Home Chuyên Đề 20 Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Môi-se Trong Kinh Thánh

20 Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Môi-se Trong Kinh Thánh

by Crosswalk.com
30 đọc

Môi-se đã nổi tiếng từ lâu trước khi Charlton Heston được biết đến qua vai diễn Môi-se trong bộ phim Mười Điều Răn Của Chúa sản xuất vào năm 1956 của đạo diễn Cecile B. DeMille. Ông được công nhận là người đã giải cứu dân Do Thái ra khỏi ách nô lệ ở Ai Cập, lịch sử Kinh Thánh và nhân loại cũng tin rằng Môi-se chính là người đã thiết lập các hệ thống tư pháp và tôn giáo của Y-sơ-ra-ên.

Nhưng còn có nhiều điều thú vị hơn nữa về vị lãnh đạo hùng mạnh này của Y-sơ-ra-ên so với những gì đã được phổ biến rộng rãi mà chúng ta biết. Trong danh sách dưới đây, tôi đã rút ra được 20 chi tiết hấp dẫn nhưng ít được biết đến về người anh hùng vĩ đại của đức tin này.

  1. Môi-se là đứa trẻ đầu tiên bị bỏ rơi được đề cập trong Kinh Thánh. Cha mẹ của Môi-se là những người tin kính đã đem ông đi giấu trong ba tháng để bảo vệ ông khỏi sắc lệnh của vua Ai Câp rằng, phàm con trai của dân Hê-bơ-rơ mới sanh, hãy liệng xuống sông. Khi họ không thể giấu lâu hơn nữa, bèn lấy một cái rương mây rồi để đứa trẻ vào, đem thả trôi trên sông Nin (Xuất Hành 2:3).
  2. Tên của Môi-se, theo trang web Behind the Name, bắt nguồn từ tên tiếng Hê-bơ-rơ Mosheh (מֹשֶׁה) và rt có th có nguồn gốc từ tiếng Ai Cp là Mẽs có nghĩa là ‘con trai’ hoặc ‘vớt khỏi nước’, nhưng cũng có th có nghĩa là ‘người gii cu’ trong tiếng Hê-bơ-rơ.”
  3. Con gái Pha-ra-ôn đã trả tiền công cho mẹ ruột của Môi-se để bà nuôi dưỡng ông sau khi ông được cứu lên từ sông Nin (Xuất Hành 2:8-9).
  4. Môi-se là con út trong một gia đình. Ông có chị gái là Mi-ri-am, và anh trai A-rôn.
  5. Môi-se là một kẻ sát nhân. Khi thấy một người Ê-díp-tô đánh một nô lệ người Do Thái, Môi-se bèn giết người Ê-díp-tô ấy (Xuất Hành 2:12). Để che dấu tội ác của mình, ông đem vùi nạn nhân trong cát.
  6. Môi-se đã làm công việc của một người chăn chiên trong thời gian trốn chạy khỏi bản án giết người. Ông đã chạy đến xứ Ma-đi-an, nơi đó ông gặp Sê-phô-ra, con gái của một người chăn chiên, và bắt đầu làm việc cho cha cô là ông Giê-trô. Môi-se cưới Sê-phô-ra và có hai con trai.
  7. Trong suốt phân đoạn bụi gai cháy, Môi-se đã đưa ra những lời cáo lỗi không thoả đáng cho lý do tại sao ông không thể là người giải cứu của Y-sơ-ra-ên (Xuất Hành 3-4). Không ngạc nhiên khi Đức Chúa Trời bác bỏ hết những lời bào chữa đó.
  8. Môi-se có tật nói lắp. Bản Dịch Mới của Kinh Thánh ghi lại phản ứng của Môi-se đối với lời kêu gọi của Đức Chúa Trời trong Xuất Ê-díp-tô Ký 4:10, “Thưa Chúa, con đâu có tài hùng biện, trong quá khứ đã vậy mà từ khi Chúa phán với con cũng chẳng hơn gì, vì miệng lưỡi con chậm chạp ngập ngừng.
  9. Khi Môi-se khăng khăng rằng ông không thể là người phát ngôn của Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời đã đồng ý để anh của ông là A-rôn nói thế cho ông.  Tuy nhiên, sau nhiệm vụ đầu tiên, Môi-se đã có thể đứng ở vị trí của một người lãnh đạo thật sự, và A-rôn đã chọn đứng đằng sau em trai mình.
  10. Không giống như những người thọ tám mươi tuổi vào thời của chúng ta, khi Môi-se dẫn con cái Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập ông đã 80 tuổi. Ngày nay, hầu hết những người ở độ tuổi của ông sẽ chỉ ngồi trên ghế trong nhà, nhưng Môi-se thì không như thế. 40 năm đầu tiên của cuộc đời ông là ở trong nhà của Pha-ra-ôn đã chuẩn bị cho ông để lãnh đạo, và 40 năm tiếp theo sau đó đã cho ông hiểu biết về sa mạc để ông có thể dẫn dắt dân Do Thái trong đồng vắng. Môi-se đã được chuẩn bị đầy đủ để thực hiện sứ mệnh của Thiên Chúa ở tuổi 80; đây chưa phải là phần hay nhất của câu chuyện.
  11. Môi-se là người điều khiển rắn đầu tiên.Ba lần trong suốt thời gian mà ông lãnh đạo, ông đã sử dụng rắn để chứng tỏ quyền lực của Đức Chúa Trời. Lần đầu tiên Chúa hóa cây gậy của Môi-se ra một con rắn, nó khiến ông sợ hãi và Môi-se chạy trốn nó. (Xuất Hành 4:3).
