Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-22)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-22)

by Hong An
30 đọc

Cơ Đốc Nhân và Ch Nghĩa Bài Do Thái
Trong suốt gần 2000 năm qua, Giáo hội chưa bao giờ coi Giê-ru-sa-lem là Thủ đô của Cơ đốc giáo. Thay vào đó, Rome trở thành trung tâm của Giáo hội phương Tây, Constantinople là trung tâm của phương Đông, Moscow là trung tâm của Chính thống giáo Nga, Canterbury là trung tâm của Giáo hội Anh, có lẽ Wittenberg là trung tâm của Luther và Geneva là trung tâm của Hội đồng Giáo hội Thế giới, nhưng KHÔNG phải Giê-ru-sa-lem, vì vai trò của nó được xem là đã kết thúc. Vùng Đất Thánh và Giê-ru-sa-lem đã bị chinh phục bởi cuộc thập tự chinh thời Trung cổ. Như vậy, việc thiết lập Đế chế Cơ đốc giáo 200 năm của họ ở vùng Đất Thánh là không hề có một lý do thần học nào cả. Họ chỉ muốn biến vùng Đất Thánh và Giê-ru-sa-lem trở nên có thể tiếp cận được cho những Cơ Đốc nhân hành hương từ châu Âu, đến thăm nơi gọi là ‘Vùng Đất Thánh’, là nơi những hội thánh được thiết lập trong những kỷ nguyên đầu của Cơ đốc giáo. Vì trong hàng trăm năm, Giáo hội đã dạy rằng vai trò của Y-sơ-ra-ên, người Do Thái, vùng Đất Hứa, thành phố Giê-ru-sa-lem đã kết thúc.

Từ lâu, Giáo hội đã dạy rằng chính họ đã thay thế Y-sơ-ra-ên với tư cách là những người được chọn của Chúa. ‘Vùng Đất Hứa’ trở thành ‘Thiên Đàng’ trong khi Giê-ru-sa-lem trở thành ‘Giê-ru-sa-lem trên trời’, và người Do Thái, những người được Chúa chọn trở thành ‘Giáo hội’. Y-sơ-ra-ên đánh mất vị trí đặc biệt đó bởi vì phần lớn người Do Thái đã nói ‘KHÔNG’ với Chúa Jesus. Người ta tuyên bố rằng Giáo hội đã thưa ‘VÂNG’ với Chúa Jesus, vì vậy bây giờ Giáo hội là những người được chọn của Đức Chúa Trời. Trong nhiều thế kỷ, đây là lập trường thần học của Giáo hội, và nó đã dẫn đến một bầu không khí ở các quốc gia và dân tộc áp dụng Cơ đốc giáo, trong đó hàng triệu người Do Thái có thể bị giết chết hết lần này đến lần khác. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn sự giảng dạy về người Do Thái, Y-sơ-ra-ên và Giáo hội trong Tân Ước. Cố tiến sĩ Derek Prince đã dạy chúng ta những điều tuyệt vời trong cuốn sách của ông: ‘Vận Mệnh Tiên Tri’ về những câu hỏi như: “Y-sơ-ra-ên Là Ai?” và “Giáo Hội Là Ai?”

T ‘Người Do Thái’ trong Tân Ước

Từ ‘Người Do Thái’ xuất hiện gần 200 lần trong Tân Ước. Và nó luôn có nghĩa là một thành viên của quốc gia Y-sơ-ra-ên, của chủng tộc Do Thái. Từ ‘Do Thái’ có nguồn gốc từ ‘Giu-đa’, một trong những bộ tộc của Y-sơ-ra-ên. Nó có nghĩa là ‘Khen Ngợi’ hoặc ‘Tạ Ơn’. Như vậy, từ ‘Người Do Thái’ có nghĩa là ‘người đang ca tụng Chúa’. Nơi duy nhất trong Tân Ước mà Phao-lô sử dụng từ ‘Do Thái’ theo nghĩa hơi hạn chế là trong Rô-ma 2:28-29: “…Vì một người chỉ bề ngoài là người Do Thái thì không phải là người Do Thái thật, còn sự cắt bì về mặt thể xác bên ngoài thì không phải là sự cắt bì thật. Nhưng một người bên trong là người Do Thái mới thực là người Do Thái; sự cắt bì thật phát xuất từ tấm lòng, bởi Thánh Linh, chứ không theo chữ nghĩa. Một người như vậy sẽ được khen ngợi, không phải từ loài người, mà từ Đức Chúa Trời…” Ở đây, Phao-lô đang dùng lối chơi chữ của từ ‘Do Thái’. Ông có ý muốn nói chỉ có vẻ bề ngoài là người Do Thái thôi là chưa đủ. Một người Do Thái thật phải có tình trạng bên trong của tấm lòng khiến người đó ca ngợi Đức Chúa Trời, và điều đó khiến họ được Chúa khen ngợi. ‘Cơ Đốc Nhân’ cũng tương tự như vậy thôi. Một người bề ngoài có thể là thành viên của một Giáo hội Cơ đốc, được báp-têm khi còn nhỏ, đã tuyên xưng đức tin và trải qua tất cả các nghi lễ của Giáo hội, nhưng nếu bạn không sống theo điều được mong đợi, hoặc thậm chí không có đức tin Cơ đốc cá nhân, bạn không phải là ‘Cơ Đốc Nhân’ theo đúng nghĩa của từ này. Có lẽ Giăng cũng đã sử dụng từ ‘Do Thái’ theo cùng một nghĩa đó trong Khi Huyn 2:93:9: “…những kẻ tự xưng là người Do Thái mà thật sự không phải…” Trong gần 200 lần từ ‘Người Do Thái’ được sử dụng trong Tân Ước đó, không hề có một gợi ý nào về sự một áp dụng mở rộng rằng ‘Người Do Thái’ là tất cả những người có mối liên hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời qua Chúa Jesus Christ. Cách sử dụng mở rộng này của từ ‘Người Do Thái’ đơn giản là không được tìm thấy trong Kinh Thánh.

NGƯỜI DO THÁI là NGƯỜI DO THÁI! Điều này là bởi vì bề ngoài người đó là dòng dõi thể chất của Áp-ra-ham, và hy vọng bề trong của họ cũng nhờ phép cắt bì của tấm lòng, nghĩa là đức tin và sự trung tín thực sự.
(Còn tiếp…)

Giáo s
ĩ Willem J. J. Glashouwer
Ch
tch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quc tế
Ch
tch danh d Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên D
ch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quc Tế

https://www.facebook.com/C%C6%A1-%C4%90%E1%BB%91c-Nh%C3%A2n-V%C3%AC-Israel-Qu%E1%BB%91c-T%E1%BA%BF-108022747211273/photos/a.120082816005266/564836548196555

Bình Luận:

You may also like