Albert Einstein nói trực giác là một “món quà thiêng liêng”, vậy món quà ấy là gì nếu không phải là phép lạ mà Đấng Sáng tạo đã ban cho những người có một sứ mệnh đặc biệt? Chính Chúa Giê-su là Đấng đã làm hàng loạt phép lạ phi thường nhất để báo cho chúng ta biết Người là ai …
Phép lạ là gì?
“Phép màu”, hoặc “phép lạ”, là gì (What does it mean “miracle”)? Từ điển Merriam-Webster trả lời: “một sự kiện phi thường biểu lộ sự can thiệp thần thánh trong những vụ việc của con người” (an extraordinary event manifesting divine intervention in human affairs)[1].
Vậy, nếu chúng ta tin vào một phép lạ nào đó mà chúng ta chứng kiến nhưng không thể giải thích được thì niềm tin đó không phải là mê tín, mà đơn giản là tôn trọng sự thật khách quan. Đó là thái độ của những người có đầu óc khoa học thực sự, vì tiêu chí cơ bản của khoa học là trung thực phản ánh sự thật khách quan. Trong khi đó, có những người hễ cứ nghe thấy một chuyện lạ, trái với những nguyên lý vật lý mà họ đã biết, là vội vàng gạt bỏ, không chịu tìm hiểu, thậm chí quy kết phép lạ là bịa đặt. Những người này thường tự phụ cho mình là giỏi, nhưng thực ra là dốt, vì chính Định lý Bất toàn của Kurt Gödel đã gợi ý cho triết học và khoa học nhận thức một nguyên lý cơ bản, rằng luôn luôn tồn tại những sự thật nằm bên ngoài thế giới các sự kiện có thể giải thích được. Chính Gödel đã tuyên bố:
“Không thể giải thích mọi thứ được” (To explain everything is impossible!)[2].
Và “ông vua của khoa học” là Albert Einstein đã từng nói:
“Có hai cách sống: bạn có thể sống như thể chẳng có cái gì là phép màu cả; hoặc bạn có thể sống như thể mọi thứ đều là phép màu” (There are two ways to live: you can live as if nothing is a miracle; you can live as if everything is a miracle)[3].
Có nghĩa là có 2 loại người, loại thứ nhất là những người vô cảm, loại thứ hai là những người thông minh giàu cảm xúc. Người thông minh giàu cảm xúc sẽ thấy phép màu xuất hiện đầy rẫy trong cuộc sống xung quanh. Thí dụ:
Advertisement
Mã DNA – chương trình kiến tạo sự sống – là một phép màu vô cùng kỳ diệu. Chính Francis Crick, một trong hai người khám phá ra cấu trúc của DNA, đã phải thốt lên: “… (vấn đề) nguồn gốc sự sống xuất hiện vào lúc này hầu như là một phép màu” (… the origin of life appears at the moment to be almost a miracle…)[4].
Nhưng những ai phải đợi đến DNA mới thấy sự sống là một phép màu thì e rằng … trực giác không đủ sắc sảo! Người có trực giác mẫn cảm chỉ cần trầm tư quan sát sự sống, từ một tế bào vô cùng nhỏ bé không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng nhờ phép lạ của chương trình kiến tạo sự sống, tế bào ấy dần dần lớn lên và trở thành một con người – một cỗ máy vô cùng đẹp đẽ, vô cùng tinh vi và phức tạp đến nỗi không bao giờ con người có thể chế tạo ra một cỗ máy tương tự, như thế là quá đủ để thấy chương trình kiến tạo sự sống đích thực là một phép màu.
