. “Ồ lạy Chúa, con đã mệt mỏi vì phải đi xa, con có phải đến đó không, điều này thật khó khăn, tại sao con phải đối phó với người đó”.
Tôi được nhắc nhở về con cái Y-sơ-ra-ên luôn lầm bầm oán trách lúc ở trong đồng vắng. Họ than vãn sao Chúa không để chúng tôi chết trong sa mạc. Một ngày kia Chúa phán: “Các ngươi muốn chết trong sa mạc ư, được các ngươi sẽ chết trong samạc” Dân số Ký 14:2, 28-30. Cẩn thận về điều bạn nói khi than vãn, Chúa có thể làm thành điều bạn nói.
Nhưng khi thế giới của Ma-ri bị đảo lộn, khi bà phải đối diện với một chương trình thay đổi hoàn toàn, bà đáp ứng bằng sự thờ phượng và ngợi khen: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa và tâm linh tôi vui vẻ trong Chúa là Đấng cứu chuộc tôi”. Đó là lúc bà bắt đầu bài ca tụng Chúa. Đó là một trong những bản thánh ca ngợi khen Chúa hay nhất được dâng lên thiên đàng. Bà ngợi khen Chúa vì những công việc lạ lùng của Ngài, vì sự thương xót của Ngài, vì Chúa đã chọn bà, được dự phần vào chương trình cứu chuộc của Ngài.
Một người nữ biết lời Chúa: bài cầu nguyện của Ma-ri trong Lu-ca 1: 46-55 chứa đựng ít nhất 12 câu Kinh Thánh, trích từ Kinh Thánh Cựu Ước. Vào thời đó, những người nữ không được đi học, Ma-ri chắc hẳn không biết chữ, nhưng bà đã nghe được lời Chúa và đã giấu lời đó trong lòng mình. Cuộc đời bà và những lời cầu nguyện của bà đầy dẫy lời Chúa.
Một trong những nhu cầu lớn nhất của phụ nữ chúng ta là trở nên những người nữ biết lời Chúa, hầu cho lời cầu nguyện của chúng ta, những đáp ứng của chúng ta và những lời chúng ta nói được dầm thấm bởi ý tưởng của Ngài. Thế gian này không cần nghe ý kiến của chúng ta, khi có những người bạn đến với chúng ta để hỏi ý kiến, về cách đối phó với con cái, với người chủ của họ, hay về vấn đề tài chánh của họ, những nỗi sợ hải của họ, sự trầm cảm của họ, hay những vấn đề khác, họ không cần phải nghe về những điều chúng ta suy nghĩ. Chúng ta phải có khả năng dẫn họ đến với lời Chúa và nói: “Tôi không có nhu cầu cho câu trả lời của bạn. Nhưng tôi biết Đấng có câu trả lời. Đây là lời Chúa nói về trường hợp đó”.
Một người nữ bị thương: 8 ngày sau khi Chúa Giê-xu được sinh ra, Ma-ri và Giô-sép đem con trẻ lên đền thờ, Si-mê-ôn người đã từng trông đợi Đấng Mê-si, bồng ẵm con trẻ trên tay và chúc phước cho con trẻ. Si-mê-ôn nói về việc con trẻ sẽ là một dấu để mọi người tranh cãi, báo trước về thập tự giá và sự thống khổ mà Chúa phải chịu. Rồi Si-mê-ôn nhìn Ma-ri và nói những lời mà bà không hiểu được cho đến khi bà đứng dưới cây thập tự giá của con mình 33 năm sau. Vào ngày hôm đó, bà chắc hẳn nhớ những lời của Si-mê-ôn, “Có một cây gươm đã đâm thấu lòng ngươi”.
Ở Gô-gô-tha tôi tin là thanh gươm đâm thấu lòng Ma-ri, có một ý nghĩa sâu xa. Trước tiên là một người mẹ bà mất đứa con trai mình, bà từ bỏ sự sống của con mình, ngay cả khi Ngài bằng lòng chịu chết. Bà chịu mất con trai mình cho sự cứu chuộc và sự chuộc tội thế gian.
Hỡi các bà mẹ, các bà có bằng lòng từ bỏ con của mình cho Chúa và vương quốc của Ngài không? Thật là buồn khi có lúc thấy những bậc cha mẹ Cơ đốc, ngăn cản con cái mình, không cho chúng tận hiến cuộc đời mình cho Chúa. Và thật là một niềm vui khi thấy có những cha mẹ vui vẻ để con cái mình vâng theo ý chỉ của Chúa.
Có một thanh gươm khác đâm thấu lòng Ma-ri, thanh gươm này còn sâu hơn thanh gươm trước. Bạn thấy đó, Ma-ri hiểu rằng con trai mình chịu chết không phải chỉ cho những tội lỗi của thế gian nhưng còn cho tội lỗi của bà nữa. Ngay cả trước khi Chúa được sinh ra, Ngài là Chúa là Cứu Chúa của bà, Lu-ca 1:47. Dù bà là một người tốt, Ma-ri không đủ tốt để lên thiên đàng. Giống như trong mỗi người trong chúng ta, bà phải đặt đức tin nơi con Đức Chúa Trời, Đấng chịu chết thay cho bà. Khi bà đứng dưới cây thập tự giá, có thể bà nhớ đến trong tiên tri Ê-sai 53: 5-6 “Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người”.
