Home Chuyên Đề Tại Sao Người Không Có Đuôi? – Phần 2: Những con chim sẻ của Darwin

Tại Sao Người Không Có Đuôi? – Phần 2: Những con chim sẻ của Darwin

by Viethungpham.com
30 đọc

Thật tội nghiệp cho những người ngây thơ cả tin ─ chỉ từ mấy con chim sẻ mà suy luận thành cả một lý thuyết thâu tóm quy luật của toàn bộ thế giới sinh vật học (!)

Số là Tháng 9 năm 1835, chàng thanh niên 26 tuổi Charles Darwin theo con tầu Beagle du hành đến quần đảo Galapagos ở bờ đông Thái Bình Dương, nay thuộc Ecuador, để làm một cuộc thám hiểm khảo sát sinh vật học, thỏa mãn trí tò mò của chàng bấy lâu nay.

Trên những hòn đảo này, chàng quan sát nhiều sinh vật, đặc biệt các giống chim sẻ. Chàng thấy có những con mỏ ngắn, có những con mỏ dài. Những con mỏ ngắn kiếm thức ăn ở những chỗ dễ thấy, dễ lấy, những con mỏ dài kiếm thức ăn ở những hõm sâu,… Chàng bèn suy luận ra rằng động vật có khả năng biến đổi hình dạng cơ thể của chúng, tức là biến hình, để thích nghi với môi trường. Khả năng này là kết quả của sự lựa chọn của sinh vật một cách tư nhiên nhằm thích nghi với tự nhiên, và do đó được gọi là “lựa chọn tự nhiên” (natural selection). Đó là cơ chế chủ yếu dẫn tới sự biến hình. Và thế là sau chuyến đi ấy, lý thuyết biến hình (transformism) hình thành trong đầu Darwin, để đến năm 1859 nó chính thức ra mắt công chúng dưới tên gọi “On the Origin of Species” (Về Nguồn gốc các loài). Trong đó Darwin mô tả một bức tranh về sự biến hình kỳ lạ của sinh vật, loài này biến hình thành loài khác, chẳng hạn cá lên bờ biến thành ếch nhái, ếch nhái biến thành bò sát, bò sát biến thành động vật có vú,… Tất cả đều chỉ là những sự biến hình tưởng tượng do Darwin suy diễn từ sự biến hình của chim sẻ.

Bên cạnh những ý kiến phản đối, cuốn sách của Darwin được một tầng lớp xã hội ủng hộ, và dần dần lý thuyết biến hình của ông được gọi là “thuyết tiến hóa” (theory of evolution).

Để tìm hiểu ý nghĩa gốc gác của chữ “tiến hóa”, chúng ta có thể vào Google gõ: “What does evolution mean?” (Tiến hóa nghĩa là gì?), sẽ nhận được câu trả lời như sau:

  1. Quá trình trong đó các dạng sinh vật khác nhau được cho là đã phát triển và đa dạng hóa từ những dạng tiền thân trong suốt chiều dài lịch sử của trái đất (the process by which different kinds of living organisms are thought to have developed and diversified from earlier forms during the history of the earth)
  2. Sự phát triển dần dần từng tí một của một cái gì đó, đặc biệt từ một dạng đơn giản đến một dạng phúc tạp hơn (the gradual development of something, especially from a simple to a more complex form)

Câu trả lời 1 rất thông minh, vì nó nhấn mạnh rằng “tiến hóa” là một quá trình trong đó các dạng sinh vật “được cho là” đã phát triển từ những dạng tiền thân. Có nghĩa là cái gọi là “tiến hóa” không phải một sự thật hiển nhiên được mọi người thừa nhận hoặc có thể kiểm chứng, mà chỉ là một quan điểm, một quan niệm, một suy luận, một tư tưởng, một nhận định của một số người nào đó mà thôi.

Câu trả lời 2 cũng rất thông minh, vì nó khẳng định tiến hóa là sự biến đổi từ cái đơn giản hơn đến cái phức tạp hơn. Lập tức suy ra sự biến đổi của chim sẻ mỏ ngắn hay mỏ dài KHÔNG PHẢI là sự tiến hóa, vì chim sẻ mỏ ngắn và chim sẻ mỏ dài đều là chim sẻ, độ phức tạp là như nhau, hoàn toàn chẳng có tiến hóa gì ở đây cả.

Vậy nếu lý thuyết về sự biến hình của chim sẻ mà Darwin nghĩ trong đầu là đúng thì lý thuyết ấy chỉ là sự biến đổi trong loài, hoàn toàn không phải là tiến hóa! Và chúng ta chẳng cần phải đi đến quần đảo Galapagos mới biết điều đó: sự biến đổi của sinh vật nuôi trong nhà thông qua lai tạp cũng đã đủ để cho chúng ta thấy sự biến đổi trong loài là một sự thật. Nhưng sự biến đổi này KHÔNG THỂ GỌI LÀ TIẾN HÓA, theo đúng định nghĩa của khái niệm tiến hóa mà Google đã trả lời như trên.

beaks1

Tuy nhiên, các nhà tiến hóa rất giỏi đánh lận con đen: họ gọi những biến đổi trong loài là “vi tiến hóa” (micro-evolution), để bất kỳ ai ngây thơ sử dụng thuật ngữ này sẽ vô tình thừa nhận rằng có sự tiến hóa, từ đó dễ ngộ nhận rằng cũng có “vĩ tiến hóa” (macro-evolution), tức là sự biến hình từ loài này thành loài khác, mà trong thực tế tuyệt nhiên không có.

Chính Darwin đã tự đánh lừa mình như thế, rồi tất cả những đệ tử của ông cũng tự đánh lừa mình và đánh lừa người khác như thế.

Nhưng trò chơi thuật ngữ đó vẫn không thể đánh lừa được những người tỉnh thức, vì tuyệt nhiên không có bất cứ một bằng chứng nào để chứng minh cái gọi là “vĩ tiến hóa”. Điều này là nỗi khổ tâm của các nhà tiến hóa, làm cho họ phải cố sống cố chết bám lấy những đám bèo “bằng chứng” như những cái phao cứu hộ để khỏi bị chìm đắm trên biển cả của sự thật! Và đó là lý do chủ yếu để họ lặp đi lặp lại những bức tranh giả mạo của Haeckel về bào thai, bất chấp việc Stephen Jay Gould, nhà sinh học tiến hóa nổi tiếng của Đại học Harvard, kết tội Haeckel là “có tội” (guilty)[3]. Đúng như bạn T.H. nói, họ không biết nhục!

(Còn tiếp)

Nguồn: Viethungpham.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like