Thật vậy, sản phẩm cao nhất của chương trình kiến tạo sự sống là con người. Chính con người chứa đựng trong nó 2 phép màu:
Phép màu thứ nhất là khả năng tự nhân bản. Con người là một thực thể sống, mọi thực thể sống đều là những cỗ máy có khả năng tự nhân bản! Vĩnh viễn loài người không bao giờ có thể tạo ra những cỗ máy không sống mà có khả năng tự nhân bản! Đây là ranh giới tuyệt đối mà khoa học không thể vượt qua, vì Định luật Tạo Sinh do Louis Pasteur khám phá năm 1861 đã khẳng định SỰ SỐNG CHỈ RA ĐỜI TỪ SỰ SỐNG! Niềm tin cho rằng sự sống có thể ra đời từ vật chất vô sinh là một ý nghĩ thô thiển, ấu trĩ, điên rồ, kém thông minh, kém trực giác. Tiếc thay, đó chính là tư tưởng của Thuyết tự sinh (Abiogenesis) do Charles Darwin nêu lên từ năm 1871. Trong con mắt của những người thấm nhuần Định luật Tạo Sinh, Thuyết tự sinh chứng tỏ Einstein có lý khi nói rằng có hai cái vô hạn: vũ trụ và cái ngu của con người. Ngày nay Thuyết tự sinh đã “chết cứng” (dead in the water)[5], vì nó không làm sao trả lời được câu hỏi “mã DNA từ đâu mà ra?”.
Phép màu thứ hai là trực giác. Einstein coi trực giác là “món quà thiêng liêng” (sacred gift). Mặc dù ông không nói món quà ấy từ đâu đến, nhưng bản thân khái niệm “thiêng liêng” đã nói lên rằng món quà ấy đến từ một lực lượng thần thánh siêu nhiên nào đó, và do đó, lực lượng ấy chỉ có thể là Chúa của Cơ-đốc giáo hoặc Ông Trời của người Việt Nam. Mối liên quan giữa trực giác với Ông Trời đã được Cụ Trần Trọng Kim thảo luận rất hay trong cuốn “Nho Giáo” – một trong những tuyệt tác của Cổ học và Đông học Việt Nam mà chúng ta không thể bỏ qua, nếu muốn hiểu sâu về trực giác. Tuy nhiên ý kiến của Cụ Trần về trực giác xin dành cho bài kỳ sau. Hôm nay cần kết luận rằng hiện tượng một số người có trực giác phi thường là sự thật, và do đó những người ấy có khả năng làm phép lạ cũng là sự thật!
Thí dụ, nhà chiêm tinh Nostradamus của Pháp, nhà tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam, nhà phát minh vĩ đại Nicola Tesla của Serbia và Mỹ, đều có khả năng tiên tri như thánh sống. Ngay cả những người vô thần nhất cũng phải thán phục những vị thánh sống này. Về những nhà chữa bệnh kỳ tài không dùng thuốc, có thể liệt kê một danh sách dài, nhưng nổi tiếng nhất là Cụ Bruno Gröning ở Đức những năm 1940-1950s, và Cụ Nguyễn Đức Cần ở Việt Nam những năm 1950-1970s.
Nhưng những ai đã đọc Kinh Thánh Tân Ước, tức Sách Phúc Âm (hoặc Tin Mừng) của Cơ-đốc giáo thì sẽ biết Chúa Giê-su Ki-tô chính là Đấng làm nhiều phép lạ phi thường nhất, đáng kinh ngạc nhất.
Phép lạ của Chúa Giê-su
Nếu bây giờ đột nhiên hỏi các tín hữu Cơ-đốc giáo, “Chúa Giê-su đã làm bao nhiêu phép lạ?”, có thể nhiều người sẽ lúng túng. Câu hỏi này hoàn toàn không có ý đánh đố, mà là một câu hỏi rất thiết thực, vì một thiên tài không theo Cơ-đốc giáo như Einstein mà còn cảm thấy câu chuyện về cuộc đời của Chúa Giê-su là hết sức sinh động, nữa là những người Cơ-đốc giáo, hoặc những người có mối quan tâm đặc biệt đến các phép lạ siêu hình. Vậy, xin thưa: Chúa Giê-su đã làm RẤT NHIỀU phép lạ, không thể đếm được, vì rất nhiều đoạn trong các sách Phúc Âm đã nói rõ điều đó. Thí dụ:
● “Nghe tin ấy, Đức Giê-su lánh khỏi nơi đó, đi thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo Người. Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ” (Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu Chương 14: câu 13-14)
● “Khi qua biển rồi, thầy trò lên đất liền, vào Ghen-nê-xa-rét. Dân địa phương nhận ra Đức Giê-su, liền tung tin ra khắp vùng, và người ta đem tất cả những kẻ đau ốm đến với Người. Họ nài xin Người cho họ chỉ sờ vào tua áo của Người thôi, và ai đã sờ vào thì đều được khỏi” (Mát-thêu 14:34-36).