Ma-ri là một người nữ bị thương, không phải chỉ vì những đau khổ của bà, nhưng bởi tội lỗi của bà. Khi bà nhìn lên đứa con bị đóng đinh, bà nhận ra là Ngài đang gánh những vết thương của bà trên mình Ngài, và khi bà tin, bà được chữa lành, được tẩy sạch khỏi mọi tội lỗi. Ba ngày sau khi bà biết được là Chúa đã chiến thắng sự chết và được sống lại, biết rằng mình đã được rửa sạch tội bởi sự chết của Ngài, bà kết nối với các môn đồ khác của Chúa để đem tin mừng về sự chết chuộc tội của Ngài đến một thế giới bị thương tích tội lỗi để họ cũng có thể biết được sự cứu chuộc chữa lành của Ngài.
Hơn 2000 năm qua, cuộc đời của Ma-ri là một bức chân dung về sự tin kính cho nhữn người nữ giống như Ma-ri, ao ước được Chúa sử dụng.
Dịch: Thúy Anh_TNPA
Nguồn: “Mary Portrait of a Woman Used by God” by Nancy DeMoss
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
“Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.” (Khải Huyền 3:20)
“Charlie Không Bước Đi”
Charlie, George và Cliff đã từng đi câu cá cùng nhau từ khi còn nhỏ. Tất cả bọn họ đều nhớ đã từng đi dọc theo con đường đất đến cái hồ nhỏ gần thị trấn nơi họ lớn lên, mang theo cần câu và những chiếc hộp dụng cụ để đi câu cá trong ngày. Hầu hết thời gian đó, câu cá không phải là tất cả mà là họ được ở bên nhau và trở nên thân thiết hơn. Một số người không giữ được tình bạn sau khi họ lớn nhưng Charlie, George và Cliff vẫn giữ được tình cảm bạn bè trong suốt quãng thời gian học cấp 2. Khi họ có thể lái xe, họ thường mượn một trong những chiếc xe của bố mẹ và đi câu cá ở một cái hồ xa hơn. Họ có một truyền thống là khi họ làm điều đó, mỗi người sẽ lần lượt chọn một cái hồ để câu cá và không nói cho hai người kia cho đến khi đến đó.
Chiếc xe chạy dọc theo xa lộ và Cliff là người lái xe. Đến lượt cậu làm cho những người bạn lâu năm của mình ngạc nhiên. “Tôi sẽ hứa với các cậu điều này.” Cậu nói khi họ đi ra khỏi làn đường lái xe. “Hôm nay sẽ là một chuyến đi câu cá rất khác biệt. Cực kỳ độc đáo.” Và cậu cười phá lên khi nói điều đó.
Họ lắng nghe những bài hát cũ trên radio dọc đường đi nhưng Charlie và George nhanh chóng cảm thấy lạ lẫm vì không biết mình đang ở đâu hay Cliff đang dẫn họ đi đâu. “Này Cliffy, cậu biết chúng mình đang đi đâu không vậy?” Charlie nói chọc lên từ ghế sau hích hích George đang ngồi ở ghế trước cùng với Cliff.
“Ừ tớ biết chứ, tin tớ đi, tớ biết rất rõ nơi chúng ta đang đi và những gì chúng ta sẽ tìm thấy khi đến đó.” Cả hai người bạn của cậu chỉ nhìn chằm chằm vào Cliff khi cậu nói vậy bởi vì Cliff nói một cách rất bí hiểm. Cuối cùng, Cliff chuyển hướng chiếc xe ra khỏi đường chính và đi vào một con đường quê và sau đó đi lối tắt đến một con đường đất vì vậy bạn bè của cậu đã cảm thấy yên tâm hơn rằng họ sắp đến địa điểm câu cá bí ẩn. Nhưng rồi, ngay trước khi họ đứng trên một ngọn đồi rất cao, Cliff dừng lại bên lề đường, dừng xe lại và bước ra.
“Này chuyện gì đang xảy ra với Cliff vậy?” George nói với Charlie ngay phía sau. “Đây chắc không phải là nơi đó chứ?”
“Chính là đây” Cliff nhìn chằm chằm vào đỉnh ngọn đồi lớn đó.
“Nhưng Cliff, tớ xem bản đồ và thấy không có hồ nước nào ở gần đây. Chuyện gì đang xảy ra vậy?” Charlie bối rối hỏi.
“Chà, trước tiên chúng ta sẽ đi qua ngọn đồi đó. Nhưng chúng ta sẽ không đi xe, chúng ta sẽ đi bộ.” Cliff nói một cách bí ẩn.
“Chúng ta có nên lấy cần câu và hộp đồ nghề không?” George hỏi.
“Không, sẽ không cần chúng đâu. Không phải dùng cho những gì chúng ta sẽ gặp trên ngọn đồi đó.” Cliff nói với nụ cười toe toét trên mặt.
“Ok, vậy tớ phải đi tìm sự bí ẩn, Cliff.” Charlie giận dữ nói. “Chúng ta sẽ gặp gì ở phía bên kia ngọn đồi đây?”
“Đức Chúa Trời.” Là một câu trả lời.
“Đức Chúa Trời ư?” Cả hai người bạn đều hỏi.
“Đúng vậy chính là Chúa.” Là câu trả lời.
“Chỉ ở trên ngọn đồi. Đức Chúa Trời ở đó. Và Ngài đang làm gì ở đó?” George tiếp tục.
