Đức Chúa Jêsus đã phải chịu đựng những lời sỉ nhục và chế giễu để âm thầm bước theo con đường khổ nạn. Con đường này không phải là sự thử thách đối với Ngài mà là con đường đảm bảo sự cứu rỗi cho chúng ta.
Lu-ca 23:1-12
1 Cả Hội đồng đứng dậy giải Ngài đến trước Phi-lát. 2 Họ bắt đầu tố cáo Ngài rằng: “Chúng tôi đã phát hiện người nầy xúi giục dân chúng nổi loạn, ngăn cấm chúng tôi nộp thuế cho Sê-sa, và xưng mình là Đấng Christ, là Vua.” 3 Phi-lát tra gạn Ngài: “Ngươi có phải là vua dân Do Thái không?” Đức Chúa Jêsus đáp: “Chính ngươi đã nói thế.” 4 Phi-lát nói với các thầy tế lễ cả và dân chúng: “Ta không thấy người nầy có tội gì.” 5 Nhưng họ cứ một mực nói: “Người nầy kích động dân chúng, giảng dạy khắp miền Giu-đê, bắt đầu từ miền Ga-li-lê cho đến tận nơi nầy.” 6 Khi nghe điều ấy, Phi-lát hỏi xem Ngài có thật là người Ga-li-lê chăng. 7 Khi biết được Ngài thuộc thẩm quyền của Hê-rốt, Phi-lát cho giải Ngài đến Hê-rốt, lúc ấy đang có mặt tại thành Giê-ru-sa-lem. 8 Hê-rốt thấy Đức Chúa Jêsus thì mừng lắm, vì lâu nay vua đã nghe nói về Ngài và mong gặp Ngài với hi vọng được xem Ngài làm phép lạ. 9 Vì thế, vua gạn hỏi Ngài nhiều câu, nhưng Ngài không trả lời gì cả. 10 Các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo đứng gần đó tố cáo Ngài kịch liệt. 11 Hê-rốt và quân lính khinh bỉ và chế giễu Ngài, mặc cho Ngài một chiếc áo sặc sỡ rồi giải giao Ngài cho Phi-lát. 12 Trước kia, Phi-lát và Hê-rốt thù hiềm nhau, nhưng trong ngày ấy họ trở nên bạn hữu.
Suy ngẫm và hiểu
Các lãnh đạo Do Thái, những kẻ không có thẩm quyền để xử tử dân chúng, đã giải Đức Chúa Jêsus đến Phi-lát để xử.Phi-lát biết Đức Chúa Jêsus vô tội, nhưng đã không thể thắng thế hơn lời tố cáo của người Do Thái và vì thế đã giao Ngài cho Hê-rốt (c.1-7).Trước đây, Hê-rốt đã từng tò mò về Đức Chúa Jêsus, thậm chí sợ hãi và muốn giết Ngài (9:7; 13:31).Lần này, khi thấy Đức Chúa Jêsus, ông ta đã quan tâm đến Ngài, nhưng chỉ liên quan đến việc Ngài có thể thực hiện các dấu lạ. Giống như Phi-lát, Hê-rốt cũng không tìm thấy điều gì để kết tội Đức Chúa Jêsus, và vì thế lại giao lại Đức Chúa Jêsus cho Phi-lát. Thật đáng thương, cả Phi-lát và Hê-rốt đều không được cứu rỗi, ngay cả khi họ có Đấng Cứu Thế ngay trước mặt mình (c.8-12).
Đức Chúa Jêsus là Đấng như thế nào?
C.2-4, 11 Đức Chúa Jêsus đã không phủ nhận câu hỏi của Phi-lát :“Ngươi có phải là Vua dân Do Thái không?”, nhưng đã đưa ra một câu trả lời có từ trước đó. Đức Chúa Jêsus là Vua dân Do Thái, nhưng không phải là một vị vua về mặt “chính trị”, như đám đông mà Phi-lát hình dung và đang chất vấn. Đức Chúa Jêsus là “Cứu Chúa”, là Đấng sẽ cứu thế gian này thông qua sự chết của và sự sống lại của Ngài.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
C.12 Những kẻ quyền lực gian ác luôn sẵn sàng đoàn kết lại để coi thường chân lý và nước Trời. Chúng cũng luôn sẵn sàng đi theo những cách riêng của chúngvà trở thành kẻ thù thực hiện những mong muốn và tham vọng riêng của mình. Chúng ta đang thân thiết với ai (điều gì) và chúng ta đang giữ khoảng cách với ai (điều gì)? Điều này tạo nên “chúng ta của ngày hôm nay” và “chúng ta của ngày mai”
Tham khảo
23:1-5 Chỉ người La Mã mới có thể xử tử một người (Giăng 18:31), cho nên Hội đồng Công luận đã giải Đức Chúa Jêsus đến Phi-lát. Bấy giờ, những lời buộc tội được thay đổi từ (“phạm thượng”) tôn giáo sang chính trị (23:2). 23:3 Phớt lờ hai lời buộc tội đầu tiên, Phi-lát tập trung vào lời buộc tội thứ ba và hỏi: “Ngươi có phải là Vua dân Do Thái không?” Đức Chúa Jêsus trả lời: Chính ngươi đã nói thế lặp lại câu trả lời trước đó của Ngài.
23:4-5 Những câu này chỉ có ở trong sách Lu-ca và nhấn mạnh sự vô tội của Đức Chúa Jêsus. Bản án của Phi-lát là ta không tìm thấy tội được lặp lại trong c.14-16 và 22.Họ.Các thầy tế lễ cả và đám đông.23:9 Đức Chúa Jêsus không trả lời gì cả.Sự im lặng của Đức Chúa Jêsus ứng nghiệm Ê-sai 53:7.Sự im lặng đó quy thẳng trách nhiệm về sự chết của Ngài cho những kẻ tố cáo Ngài.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp chúng con không dại dột qua việc bị mù lòa bởi sự tham lam và việc chối bỏ Ngài và chân lý.
Đọc Kinh Thánh trong năm: Ô-sê 4-7