● “Đức Giê-su xuống khỏi miền ấy, đến ven Biển Hồ Ga-li-lê. Người lên núi và ngồi ở đó. Có những đám người đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành, khiến đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa của Ít-xa-en” (Mát-thêu 15:19-31)
● “Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai” (Mác-cô 1:32-34).
● “Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (Giô-an 20:30-31)
● “Còn có nhiều điều khác Đức Giê-su đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra” (Giô-an 21:25)
Tuy nhiên, nếu liệt kê những đoạn trong 4 Sách Phúc Âm nói về việc Chúa Giê-su làm phép lạ thì chúng ta có thể có một con số rõ ràng. Nhiều tài liệu nói có 37 phép lạ. Nhưng có tài liệu nói 38, thậm chí có tài liệu liệt kê 57 phép lạ. Con số khác nhau một chút là do quan niệm thế nào là một phép lạ. Trong bài này, tôi xin liệt kê 39 phép lạ, trong đó có rất nhiều phép lạ phi thường ở mức không có ở bất cứ ai khác, ngoài Chúa Giê-su.
Nếu bạn muốn biết nội dung chi tiết các phép lạ, bạn nhất thiết phải đọc 4 Sách Phúc Âm. Bản liệt kê sau đây có thể giúp bạn có một cái nhìn tổng quát. Để tiện cho việc theo dõi, các phép lạ sẽ được đánh số thứ tự, và được ký hiệu bởi chữ M (miracle):
M01: Đức Giê-su biến nước lã thành rượu trong đám cưới ở Cana (Phúc Âm theo Thánh Giô-an, Chương 2: câu 1-11). Đây là phép lạ đầu tiên Chúa tỏ mình ra cho mọi người thấy.
M02: Đức Giê-su chữa lành cho con trai của một sĩ quan cận vệ của nhà vua ở Ca-phác-na-um (Giô-an 4:46-54). Trong sự kiện này, Chúa nói: “Các ông mà không thấy dấu lạ điềm thiêng thì các ông sẽ chẳng tin đâu!”, có nghĩa là những người không có trải nghiệm tâm linh sẽ rất khó tin vào thế giới tâm linh. Đó là lý do tại sao tồn tại người vô thần và chủ nghĩa vô thần. Tuy nhiên, nhờ trực giác, có những người không có trải nghiệm tâm linh mà vẫn tin. Chúa Giê-su nói đó là có Phúc!
Quảng cáo
https://c0.pubmine.com/sf/0.0.7/html/safeframe.html
REPORT THIS AD
M03: Đức Giê-su chữa lành một người bị quỷ ám ở Ca-phác-na-um (Mác-cô 1:21-28, Lu-ca 4:31-37).
M04: Đức Giê-su chữa bà mẹ vợ ông Phê-rô (Mát-thêu 8:14-17, Mác-cô 1:29-31, Lu-ca 4:38-39)
M05: Đức Giê-su chữa bệnh cho nhiều người (Mác-cô 1:32-34, Lu-ca 4:40-41). Trong đoạn này, Chúa Giê-su nói rõ rằng sứ mệnh của Người là rao giảng Lẽ Thật – sự thật của kiếp người. Ý nghĩa của đời người chính là đi tìm sự thật đó.
M06: Đức Giê-su làm phép lạ giúp ông Phê-rô đánh cá, được nhiều cá đến nỗi rách lưới (Lu-ca 5:4-11)
M07: Đức Giê-su chữa lành người bị phong hủi (Mát-thêu 8:2-4, Mác-cô 1:40-45, Lu-ca 5:12-16). Mãi cho đến nửa đầu thế kỷ 20, bệnh hủi vẫn là một trong những căn bệnh khiếp sợ nhất, vô phương cứu chữa. Cơ-đốc giáo, đặc biệt là các Sơ (Soeurs) Công giáo, đã tiếp tục sự nghiệp chữa bệnh hủi cho bệnh nhân phong hủi. Không ai tận tâm chăm sóc người hủi bằng các Sơ Công giáo. Đây là điểm son sáng ngời của Công giáo. Điều này đã được mô tả rất hay trong cuốn phim bất hủ: BEN HUR, được xây dựng theo tiểu thuyết cùng tên. Phim năm 1959 được dàn dựng trung thành với tiểu thuyết, rất hay, rất đáng xem, bạn có thể xem tại địa chỉ: https://fsharetv.com/movie/ben-hur-episode-1-tt0052618 . Phim mới dựng năm 2016 mang tính thương mại, rất dở, vì làm hỏng tư tưởng cao quý của tiểu thuyết.