“Đợi chúng ta. Đó là thời điểm của Chúa. Khi chúng ta bước qua ngọn đồi đó, tất cả chúng ta đều gặp Đức Chúa Trời. Không phải trong mỗi lớp học Chủ nhật. Chúng ta sẽ gặp Ngài, nghe thấy tiếng Ngài và gặp mặt Ngài trực tiếp. Đức Chúa Trời đấy. Chỉ cần lên trên ngọn đồi đó. Đi thôi.” Và Cliff quay người lại bước lên đỉnh đồi.
“Đợi chút đã, đợi chút đã.” Charlie nắm vai Cliff để ngăn cậu dẫn họ sang phía bên kia. “Ý cậu là gì,‘ gặp Chúa sao’? Ý cậu là chúng ta sẽ chết ở phía bên kia đồi ư?” Charlie nói với sự sợ hãi.
“À, tớ không nghĩ thế đâu.” Cliff trả lời. “tuy nhiên chỉ có một cách để tìm là đi qua ngọn đồi và gặp Chúa. Sẵn sàng chưa?”
“Không, không, không, không, không. Thật là điên rồ Cliff. Mọi người không bước đi theo Chúa và gặp Ngài đâu? ”George phản đối.
“Đôi khi họ làm thế. Nhưng hôm nay chúng ta sẽ đi. Thôi nào, đi thôi.” Cliff nói.
“Từ Từ đã, từ từ đã.” Charlie phàn nàn. “Điều này có vẻ hơi điên rồ đấy? Chúng tớ không muốn làm bất cứ điều gì điên rồ ở đây. ”
“Tớ không biết Charlie.” George trầm ngâm nói. “Nếu Chúa thực sự ở trên ngọn đồi đó, sẽ thật điên rồ khi không gặp Ngài ở đấy. Được rồi, Cliff, tớ sẽ đi, hãy kiểm tra xem thế nào.”Và George và Cliff bắt đầu đi lên đồi. “Đi nào Charlie?” George gọi bạn mình.
“Chờ đã, làm ơn, chờ đã.” Charlie nói mà mồ hôi tuôn ra từ trên trán và nước mắt trào ra trong đôi mắt cậu.
“Có vấn đề gì vậy bạn tôi?” George nói khi cậu và Cliff tiến lại gần Charlie, lo lắng cho cậu.
“Tớ không thể làm được. Tớ chưa thể gặp Chúa hôm nay được!” Charlie hoảng hốt nói một cách điên rồ. “Tớ còn có một vài tội lỗi. Chúng được giấu kín. Và rất xấu xa. Tớ không thể gặp Chúa.”
“Nhưng Chúa biết hết về tội lỗi của cậu mà Charlie.” Cliff giải thích. “Và Ngài sẵn sàng tha thứ cho cậu và ban cho cậu cơ hội làm bạn với Ngài. Đó là ở ngay trên ngọn đồi đó Charlie, sự tha thứ hoàn toàn bởi vì những gì Chúa Giê-su đã làm cho chúng ta trên thập tự giá và vì tình bạn với Đức Chúa Trời. Cậu muốn như vậy mà phải không, Charlie? ”
“Ừ, à, không, à, có thể. ôi tớ không biết nữa. Tớ sợ Cliff ơi. Tớ không thể đi. Tớ đang bị đổ mồ hôi này. Tớ cảm thấy yếu đi. Tớ có thể sắp ngất rồi. Làm ơn, đừng bắt tớ đi mà George. Có lẽ lần sau nhé. Vậy đi. Các cậu đi đi. Hãy nói với Chúa rằng lần sau tớ sẽ đến. Khi tớ có cơ hội để tẩy sạch tấm lòng mình. Nói cho Ngài biết thay tớ nhé. Cậu sẽ làm điều đó cho tớ mà phải không Cliff? Phải không George?”
Người bạn của Charlie giúp cậu tìm một chỗ ngồi trên một cái cây đổ gần đó và đưa cho cậu một ít nước để giúp cậu bình tĩnh lại. “Ok Charlie. Chắc chắn chúng tớ sẽ nói với Đức Chúa Trời. cậu chỉ cần ở đây với chiếc xe thôi nhé.” Và lúc đó, Cliff và George quay đi và trèo lên đồi. Charlie nhìn chính mình và cảm thấy rất lạ bên trong người. Có rất nhiều câu hỏi chạy qua tâm trí của cậu. Điều gì sẽ xảy ra nếu không có lần khác? Điều gì sẽ xảy ra nếu mình chết trước khi được xưng công bình trước Đức Chúa Trời? Cậu xem xét xem có nên chạy theo bạn mình không nhưng sau đó họ đã biến mất trên đỉnh đồi và họ đi rồi. Charlie ôm mặt và khóc. Cậu không có can đảm để chạy đến vòng tay của Đức Chúa Trời và được cứu, và bây giờ đã quá muộn. Và tất cả là vì Charlie không chịu bước đi.
“Đức Chúa Jêsus nghe điều đó, bèn phán rằng: Chẳng phải là người khỏe mạnh cần thầy thuốc đâu, song là người có bịnh. Hãy đi, và học cho biết câu nầy nghĩa là gì: Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của lễ. Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội.” (Ma-thi-ơ 9:12-13)
Dịch: Bettina Nguyen
Nguồn: Jeremiahproject.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta. (Khải-huyền 3:20)
Có những lúc, tâm hồn ta đóng lại,
Trong u sầu trong mặc cảm lo âu.
Trong ưu tư, trong chán nản buồn rầu,
Ta khép kín tìm không gian trầm lặng.
