Home Dưỡng Linh Mạnh Sức Trong Chúa – Phần 12: Mạnh sức trong Chúa qua sự trông đợi

Mạnh Sức Trong Chúa – Phần 12: Mạnh sức trong Chúa qua sự trông đợi

by AdrianChua
30 đọc

Thi Thiên 27:4 đã chép rằng:

“4Tôi đã xin Đức Giê-hô-va một điều, và sẽ tìm kiếm điều ấy!

 Ấy là tôi muốn trọn đời được ở trong nhà Đức Giê-hô-va,

 Để nhìn xem sự tốt đẹp của Đức Giê-hô-va,

 Và cầu hỏi trong đền của Ngài”.

Là một vị vua, Đa-vít có tất cả mọi thứ để vui thích và muốn nhận được sự chú ý của mọi người, nhưng có một điều cần ưu tiên trong cuộc sống của ông, là vui thích sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

 Thi Thiên 16: 8 chép rằng:

“8 Tôi hằng để Đức Giê-hô-va đứng ở trước mặt tôi;

 Tôi chẳng hề bị rúng động, vì Ngài ở bên hữu tôi”.

Câu Kinh Thánh này nhấn mạnh thêm rằng Đa-vít đã liên tục nhận thức sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Dường như một trong những chìa khóa quan trọng mà Đa-vít học được là để mạnh sức mình trong Chúa thì ông cần tận hưởng và nghỉ ngơi trong sự hiện diện của Chúa.

Hiệp một với Chúa

Ê-sai 40: 30-31 có chép:

“30 Những kẻ trai trẻ cũng phải mòn mỏi mệt nhọc, người trai tráng cũng phải vấp ngã. 31 Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi”.

Câunày cho chúng ta thấy sự tương phản giữa điểm yếu của con người và sức mạnh của Đức Chúa Trời, và nó sử dụng người nam mạnh mẽ nhất để nhấn mạnh. Các cậu trai và người trai tráng đang ở trong giai đoạn tốt nhất về thể chất; là biểu tượng của sức mạnh và sức sống. Tuy nhiên, mức năng lượng của những chàng trai trẻ này cũng có những hạn chế và không phải là vô hạn. Chúng ta sẽ thấy rằng những người này cũng sẽ trở nên mòn mỏi, mệt nhọc và rồi cũng sẻ phải vấp ngã.

Ngược lại, “28 Ngươi không biết sao, không nghe sao? Đức Chúa Trời hằng sống, là Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các đầu cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt; sự khôn ngoan Ngài không thể dò (Ê-sai 40: 28). Thông điệp rất rõ ràng. Con người, lúc mạnh nhất, vẫn sẽ yếu đuối và chúng ta cần hiểu rằng điểm yếu về thể chất này chỉ ra điểm yếu về tinh thần, điểm yếu tinh thần của con người thuộc linh trong chúng ta.

Từ ‘trông đợi” mang các định nghĩa khác nhau khi truy về nguồn gốc của nó. Trong tiếng Do Thái, nó có nghĩa là “cùng hợp nhất với Chúa”, đề cập đến sự hiệp lại nơi chúng ta được nên một với Ngài. Nó thể hiện sự hợp nhất. Là để cho tâm hồn của chúng ta hòa quyện với Thánh linh của Đức Chúa Trời đến mức cho phép sự sống của Chúa cai trị hoàn toàn trong tâm hồn chúng ta, rằng Thánh linh của Đức Chúa Trời có thể được hình thành đầy đủ trong chúng ta và chúng ta có thể được lấp đầy bởi Ngài.

Sức mới hay Bãi bỏ

Một từ khác mà chúng ta muốn xem xét cẩn thận là từ “Sức mới”. Từ này trong tiếng Do Thái có một số ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩa đầu tiên là ‘bãi bỏ’, và đó là phần đầu tiên của những gì Đức Chúa Trời làm với chúng ta khi chúng ta trông đợi Ngài. Ngài xóa bỏ các thần tượng và tất cả những ham muốn không phù hợp trong cuộc sống của chúng ta. Ngài xóa bỏ, Ngài thanh tẩy, Ngài phá vỡ tất cả những điều trong cuộc sống của chúng ta cần phải phá bỏ khi chúng ta trông đợi và hợp nhất với Ngài.

