Home Chuyên Đề Dấu Hiệu Nhận Biết Con Bạn Đang Mắc Trầm Cảm Và Cách Hỗ Trợ Con Vượt Qua

Dấu Hiệu Nhận Biết Con Bạn Đang Mắc Trầm Cảm Và Cách Hỗ Trợ Con Vượt Qua

by Hongan Doan
30 đọc

Mới đây trong một bộ phim hàn quốc “Chuyện đời bác sĩ”, nữ chính là một học bá luôn đạt thủ khoa từ nhỏ đến lớn, trở thành một bác sĩ trong những bệnh viện hàng đầu Hàn Quốc. Cho đến một ngày cô chán nản trở về sau khi được khám và điều trị tâm lý cô quyết định nghỉ làm, nhưng khi trở về nhà và thông báo cho mẹ, nhưng người mẹ nghĩ rằng cô chỉ bị áp lực  đơn thuần là vì cấp trên la mắng thôi nên bà đã cố gắng khuyên nhủ cô “ai đi làm không bị mắng”. Cô con gái sau những ngày tháng dài chịu đè nén cảm xúc, trở về nhà và chỉ muốn nói với mẹ “con bị trầm cảm. Nhưng trong hoàn cảnh đó người mẹ chỉ nghĩ đơn giản rằng con gái muốn né tránh nên mới tìm cách nói như vậy, một cô con gái xuất sắc luôn đạt thành tích tốt từ nhỏ đến lớn thì làm sao có thể trầm cảm được, tức giận với thái độ của con nên mẹ đã mắng con gái: “nếu như cả Hàn Quốc bị trầm cảm thì con vẫn không thể bị trầm cảm được.” Con gái hụt hẫn thất vọng và đau đớn hét lên những cảm nhận của mình:  “tại sao con đã sống cuộc đời của mẹ nhưng không thể tự ý bị ốm?”Con gái đã không nhận được sự thấu hiểu từ mẹ và bỏ đi, cho đến khi mẹ nhìn thấy gói thuốc lớn trong phòng con thì lúc này mới nhận ra con mình bị trầm cảm thật, người mẹ đã bật khóc đau đớn. Mẹ khóc không phải vì vừa mới cải vả cùng con, nhưng khóc vì đã không tin sự thật mà con nói và nghĩ đến những ngày tháng cô đơn con gái phải vật lộn với trầm cảm mà mình không hề hay biết đến. Có lẽ nỗi đau đó còn đau hơn nỗi đau của sự thất vọng nếu như con không được thành tích tốt. Sau cùng người mẹ đã nhắn tin cho con gái: “so với một đứa con hoàn hảo mẹ muốn một đứa con khoẻ mạnh hơn.”

Phải chăng là cha mẹ chúng ta cũng mắc sai lầm như vậy với con mình? Phải chăng chúng ta đã từng thờ ơ với những áp lực tâm lý trong con, và nhiều lần chúng ta đặt sự kỳ vọng ở một đứa con hoàn hảo trở thành những gánh nặng chất lên vai con? Phải chăng đôi vai nhỏ gầy của con lại phải gánh vác ước mơ dang dở chưa hoàn thành của cha mẹ? 

Dưới đây là mười điều cha mẹ không nên chủ quan với những dấu hiệu của chứng trầm cảm ở trẻ:

  1. Trẻ luôn trong trạng thái buồn chán, suy nghĩ tiêu cực và bi quan
  2. Trẻ mệt mỏi, ủ rủ, không có sức sống, thường cố tránh các hoạt động tập thể
  3. Trẻ thường xuyên đau đầu, ù tai, mất ngủ, ngủ không sâu giấc
  4. Trẻ hay mất tập trung, không có hứng thú với các hoạt động ngoài trời
  5. Trẻ luôn cảm thấy chán ghét xung quanh, luôn cảm thấy bị mọi người xa lánh bỏ rơi, hay những suy nghĩ liên tục về cái chết hoặc ý tưởng kế hoạch để tự tử
  6. Trẻ thường xuyên cáu gắt, phản kháng, chống đối hoặc kích động quá mức đối với việc xảy ra
  7. Trẻ có những hành vi tự làm tổn thương bản thân hoặc người xung quanh
  8. Trẻ chán ăn, thiếu năng lượng, khí sắc trầm buồn

Mình đã từng bị rơi vào trầm cảm trong những năm học cấp hai, vào thời điểm đó mình bị rơi vào khủng hoảng chưa thích ứng với sự thay đổi cách giáo dục của cấp I và cấp II, không có bạn bè và cô đơn khi trở về nhà vì ba mẹ quá bận công việc, áp lực không thể đáp ứng sự kỳ vọng thành tích học tập của mẹ. Mình đã rơi vào trầm cảm, tự cô lập bản thân, luôn trong tình trạng bi quan và mệt mỏi, kết quả học tập cũng bị suy giảm rất nhiều. Và mình đã phải tự mình vật lộn với nỗi đau trầm cảm đó trong hơn ba năm mà ba mẹ mình không hề hay biết. Mẹ mình đã nghĩ đó là vấn đề trong tính cách của mình, chỉ đơn giản là tâm sinh lý thay đổi ở tuổi vị thành niên. 