Chúa gõ cửa, khi lòng ta hoang vắng,
Lời nhiệm mầu, rung động cả tâm linh.
Tai ta nghe lời chân phúc siêu hình,
Tim nức nở, cửa lòng ta rộng mở.
Chúa bước vào thân hồn ta hớn hở,
Cùng chuyện trò trong đồng cảm thân thương.
Ta xẻ chia nỗi đau khổ đoạn trường,
Chúa rơi lệ Ngài cầu thay an ủi. i
Trong linh năng, đầy tình yêu bao phủ,
Ta ngập tràn, một linh cảm siêu nhiên.
Trong quyền năng, trong ân sủng diệu hiền,
Chúa mở mắt, thấy trời hoa khải tượng.
Ta vẫn biết, đời trường đua thiên thượng,
Nơi tập rèn, nơi huấn luyện tâm linh.
Nơi dạy ta biết mở mắt tầm nhìn,
Để thấy rõ cơ hội vàng trên đất.
Hãy đầu tư cả thời gian, vật chất,
Vào nước trời vào giá trị đời sau.
Vào sanh linh vào sự sống muôn màu,
Trong tôn quí chốn thiên thành vĩnh cửu.
Hãy xử dụng cả quyền uy, thiên hựu,
Để chữa lành, để giải phóng tội nhân.
Để giảng rao nguồn sinh động phúc âm, ii
Để mở rộng vương quốc trời vinh hiển.
Ôi vinh diệu, ngày Thần Nhân xuất hiện,
Ngày vui mừng, ngày tiệc cưới Chiên Con. iii
Ta hát vang ngây ngất cả thân hồn,
Tim rung động, lệ trào dâng hạnh phúc.
THANH HỮU
Tháng 10 năm 2022
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
___________________________________
i 1 Giăng 2:1
ii Mathiơ 9:35
iii Khải-huyền 19:9
3 Điều Bạn Có Thể Làm Ngay Hôm Nay để Phản Chiếu Đấng Christ tại Nơi Làm Việc
Gần đây, nhiều người Mỹ quan sát được mặt trăng bay ngang qua giữa Trái Đất và Mặt Trời. Những câu chuyện từ những người đã chứng kiến nhật thực toàn phần diễn tả lại một hiện tượng đặc biệt này. Tại sao quá nhiều người vui thích điều này? Có lẽ bởi vì nó quá không thường xuyên. Thường thường mặt trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời. Vào tháng trước, nó thực sự đã chặn lại một phần của ánh sáng đó. Thay vì phản chiếu mặt trời, mặt trăng lại là một vật cản ánh sáng mặt trời.
Là Cơ Đốc nhân, chúng ta được kêu gọi để phản chiếu Đấng Christ tại nơi làm việc của mình. Nhưng khi tôi suy nghĩ về nhật thực, điều đến với tôi là chúng ta cũng có thể là một vật cản ngăn sự phản chiếu Đấng Christ tại nơi mình làm việc. Có ba cách cụ thể mà chúng ta hoặc là phản chiếu Đấng Christ hoặc là ngăn chặn Ngài – đó là qua suy nghĩ của chúng ta, qua lời nói của chúng ta, và qua các mối liên hệ của chúng ta với người khác.
- Phản Chiếu Đấng Christ qua Suy Nghĩ của Bạn
Cách đầu tiên mà chúng ta có thể phản chiếu Đấng Christ là thái độ của chúng ta đối với công việc. Thật dễ dàng để tâm trí và tâm hồn của chúng ta đi lang thang đến những thứ không phản chiếu Chúa Giê-su. Hãy nhìn vào những gì Phao-lô nói với người Phi-líp: “Phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn… công bình… thanh sạch… đáng yêu chuộng… có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến.” (Phi-líp 4:8). Chúa muốn tấm trí của chúng ta đầy dẫy với suy nghĩ Đấng Christ là trung tâm. Mạch văn của câu này rất quan trọng – đó là ngay sau một mạng lệnh hãy vui mừng và ngay trước khi miêu tả về sự thỏa lòng. Bạn không thể vui mừng hoặc thực hành sự thỏa lòng tại nơi làm việc của mình nếu bạn không tập chú vào Chúa Giê-su.
Một vài vật cản ngăn chúng ta phản chiếu Đấng Christ qua suy nghĩ của mình là gì? Một điều, thật dễ dàng để lo lắng thay vì tin cậy sự bình an của Chúa. Mất một khách hàng, một ông chủ khắt khe, một đồng nghiệp đấm sau lưng – có rất nhiều điều làm cho chúng ta lo lắng. Chúa Giê-su phán, “Hãy xem loài chim trời: Chẳng có gieo, gặt, cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao?” Hoặc, có thể bạn không lo lắng, nhưng bạn đang vật lộn với tính tự cao. Tính tự cao làm bạn xa lánh mọi người xung quanh mình và điều này rất dễ để chúng ta quên đi sự lệ thuộc của mình nơi Chúa. Đây là thái độ của tháp Ba-bên, nơi mà mọi người đã nói, “hãy nhìn vào tất cả những gì chúng ta đã làm xong.” Có thể vật cản của bạn là quá chú tâm vào sự thăng chức tiếp theo hoặc thành tựu kế tiếp khiến cho bạn mất đi cái nhìn về những gì thực sự là quan trọng. Tất cả những thái độ đó là điều hiển nhiên tại nơi làm việc. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu bạn muốn phản chiếu Đấng Christ ra, thì bạn phải suy nghĩ một cách khác thường.