M08: Đức Giê-su chữa lành cho đầy tớ của một đại đội trưởng ở Ca-phác-na-um (Mát-thêu 8:5-13, Lu-ca 7:1-10). Trong sự kiện này, viên đại đội trưởng đã nói một lời thể hiện Đức tin tuyệt đối vào Chúa, và lời nói ấy đã biến thành một câu kinh của tín hữu Công giáo đọc trong mọi lễ tại Nhà Thờ: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh”
M09: Đức Giê-su chữa lành cho một người bị bại liệt (Mát-thêu 9:2-8, Mác-cô 2:1-12, Lu-ca 5:17-26). Đối với những người được Chúa Giê-su chữa lành, Người là vị Thần đến để cứu họ. Nhưng điều đó lại làm cho những người Pha-ri-siêu ghen ghét, tìm cách hãm hại Chúa. Người Pha-ri-siêu là ai? Đó là “nhóm người trí thức, thượng lưu” tự phụ, tự coi mình là người phán xét chân lý, và do đó dễ ghen ghét đố kị với người nói sự thật. Độc giả có thể tìm hiểu sâu hơn về người Pha-ri-siêu trong bài: “Kinh sư và Pha-ri-siêu là ai?”[6] của Tổng Giáo Phận Saigon.
M10: Đức Giê-su chữa lành cho người bị bại tay trong ngày sa-bát (Mát-thêu 12:9-14, Mác-cô 3:7-12, Lu-ca 6:17-19.
M11: Đức Giê-su làm cho con trai một bà góa thành Na-in sống lại, khi người con trai này đang được đem đi chôn cất (Lu-ca 7:11-17). Phép lạ làm người chết sống lại là một phép lạ rất hiếm hoi và rất khó tin, nếu bạn không có Đức tin đủ mạnh. Nhưng người Công giáo tuyên xưng đức tin của mình trong mọi lễ tại Nhà Thờ rằng “Con tin xác loài người ngày sau sống lại”. Sống lại để làm gì? Để được phán xét.
M12: Đức Giê-su dẹp yên biển động (Mat-thêu 8:22-23, Mac-cô 4:36-41, Lu-ca 8:23-25).
M13: Đức Giê-su chữa lành cho hai người bị quỷ ám (Mat-thêu 8:28-34, Mac-cô 5:1-20, Lu-ca 8:26-39)
M14: Đức Giê-su chữa người đàn bà bị băng huyết (Mat-thêu 9:20-22, Mac-cô 5:24-34, Lu-ca 8:42-48). Trong sự kiện này, câu nói bất hủ của Chúa Giê-su đã trở thành một “tín điều” đối với người bệnh, mà tất cả các nhà chữa bệnh không dùng thuốc sau này thường nhắc lại, đặc biệt là trường hợp nhà chữa bệnh Bruno Gröning. Thật vậy, Chúa nói: “Này con, đức tin của con đã chữa lành cho con”. Tất cả những ai đang có bệnh hãy cầu nguyện và tâm niệm câu nói đó, sẽ được lành bệnh!
M15: Đức Giê-su làm cho con gái một vị thủ lãnh sống lại (Mat-thêu 9:23-26, Mac-cô 5:35-43, Lu-ca 8:49-56). Đây là trường hợp thứ hai trong các Sách Phúc Âm nói về việc Chúa Giê-su làm cho người chết sống lại (trường hợp thứ nhất là M11). Đây là một phép lạ rất mạnh, thử thách Đức tin của con người nói chung, và đặc biệt của người Cơ-đốc giáo. Chúng ta sẽ thảo luận thêm về phép lạ này ở những phần tiếp theo.
