Home Dưỡng Linh Ngày 11 – Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời

Ngày 11 – Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời

by SU Việt Nam
30 đọc

Đức Chúa Jêsus, Đấng đã xuất hiện khi Giăng ra khỏi sách Lu-ca, chịu báp-têm bằng Đức Thánh Linh và được xác nhận từ trời là Con Đức Chúa Trời.

Lu-ca 3:18-38 

18 Giăng cũng dùng nhiều lời khuyên bảo khác mà rao giảng Tin Lành cho dân chúng. 19 Nhưng khi Hê-rốt, vua chư hầu, bị Giăng quở trách về việc lấy Hê-rô-đia, vợ của em mình, và về tất cả các tội ác vua đã làm 20 thì vua lại phạm thêm một tội ác nữa, là bỏ tù Giăng.

21 Khi tất cả dân chúng đều chịu báp-têm, Đức Chúa Jêsus cũng chịu báp-têm. Lúc Ngài đang cầu nguyện thì trời mở ra, 22 và Đức Thánh Linh ngự xuống trong hình thể giống như chim bồ câu đậu trên Ngài; lại có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta hoàn toàn!”

23 Đức Chúa Jêsus bắt đầu chức vụ khi Ngài độ ba mươi tuổi. Theo người ta tin thì Ngài là con Giô-sép, Giô-sép con Hê-li, 24 Hê-li con Mát-tát, Mát-tát con Lê-vi, Lê-vi con Mên-chi, Mên-chi con Gia-nê, Gia-nê con Giô-sép, 25 Giô-sép con Ma-ta-thia, Ma-ta-thia con A-mốt, A-mốt con Na-hum, Na-hum con Ếch-li, Ếch-li con Na-ghê, 26 Na-ghê con Ma-át, Ma-át con Ma-ta-thia, Ma-ta-thia con Sê-mê-in, Sê-mê-in con Giô-sếch, Giô-sếch con Giô-đa, 27 Giô-đa con Giô-a-nan, Giô-a-nan con Rê-sa, Rê-sa con Xô-rô-ba-bên, Xô-rô-ba-bên con Sa-la-thi-ên, Sa-la-thi-ên con Nê-ri, 28 Nê-ri con Mên-chi, Mên-chi con A-đi, A-đi con Cô-sam, Cô-sam con Ên-ma-đan, Ên-ma-đan con Ê-rơ, 29 Ê-rơ con Giô-suê, Giô-suê con Ê-li-ê-se, Ê-li-ê-se con Giô-rim, Giô-rim con Mát-thát, Mát-thát con Lê-vi, 30 Lê-vi con Si-mê-ôn, Si-mê-ôn con Giu-đa, Giu-đa con Giô-sép, Giô-sép con Giô-nam, Giô-nam con Ê-li-a-kim, Ê-li-a-kim con Mê-lê-a, 31 Mê-lê-a con Men-na, Men-na con Mát-ta-tha, Mát-ta-tha con Na-than, Na-than con Đa-vít, 32 Đa-vít con Gie-sê, Gie-sê con Ô-bết, Ô-bết con Bô-ô, Bô-ô con Sa-la, Sa-la con Na-ách-son, Na-ách-son con A-mi-na-đáp, 33 A-mi-na-đáp con Át-min, Át-min con A-rơ-ni, A-rơ-ni con Ếch-rôm, Ếch-rôm con Pha-rê, Pha-rê con Giu-đa, 34 Giu-đa con Gia-cốp, Gia-cốp con Y-sác, Y-sác con Áp-ra-ham, Áp-ra-ham con Tha-rê, Tha-rê con Na-cô, 35 Na-cô con Sê-rúc, Sê-rúc con Rê-hu, Rê-hu con Bê-léc, Bê-léc con Hê-be, Hê-be con Sa-la, 36 Sa-la con Cai-nam, Cai-nam con A-bác-sát, A-bác-sát con Sem, Sem con Nô-ê, Nô-ê con Lê-méc, 37 Lê-méc con Mê-tu-sê-la, Mê-tu-sê-la con Hê-nóc, Hê-nóc con Giê-rệt, Giê-rệt con Ma-ha-la-ên, Ma-ha-la-ên con Kê-nan, 38 Kê-nan con Ê-nót, Ê-nót con Sết, Sết con A-đam, A-đam con Đức Chúa Trời.