  12. Môi-se bị bệnh phung. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Sau khi chứng tỏ sức mạnh của mình bằng cách hóa cây gậy của Môi-se thành một con rắn, Chúa phán với Môi-se hãy cho tay vào bên trong áo. Khi ông rút tay ra thì tay nổi phung trắng như tuyết. Cảm ơn Chúa vì Ngài đã chữa được căn bệnh nan y này cho ông sau đó gần như là ngay lập tức (Xuất Hành 4:6-7).
  13. Tôi chắc rằng vì quan tâm đến sự an toàn của gia đình mình và nhận thức được rằng mình không có khả năng chăm sóc tốt cho vợ và các con trong khi đang mang trọng trách sắp xếp cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử loài người, Môi-se đã đưa vợ và con của mình về nhà của cha vợ. Họ đã đoàn tụ sau chuyến xuất hành khi dân Do Thái đóng trại gần bên chân núi Si-na-i (Xuất Hành 18:7).
  14. Môi-se là một nhạc sĩ. Hay nói một cách chính xác hơn, ông là một cộng tác viên viết lời cho ca khúc của Đức Chúa Trời. Sau khi dân Y-sơ-ra-ên vượt qua biển đỏ như đi trên đất khô, nước trở lấp phủ đáy biển lại, nhấn chìm đạo binh hùng mạnh của người Ai Cập. Để kỷ niệm sự giải cứu của họ, Đức Chúa Trời đã sáng tác một bài hát và hướng dẫn Môi-se viết nó xuống rồi dạy cho dân sự. Bài hát này được biết đến với tên “Bài ca của Môi-se” (Phục Truyền 32:1-43).
  15. Môi-se không viết ra Mười Điều Răn mà là Đức Chúa Trời. “Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng, ‘Hãy lên núi, đến cùng Ta và ở lại đó; Ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của Ta đã chép đặng dạy dân sự.’(Xuất Hành 24:12). Tuy nhiên, Môi-se đã ghi chép lại luật pháp mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ. Những bài viết này là một phần của Ngũ Kinh, năm quyển sách đầu tiên của Kinh Thánh Cựu Ước. (Xuất Hành 24:4).
  16. Môi-se đã nhìn thấy Đức Chúa Trời.Đoạn, Môi-se và A-rôn, Na-đáp và A-bi-hu cùng bảy mươi trưởng lão dân Y-sơ-ra-ên đều lên núi, ngó thấy Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, dưới chân Ngài có một vật giống bích ngọc trong ngần, khác nào như sắc trời thanh-quang. Ngài chẳng tra tay vào những người tôn trọng trong vòng dân Y-sơ-ra-ên; nhưng họ ngó thấy Đức Chúa Trời, thì ăn và uống.” (Xuất Hành 24:9-11).
  17. Môi-se là một người cực kỳ khiêm nhường. Đức Chúa Trời công nhận ông theo tiêu chuẩn của Kinh Thánh là một người rất khiêm nhường, khiêm nhường hơn tất cả mọi người trên đất(Dân Số ký 12:3).
  18. Môi-se sống được 120 tuổi.Cuộc sống lâu dài và đầy những đổi thay của ông có thể được chia thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn là 40 năm dài. Đầu tiên là con trai của công Chúa Ai Cập con gái Pha-ra-ôn, thứ hai là người chăn chiên, và thứ ba là người lãnh đạo đáng kính của Y-sơ-ra-ên. Vào thời điểm ông qua đời, ông vẫn có thị lực hoàn hảo và sức mạnh đáng kinh ngạc. (Phục Truyền 34:7).
  19. Môi-se biết trước ngày chết của ông (Phục Truyền 31:14). Đức Chúa Trời đã chỉ thị cho ông ủy thác cho Giô-suê làm người thay thế, rồi leo lên núi Nê-bô. Tại đó Ngài cho ông thấy Xứ Hứa, và ông qua đời tại đó.
  20. Chúa chôn cất Môi-se trên núi, và cho đến ngày nay không có ai biết được mộ của ông. Tất cả những gì chúng ta biết là ở một nơi nào đó trong trũng tại xứ Mô-áp, đối ngang Bết-Phê-o, là nơi mà thi hài của người anh hùng vĩ đại nhất của đức tin được chôn cất. (Phục Truyền 34:5-6).

Tập hợp những sự kiện này về Môi-se giống như một hạt cát trên sa mạc Si-na-i. Không có gì ngạc nhiên khi bộ phim đưa nhân vật Môi-se trở nên sống động cho hàng triệu người, Mười Điều Răn Của Chúa, đã trở thành tác phẩm thành công nhất của đạo diễn Cecile B. DeMille.

Nếu bạn quan tâm đến cuộc đời Môi-se, bạn có thể đọc thấy tất cả những chi tiết đầy vinh quang này trong các sách Xuất Hành, Dân Số và Phụ Truyền của Cựu Ước.

Eunice dịch

Nguồn: crosswalk.com

Ảnh: cinemaviewfinder.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like