Quảng cáo
https://c0.pubmine.com/sf/0.0.7/html/safeframe.html
REPORT THIS AD
M16: Đức Giê-su chữa lành cho hai người mù (Mat-thêu 9:27-31). Trong sự kiện này, Chúa lại nhấn mạnh đến Đức tin như một cứu cánh đối với người bệnh: “Các anh tin thế nào thì được như vậy”. Nếu phải giải thích sự kiện này, tôi cho rằng Đức tin chính là sự kết nối thông tin của người bệnh với Đấng Toàn Năng (Almighty God) – Đấng có thể làm mọi điều mà con người không thể, đúng như Kinh Thánh đã nói: “Với con người thì điều này là bất khả, nhưng với Chúa thì mọi điều đều có thể” (With man this is impossible, but with God, all things are possible!” (Matthew 19-26)
M17: Đức Giê-su chữa lành cho người câm bị quỷ ám (Mat-thêu 9:32-34)
M18: Đức Giê-su chữa một người đau ốm ở hồ nước tại Bết-da-tha trong ngày lễ sa-bát (Giô-an 5:2-15). Chúa Giê-su làm việc chữa bệnh, cứu người, lẽ ra phải được mọi người biết ơn, tôn kính, vậy mà người Pha-ri-siêu lại ngấm ngầm ghen ghét tìm cách hại Người. Thế mới biết thói ghen ghét đố kị mới đáng sợ làm sao.
M19: Đức Giê-su chữa lành cho nhiều người, và làm phép lạ hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất (Mat-thêu 14:13-21, Mac-cô 6:30-44, Lu-ca 9:10-17, Giô-an 6:1-14). Nếu có ai đó nói rằng “phép lạ này vi phạm Định luật Bảo toàn vật chất”, thì bạn trả lời họ thế nào? Đối với tôi ngày xưa, đó là một câu hỏi khó. Nhưng bây giờ, đó là câu hỏi dễ. Câu trả lời sẽ là: Thế giới bị chi phối bởi các định luật khoa học chỉ là một tập con của thế giới hiện thực. Nói cách khác, tồn tại những thế giới bên ngoài hoặc bên trên thế giới vật chất, ở đó các định luật vật chất trở thành vô nghĩa. Thí dụ, thế giới sự sống sau cái chết (life after death), hoặc “sự sống đời sau” (cách nói của Cơ-đốc giáo). Đối với người duy vật, chết là hết, nhưng nhà logic vĩ đại nhất kể từ sau Aristotle là Kurt Gödel, tác giả của Định lý Bất toàn, từng nói “Chủ nghĩa duy vật là sai lầm” (Materialism is false)[7], còn đại ân nhân của nhân loại là Louis Pasteur, người cứu nhân loại khỏi các đại dịch chết hàng loạt, cũng nói: “Hậu thế một ngày nào đó sẽ cười nhạo sự ngu xuẩn của các triết gia duy vật hiện đại. Càng nghiên cứu tự nhiên, tôi càng ngạc nhiên trước công trình của Đấng Tạo Hóa. Tôi cầu nguyện (ngay cả) khi đang làm việc trong phòng thí nghiệm”[8]. Quả thật là chủ nghĩa duy vật đã lộ rõ sai lầm kể từ khi THÔNG TIN – một thực thể phi vật chất – được coi là một hiện thực khách quan tồn tại độc lập với vật chất, mặc dù có quan hệ chặt chẽ với vật chất. Nếu ví con người như một cỗ máy thông tin thì thể xác là phần cứng, còn linh hồn là phần mềm, và chúng ta chính là phần mềm đó, và do đó sẽ tồn tại vĩnh cửu. Vì thế, khái niệm “sự sống đời sau” mà Cơ-đốc giáo tin tưởng là một thực tế phù hợp với Lý thuyết thông tin, tức là phù hợp với khoa học hiện đại! Ngày nay ai nói Đức tin mâu thuẫn với khoa học chính là người không hiểu khoa học, ít nhất là không hiểu gì về những ý nghĩa triết học của Định lý Bất toàn, mà Perry Marshal đã nói rất rõ trong bài báo của ông, nhan đề “Định lý Bất toàn của Gödel: Đột phá toán học #1 của thế kỷ 20”[9].