Suy ngẫm và hiểu                                               

Phép báp-têm về sự ăn năn mà Giăng đã rao giảng không được mọi người tiếp nhận một cách vui vẻ. Hê-rốt, người đặc biệt khó chịu về sự quở trách của Giăng, đã tống giam ông vì điều đó (c.18-20). Lu-ca ký thuật lại phép báp-têm của Đức Chúa Jêsus ngay sau sự việc này để nhấn mạnh thực tế là vai trò của chính ông đã chuẩn bị cho chức vụ của Đức Chúa Jêsus (c.18-21a).

Khi Đức Chúa Jêsus chịu báp-têm và cầu nguyện, Đức Chúa Trời đã xác nhận từ trời rằng Đức Chúa Jêsus là Con Ngài. Qua gia phổ của Đức Chúa Jêsus, Lu-ca đã xác nhận, chính Đức Chúa Jêsus là Đấng Mê-si-a, Đấng đã đến thế gian này qua dòng dõi Đa-vít (c.21b-28).

Đức Chúa Jêsus là Đấng như thế nào?

C.21 Mặc dù Đức Chúa Jêsus là Đấng Mê-si-a, nhưng Ngài tự đặt mình trong cùng hoàn cảnh với tội nhân bằng việc chịu báp-têm. Ngài đã làm điều này như một dấu hiệu của sự thuận phục của Ngài đối với chức vụ Ngài cứu tội nhân. Ngoài ra, để bày tỏ rằng đời sống của Ngài phải là đời sống cầu nguyện phụ thuộc và phục tùng Đức Chúa Trời, cầu nguyện là hành động công khai đầu tiên của Đức Chúa Jêsus. Là những môn đồ của Đức Chúa Jêsus, chúng ta có dành ưu tiên cho lời cầu nguyện khiêm nhường như thế không?

C.21-22 Khi Đức Chúa Jêsus chịu báp-têm, các tầng trời mở ra và Đức Thánh Linh ngự xuống dưới hình dạng chim bồ câu. Điều này cho thấy Đức Chúa Jêsus là Đấng Mê-si-a đã được hứa ban, Đấng sẽ mang tới một kỷ nguyên sáng tạo mới. (Chúng ta có thể nhớ lại rằng sau cơn lụt, chính một con chim bồ câu đã báo một thời đại mới (Sáng Thế Ký 8:11), (Ê-sai 11:1-2; 42:2-3; 61:1-2)). Hơn nữa, khi giọng nói từ trời công bố rằng Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, điều đó cũng lập Đức Chúa Jêsus làm Vua của nước Trời (Thi Thiên 2:7) và Ngài đã đến là một người đầy tớ chịu khổ (Ê-sai 42:1), Đấng sẽ cứu dân Ngài.

Tham khảo   

3:18-20 Giăng rao giảng Tin Lành (“Phúc Âm”), cho thấy rằng ông khác biệt so với các tiên tri trong Cựu Ước vì ông là người đầu tiên rao giảng Tin Lành về nước Trời (xem 16:16).

3:23 Nếu Đức Chúa Jêsus đã sinh ra vào một lúc nào đó trước sự băng hà của Hê-rốt Đại Đế vào năm 4 TCN (so sánh với Ma-thi-ơ 2:16) và bắt đầu chức vụ của Ngài năm 28 SCN (xem 3:1), thì Ngài có lẽ khoảng 30 tuổi (hoặc bắt đầu tuổi 30).

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin hãy giúp chúng con lắng nghe kỹ lời quở trách của Ngài, để chúng con có thể luôn hướng về Ngài và tiếp nhận Ngài.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Sáng Thế Ký 34-36

Bình Luận:

You may also like