Vì lý do đó, nếu chúng ta không sống ngay chính hoặc không tuân theo ý muốn của Ngài, chúng ta sẽ rất khó để ở một mình và bình thản sống trong Chúa. Vì bất cứ khi nào chúng ta im lặng, tiếng nói của lương tâm chúng ta trở nên quá lớn, vượt sức chịu đựng và làm khổ chúng ta. Mặt khác, người công chính và tin kính sẽ được hưởng vẻ đẹp khi ở riêng, nhận thức và vui thích trước sự hiện diện của Ngài. Khi chúng ta chờ đợi Đức Chúa Trời, Thánh linh Ngài sẽ xóa bỏ mọi sự bất an và lương tâm tội lỗi trong chúng ta, khiến chúng ta trở nên dũng cảm và mạnh mẽ trong tâm linh.

Ban đầu, khi chúng ta rèn luyện chính mình để trông đợi Chúa, chúng ta có thể cảm thấy tất cả những gì ở trong chúng ta rất tối tăm và khó chịu; chúng ta thậm chí có thể cảm thấy xấu hổ khi đến trước Chúa. Nhưng đó là lý do tại sao chúng ta cần chờ đợi Chúa để chúng ta có thể nghỉ ngơi trong tình yêu tuyệt vời của Ngài và tin tưởng vào ánh sáng của Ngài để xua đuổi tất cả bóng tối trong chúng ta, vì bóng tối không bao giờ tự nó là một vật chất, nó chỉ là sự thiếu đi ánh sáng. Khi chúng ta hợp nhất với Ngài trong sự trông đợi, ánh sáng của Ngài sẽ từ từ nhưng cuối cùng sẽ xua tan mọi dấu vết của bóng tối trong trái tim và tâm trí của chúng ta. Chúng ta không thể tìm kiếm sự thân mật với Đức Chúa Trời hoặc đạt được sự nhận thức ở trong sự hiện diện của Ngài trừ khi chúng ta sẵn sàng xóa bỏ mọi sự bất chính và mọi ham muốn không tin kính và hoàn toàn từ bỏ mọi thứ để đến với ý muốn của Ngài.

Kỷ luật để ở riêng là sức mạnh của tâm hồn công bình. Nếu chúng ta có sức mạnh nội tâm ở bên trong chúng ta, chúng ta sẽ biết cách ở một mình, chúng ta sẽ không sợ nếu mọi người từ chối chúng ta hoặc làm tổn thương chúng ta, vì chúng ta sẽ có khả năng phục hồi cảm xúc từ Chúa.

Sức mới  – Sự trao đổi thiêng liêng

Một ý nghĩa khác của từ “sức mới” trong tiếng Do Thái là từ trao đổi. Nó không phải nghĩa là làm mới hay khôi phục, thay vào đó, mà là một sự trao đổi điểm yếu của chúng ta để lấy sức mạnh của Chúa. Đó là lý do tại sao Kinh Thánh hứa với chúng ta “chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi”. Đó là bởi vì, khi chúng ta gắn kết với Thánh Linh của Chúa, chúng ta không cần phải tiếp tục với sức mạnh của chính mình, chúng ta trao đổi những khuyết điểm của mình để lấy sức mạnh của Ngài. Chúng ta trao đổi tất cả những hạn chế của chúng đổi lấy sức mạnh vô biên của Ngài. Sự trao đổi này truyền tải một chất kích thích và năng lượng mới vào cuộc sống của chúng ta, cho phép chúng ta tiến lên với sức sống mới.

Với sức mạnh thiêng liêng đó, cho quyền chúng ta đối mặt với những khó khăn hàng ngày của cuộc sống, mạnh sức những người trẻ để vượt qua những áp lực của cuộc sống và đối phó với áp lực tại nơi làm việc. Với sức mạnh đó, người vợ có thể phục tùng chồng mặc dù chồng không yêu cô ấy như anh ta nên làm. Với sức mạnh đó, người chồng có thể yêu vợ và đánh đổi cả bản thân cho vợ, ngay cả khi cô ấy không quá đáng yêu. Với sức mạnh đó, cha mẹ có thể có sự kiên nhẫn và khôn ngoan để rèn luyện con cái họ đi bộ theo cách của Chúa. Và với sức mạnh đó, trẻ có thể đối mặt với những thử thách ở trường và vâng lời cha mẹ, ngay cả khi cha mẹ không hoàn hảo.

Chúng ta cần một sự trao đổi thiêng liêng, một loại sức mạnh mới; không phải sức mạnh thể chất của những người trai trẻ, không phải sức mạnh thể chất của những chàng trai tráng mà là một sức mạnh đổi mới từ Đức Chúa Trời. Hãy cùng học cách trông đợi Ngài để trải nghiệm sự trao đổi thiêng liêng để thực sự chúng ta có thể cất cánh bay cao như chim ưng để tôn vinh Đức Chúa Trời của chúng ta!.

 Dịch: Hoàng Gia

Nguồn: Arian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like