M20: Đức Giê-su đi trên mặt nước và làm yên giông bão (Mat-thêu 14:22-33, Mac-cô 6:45-52, Giô-an 6:16-21). Có lần, một người bạn tâm sự với tôi về phép lạ này, và tỏ ra nghi ngờ. Thay vì trả lời, tôi kéo người bạn ấy vào sự kiện Phục Sinh, và nhắc lại lời Chúa Giê-su nói với ông Tô-ma. Bạn tôi sực tỉnh. Chúng ta sẽ trở lại chuyện này khi nói về phép lạ Phục Sinh.
Quảng cáo
https://c0.pubmine.com/sf/0.0.7/html/safeframe.html
REPORT THIS AD
M21: Đức Giê-su chữa nhiều người đau ốm tại Ghen-nê-xa-rét (Mat-thêu 14:34-36, Mac-cô 6:35-56).
M22: Đức Giê-su chữa con gái người đàn bà Ca-na-an (Mat-thêu 15:21-28, Mac-cô 7:24-30). Trong sự kiện này, Chúa Giê-su khen ngợi người đàn bà về Đức tin, và một lần nữa Người lại nói rằng chính Đức tin ấy đã cứu con bà.
M23: Đức Giê-su chữa lành cho một người vừa điếc vừa ngọng (Mac-cô 7:31-37).
M24: Đức Giê-su chữa lành cho nhiều người với nhiều loại bệnh khác nhau tại ven biển hồ Ga-li-lê (Mat-thêu 15:29-31). Người bệnh gồm có “què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa”, kết quả: “kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy”
M25: Đức Giê-su làm phép lạ hóa bánh ra nhiều lần thứ hai (Mát-thêu 15:32-39, Mác-cô 8:1-10)
M26: Đức Giê-su chữa lành cho một người mù ở Bét-sai-đa (Mac-cô 8:22-26)
M27: Đức Giê-su chữa lành cho một người mù bẩm sinh (Giô-an 9:1-7)
M28: Đức Giê-su chữa lành cho một đứa trẻ bị kinh phong (Mat-thêu 17:14-19, Mac-cô 9:14-29, Lu-ca 9:37-43)
M29: Đức Giê-su làm phép lạ giúp ông Phê-rô lấy tiền trong miệng cá để nộp thuế (Mát-thêu 17:24-27)
M30: Đức Giê-su chữa lành cho một người bị quỷ ám vừa mù vừa câm (Mát-thêu 12:22-23, Mac-cô 3:20)
M31: Đức Giê-su chữa lành cho một phụ nữ bị còng lưng trong ngày sa-bát (Lu-ca 13:10-13)
M32: Trong ngày sa-bát Đức Giê-su chữa lành cho một người mắc bệnh phù thũng (Lu-ca 14:2-6)
M33: Trên đường tới Giê-ru-sa-lem Đức Giê-su chữa lành cho 10 người hủi (Lu-ca 17:11-14). Đoạn này rất hay. Có 2 bài học lớn ở đây. Bài học 1: 10 người được Chúa chữa lành, nhưng chỉ có 1 người Tạ ơn Chúa (!). Than ôi, thói vô ơn mới đáng sợ làm sao! Vì thế không có gì phải ngạc nhiên khi người ta “quên” không nhắc đến Louis Pasteur trong đại dịch CV19 vừa qua, người ta “quên” không nhắc đến Louis Pasteur khi trao Giải Nobel về Sinh lý học và Y khoa năm 2021 cho một công trình liên quan đến Định luật Pasteur về tính bất đối xứng của sự sống. Xin đọc bài báo “On The Nobel Prize in Chemistry 2021 / Về Giải Nobel Hóa học 2021”[10] trên viethungpham.com ngày 08/10/2021 để biết rõ sự vô ơn này. Bài học 2: một lần nữa Chúa Giê-su nhấn mạnh đến hiệu quả của Đức tin: “Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”