- Phản Chiếu Đấng Christ qua Lời Nói của Bạn
Lời nói của chúng ta đến từ suy nghĩ của chúng ta (Lu-ca 6:45), và cách chúng ta nói chuyện chắc chắn có thể phản chiếu hoặc ngăn chặn công việc của Đức Chúa Trời. Nhiều cuộc trò chuyện tại nơi làm việc đầy dẫy những chuyện tầm phào, cằn nhằn, trêu chọc, hoặc chế nhạo. Tất cả điều này đều quá dễ để tham gia vào khi thấy người khác đang nói xấu về một đồng nghiệp hoặc người giám sát của mình. Tại một số nơi làm việc, nói chuyện có thể là một vũ khí để đi trước, một cách dùng chức vụ chính trị để có được sự thuận lợi. Tôi biết cá nhân mình, tôi rất nhanh để phản ứng lại với lời chế nhạo khi tôi thất vọng với một số điều trong công việc.
Thay vì nói chuyện tầm phào, cằn nhằn, hoặc bất kỳ loại lời nói nào mà kéo mọi người xuống tinh thần, nếu chúng ta muốn phản chiếu Đấng Christ, thì chúng ta cần làm theo Ê-phê-sô 4:29 – chỉ nói những lời lành và lời giúp ích cho người khác. Ý tưởng về giới hạn lời nói để chỉ nói những gì lành mạnh, giúp ích cho việc xây dựng và mang lại ích lợi có thể dường như gần giống một lời thề của sự im lặng. Chúa muốn chúng ta khác với thế giới xung quanh mình, và cách chúng ta nói chuyện chắc chắn là một cách để bày tỏ sự khác biệt của những con cái Đức Chúa Trời tại các nơi làm việc là nơi mà lời nói không lành mạnh có thể là chuẩn mực.
- Phản chiếu Đấng Christ qua Các Mối Liên Hệ của Bạn
Cách cuối cùng mà chúng ta có thể phản chiếu Đấng Christ tại nơi làm việc là thông qua các mối liên hệ mà chúng ta có với mọi người tại nơi làm việc của mình. Chúng ta được tạo dựng để có mối quan hệ, nhưng xã hội của chúng ta càng ngày càng nhấn mạnh sự bận rộn trong mối liên hệ. Hậu quả của việc không ngừng bận rộn là chúng ta cảm thấy như thể mình không có thời gian để phát triển các mối liên hệ ý nghĩa với những người khác. Michael Stallard, trong quyển sách Connection Culture (Văn hóa mối liên hệ) của ông, mô tả khuynh hướng này như một Văn hóa của sự thờ ơ, nơi mà chúng ta đi qua lại hằng ngày và cảm nhận của chúng ta như thể mình không có thời gian để bày tỏ sự quan tâm hoặc lòng thương xót đối với mọi người xung quanh của mình. Nhưng làm thế nào bạn có thể yêu người lân cận như chính mình nếu bạn quá bận rộn để chú tâm tới người lân cận của mình? Hãy nhìn vào Ê-sai 61:1. Ê-sai nói rằng Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ông đặng giảng tin lành cho kẻ khiêm nhường. Đặng rịt những kẻ vỡ lòng. Đặng rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục. Chúa Giê-su đã áp dụng câu này vào Chính Ngài trong Lu-ca 4:18, nhưng đó cũng là một lời kêu gọi đối với chúng ta. Tôn kính Chúa tại nơi làm việc của bạn không chỉ là về truyền giáo hoặc sống đạo đức hoặc là một người cấp dưới lễ phép. Một phần của sự tôn kính Chúa là biến đổi thế giới xung quanh chúng ta bằng cách mang sự hy vọng đến với người tuyệt vọng. Những đòi hỏi này mất thời gian để xây dựng mối liên hệ với mọi người mà bạn nhìn thấy tại nơi làm việc.
Mặt trăng đã không chặn mặt trời một cách hoàn toàn hoặc trong một thời gian rất lâu. Một số người không nhìn thấy nhật thực này và đã vui hưởng ánh nắng mặt trời cả ngày. Đối với những ai nằm trong đường đi qua của nhật thực, nó chỉ chặn được trong một khoảnh khắc. Cũng vậy, vương quốc Đức Chúa Trời sẽ tấn tới ngay cả khi bạn đang ngăn cản nó. Nhưng đó có phải là những gì bạn muốn làm không? Tôi đoán là tất cả chúng ta đều muốn trở thành một sự phản chiếu của Ngài. Vì vậy, hãy tự hỏi chính mình trong tuần này rằng: Tôi có đang phản chiếu Đấng Christ qua suy nghĩ của mình không? Qua lời nói của mình không? Qua các mối liên hệ của mình không? Tất nhiên, tất cả chúng ta đều không hoàn hảo trong mọi việc chúng ta làm, nhưng bằng cách nào bạn có thể phản chiếu Đấng Christ tại nơi làm việc của bạn tốt hơn?
Johny Garne
Dịch: Nau Puih
Nguồn: Crosswalk.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
“Vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ.” (Ma-thi-ơ 18:20)
Gần đây, cặp vợ chồng cầu nguyện đã trở thành chủ đề được nghiên cứu ngày càng nhiều.
Nhiều cặp vợ chồng là những người nhờ vào sự cầu nguyện để giải quyết vấn đề hôn nhân cho biết lời cầu nguyện trong hôn nhân có xu hướng gia tăng mức độ hài lòng của họ trong cuộc hôn nhân.
