Hầu hết các sách khoa học đã đưa ra các quan điểm về vũ trụ học của Arno Penzias và Robert Wilson với khám phá là vũ trụ đã được sinh ra từ một vụ nổ nhiệt lớn.
Họ thực sự là những người đầu tiên (1965) phát hiện ra bức xạ còn sót lại từ sự kiện sáng tạo đó, tuy nhiên họ không phải là những nhà khoa học đầu tiên nhận ra rằng vũ trụ mở rộng từ trạng thái cực kỳ nóng và cô đặc. Năm 1946, George Gamow tính ra rằng chắc chắn vũ trụ được mở rộng từ một điều kiện nóng gần như vô hạn để giải thích cho sự phong phú của các nguyên tố. Trong năm 1929 các quan sát của Edwin Hubble đã xác nhận rằng vận tốc của các thiên hà là kết quả của một sự giãn nở chung của vũ trụ. Bắt đầu từ năm 1925, Abbé Georges Lemaître, nhà thiên văn học kiêm linh mục dòng Tên (Jesuit), là nhà khoa học đầu tiên phát triển sự kiện sáng tạo Big Bang.
Bằng chứng khoa học trực tiếp đầu tiên cho một vũ trụ Big Bang ghi nhận vào năm 1916. Đó là khi Albert Einstein lưu ý rằng các phương trình của ông về thuyết tương đối tổng quát dự đoán một vũ trụ đang giãn nở. Không muốn chấp nhận vũ trụ được bắt đầu từ sự mở rộng này, Einstein đã thay đổi lý thuyết của mình để phù hợp với các quan điểm phổ biến trong thời của ông, tên là một vũ trụ tồn tại vĩnh cửu.
Tất cả phát hiện của các nhà khoa học này, tuy nhiên, đã được nhắc đến từ 2500 năm trước và lâu hơn đó bởi Gióp, Môi-se, Đa-vít, Ê-sai, Giê-rê-mi, và các tác giả Kinh Thánh khác. Các tiên tri và sứ đồ trong Kinh thánh đã nói rõ và lặp lại hai đặc tính cơ bản nhất của Big Bang, một vũ trụ siêu việt bắt đầu từ một khoảng thời gian có giới hạn trước đây và một vũ trụ đang trải qua sự mở rộng chung, liên tục. Trong Ê-sai 42:5, cả hai đặc tính này đều được tuyên bố: “Đức Chúa Trời, tức là CHÚA, Đấng sáng tạo các tầng trời và giương ra.“
Động từ Hebrew được dịch ra là “sáng tạo” trong Ê-sai 42:5 là ‘bara’ có nghĩa chính là “ khiến một thứ mới xuất hiện, một thứ chưa từng tồn tại trước đây.” Lời tuyên bố rằng Chúa đã tạo ra (bara ) toàn bộ các tầng trời được nhắc đến bảy lần trong Cựu Ước. (Sáng thế ký 1:1, 2:3, 2:4, Thi Thiên 148: 5, Ê-sai 40:26, 42:5; 45:18). Nguyên tắc sáng tạo siêu việt này được làm rõ hơn bởi các đoạn văn như Hê-bơ-rơ 11:3 nói rằng vũ trụ mà con người chúng ta có thể đo lường và tìm ra được tạo ra từ những điều chúng ta không thể đo lường hoặc tìm ra. Ngoài ra, Ê-sai 45:5-22; Giăng 1:3; Và Cô-lô-se 1:15-17 khẳng định rằng chỉ có Chúa là nguyên nhân khiến cho vũ trụ tồn tại. Các lời tuyên bố của Kinh Thánh cho thấy Chúa đã có trước vũ trụ và tạo ra quá trình gây ra những hiệu ứng nhất định trước khi vũ trụ tồn tại không chỉ được tìm thấy trong Cô-lô-se 1 mà còn trong Châm ngôn 8:22-31; Giăng 17:24; Ê-phê-sô 1:4; 2 Ti-mô-thê 1:9; Tít 1:2; và 1 Phi-e-rơ 1:20.
Đặc tính của vũ trụ được nhắc đến nhiều nhất trong Kinh Thánh là “giương ra”. Năm tác giả Kinh Thánh khác nhau viết ra một kết luận trong mười một câu khác nhau: Gióp 9:8; Thi Thiên 104:2; Ê-sai 40:22; 42:5; 44:24; 45:12; 48:13; 51:13; Giê-rê-mi 10:12; 51:15; và Xa-cha-ri 12:1. Gióp 37:18 dường như là câu thứ mười hai. Tuy nhiên, từ được dùng cho “các tầng trời” hay “bầu trời” là shehaqîm đề cập đến các đám mây của các hạt tinh thể (nước hoặc bụi) nằm trong bầu khí quyển của Trái Đất, chứ không phải là shamayim, các tầng trời của vũ trụ thiên văn học. Trong mười một câu, Gióp 9:8; Ê-sai 44:24; và 45:12 chỉ ra rằng chỉ một mình Chúa thực hiện việc giương ra vũ trụ.
