Home Bài Viết Thờ Phượng Chúa Không Chỉ Là Ca Hát

Thờ Phượng Chúa Không Chỉ Là Ca Hát

by Ban Biên Tập
30 đọc

Tôi sẽ không quên kỷ niệm lần giáo viên trường Chúa Nhật nói với chúng tôi rằng chúng ta sẽ dành cả cõi đời đời để thờ phượng Chúa. Niềm vui sướng ấy trên khuôn mặt cô chưa sự thực mang nhiều ý nghĩa với cả một lớp học toàn những đứa bé 7 tuổi chỉ muốn chơi bóng trong lớp học.

Ý cô là ca hát?” – Tôi hỏi.

Đúng. Chúng ta sẽ ngợi khen Chúa mãi mãi!” – cô khẳng định với niềm vui.

Tôi gật đầu tuân thủ nhưng lúc đó tôi chỉ thầm nghĩ vậy giống địa ngục hơn là thiên đàng.

Sâu thẳm trong thâm tâm tôi tin rằng chúng ta được tạo dựng để thờ phượng. Nhưng tôi thực sự hy vọng điều đó không có nghĩa là một buổi nhóm thờ phượng liên tục. Nó có thể vui trong vòng 20 phút hoặc hơn – nhiều nhất là một giờ – nhưng chúng ta phải làm gì trong 10,080 phút còn lại của tuần? Nếu thờ phượng là mục đích chúng ta được tạo dựng nên vậy chúng ta chắc chắn không được kêu gọi để làm điều đó chỉ vài phút trong buổi sáng Chúa nhật.

Đức Chúa Trời xứng đáng cho chúng ta thờ phượng và thực sự có nhiều cách cho chúng ta thờ phượng Chúa:

Thờ phượng bằng sự vâng lời

Nếu Chúa là Đấng Tạo Hóa và chúng ta được tạo nên thì Ngài biết điều gì là tốt nhất cho chúng ta. Và nếu Ngài biết điều gì tốt nhất thì không xứng đáng với Chúa khi chúng ta nói “Cảm ơn Chúa vì lời khuyên nhưng con có cách này rồi. Thự sự thì con đã tìm ra một các tốt hơn rồi”.

Vâng phục là một điều rất được lòng và ý nghĩa với Đức Chúa Trời. Cũng như ca hát, sự vâng phục chân thành là mục tiêu, những điều vui tươi sẽ tuôn chảy từ đó, thích thú làm theo ý muốn của Chúa.

Vâng lời là điều Chúa luôn đánh giá cao.

Vâng lời là điều Chúa luôn đánh giá cao.

Còn về những lần chúng ta không vâng lời? Tất cả trong chúng ta đều có những khoảnh khắc đó. Tôi biết Chúa là tốt lành, tôi biết tôi nên vâng phục Ngài và tôi biết tội lỗi chỉ có thể mang lại niềm vui tạm thời nhưng cuối cùng nó cũng sẽ cắn ngược lại tôi. Vậy tại sao tôi làm thế? Tại sao tôi không muốn vâng lời Chúa thường xuyên hơn?

Tôi không biết liệu có câu trả lời nào tốt hơn việc giải thích dựa vào bản chất tội lỗi của chúng ta và điều đó đôi khi bóp nghẹt mong muốn tìm kiếm Chúa. Nhưng chúng ta vẫn cần vâng phục Chúa ngay cả khi chúng ta không cảm thấy như vậy.

Thờ phượng qua công việc

Chúa tạo dựng chúng ta để làm việc. Đó là mệnh lệnh đầu tiên Ngài cho con người: “Quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất” (Sáng thế ký 1:26). Có quyền cai trị trên cả đất là khái niệm bao trùm tất cả những điều chúng ta làm, bao gồm cả công việc. Nhưng công việc không bao giờ được định sẵn như một gánh nặng không mang lại niềm vui.

Hết tâm hết lòng như phục vụ Chúa trong bất cứ việc gì mình làm.

Hết tâm hết lòng như phục vụ Chúa trong bất cứ việc gì mình làm.