Nhiều cặp vợ chồng nói rằng sự cầu nguyện để lại một ấn tượng liên tục trong suy nghĩ và hành động của họ trong cả ngày, khiến cho sự tương tác của họ tích cực hơn.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các tín hữu ở khắp mọi nơi đã được biết đến về điều sau: các cặp vợ chồng nhận được sức mạnh từ sự cầu nguyện.
Nhưng lời cầu nguyện làm vững mạnh các cuộc hôn nhân như thế nào?
Theo nghiên cứu, dưới đây là những ảnh hưởng của sự cầu nguyện trên mối quan hệ hôn nhân…
- Cầu nguyện giúp bạn khiêm nhường
Khi bạn khiêm nhường, trái tim bạn sẵn lòng để thay đổi và tăng trưởng.
Bạn có một sự sẵn lòng được làm mới lại để cùng làm việc, để cùng bên nhau.
Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta đang bày tỏ sự tôn kính của mình với Chúa và với nhau. Rất khó để cứ phán xét và tranh cãi khi bạn ở trong thái độ như vậy bởi vì cầu nguyện bỏ đi tính ích kỷ.
- Cầu nguyện giúp tha thứ
Một lần nữa, khi bạn khiêm nhường trong vị trí cầu nguyện của mình, trái tim bạn rộng mở để thấu hiểu thay vì buộc tội.
Cầu nguyện có một ảnh hưởng êm dịu. Nó làm dịu đi những cảm xúc và giúp các cặp vợ chồng nóng giận giải quyết xung đột dễ dàng hơn.
Khi các cặp vợ chồng đến gần Chúa hơn và quyết định cầu nguyện, trái tim và cảm xúc của họ được mềm mại.
- Cầu nguyện nuôi dưỡng sự thấu hiểu
Khi bạn cảm ơn Chúa về những phước hạnh trong cuộc đời của mình, người phối ngẫu của bạn (dù bạn có thất vọng với người đó như thế nào đi nữa) cuối cùng cũng nằm trong danh sách đó.
Khi bạn bày tỏ sự thấu hiểu của bạn với anh ấy, anh ấy sẽ bày tỏ điều đó lại cho bạn, và bạn sẽ bắt đầu tạo ra một danh sách “yêu thương” thay vì “phiền toái”.
- Cầu nguyện làm vững chắc sự kết ước
Cầu nguyện không chỉ mở ra sự giao thông giữa bạn với Chúa, mà còn làm vững chắc những lời kết ước trong hôn nhân.
Những nhà nghiên cứu đã thấy câu châm ngôn cũ, “Cặp vợ chồng cầu nguyện cùng nhau, ở bên nhau” là đúng.
Trong một cuộc thăm dò gần đây từ Gallup, tiết lộ rằng “trong vòng các cặp vợ chồng thường xuyên đi đến hội thánh cùng nhau, tỷ lệ ly hôn là 1 trên 2 cặp. Đó là cũng là số liệu thống kê các cuộc hôn nhân ngoài hội thánh.
Tuy nhiên, trong các cặp vợ chồng là những người cầu nguyện cùng nhau mỗi ngày, tỷ lệ ly hôn giảm xuống còn 1 trên 1.153 cặp.” Cầu nguyện làm vững mạnh sự kết nối giữa các cặp vợ chồng và kết quả là, các cuộc hôn nhân được vững chắc!
- Cầu Nguyện Giúp Hiệp Một
Khi chúng ta đến trước Chúa như là một cặp vợ chồng, chúng ta đang đến với Ngài như là một đội và nhắc nhở chính mình rằng chúng ta ở cùng một phe.
Những người trong đội có cùng các mục tiêu và sự chỉ dẫn. Cặp Vợ Chồng Cầu Nguyện cùng với nhau làm vững mạnh các mục tiêu và sự kết nối đó.
Khi chúng ta dâng lời cầu nguyện của mình lên cho Chúa cùng nhau là chúng ta tự nhiên điều chỉnh trái tim mình hiệp một cho một hy vọng và kết quả chung.
Nắm tay người phố ngẫu của mình là bức tranh miêu tả về sự hiệp một thuộc thể. Cầu nguyện với người phối ngẫu của bạn mang đến sự hiệp một tâm linh thông qua Đức Chúa Trời. Sự hiệp một thuộc thể và sự hiệp một thuộc linh là sự liên kết ràng buộc và không dễ bị phá vỡ.
- Cầu Nguyện là Mời Chúa bước vào Mối Quan Hệ của Bạn
Khi Chúa là trung tâm của hôn nhân, chúng ta có một cái la bàn và sự hướng dẫn gây dựng.
Chúa ban cho sự chỉ dẫn và sự khôn ngoan mà chúng ta là các cặp vợ chồng mong có trong mối quan hệ của mình.
Bởi cầu nguyện cùng nhau, chúng ta đang mời Chúa bước vào mối quan hệ của chúng ta và chào đón bàn tay Ngài trên cuộc đời chúng ta.
Ngài sẽ mang lại sự chữa lành và niềm vui khi Ngài dịu dàng dẫn dắt chúng ta trên đường lối mà Ngài đã định cho chúng ta.
- Cầu Nguyện Thay Đổi Mọi Thứ
Tôi không đang nói rằng các cặp vợ chồng cùng nhau cầu nguyện có một mối quan hệ hoàn hảo.