M34: Đức Giê-su làm cho anh La-za-rô sống lại, sau khi đã chết 4 ngày (Giô-an 11:1-44). Đây là sự kiện sống động nhất về việc Chúa làm cho người chết sống lại, được ghi chép duy nhất trong Sách Phúc Âm của Thánh Giô-an. Một bài giảng rất hay của Giáo phận Bùi Chu, nhan đề “La-za-rô chết 4 ngày sống lại”[11] đã viết về sự kiện này như sau: “Trước hết, dấu lạ La-za-rô sống lại tỏ bày vinh quang của Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô. Không ai có khả năng làm cho kẻ chết sống lại, cùng lắm một thầy thuốc giỏi chỉ có thể chữa lành cho bệnh nhân mà thôi. Chỉ một mình Thiên Chúa là chủ tể và là nguồn sự sống mới có thể làm cho kẻ chết sống lại … Thứ đến, dấu lạ La-za-rô sống lại giúp chúng ta hiểu Đức Giê-su là ai, đến với nhân loại trong tư cách nào và làm gì cho nhân loại … Cuối cùng, dấu lạ La-za-rô sống lại minh chứng lời nói của Đức Giê-su “Ta là sự sống lại và là sự sống” là sự thật”. Quả thật, trong kho tàng các phép lạ trong lịch sử nhân loại mà chúng ta đã biết hoặc có thể biết, không ai đã làm cho người chết sống lại, ngoài Đức Giê-su. Và chúng ta, nếu có khác nhau thì khác ở Đức tin đối với những phép lạ mà Đức Giê-su đã làm. Bạn có thể tin hoặc không tin, tin nhiều hoặc ít, tin hoàn toàn hoặc tin tuyệt đối, điều này phụ thuộc vào trực giác và vốn sống của bạn, và bạn có quyền lựa chọn. Chính cô Mác-ta, chị của La-za-rô, cũng không tin em mình có thể sống lại vào lúc này, cô nói: “Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày.”. Nhưng Đức Giê-su bảo chị: “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?”. Và để minh chứng cho lời nói của mình, Đức Giê-su đã làm cho anh La-za-rô sống lại, đi ra khỏi mồ, mặt mũi thân thể vẫn còn quấn khăn liệm.
M35: Ở gần Giê-ri-cô, Đức Giê-su chữa cho hai người mù sáng mắt (Mát-thêu 20:29-34, Mac-cô 10:46-52, Lu-ca 18:35-43)
M36: Trên đường từ Bê-tha-ny, Đức Giê-su làm phép lạ cho cây vả chết khô ngay lập tức để dạy các môn đệ về sức mạnh của Đức tin (Mat-thêu 21:18-22, Mac-cô 11:12-14)
M37: Đức Giê-su chữa lành tai bị chém đứt cho một tên đầy tớ của thượng tế (Lu-ca 22:51)
M38: Đức Giê-su phục sinh từ cõi chết (Mát-thêu 28:1-20, Mác-cô 16:1-19, Lu-ca 24:1-53, Giô-an 20:1-31). Sự kiện Chúa sống lại sau ba ngày bị chết trên Thập Giá là một tâm điểm trong cuộc đời và sứ mệnh của Chúa Giê-su. Không chỉ sách báo Cơ-đốc giáo nói nhiều về sự kiện này, mà ngay cả sách báo không Cơ-đốc cũng nói, vì sự kiện ấy đã có ảnh hưởng quá lớn, quá sâu rộng trong nền văn hóa tây phương và thế giới trong 2024 năm đã qua. Trong số rất nhiều những bài học lớn tôi học được từ sự kiện Phục Sinh, tôi thích nhất hai bài học sau đây:
Quảng cáo
https://c0.pubmine.com/sf/0.0.7/html/safeframe.html
REPORT THIS AD
Bài học thứ nhất: Nếu phép lạ Chúa làm cho người chết sống lại (M11, M15, M34) đã làm cho Chúa Giê-su khác hẳn bất kỳ một nhân vật phi thường nào khác, thì sự kiện Chúa Phục Sinh càng làm cho Chúa Giê-su trở thành độc nhất vô nhị trong lịch sử mọi thời đại! Chính vì thế mà sự kiện Phục Sinh trở thành THỬ THÁCH LỚN NHẤT VỀ ĐỨC TIN! Đây chính là bài học thứ hai.