Phải chi ba mẹ mình nhận diện được vấn đề của mình sớm hơn, có lẽ tuổi thơ mình đã không phải vật vã sống trong sự ảm đạm của trầm cảm đến hơn ba năm. Mình mong là các phụ huynh có thể nhanh nhạy với những sự thay đổi của con, đồng hành cùng con trải qua những sự khủng hoảng mà con đang không thể một mình vật lộn với những suy nghĩ tiêu cực. 

Dưới đây là năm cách để cha mẹ cơ đốc có thể hỗ trợ điều trị hoặc phòng ngừa chứng trầm cảm ở trẻ:

1- Đừng phớt lờ hoặc bỏ qua những dấu hiệu của trầm cảm ở trẻ (nhận biết những biểu hiện ở trẻ và gia đình)

Là những thân bên cạnh và chăm sóc trẻ, chắc chắn cha mẹ sẽ nhận ra những thay đổi của trẻ trong quá trình lớn lên. Có những thay đổi tích cực và cũng sẽ có những thay đổi tiêu cực, đồng hành với trẻ nghĩa là cha mẹ không phớt lờ những thay đổi tiêu cực của trẻ nhưng càng nhận biết sớm càng có cơ hội nhiều để điều hướng và giúp trẻ vượt qua cũng nhưng có nhiều thời gian hơn để đồng hành với trẻ. 

2-Củng cố sức khoẻ thể chất

sức khoẻ thể chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cảm xúc ở con người. Nếu trẻ được vận động, thể dục thể thao sẽ giúp giải phóng những cảm xúc tiêu cực. nếu cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ tránh được những sự thiếu hụt gây ra mất ngủ, căng thẳng thần kinh. Để nuôi dưỡng một đứa trẻ khoẻ mạnh về cảm xúc, trước hết cần nuôi dưỡng một đứa trẻ khoẻ mạnh về thể chất. sự phục hồi về sức khoẻ thể chất cũng là bước khởi đầu cho sự phục hồi về cảm xúc ở trẻ. Trẻ cần được đảm bảo đầy đủ về chất và tinh thần.

4-Cầu thay cho con

Nếu cha mẹ đã đọc quyển sách “năng lực trong sự cầu nguyện của cha mẹ” sẽ biết được sức mạnh trong việc cầu thay cho con. Vì cha mẹ cũng chỉ là những người không hoàn hảo đang cố để học tập và yêu con theo cách hoàn hảo nhất, nhưng không có nghĩa là không bao giờ mắc sai lầm trong việc nuôi dạy con. Vì vậy, sự cầu thay chính là bức tường lửa để bảo vệ con cũng là sức mạnh và năng lực để con vượt qua những giai đoạn của cuộc đời. 

Nếu có ai hỏi rằng mình đã vượt qua trầm cảm ở tuổi niên thiếu như thế nào, thì mình sẽ trả lời rất đơn giản: đó là năng lực trong sự cầu nguyện của mẹ mình. Là nhũng ngày tháng mẹ dốc đổ cầu nguyện cho con mà mình nhận được sự chữa lành.

5-Dạy con xây dựng niềm tin đúng đắn

Ngày nay xã hội bắt tha hoá, những sự chỉ trích, lên án trở nên phổ biến và nặng nề hơn. Trẻ phải đối mặt hàng ngày với những niềm tin hỗn độn từ xã hội và mang trong mình những mặc cảm về hình thể, suy nghĩ rằng mình vô dụng, yếu đuối, bị bỏ rơi, tẩy chay, giới tính …. Những điều đó tích tụ khiến trẻ tin rằng trẻ yếu kém và tệ hại. Tuy nhiên, nếu ở nhà trẻ được xây dựng niềm tin đúng đắn một cách mạnh mẽ như là con được tạo nên cách diệu kỳ, con làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho con, Ngài tạo nên con theo hình ảnh của Ngài, con được yêu, xứng đáng được yêu và được công nhận…. Những niềm tin đúng đắn sẽ là trù cột  vững chắc để trẻ đối diện với thế giới mà không lay động.

6-Lắng nghe trẻ

Vì trẻ được tạo nên là một cá thể riêng biệt có đặc điểm và tính cách riêng, nên cách thể hiện cũng như ứng phó với sự việc cũng rất riêng biệt. Tuy nhiên, cha mẹ thường áp đặt những suy nghĩ mong muốn của mình trên trẻ, đẩy trẻ vào thế bị áp đặt và không thể thể hiện được suy nghĩ hay cảm xúc của mình, khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt và ức chế. Cha mẹ cần làm bạn với trẻ hiểu được suy nghĩ của trẻ, học cách lắng nghe trẻ để đồng hành cùng trẻ thay vì áp đặt hay cưỡng chế trẻ. Lắng nghe không phải là trẻ có quyền làm theo tất cả các yêu cầu của trẻ, nhưng là biết được mong muốn, giá trị của cảm xúc mà trẻ đang có và hướng dẫn trẻ điều tiết cảm xúc theo hướng tích cực.