Điều đặc biệt thú vị về mười một câu là các dạng động từ Hê-bơ-rơ khác nhau được sử dụng để mô tả sự giương ra của vũ trụ. Bảy câu, Gióp 9: 8; Thi Thiên 104: 2; Ê-sai 40:22; 42:5; 44:24; 51:13; Và Xa-cha-ri 12:1 sử dụng dạng chia động từ tiếp diễn của từ natah. Nghĩa đen của từ này là “kéo chúng ra” (các tầng trời) và hàm ý giương ra liên tục. Bốn câu, Ê-sai 45:12; 48:13; và Giê-rê-mi 10:12; 51:15 sử dụng mẫu chia động từ hoàn thành. Hình thức này có nghĩa là sự kéo dài của các tầng trời đã được hoàn thành hay đã hoàn thành trước đó.
Kinh Thánh thực sự cho biết hành động giương các tầng trời vừa “hoàn thành” vừa “tiếp diễn” được miêu tả cả trong Ê-sai 40:22 “… Ngài kéo các từng trời ra như bức màn; Ngài căng chúng lên như lều để ở.” Ở đó chúng ta tìm thấy hai động từ khác nhau được sử dụng trong hai dạng khác nhau. Từ đầu tiên “kéo” là động từ natah trong dạng chia động từ tiếp diễn. Động từ thứ hai “căng” là mathah (chỉ được sử dụng duy nhất một lần trong Cựu Ước) trong thì hoàn thành, do đó chúng ta có thể dịch theo nghĩa đen là “Ngài đã căng chúng lên…” Các phân từ trong dòng một và ba của Ê-sai 40:22 mô tả Đức Chúa Trời quyền năng của chúng ta là Đấng hành động mọi lúc, ngồi trên ngai cai trị toàn trái đất và kéo các từng trời, không ngừng thực hiện quyền năng sáng tạo của mình trong công việc cai quản của Ngài. Đặc tính này được tiếp tục liên hệ với quá khứ bằng cách chỉ đến sự chưa hoàn thành công việc kéo các tầng trời của Chúa. Tức là, câu này hiểu theo nghĩa đen rằng Đức Chúa Trời vẫn đang tiếp tục kéo dài các tầng trời và đã kéo xong.
Hành động đang và đã làm xong việc kéo dài vũ trụ xảy ra cùng một lúc được coi là giống với thuyết Big Bang về sự mở rộng vũ trụ. Theo Big Bang, tại sự kiện sáng tạo tất cả các yếu tố vật lý (cụ thể, định luật, các hằng số và các phương trình vật lý) được tạo ra, thiết kế và hoàn thiện ngay lập tức để đảm bảo sự mở rộng liên tục của vũ trụ đến đúng tỷ lệ chính xác về thời gian để xuất hiện sự sống trên trái đất.
Kinh Thánh tuyên bố về hành động sáng tạo vừa đang diễn ra và đã hoàn thành đồng thời, ngẫu nhiên, không giới hạn chỉ về sự mở rộng của vũ trụ. Tương tự, ví dụ như, sự khẳng định rằng chính Chúa đã lập nền trái đất (Ê-sai 51:13, Xa-cha-ri 12 1). Điều này phù hợp với khám phá địa chất rằng các thành phần phóng xạ được đưa vào lớp vỏ trái đất trước đây với số lượng chuẩn xác để đảm bảo việc kiến tạo liên tục các lục địa.
Cuối cùng, Kinh thánh lập luận gián tiếp về vũ trụ Big Bang bằng cách chỉ ra rằng các quy luật về nhiệt động lực học, trọng lực và điện từ đã hoạt động phổ quát trong toàn vũ trụ kể từ sự kiện sáng tạo vũ trụ. Trong Rô-ma 8 nói rằng toàn sự sáng tạo phải tuân theo luật phân rẽ (luật thứ hai của nhiệt động lực học). Luật này nói về sự kiện tạo nên một vũ trụ mở rộng và vũ trụ từng nóng hơn rất nhiều trong quá khứ. Trong Sáng thế ký 1 và ở nhiều nơi trong Gióp, Thi Thiên và Châm ngôn, chúng ta được biết rằng các vì sao đã tồn tại từ thuở ban đầu. Như đã giải thích trong hai cuốn sách Những lý do để tin (Reasons To Believe), ngay cả những thay đổi nhỏ nhất trong định luật trọng lực hoặc điện từ sẽ làm cho các ngôi sao không thể được tạo nên. Như đã lưu ý trong bài báo đi kèm, lực hấp dẫn, điện từ và nhiệt động lực học tạo ra quỹ đạo ổn định của các hành tinh xung quanh các ngôi sao và các electron xung quanh hạt nhân của các nguyên tử chỉ khi chúng hoạt động trong một vũ trụ được mô tả bằng không gian ba chiều mở rộng với tốc độ rất nhanh.
(Còn nữa)
Dịch: Vân Anh
Tác giả: Tiến sĩ Hugh Ross và John Rea
Ảnh: dailywordofgodgroup.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com