Home Chuyên Đề Đề Cập Sớm Nhất Về Danh ‘Yahweh’ Được Tìm Thấy Trong Khu Khảo Cổ

Đề Cập Sớm Nhất Về Danh ‘Yahweh’ Được Tìm Thấy Trong Khu Khảo Cổ

by ChristianToday
30 đọc

Một bảng chữ cổ được phát hiện gần thành phố Nablus của Palestine có thể chứa đựng đề cập sớm nhất về danh xưng của Đức Chúa Trời trong tiếng Do Thái nguyên ngữ.

Scott Stripling, Giám-đốc Viện Nghiên-cứu Khảo-cổ học tại Chủng-viện Kinh Thánh ở Katy, Texas, đã thông báo về việc phát hiện ra bảng khắc chữ này.

Ông nói rằng điều này có thể khiến các tài liệu được ghi chép về danh “Yahweh” trước đây  bị đẩy lùi về vài thế kỷ trước đó, ít nhất là năm 1200 TCN và có lẽ sớm nhất là vào năm 1400 TCN.

Phát hiện này cũng có thể thúc đẩy cuộc tranh luận mới về niên đại của các sự kiện trong Kinh Thánh, đặc biệt là những sự kiện được kể lại trong sách Xuất Ê-díp-tô Ký. Việc kiểm duyệt của báo cáo này đang được tiến hành.

Hiện vật có chiều dài và chiều rộng chưa đến 1 inch (khoảng 2.5 cm) và được biết đến là một bảng ghi lời nguyền, cũng nhắc lại câu chuyện Giô-suê xây một bàn thờ gần đó, mà nhà khảo cổ học người Israel Adam Zertal đã khai quật được vào những năm 1980.

Bảng ghi lời nguyền được phát hiện gần Núi Ebal (Ê-banh), còn được gọi là núi của sự nguyền rủa trong sách Phục-truyền Luật-lệ Ký và sách Giô-suê. Stripling tìm thấy nó ở một bãi rác, một phần của cấu trúc được Zertal xác định là từ bàn thờ mà Giô-suê đã dựng. Stripling cho biết phát hiện này là một sự xác chứng cho ghi chép Kinh Thánh.

Trong những năm gần đây, Stripling cũng đã công bố việc phát hiện ra một phần của Đền-tạm trong quá trình khai quật đang diễn ra tại địa điểm được cho là Si-lô trong Kinh Thánh.

Nhưng chiếc bùa hộ mệnh 2 cm vuông có thể là khám phá mà cả đời mới có được. Giáo-sư Gershon Galil của Đại-học Haifa cho biết những cuộc khám phá như thế này chỉ được thực hiện một lần trong vòng một thiên niên kỷ.

Galil đã giải mã văn bản ẩn bên trong cùng với một nhà cổ ngữ học khác, Pieter Gert van der Veen của Đại-học Johannes Gutenberg-Universität Mainz (Đức). Một thông cáo từ báo chí của Associates for Biblical Research cho biết họ đã sử dụng phương pháp quét chụp cắt lớp nâng cao để khôi phục văn bản bị ẩn.

Dòng chữ viết: “Đáng rủa sả thay, đáng rủa sả thay — là kẻ bị YHW nguyền rủa. Ngươi sẽ bị rủa sả đến chết. Ngươi chắc chắn sẽ bị truất khỏi đất. Kẻ bị YHW rủa sả— thật đáng rủa sả thay.

Stripling có sự tham gia của Giám-đốc điều hành Bảo-tàng Kinh Thánh Harry Hargrave, người lưu ý rằng, “Hiện vật nhỏ này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về lịch sử, câu chuyện và tác động của Kinh Thánh — tất cả đều gói gọn trong một inch vuông.

Gabriel Barkay đã giúp Stripling học kỹ thuật sàng ướt ở Núi Đền Jerusalem. Barkay đã có phát hiện đáng chú ý vào năm 1979 về các cuộn giấy Ketef Hinnom, có chứa văn bản Kinh Thánh sớm nhất được phát hiện (khoảng thế kỷ thứ bảy TCN).

Văn bản trên bảng khắc chữ được tìm thấy tại Núi Ebal cung cấp bối cảnh bên ngoài quy điển Kinh Thánh nhưng làm sáng tỏ bối cảnh lịch sử sáu thế kỷ trước đó.

Stripling nói, “Việc chúng tôi phát hiện ra một dòng chữ từ thời đại đồ đồng muộn đã làm tôi choáng váng.

Bụi bẩn xung quanh khu vực khai quật đã bị vứt bỏ cách đây hơn 30 năm. Nó đã được sàng khô trước khi Stripling quyết định kiểm tra lại một lượt nữa bằng kỹ thuật sàng ướt.

Dịch: Eunice Tu

Nguồn: christiantoday.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like