Dưới đây là danh sách một số sự kiện lịch sử quan trọng để nghiên cứu Kinh Thánh và các lời tiên tri ở trong đó. Sự nghiên cứu về dòng thời gian lịch sử Kinh Thánh được thực hiện bởi George Konig và Ray Konig, tác giả sách 100 Lời Tiên Tri. Các học giả chuyển số năm theo thời gian mà họ gán cho các sự kiện cổ xưa. Các thời gian dưới đây là thời gian tương đối (khoảng).
- Năm 2100 TC (khoảng 4100 năm trước)
Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham có nhiều con cháu
Áp-ra-ham đã sống vào khoảng 2100 TC ở chỗ ngày nay là I-rắc. Chúa phán với ông đi đến Ca-na-an, vùng đất mà sau này trở thành Y-sơ-ra-ên. Không giống như nhiều người, Áp-ra-ham tin vào một Đức Chúa Trời chân thật. Chúa đã ban thưởng cho đức tin của Áp-ra-ham, khiến ông thành cha của một quốc gia vĩ đại (Y-sơ-ra-ên), và tổ phụ của Đấng Mê-si-a (Chúa Giê-xu Christ).
- Năm 2000 TC (Khoảng 4000 năm trước)
Gia-cốp (Y-sơ-ra-ên) được sinh ra
Gia-cốp, con trai của Y-sác, Y-sác là con trai của Áp-ra-ham, được sinh ra tại Ca-na-an. Tên của Gia-cốp được đổi thành Y-sơ-ra-ên. (Sau này Ca-na-an được đặt lại tên là Y-sơ-ra-ên, theo tên Gia-cốp). Ông có 12 con trai, là 12 Chi Phái Y-sơ-ra-ên được đặt tên.
- Năm 1900 TC (khoảng 3900 năm trước)
Giô-sép bị bán làm nô lệ
Giô-sép, một trong 12 con trai của Gia-cốp (Y-sơ-ra-ên), bị bán làm nô lệ bởi những anh trai của mình, là những người ghen tị với ông. Cuối cùng Giô-sép đến Ai Cập, nơi mà ông lên nắm quyền làm tể tướng được tin cậy bởi vua Pha-ra-ôn. Sau đó cha và các anh em trai của ông rời khỏi Ca-na-an bởi vì một nạn đói, và di chuyển đến Ai Cập. Sau đó họ được cứu bởi Giô-sép.
- Năm 1446 TC (khoảng 3400 năm trước)
Xuất hành bắt đầu
Người Hê-bơ-rơ, hoặc dân Y-sơ-ra-ên (dõng dõi của Gia-cốp), đã làm nô lệ trong 400 năm tại Ai Cập cho đến khi Môi-se dẫn dắt họ ra khỏi Ai Cập. Họ lang thang trong đồng vắng trong 40 năm. Sau đó Môi-se mang họ đến biên giới Ca-na-an, vùng đất mà Chúa đã hứa trước với tổ phụ của họ là Áp-ra-ham.
- Năm 1406 TC (khoảng 3400 năm trước)
Y-sơ-ra-ên bắt đầu tự thành lập là một nước có chủ quyền
Sau khi Môi-se qua đời, Giô-suê dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên vào Ca-na-an và bắt đầu đánh chiếm xứ, thiết lập một nước có chủ quyền Y-sơ-ra-ên lần đầu tiên trong lịch sử.
- Năm 1400 TC (khoảng 3400 năm trước)
Y-sơ-ra-ên được cai trị bởi các quan xét, không phải bởi các vua
Từ khoảng năm 1400 TC đến khoảng năm 1050 TC, Y-sơ-ra-ên không được cai trị bởi các vua. Người dân tin rằng Đức Chúa Trời là Vua của họ. Thay vì là một vị vua trên đất này, Y-sơ-ra-ên được dẫn dắt bởi các vị phán xét là người giải quyết các cuộc xung đột.
- Năm 1050 (khoảng 3000 năm trước)
Sau-lơ trở thành vị vua đầu tiên của Y-sơ-ra-ên
Sau khoảng 350 năm được cai trị bởi các vị phán xét, dân Y-sơ-ra-ên đòi có một vị vua, giống như các nước lân cận. Bằng cách đòi một vị vua, người dân quay mặt khỏi đức tin mình nơi Chúa là Vua của họ. Sau-lơ trở thành vua và cai trị trong 40 năm.
- Năm 1010 TC (khoảng 3000 năm trước)
Đa-vít trở thành Vua Y-sơ-ra-ên
Đa-vít trở thành vua Y-sơ-ra-ên vào khoảng năm 1010 TC và cai trị trong 40 năm. Đa-vít, không giống như Sau-lơ, ông đi theo điều răn của Chúa. Ông đã phạm sai lầm, nhưng ông ăn năn chúng với Chúa. Ông tìm cách để làm vui lòng Chúa. Ông mở rộng bờ cõi của Y-sơ-ra-ên và cai trị trên các vùng miền lân cận đó nữa.