7- Thiết lập thói quen tốt cho trẻ

Trẻ cần được kỷ luật để hình thành những thói quen tốt thay thế cho những thói quen tiêu cực ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ. 

Trẻ cần được ngủ đủ giấc và đúng giờ thay vì thức quá khuya sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thần kinh. 

Thói quen đọc sách thay vì xem các thiết bị điện tử giúp trẻ mở rộng kết nối với thế giới xung quanh qua những câu chuyện những kiến thức thay vì những giới hạn trí tưởng tượng trẻ qua những video nhanh đầy màu sắc làm não trẻ mệt mỏi.

Thói quen tiếp xúc với thiên nhiên tạo vật của Chúa để giải phóng những năng lượng tiêu cực và tiếp xúc với cây cối, nắng gió, nước, cát để kích hoạt hệ miễn dịch thay thế những trò chơi mang tính chiến đấu hơn thua hay bạo lực trên máy. 

Những thói quen như nói lời tích cực và tử tế như lời cảm ơn, xin lỗi, lời chào thăm, chào tạm biệt sẽ giúp trẻ hình thành lòng biết ơn và nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực trong trẻ. 

Việc thiết lập thói quen tốt cho trẻ cần sự kỷ luật, thời gian và cha mẹ phải là gương mẫu cho con. 

6-Động viên con kết nối với bạn bè cùng đức tin

Hãy tạo ra môi trường sống tích cực và đầy đức tin cho trẻ. Trẻ bị trầm cảm thường tự thu hồi bản thân khỏi các mối quan hệ. Càng tách biệt bản thân với các mối quan hệ xung quanh, những suy nghĩ tiêu cực càng lớn dần, tình trạng trầm cảm càng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Cha mẹ cần khích lệ động viên con xây dựng mối quan hệ với những người bạn cùng đức tin, để con có thể được trò chuyện, được kết nối, được gây dựng trong đức tin và được phát triển những kỹ năng xã hội. 

7-Chăm sóc chính bản thân

Đôi khi cha mẹ quá bận rộn với cuộc sống và chăm sóc trẻ mà quên đi việc bản thân mình cũng cần được chăm sóc. Khi cha mẹ căng thẳng, mệt mỏi, kiệt quệ sẽ không thể hỗ trợ con vượt qua trầm cảm nhưng lại truyền thêm sự căng thẳng mệt mỏi đó thêm cho con. Hỗ trợ con vượt qua trầm cảm trước hết cha mẹ cần biết cách chăm sóc bản thân, điều tiết cảm xúc, xử lý căng thẳng thì mới quay sang hỗ trợ con được. Chính cha mẹ còn đang loay hoay với những nỗi đau của bản thân, thì không thể giúp đỡ người khác được, Chúng ta không thể cho người khác điều mà chúng ta không có. Chúng ta không thể chăm sóc người khác trong khi chính bản thân không đủ sức. 

8- Biết lúc nào nên gặp gỡ chuyên gia. 

Hành trình làm cha mẹ không dễ dàng và việc hỗ trợ con vượt qua giai đoạn trầm cảm lại càng khó khăn hơn nữa, đôi khi nó trở nên quá sức với cha mẹ. Cũng có những trường hợp cha mẹ không biết cách nào để giúp đỡ con, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người khác. 

Sự giúp đỡ đến từ Chúa, Ngài ban năng lực và sự khôn ngoan cho những người cầu hỏi Ngài.

Sự giúp đỡ đến từ gia đình, những người thân cận sẵn sàng chia sẻ gánh nặng và giúp đỡ một phần nào trong cuộc sống.

Sự giúp đỡ đến từ Hội Thánh, sự cầu thay của Hội Thánh, sự hướng dẫn của người lãnh đạo trong Hội Thánh giúp cha mẹ thêm lên niềm tin và những người đồng hành giúp vượt qua những giai đoạn khó khăn.

Sự giúp đỡ đến từ chuyên gia, những người có kiến thức về lĩnh vực tâm lý giúp tư vấn và hỗ trợ đưa ra những giải pháp và khai vấn cho những gì trẻ đang trải qua và cách cha mẹ giúp trẻ vượt qua. 

Khi cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác sẽ dần mở ra, quan trọng là bạn có nhìn về hướng cánh cửa đang mở hay không. Nếu như mọi việc quá khó khăn, bế tắc thì bạn cần nhớ rằng Chúa luôn mở những con đường mới, có thể qua sự giúp đỡ từ những người xung quanh bạn thay vì cứ cố gắng đến kiệt quệ giữ mọi việc một mình mình để giải quyết. Hãy biết lúc nào bạn cần gặp gỡ chuyên gia.

Mong rằng cha mẹ sẽ tìm được phương cách hỗ trợ con vượt qua trầm cảm một cách phù hợp với trẻ nhất. 

Hongan Doan

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like