Home Chuyên Đề Những Trở Ngại Trong Truyền Giáo: “Cũng được”

Những Trở Ngại Trong Truyền Giáo: “Cũng được”

by thetravelingteam.org
30 đọc

Nhiều Cơ đốc nhân tranh chiến với sự mầu nhiệm trong lời kêu gọi. Nghĩ về một “sự kêu gọi” có vẻ là điều gây bối rối nhất trong hành trình. Quan niệm phổ biến giữa vòng Cơ đốc nhân là cho rằng sẽ kinh nghiệm được những khải tượng đến từ thiên thượng. Phần lớn nhiều người không xem xét đến sứ mạng truyền giáo vì họ không bao giờ có một sự kêu gọi.

Khi tôi được gặp gỡ hàng trăm người trưởng thành, tôi nhận ra một điều họ đang tìm kiếm là mục đích của Chúa trên cuộc đời họ. “Cuộc đời tôi sẽ kết thúc ở đâu”? “Tôi cần phải làm gì”?” Nhiều người đang chờ đợi một tiếng gọi rõ ràng từ thiên thượng. Để đem đến sự rõ ràng cho mớ hỗn độn này, tôi muốn giúp các bạn hiểu được 3 sự kêu gọi được đề cập đến trong Kinh Thánh: sự kêu gọi huyền bí, mạng lệnh đã ủy thác, và sự kêu gọi trong lương tâm.

SỰ KÊU GỌI HUYỀN BÍ

Suy nghĩ phổ biến của chúng ta là sự kêu gọi sẽ đến khi có một giấc mơ hoặc khải tượng kỳ bí từ Đức Chúa Trời. Dù điều này có thể, nó rất hiếm khi xảy ra. Kiểu kêu gọi này thấy được qua một trong những chuyến hành trình của Phao-lô. Khi Phao-lô đang truyền bá Phúc Âm qua Thổ Nhĩ Kỳ thời nay, ông đã có một khải tượng:

“Đương ban đêm, Phao-lô thấy sự hiện thấy; có một người Ma-xê-đoan đứng trước mặt mình, nài xin rằng: Hãy qua xứ Ma-xê-đoan, mà cứu giúp chúng tôi. Phao-lô vừa thấy sự hiện thấy đó rồi, chúng ta liền tìm cách qua xứ Ma-xê-đoan, vì đã định rằng Đức Chúa Trời gọi chúng ta rao truyền Tin lành ở đó” (Công-vụ các Sứ-đồ 16:9-10).

Nhìn thấy khải tượng, ông đã quyết định đi đến Ma-xê-đoan, nơi ông và những người đồng công đã nhìn thấy những người quy đạo đầu tiên được ghi nhận ở Châu Âu. Khải tượng đó đã dẫn lối cho Phúc Âm đi từ Châu Á đến Châu Âu.

MẠNG LỆNH ĐÃ ỦY THÁC

Đây là nơi mà lãnh đạo hội thánh, được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh, thúc đẩy bạn ra đi. Một ví dụ được tìm thấy trong sách Công-vụ:

“Trong Hội thánh tại thành An-ti-ốt có mấy người tiên tri và mấy thầy giáo sư, tức là: Ba-na-ba, Si-mê-ôn gọi là Ni-giê, Lu-si-út người Sy-ren, Ma-na-hem là người đồng dưỡng với vua chư hầu Hê-rốt, cùng Sau-lơ. Đương khi môn đồ thờ phượng Chúa và kiêng ăn, thì Đức Thánh Linh phán rằng: Hãy để riêng Ba-na-ba và Sau-lơ đặng làm công việc ta đã gọi làm. Đã kiêng ăn và cầu nguyện xong, môn đồ bèn đặt tay trên hai người, rồi để cho đi” (Công-vụ các Sứ-đồ 13:1-3).

Phao-lô và Ba-na-ba đã được kêu gọi bởi Đức Thánh Linh qua những lãnh đạo hội thánh cho một nhiệm vụ cụ thể. Sự khác biệt giữa sự kêu gọi huyền bí và mạng lệnh đã ủy thác là khải tượng đến với những người lãnh đạo, không đến trực tiếp với cá nhân. Dù sự kêu gọi này không thường xuyên xảy ra, nó không gây ngạc nhiên lắm. Lãnh đạo hội thánh đã cầu xin Chúa phán với họ. Khi nghe được tiếng phán từ Chúa yêu cầu biệt riêng Phao-lô và Ba-na-ba, những lãnh đạo đi đến quyết định ủy thác cho những người đáng tin cậy để công bố Phúc Âm tại vùng đất mới. Mạng lệnh được ủy thác cũng là một lựa chọn khả thi như sự kêu gọi huyền bí.

SỰ KÊU GỌI TRONG LƯƠNG TÂM

Trong sách Công-vụ đoạn 15, các sứ đồ và trưởng lão tổ chức một giáo hội nghị quan trọng để xem Cơ đốc nhân thực thụ là thể nào. Hội đồng đi đến quyết định gửi những sứ giả đi chia sẻ tin tức với những tín hữu dân ngoại. Có sự kêu gọi huyền bí nào ở đây không? Không. Có sự ủy thác nào ở đây không? Không. Đây là cách họ quyết định: “Bấy giờ các vị sứ đồ, các vị trưởng lão, và cả hội thánh đồng lòng chọn một số người … để phái đi với Phao-lô và Ba-na-ba đến An-ti-ốt” (Công-vụ 15:22 TTHĐ).