- Năm 926 TC (khoảng 2900 năm trước)
Y-sơ-ra-ên trở thành một vương quốc bị phân chia
Rất ngắn sau khi sự cai trị của Sa-lô-môn, Y-sơ-ra-ên trở thành một vương quốc bị phân chia. Vương quốc phía nam, gọi là Giu-đa, bao gồm thành Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ. Vương quốc phía bắc tiếp tục được gọi là Y-sơ-ra-ên. Hai vương quốc này thường tranh chiến với nhau .
- Năm 721 TC (khoảng 2700 năm trước)
Người A-si-ry xâm chiếm vương quốc phía bắc Y-sơ-ra-ên
Đế Quốc A-si-ry xâm chiếm vương quốc phía bắc Y-sơ-ra-ên vào năm 721 TC. Người A-si-ry tra tấn và chém đầu rất nhiều người. Họ dùng vũ lực ép dân Y-sơ-ra-ên (10 trong 12 Chi Phái Y-sơ-ra-ên) ra khỏi vùng đất Y-sơ-ra-ên và mang nhiều người ngoại bang vào đất Y-sơ-ra-ên.
- Năm 612 (khoảng 2600 năm trước)
Ba-by-lôn xâm chiếm thành Ni-ni-ve (Đế Quốc A-si-ry)
Thủ đô Đế Quốc A-si-ry là Ni-ni-ve bị tấn công bởi liên minh giữa người Ba-by-lôn và các nước khác. Như được giải thích bởi tiên tri Na-hum trong Kinh Thánh, Ni-ni-ve đã bị phá hủy bởi vì sự đối xử của Đế Quốc A-si-ry với dân Y-sơ-ra-ên và các dân khác.
- Năm 605 TC (khoảng 2600 năm trước)
Ba-by-lôn ảnh hưởng trên Giu-đa
Đê Quốc Tân Ba-by-lôn, dưới sự cai trị của vua Nê-bu-cát-nết-sa, bắt đầu ép buộc Giu-đa phải phục tùng. Nê-bu-cát-nết-sa đưa nhiều người Do Thái làm nô lệ sang Ba-by-lô để chắc chắn sự vâng phục của Giu-đa.
- Năm 597 (khoảng 2600 năm trước)
Ba-by-lôn tấn công Giu-đa
Quân đội Ba-by-lôn tấn công Giu-đa và bắt thêm người Do Thái đưa đến Ba-by-lôn làm phu tù. Ê-xê-chi-ên, là một trong những phu tù đó, và trở thành một đấng tiên tri của Đức Chúa Trời. Ê-xê-chi-ên giải thích rằng Chúa đang cho phép Ba-by-lôn trừng phạt Giu-đa vì người dân đã không còn trung tín với Chúa nữa.
- Năm 586 TC (khoảng 2600 năm trước)
Vua Nê-bu-cát-nết-sa tấn công phần đất liền của Ty-rơ
Người Ba-by-lôn bắt đầu bao vây phần đất liền thành Phê-ni-xi của Ty-rơ trong 13 năm.
- Năm 539 TC (khoảng 2500 năm trước)
Si-ru Đại đế đánh bại Ba-by-lôn
Sau khi Nê-bu-cát-nết-sa qua đời, Đế quốc Tân Ba-by-lôn bắt đầu mất đi quyền lực của mình. Si-ru Đại đế đánh bại Ba-by-lôn vào năm 539 TC, và thiết lập Đế quốc Mê-đi Ba-tư.
- Năm 538 TC (khoảng 2500 năm trước)
Si-ru giải phóng người Do Thái khỏi làm Phu tù cho người Ba-by-lôn
Sau khi đánh bại Ba-by-lôn, Si-ru cho phép người Do Thái tự do rời khỏi Ba-by-lôn và trở về Giu-đa. Vương quốc Si-ru cai trị trên Giu-đa và nhiều phần vùng đất Trung Đông khác nữa, nhưng Si-ru cho phép người dân có sự tự do thực hành văn hóa và tôn giáo riêng của mình nhiều hơn Đế quốc Tân Ba-by-lôn.
- Năm 536 TC (khoảng 2500 năm trước)
Công việc bắt đầu xây lại Đền Thờ
Một số người Do Thái tại Ba-by-lôn trở về Giu-đa và bắt đầu làm công việc xây lại Đền Thờ vào khoảng năm 536 TC, Đền Thờ đã từng bị phá hủy bởi người Ba-by-lôn vào năm 586 TC.
- Năm 516 TC (khoảng 2500 năm trước)
Đền Thờ Thứ Hai được biệt riêng
Đền Thờ được biệt riêng để thờ phượng Chúa, 70 năm sau khi người Ba-by-lôn hủy phá Đền Thờ vào năm 586 TC.
(Còn tiếp)
Dịch: Nau Puih
Nguồn: 100prophecies.org
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Dòng Thời Gian Lịch Sử Kinh Thánh – Phần 2 và hết: Dòng thời gian trong Tân Ước