Home Chuyên Đề Một Chương Kinh Thánh Bị Ẩn Giấu Suốt 1750 Năm Đã Được Phát Hiện Bằng Tia Cực Tím

Một Chương Kinh Thánh Bị Ẩn Giấu Suốt 1750 Năm Đã Được Phát Hiện Bằng Tia Cực Tím

by Sưu Tầm
30 đọc

Một nhà khoa học người Áo tuyên bố đã phát hiện ra một chương Kinh Thánh chưa được khám phá trước đó có niên đại 1.750 năm. Phân đoạn gây tranh cãi là từ sách Ma-thi-ơ, cụ thể là chương 11 và 12.

Grigory Kessel, một nhà trung cổ học của Viện Hàn-lâm Khoa-học Áo, đã thực hiện phát hiện này bằng cách sử dụng phương pháp chụp ảnh bằng tia cực tím để kiểm tra một bản thảo chứa bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Xy-ri cổ. Kessel xác định rằng văn bản ẩn bên dưới ba lớp chữ viết khác, rất quan trọng đối với Cơ-đốc giáo ở Syria (vốn là cái nôi cổ xưa của Cơ-đốc giáo).

Cơ-đốc giáo Syria có một di sản lâu đời trong việc dịch Cựu Ước và Tân Ước, và cho đến ngày nay, chỉ có hai bản thảo chứa bản dịch Phúc Âm tiếng Xy-ri cổ được biết đến. Khám phá của Kessel tiết lộ một nguồn văn bản cổ hoàn toàn mới, có thể thay đổi quan điểm của chúng ta về những năm đầu của Kinh Thánh.

Việc sử dụng các phương pháp khoa học để kiểm tra các bản thảo cổ xưa đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây khi các chuyên gia sử dụng nhiều phương pháp để khám phá những bí mật chứa đựng bên trong những tập sách này.

Việc sử dụng phương pháp chụp ảnh bằng tia cực tím chỉ là một trong nhiều cách tiếp cận mà các học giả đang sử dụng trong nỗ lực không ngừng của họ để làm sáng tỏ những bí ẩn của quá khứ.

Grigory Kessel, một một nhà trung cổ học trực thuộc Viện Hàn-lâm Khoa-học Áo, đã khám phá ra một chương Kinh Thánh bị ẩn trong một văn bản được lưu trữ tại Thư-viện Vatican. Kessel sử dụng tia UV để làm rõ phần bản thảo đã bị ẩn trước đó.

Nhờ phát hiện tuyệt vời này, cộng đồng học thuật đã có được cái nhìn mới mẻ về hoàn cảnh lịch sử của bản thảo này. Việc sử dụng công nghệ tiên tiến của Kessel chứng minh sức mạnh của các phương pháp khoa học hiện đại để khám phá những bí mật ẩn giấu từ quá khứ.

Sản xuất giấy da là một hoạt động mất nhiều thời gian và tốn kém trong thời trung cổ, khiến giấy da trở thành một mặt hàng đắc đỏ. Do đó, khi các bản viết tay không còn cần thiết nữa, những người ghi chép thường sẽ xóa văn bản được viết trước đó để sử dụng lại tấm da.

Một bản thảo tương tự, một tài liệu trong tiếng Xy-ri có nguồn gốc từ thế kỷ thứ ba và được sao chép vào thế kỷ thứ sáu, rất có thể đã bị xóa do tình trạng thiếu hụt giấy viết thời đó. Bản thảo được phát hiện lại vào năm 2010 và được quét vào năm 2020.

Theo lời kể, các chuyên gia đã biết về tài liệu được phát hiện gần đây ngay từ năm 1953. Tuy nhiên, mãi đến năm 2010, nó mới được tìm thấy lại ở Palestine. Vào năm 2020, bản thảo đã được số hóa, và các ảnh chụp dưới ánh sáng tự nhiên cũng như tia cực tím đã được thêm vào Thư-viện kỹ thuật số Vatican.

Đây là một khám phá quan trọng đối với các học giả Kinh Thánh vì bản dịch các sách Phúc Âm bằng tiếng Xy-ri cổ chỉ được tìm thấy trong hai bản viết tay. Một ở Thư-viện Anh của London, trong khi cái kia ở Tu-viện Thánh Catherine, tu viện hoạt động liên tục lâu đời nhất trên thế giới.

Dự án Sinai Palimpsests, tìm cách khai quật các văn bản đã bị xóa khỏi các bản thảo trong thư viện của Thánh Catherine, đã phát hiện ra một bản thảo thứ ba.

Nỗ lực này đã sử dụng các kỹ thuật hình ảnh như hình ảnh đa phổ và hình ảnh biến đổi phản xạ để hiển thị các phần và văn bản đã bị xóa trước đó.

Việc phát hiện ra bản thảo thứ ba này bổ sung thêm một phần quan trọng khác cho câu đố về văn học Cơ-đốc giáo Syria, vốn rất quan trọng trong việc cung cấp một cửa sổ để nhìn vào nguồn gốc ban đầu của Cơ-đốc giáo.

“Nhân chứng về văn bản thứ tư” đã được xác định là một bước đột phá gần đây của Grigory Kessel. Kessel phát hiện ra bản dịch tiếng Xy-ri của Ma-thi-ơ 12, câu 1, khác với bản gốc tiếng Hy Lạp.

Đặc biệt, bản dịch tiếng Xy-ri miêu tả các môn đồ vò bông lúa trong tay trước khi ăn, trong khi bản dịch tiếng Hy Lạp chỉ nói rằng các môn đồ bứt bông lúa mà ăn.

Claudia Rapp, Giám-đốc Viện Nghiên-cứu Thời Trung-cổ của Viện Hàn-lâm Khoa-học Áo, ca ngợi khám phá của Kessel là bằng chứng về sự kết hợp mạnh mẽ giữa các công cụ kỹ thuật số hiện tại và nghiên cứu thiết yếu để nghiên cứu và đánh giá các bản thảo thời trung cổ.

Dịch: Eunice Tu

Nguồn: matheusfeed.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like