Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN VI)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN VI)

by Hong An
30 đọc

Phần VI: Công Tác Phụng Sự Đức Chúa Trời Có Một Và Thật

Từ những trích dẫn trên, chúng ta có thể thấy nhiều góc nhìn thú vị. Dữ liệu được cung cấp bởi Từ điển Bách khoa Judaica rất thú vị. Tại Salem, Áp-ra-ham gặp một vị vua là đồng thời cũng là thầy tế lễ, đầy tớ của Đức Chúa Trời có một và thật. Áp-ra-ham công nhận và tôn trọng sự thật đó bằng cách là ông đã dâng phần mười. Phần mười này chỉ dâng lên cho Chúa. Trong thời cổ đại, không chỉ ở Y-sơ-ra-ên mà các dân tộc khác có tục lệ đem một phần mười mùa màng của đất đai hoặc chiến lợi phẩm trong trận chiến dâng cho các vị thần. Trong Sáng Thế Ký 14:20, Kinh Thánh chép: “…Chúc tụng Đức Chúa Trời Chí Cao, Đấng đã trao kẻ thù vào tay ngươi!” Áp-ram dâng cho vua một phần mười chiến lợi phẩm…”

Trong Sáng Thế Ký 28:16-22, sau trải nghiệm của mình tại Bê-tên, Gia-cốp đã nói về một phần mười: “…Gia-cốp thức giấc và nói: “Thật Đức Giê-hô-va đang ngự tại nơi nầy mà tôi không biết!” Ông phát sợ và nói: “Nơi nầy thật đáng sợ! Đây chính là đền của Đức Chúa Trời, chính là cổng thiên đàng!” Sáng hôm sau, Gia-cốp dậy sớm, lấy hòn đá gối đầu của mình dựng đứng lên làm cây trụ và đổ dầu lên đỉnh trụ đó. Ông đặt tên nơi nầy là Bê-tên; trước đó thành nầy có tên là Lu-xơ. Gia-cốp khấn nguyện rằng: “Nếu Đức Chúa Trời ở với con, gìn giữ con trong lúc đi đường và ban cho con bánh ăn, áo mặc, và cho con được bình an trở về nhà cha của con, thì Đức Giê-hô-va sẽ là Đức Chúa Trời của con. Hòn đá mà con đã dựng làm trụ sẽ là đền của Đức Chúa Trời, và con sẽ dâng lên Ngài một PHẦN MƯỜI mọi thứ mà Ngài ban cho con…”

Chúng ta phải nhớ rằng Áp-ra-ham và Gia-cốp sống rất lâu trước thời Môi-se và trước khi Đức Chúa Trời hiện ra trên Núi Si-nai để ban cho Y-sơ-ra-ên Kinh Torah và Luật pháp, bao gồm cả Mười Điều Răn. Giô-sép cũng đã sống rất lâu trước sự kiện đó. Nhưng ông đã sử dụng nguyên tắc này để dâng cho Đức Chúa Trời liên quan đến việc phân chia đất đai ở Ai Cập. Pha-ra-ôn được nhận 1/5, nhưng phần đất thuộc về các thầy tế lễ phải nộp (hoa lợi) cho Pha-ra-ôn như phần đất của những người Ai Cập khác. Sáng Thế Ký 47:23-26 “…Giô-sép nói với dân chúng: “Hôm nay ta đã mua các ngươi và đất đai của các ngươi cho Pha-ra-ôn. Đây là hạt giống để các ngươi gieo xuống đất đó. Đến mùa gặt, các ngươi phải nộp cho Pha-ra-ôn một phần năm, còn bốn phần kia là phần của các ngươi để làm giống và làm lương thực cho bản thân, cho người nhà và nuôi con cái.” Dân chúng nói: “Ngài đã cứu mạng chúng tôi! Chúng tôi mong được vừa lòng ngài, và sẽ làm nô lệ cho Pha-ra-ôn.” Vậy Giô-sép lập thành một luật về đất đai tại Ai Cập, đến nay vẫn còn giá trị, tức là phải nộp cho Pha-ra-ôn một phần năm hoa lợi mình có. Chỉ có đất ruộng của các thầy tế lễ là không thuộc về Pha-ra-ôn…”

Trong Lê-vi Ký 27:30-33, một trong năm sách của Môi-se, được viết nhiều năm sau đó, Yahweh phán dạy rằng một phần mười thổ sản, từ ngũ cốc đến hoa quả của cây cối sẽ thuộc về Ngài. “…Tất cả một phần mười thổ sản, từ ngũ cốc ngoài đồng đến hoa quả của cây cối đều thuộc về Đức Giê-hô-va; đó là vật thánh dâng lên Đức Giê-hô-va. Nếu ai muốn chuộc lại vật gì trong một phần mười đó thì phải trả thêm một phần năm của một phần mười đó. Còn về một phần mười của đàn bò hay chiên, tức là con thứ mười đi qua dưới cây gậy của người chăn, đều là vật thánh dâng lên Đức Giê-hô-va. Không nên phân biệt con tốt hay con xấu và cũng không nên đổi. Nếu đổi thì cả con thú bị đổi và con đổi đều là vật thánh, không được chuộc lại…” Chúng đều được xem là thánh đối với Chúa. Nếu có người muốn được chuộc ra khỏi phần mười, người đó phải trả thêm một phần năm vào giá trị của nó. Những tham chiếu khác về phần mười có thể được tìm thấy trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 12, 14 và 26 và trong Dân Số Ký 18. Xem thêm trong II Sử ký 31, Nê-hê-mi 10 và 13, và Ma-la-chi 3, Lu-ca 11 và 18.