Cần có những người ra đi, và có những người sẵn lòng ra đi. Có những thời điểm đôi khi “có vẻ tốt” để đáp ứng nhu cầu. Chúng ta có cho phép Chúa dẫn dắt qua nhiều kiểu kêu gọi khác nhau, hay chúng ta chỉ khăng khăng bám vào một kiểu?

CÓ VẤN ĐỀ GÌ Ở ĐÂY?

Chắc hẳn, đã có nhiều lần chúng ta mở lòng để Chúa hướng dẫn nhưng dường như có vẻ không muốn lắng nghe điều gì. Chúng ta cần làm gì khi dường như không cảm nhận được hướng gió thổi?

Lần đầu tiên tôi đi thuyền là tại hồ Union thuộc thành phố Seattle. Khi lên thuyền, nhà lãnh đạo can đảm của chúng tôi, thuyền trưởng John, mở những cánh buồm. Trong vài phút, chúng tôi đã ở giữa hồ. Mắt tôi nhắm lại và gió lùa vào mặt tôi. Tôi đã tận hưởng từng phút giây. Mọi thứ đều tuyệt hảo cho đến khi tôi nhận ra thuyền đang di chuyển chậm dần. Không còn gió nữa.

Tôi không phải là người có suy nghĩ cực đoan, nhưng chúng tôi bị mắc kẹt giữa hồ. Không chớp mắt, vị thuyền trưởng nắm lấy một thanh gỗ dài, đặt nó vào tay tôi, và hét lên, “Hãy chèo đi”! Quá đủ cho một chuyến đi thuyền.

Nếu chúng ta khảo sát hội thánh ngày nay, hầu hết sẽ nói rằng họ chưa bao giờ nhận được một sự kêu gọi huyền bí đến với sứ mạng truyền giáo. Cũng được thôi. Nếu thăm dò sâu hơn, chúng ta thấy được ý của họ là chưa bao giờ được Chúa đem đến cho một sự thu hút đối với một dân tộc cụ thể. Chúng ta, giống như Áp-ra-ham, phải bước ra trong sự vâng phục để theo Chúa Giê-xu bất kể Ngài đưa chúng ta đi đâu (Sáng-thế ký 12:3-4). Mặc dù tôi chưa từng được nghe tiếng Chúa phán trực tiếp trong lòng, tôi đã trường thành và hiểu được mỗi người đều có thể được kêu gọi để sống một cuộc đời truyền giáo, đơn giản vì họ hiểu những gì Chúa đang làm và khao khát được tham gia cùng Ngài. Họ đã tiếp tục chèo lái trong sự vâng phục cho Sứ Mạng của Đức Chúa Trời.

Ngày nay, hàng triệu người đang không có cách nào để tiếp cận Phúc Âm. Chúng ta không được phép cảm thấy cần trì hoãn thêm cho đến khi nghe một tiếng phán từ Chúa, một khải tượng, một “sự kêu gọi”. Đối với một số người, chỉ thấy ý tưởng gửi người đến nơi chưa ai đến “cũng được”.

SỰ TRANH CHIẾN LÀ CÓ THẬT

Tôi đã vật lộn với ý nghĩ trở thành một nhà truyền giáo. Tôi đã thấy những giáo sỹ được Chúa lựa chọn để mặc một chiếc khố che thân. Nhưng khi tôi thấy kế hoạch của Đức Chúa Trời qua Kinh Thánh, tôi đã nhận ra những nhà truyền giáo là những Cơ đốc nhân bình thường, những người yêu mến Chúa và mong muốn được thấy sự vinh hiển của Ngài được rao truyền khắp các dân tộc. Cái khố là một sự lựa chọn. Thiếu sự kêu gọi không phải là cái cớ để đứng bên lề. Mặc dù điều này có thể là trở ngại của chúng ta, trong nhiều thời điểm có điều gì đó sâu hơn bên trong chúng ta đang lắng xuống.

Trong Xuất Ê-díp-tô ký chương 3, Đức Chúa Trời sai Môi-se đi giải phóng dân Israel ra khỏi ách nô lệ của Pha-ra-ôn. Môi-sê phản ứng thế nào? “Tôi là ai”? Cũng như Môi-se, chúng ta hỏi, “Tôi là ai”? và tập trung và sự yếu kém của chúng ta thay vì sự đầy trọn của Chúa. Chúa phán với Môi-se, “Ta sẽ ở cùng ngươi” (Xuất Ê-díp-tô ký 3:12).

Đức Chúa Trời đảm bảo với Môi-se (và với chúng ta), “Đó không phải là con, mà là chính Ta”. Trong Xuất Ê-díp-tô ký 4, Môi-se chỉ ra rất nhiều vấn đề trong lòng. Ông khẩn xin Chúa, “Chúa muốn sai ai đi thì sai” (Xuất Ê-díp-tô ký 4:13). Khi chúng ta thành thật với chính mình, vấn đề không nằm ở chổ Chúa có thể sử dụng chúng ta, mà Chúa sẽ sử dụng chúng ta, chúng ta đang lo sợ về một cuộc sống không ổn định ngoài kia, như lời của Paul Fleming, nhà sáng lập tổ chức truyền giáo New Tribes, “Có tôi đây, … xin hãy sai em gái tôi”.

Tôi đã thấy những người mượn cớ không có sự kêu gọi đặc biệt nào để khỏi liên quan đến. Chúng ta phải nhận thấy rằng Chúa sử dụng nhiều hơn một kiểu kêu gọi. Nguyện chúng ta mở lòng để Chúa hướng dẫn.

Dịch: NCMV

Nguồn: Thetravelingteam.org

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like