Nhưng tôi nói rằng thậm chí trong những thời điểm khó khăn, sự cầu nguyện cho bạn niềm hy vọng.
Các cuộc hôn nhân đang vật lộn hoặc đang ở trong khủng hoảng có thể sẽ được phục hồi khi Chúa là trung tâm của cuộc hôn nhân đó. Ngài luôn luôn thành tín và muốn điều tôt đẹp nhất cho chúng ta.
Ngay cả các cuộc hôn nhân tốt đẹp có thể làm cho nó tuyệt vời hơn khi chúng ta sẵn lòng để Chúa để Chúa hướng dẫn và chỉ dẫn thông qua sự cầu nguyện.
Dịch: Nau Puih
Nguồn: Theprayingwoman.com
Bài cở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
“Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời!” (Ma-thi-ơ 5:8)
Tất cả các loài vượn cáo nhỏ
Tất cả các loài vượn cáo nhỏ đều thích chơi. Chúng chơi cả ngày và chơi mỗi ngày. Đó là lý do tại sao bất cứ ngày nào mà một con không chơi đều là một ngày tồi tệ cho nó. Loài vượn cáo biết hàng trăm trò chơi. Chúng biết hàng trăm trò chơi vì chúng tạo ra hàng tá trò chơi mỗi ngày. Đôi khi chúng chơi một trò chơi không có quy tắc, không có mục tiêu và không ai biết khi nào nó kết thúc hoặc ai thắng. Ý tưởng chỉ là chơi, chơi, chơi, và chơi. Mẹ của những con vượn cáo biết các con của mình khỏe mạnh khi chúng chơi từ lúc chúng thức dậy cho đến lúc chúng nằm trong giường cũi để ngủ và khi chúng đang ngủ, chúng lại mơ về các trò chơi.
Nhưng mẹ của bé Lloyd đã lo lắng. Lloyd dường như không muốn chạy ra ngoài đồng ruộng để chạy nhảy và chơi với những bạn vượn cáo khác. Cậu không muốn leo lên hay leo xuống đồi, đá và những cái cây đổ hay chạy theo bạn bè của mình khi chơi đuổi bắt hoặc đôi khi thậm chí không quan tâm nhưng biết rằng đó là tất cả những niềm vui tuyệt vời. Lloyd có một người bạn tên là Levi. Levi và Lloyd đều yêu thích bí mật. Chúng trốn khỏi những loài vượn cáo khác và thì thầm với nhau mọi lúc. chúng có những cách đặc biệt để đi bộ và mặc những đồ đặc biệt trên tai và da của mình để trông giống như chúng đang ở trong một thế giới bí mật tốt hơn nhiều so với cộng đồng vui vẻ yêu thương mà những con vượn cáo chơi trong khu vực này mỗi ngày.
Lloyd không phải lúc nào cũng vậy. Nhưng cậu và Levi bắt đầu có bí mật và không lâu sau đó, đó là tất cả những gì họ muốn làm. Họ ở bên trong thì thầm và lập ra những mật mã và họ không bao giờ tập thể dục nhiều và thế là Lloyd đã bị bệnh. Điều này rất khó khăn với Lloyd bởi vì không ai từng bị bệnh bởi vì tất cả chúng đều sống trong sạch, cởi mở với cuộc sống hạnh phúc vì vậy không ai hiểu cậu đang ốm như thế nào. Levi và Lloyd thích lập kế hoạch mà không ai biết. Họ dường như luôn có thứ gì đó được giấu kín và bất kể chị gái của Lloyd, Lexy, đã cầu xin, Lloyd nói rằng cô không thể ở trong nhóm của cậu vì nó phải là một bí mật. Cậu thậm chí còn giả vờ rằng có một điều gì đó thánh thiện và đặc biệt hơn khi ở trong nhóm bí mật của mình với những hành động kỳ lạ và những lời thề im lặng.
Lloyd và Levi chưa bao giờ tập thể dục và không ai nói chuyện với chúng vì chúng nói chuyện không ngừng về nhóm bí mật của chúng nhưng sẽ không nói với những người khác về nó bởi vì đó là bí mật. Lexy lo lắng cho em trai mình. Cô từng nhớ mỗi khi Lloyd chạy, cười đùa và chơi với cô và đứa bé khác cả ngày và không hề quan tâm gì về thế giới. Cậu từng là một chú vượn cáo giản dị nhất, hạnh phúc nhất trong số họ trước khi có cái nhóm bí mật đó.
Rồi cơn ác mộng đã đến. Lloyd bắt đầu bật dậy khi mơ thấy những giấc mơ khủng khiếp. Giấc mơ về những con quái vật đen tối đến để bắt cậu và không ai có thể giúp cậu vì cậu đang ở trong một nhóm bí mật với những con quái vật. Cậu thức dậy lúc nửa đêm và khóc vì những giấc mơ đó và Lexy đã chạy đến chỗ cậu.
“Lloyd em còn không vui tươi và vô tư như trước kia nữa. Chuyện gì đã xảy ra vậy? Cái nhóm bí mật của em đã khiến em lo lắng và sợ hãi và tăm tối. Em biết tất cả các bạn vượn cáo tốt khác đều có một tình thân trong sáng khi chơi đùa với nhau. Lloyd của chị đâu rồi?” Lexy hỏi. Ngày hôm sau, cô đưa cậu ra ngoài sân khi tất cả những con vượn cáo nhỏ đang nhảy nhót, cười đùa và hét lên trong niềm vui nhưng Lloyd chỉ ngồi cuối sân và khóc.