Chúng ta thờ phượng Chúa khi chúng ta làm việc bằng cách làm tôn vinh bản tính và sự vinh hiển của Ngài. Điều này có nghĩa công việc của chúng ta nên chứa đầy sự toàn vẹn và trung tín. “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta” (Cô-lô-se 3:23)

Trở thành một người nhân viên chăm chỉ, thuần phục, vui vẻ và sáng tạo làm việc với đôi chân quỳ gối trước Đấng Tạo Hoá. Chính điều này thật đáng giá biết bao đối với Đức Chúa Trời.

Thờ phượng qua sự sáng tạo

Chúa không hình thành chúng ta theo hình ảnh của Ngài để chúng ta trở thành robot hay những sản phẩm vô tri, vô thức.

Trong thời đại tôn thờ thành tích và hiệu quả, chúng ta cần phải nhớ rằng Thiên Chúa tạo ra chúng ta để sáng tạo chứ không phải chỉ là những người làm hiệu quả (tất nhiên cả hai không loại trừ lẫn nhau). Chúa sáng tạo, đó là nền tảng cho biết Ngài là ai. Vì thế chúng ta, mang hình ảnh của Ngài, cũng sáng tạo. Khi chúng ta sáng tạo, chúng ta đang thể hiện hình ảnh Chúa.

Chúng ta được tạo nên để sáng tạo.

Chúng ta được tạo nên để sáng tạo.

Thờ phượng Chúa bằng sự sáng tạo mở rộng tới tất cả lĩnh vực trong cuộc sống và tôi tin chắc chúng ta về bản chất tự nhiên đều sáng tạo. Sáng tạo không chỉ là tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Nó mở rộng đến mọi lĩnh vực mà bạn khiến nó trở nên tốt hơn, đẹp hơn.

Đừng dừng việc thờ phượng một chút nào để tìm kiếm sự sáng tạo trong bản thân mà hãy thờ phượng bằng cách trở nên sáng tạo.

Thờ phượng bằng cách vui chơi

Bạn đang chụp một bức ảnh? Bạn có thể nhìn thấy quả cầu tuyết đang lăn không? Một khi bạn hiểu thờ phượng là gì, bạn có thể nhanh chóng lấp đầy 10,080 phút trong tuần bằng những hoạt động thú vị của sự thờ phượng. Thậm chí thể thao, sở thích cá nhân, trong luyện tập thể dục hay chỉ đơn giản là cười với bạn bè cũng có thể là cách khẳng định giá trị của Chúa.

Hãy thờ phượng Chúa với hết tấm lòng trong tất cả mọi việc.

Hãy thờ phượng Chúa với hết tấm lòng trong tất cả mọi việc.

Hãy cười, ví dụ vậy. Bạn có từng nghĩ cười là một hoạt động thuộc linh không? Tất nhiên, nó phụ thuộc vào điều khiến bạn cười. Có nhiều suy nghĩ tội lỗi có thể khiến một người bật cười. Nhưng cười chính nó là một điều tốt. Không chỉ là một điều trung lập – không sai không đúng – nhưng một phản ánh thực tế về Chúa.

Hãy nghĩ về nó, cười tốt cho bạn. Những lợi ích về tinh thần và thể chất đã được ghi nhận. Cười là một phần của sự sáng tạo của Chúa. Và điều đó áp dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chúa muốn chúng ta thưởng thức món quà sáng tạo của Ngài và khi chúng ta thưởng thức nó đúng cách, chúng ta dâng sự vinh hiển cho Đấng Sáng tạo.

Chúa dựng nên chúng ta có thể chạy, bơi, đi bộ, làm việc, ăn, hát, viết, vẽ, cười. Đó đều là những món quà. Khi chúng ta không sử dụng chúng (nhiều như chúng ta có thể), chúng ta đã thất bại trong việc tôn vinh Đấng Tạo Hóa của chúng ta. Khi chúng ta sử dụng chúng và hưởng thụ chúng, chúng ta loan báo với cả thế giới và chính chúng ta và với Chúa rằng Ngài thực sự là Cha tốt lành như Ngài đã nói về Ngài. Nhưng chúng ta phải sử dụng chúng theo cách mà Chúa đã thiết kế. Nếu không, những món quà đó có thể đánh cắp niềm vui và phát hủy tâm hồn của chúng ta. Tệ hơn cả, chúng ta không thể dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời.

Preston Sprinkle

Theo Relevant Magazine
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like