Như vậy, vào thời trước Áp-ra-ham, Chúa – Đức Chúa Trời Có Một Và Thật, El Eljon, đã được Mên-chi-xê-đéc phục vụ tại Sa-lem – Giê-ru-sa-lem. Điều thú vị ở đây là Từ điển Bách khoa Judaica liên hệ Mên-chi-xê-đéc này với Nô-ê, trong vai trò là con trai của ông – Shem hoặc là con trai của người anh em của ông tên là Nir. Nhân vật ‘Nir’ này được đề cập trong Từ điển Bách khoa Judaica (trích sách về Hê-nóc trong ngôn ngữ Slavonic) không xuất hiện trong Kinh thánh, mà chỉ xuất hiện trong truyền thống Do Thái. Người này không được nhắc đến trong Kinh thánh trong gia phả trước trận lụt cũng không phải là người sống sót trong tàu Nô-ê. Chỉ có Nô-ê và các con trai Sem, Cham và Gia-phết cùng vợ của họ. Nếu tính theo số năm tuổi được quy cho các tổ phụ trong Kinh thánh, Sem có thể vẫn còn sống vào thời Áp-ra-ham.

Sáng Thế Ký 7:1,138:18 nói rõ: “…Đức Giê-hô-va phán với Nô-ê: “Con và cả gia đình con hãy vào tàu, vì trong thế hệ nầy Ta thấy con là người công chính duy nhất trước mặt Ta… Cũng chính trong ngày đó, Nô-ê và vợ, ba con trai là Sem, Cham và Gia-phết, và ba con dâu cùng vào tàu… Vậy, Nô-ê cùng với vợ, các con trai và các con dâu ra khỏi tàu…” (câu 20??)

Như vậy, việc thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật đã có trước Áp-ra-ham và tất nhiên là trước cả sự xuất hiện của dân Y-sơ-ra-ên. Việc này đã được thực hành ngay cả trước khi tổ phụ Áp-ra-ham được gọi ra khỏi U-rơ của người Canh-đê ở Ba-by-lôn để đến Đất Hứa của Y-sơ-ra-ên. Đây chính là Đức Chúa Trời Có Một Và Thật, El Eljon, là Đấng được thờ phượng bởi Sem và Nô-ê, và thậm chí là bởi tất cả những người tin kính từ thời A-đam, qua dòng dõi của Sết, sau khi A-bên bị giết.

Những thế hệ tin kính này được ghi lại trong Sáng Thế Ký 5 A-đam, Sết, Ê-nót, Kê-nan, Ma-ha-la-le, Giê-rệt, Hê-nóc, Mê-tu-sê-la, Lê-méc và Nô-ê, Nô-ê có ba con trai; Sem, Cham và Gia-phết, là những tổ tiên sau trận đại hồng thủy. Dòng dõi của Sem sau trận lụt được ghi lại giữa danh sách các dân tộc trong Sáng Thế Ký 10 và 11. Các thế hệ kính sợ Chúa được liệt kê trong Sáng Thế Ký 11 Sem, A-pác-sát, Sê-lách, Hê-be, Pê-léc, Rê-hu, Sê-rúc, Na-cô và Tha-rê là người sống ở U-rơ thuộc xứ Canh-đê.

Trong Sáng Thế Ký 11:27-32, chúng ta đọc thấy: “…Đây là dòng dõi của Tha-rê: Tha-rê sinh Áp-ram, Na-cô và Ha-ran; Ha-ran sinh Lót. Ha-ran qua đời tại quê hương mình, tức là U-rơ, thuộc xứ Canh-đê, khi cha của ông là Tha-rê còn sống. Áp-ram và Na-cô cưới vợ; vợ Áp-ram tên là Sa-rai, còn vợ Na-cô tên là Minh-ca. Minh-ca và Dích-ca là con gái của Ha-ran. Sa-rai hiếm muộn, không có con. Tha-rê dẫn Áp-ram, con trai mình, Lót, con trai Ha-ran, cháu mình, và Sa-rai, vợ Áp-ram, tức dâu mình, cùng ra khỏi U-rơ, thuộc xứ Canh-đê, hướng đến Ca-na-an. Nhưng khi đến Cha-ran thì họ định cư tại đó. Tha-rê hưởng thọ được 205 tuổi, rồi qua đời tại Cha-ran…”

Tiếp theo đó là Sáng Thế Ký 12:1-3 “…Đức Giê-hô-va phán với Áp-ram: “Hãy ra khỏi quê hương, bà con thân tộc và nhà cha của con để đi đến vùng đất Ta sẽ chỉ cho con. Ta sẽ làm cho con thành một dân lớn, Ta sẽ ban phước cho con, làm rạng rỡ danh con, và con sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước con, nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa con; mọi dân trên đất sẽ nhờ con mà được phước…”

(Còn tiếp…)

Giáo s
ĩ Willem J. J. Glashouwer
Ch
tch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quc tế
Ch
tch danh d Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên D
ch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quc Tế

Bình Luận:

You may also like