“Em đã mất đi sự trong sáng của mình rồi chị Lexy ạ. Em là con vượn cáo hư hỏng.” Cậu rên rỉ.
“Có chuyện gì đã xảy ra trong nhóm của em vậy? Em luôn tỏ vẻ như có kế hoạch cho cái nhóm đó và những bạn vượn cáo khác không hề lên kế hoạch gì mà chỉ chơi thôi Lloyd ạ.” Cô hỏi.
“Vâng, chúng em có rất nhiều kế hoạch bí mật. Chúng em đã chơi đùa trên các loài vượn cáo khác để chúng thất bại khi chơi mọi thứ và sau đó chúng em sẽ cười nhạo chúng. Chúng em đã lên tất cả các loại kế hoạch và trò chơi bí mật mà không cho ai biết về nó. Em là một con vượn cáo mưu mẹo chị Lexy ạ. Em không muốn trở thành một con vượn cáo tinh quái nữa, em muốn chơi vui vẻ. Em có thể làm gì đây?” Cậu khóc.
Vì vậy, họ đã đi tìm ông cú già khôn ngoan, ông đã chăm sóc tất cả các loài vượn cáo. Ở đó, Lloyd tỏ bày tất cả linh hồn của mình để ông cú già khôn ngoan với hy vọng ông sẽ có một số phép thuật nào đó để làm cho cậu sống thuần khiết và giản đơn một lần nữa.
“Đúng, có một phép thuật nhưng nó không phải từ ông đâu, vượn cáo nhỏ ạ.” Ông cú bày tỏ. “Đức Chúa Trời đã tạo ra tất cả các loài vượn cáo có một trái tim trắng trong. Nhưng con đã sử dụng hết sự trong sáng đó Lloyd.” Ông Owl nóivà Lloyd bắt đầu khóc to. “Giờ hãy dừng lại, và có hy vọng. Nếu con cầu nguyện xin Chúa thanh tẩy con, Ngài có thể biến con thành một con vượn cáo hoàn toàn mới, con sẽ được tinh khiết và hạnh phúc bên trong một lần nữa. ”
“Ồ vâng, vâng, ông Owl. Xin hãy dạy con cách cầu xin Chúa cho điều đó. ”
Vì vậy, ông Owl, Lexy và Lloyd đều cầu nguyện và điều kỳ diệu đã xảy ra.Những gì Lloyd từng làm sai giờ được lấp đầy bởi Đức Chúa Trời và cậu phát hiện ra một lần nữa rằng tình yêu của Chúa là những gì làm cho cả loài vượn cáo hạnh phúc và vui tươi từ thuở ban đầu như vậy. Cậu quên tất cả về việc có bí mật, lo lắng và chỉ muốn làm thế nào để chỉ có thể chạy nhảy và chơi và tin cậy Chúa trong mọi điều và cậu là một tạo vật hoàn toàn mới. Và không bao lâu sau, cậu lại một lần nữa lấy lại danh hiệu chú vượn cáo ngây thơ nhất trong cả đồng loại.
“Anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời. Vì, Mọi xác thịt ví như cỏ, Mọi sự vinh hiển của nó ví như hoa cỏ. Cỏ khô, hoa rụng, Nhưng lời Chúa còn lại đời đời. Và lời đó là đạo Tin lành đã giảng ra cho anh em.” (I Phi-e-rơ 1:23-25)
Dịch: Bettina Nguyen
Nguồn: Jeremiahproject.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. (Rôma 8:28)
Con Thượng đế với quyền uy cao cả,
Trong tay Ngài, đầy uy lực càn khôn.
Đầy khôn ngoan, đầy phép lạ kinh hồn,
Đến trần thế, khiêm nhu người phục vụ.
Chúa tuân phục, luật thiên nhiên vũ trụ,
Đang vận hành trong thế giới nhân sinh.
Chúa vẫn dùng, phương tiện người phát minh,
Để bày tỏ tình yêu trời muôn thuở.
Chúa phục vụ, như người con, người thợ,
Trong ngành nghề gỗ mộc ở miền quê.[1]
Chúa dùng thuyền, vượt biển Ga-li-lê, [2]
Cưỡi lừa nhỏ, vào thủ đô thành thánh.[3]
Chúa xử dụng những tiện nghi kề cận,
Trong môi trường của xã hội xung quanh.
Để truyền rao ơn cứu rỗi Tin lành,[4]
Để hoàn tất mục địch Ngài sắm định.
Nền công nghê ngày nay đang hưng thịnh,
Trong môi trường nhiều tiến bộ văn minh.
Nhiều tiện nghi, sản phẩm mới quanh mình,
Hãy sử dụng, để mở mang nước Chúa.
Dùng “website”, nói tình yêu muôn thủa,
Của Chúa Trời dành cho cõi nhân sinh.
Dùng “Facebook” viết các câu thánh kinh,
Để an ủi, sẻ chia ơn cứu rỗi.
Dùng “cell phone”, như một cây cầu nối,
Đem tin mừng đến bạn hữu gần xa.
Hãy vào “zoom”, cùng khẩn nguyện, ngợi ca,
Bấm “Whats App” để cầu thay an ủi…
Chúa đã mở cho ta nhiều đường lối,
Để hoàn thành mạng linh Chúa ban cho.
Ta nên dùng những phương tiện Chúa trao,
Để hoàn tất mục đích Ngài trên đất.
THANH HỮU
Tháng 10 năm 2022
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com