Bài học thứ hai: Toàn bộ Đức tin Cơ-đốc giáo có thể quy về niềm tin vào sự kiện phục sinh. Nếu bạn là người Cơ-đốc giáo mà có một lúc nào đó, vì lý do nào đó, bạn có chút gợn trong lòng cảm thấy khó tin vào sự kiện Phục Sinh, thì có nghĩa là toàn bộ Đức tin của bạn được đặt trên một nền tảng yếu ớt, và có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào, dẫu cho bạn gặp may mắn nhiều thế nào nhờ Đức tin của bạn. Chính ông Tô-ma, một trong 12 môn đệ của Chúa Giê-su cũng không tin rằng Chúa đã phục sinh, khi các môn đệ khác báo cho ông biết điều đó. Ông quả quyết rằng “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.”. Nhưng Chúa đã hiện ra, và ông Tô-ma đích thân được sờ vào vết thương của Chúa, lúc ấy ông mới tin. Chúa Giê-su nói với ông: “Bởi vì anh đã nhìn thấy Thầy, (nên) anh đã tin; Phúc cho ai không thấy mà tin” (Because you have seen me, you have believed; blessed are those who have not seen and yet have believed.”). Đó là một trong những lời dạy hay nhất và sâu sắc nhất của Chúa Giê-su mà tôi đã học được. Vâng, đã nhìn thấy rồi mới tin thì không đáng gọi là “Đức tin” nữa. Không thấy mà tin, nhờ trực giác nhạy bén, ấy mới là Đức Tin! Hơn thế nữa, có Đức tin là có Phúc!
M39: Đức Giê-su hiện ra ở hồ Ti-bê-ri-a và giúp cho các môn đệ đánh cá được một mẻ lưới nặng trĩu cá (Giô-an 21:1-8).
Thay Lời Kết
Qua những bài về chủ đề trực giác dưới một tiêu đề chung là “Trực giác: một thách đố vĩnh cửu”, chúng ta có thể liên kết các ý kiến lại với nhau thành một bức tranh toàn cảnh với những nhận định sau đây:
Albert Einstein nói: “Có hai cách sống: bạn có thể sống như thể chẳng có cái gì là phép màu cả, hoặc bạn có thể sống như thể mọi thứ đều là phép màu”. Đối với Einstein, trực giác là một phép màu, ông công khai tuyên bố “trực giác là một quà tặng thiêng liêng”. Ông không nói đó là “quà tặng thiêng liêng của Chúa”, nhưng tự câu nói của ông đã có nghĩa như vậy. Và cũng chính Einstein nói, “Thứ duy nhất thực sự có giá trị là trực giác”, vậy kết luận:
Thứ duy nhất thực sự có giá trị là Trực Giác – “món quà thiêng liêng” đến từ Chúa.
DJP, Sydney 12/01/2024
[1] https://www.merriam-webster.com/dictionary/miracle
[2] https://kevincarmody.com/math/goedel.html
[3] https://elevatesociety.com/there-are-two-ways-to/
[4] https://www.goodreads.com/author/quotes/218573.Francis_Crick
[5] Chữ của John Sanford trong bài “Spontaneous life … dead in the water”. Xem bài: https://viethungpham.com/2022/08/06/spontaneous-life-dead-in-the-water-hoc-thuyet-su-song-tu-phat-chet-cung/
[6] https://tgpsaigon.net/bai-viet/bai-38-kinh-su-va-pha-ri-seu-la-ai-%7C-duoi-anh-sang-loi-chua-71486#
[7] https://kevincarmody.com/math/goedel.html
[8] Posterity will one day laugh at the foolishness of modern materialistic philosophers. The more I study nature, the more I stand amazed at the work of the Creator. I pray while I am engaged at my work in the laboratory.> https://en.wikiquote.org/wiki/Louis_Pasteur
[9] Xem “Định lý Gode – Nền tảng của khoa học nhận thức hiện đại”, Phạm Việt Hưng, NXb Tri Thức, 2019 trang 84, 2022 trang 86.