Home Chuyên Đề Sa Mạc Israel – Những Câu Chuyện Từ Trong Kinh Thánh

Sa Mạc Israel – Những Câu Chuyện Từ Trong Kinh Thánh

by Hong An
30 đọc

Những người đi bộ đường dài và du khách đã từng dành thời gian trong lều ở sa mạc Sinai kể lại sự tương phản giữa việc ngồi trên những chiếc đệm đầy bụi ở Bedouins, với tách cà phê đậm đà bên cạnh, bãi cát trắng của sa mạc và trải tầm nhìn hướng ra bãi cát vô tận… Và bầu trời, bầu trời và cát, vào ban đêm, bầu trời rõ ràng của những đám mây với các vì sao…

Không, nhưng tại đây tôi sẽ không đề cập đến sa mạc trong văn xuôi hay thơ, mà nói đến tầm quan trọng của sa mạc trong lịch sử của dân tộc Y-sơ-ra-ên. Dân Y-sơ-ra-ên đã thoát ra khỏi ách nô lệ ở Ai Cập và sống trong sa mạc 40 năm, chúng ta đều đã đọc hoặc ít nhất đã nghe đề cập đến trong Lễ Vượt Qua. Chủ đề này được biết đến với những người chuyên tâm nghiên cứu sa mạc, những người tìm kiếm các tác phẩm và các mối quan hệ hiếm có trong Kinh Thánh.

Nhà văn, nhà bình luận Mika Almog, người tạo ra các chương trình giáo dục trên truyền hình, người đã cống hiến hết mình, cùng với các hoạt động khác, để nghiên cứu về sa mạc, ủng hộ một hội nghị có tên “Vai trò của sa mạc trong các câu chuyện của Kinh Thánh”, trong đó cô ấy nhận xét rằng, có những người đã đếm số lần từ sa mạc được viết trong kinh thánh, kết luận rằng từ “מדבר ” là 271 lần, do đó đây là một từ liên quan đến nhiều sự kiện. Cô ấy đã nhấn mạnh rằng trong suốt lịch sử kể từ thời tổ phụ Áp-ra-ham, sa mạc đã được đề cập đến vào những dịp khác nhau. Cô đề cập đến tình tiết trong đó, Abraham đuổi người vợ lẽ Hagar cùng với con trai Ismael ra khỏi nhà và gửi họ đến sa mạc Beer Sheva, mặc dù cô ấy đến từ sa mạc, ban đầu người ta viết rằng cô ấy cảm thấy sợ hãi và bị lạc trong sa mạc.
Nếu bài báo này được viết bằng tiếng Do Thái, một nghiên cứu hoàn chỉnh có thể được thực hiện để giải thích gốc của từ sa mạc “מדבר” làm rõ tất cả các ý nghĩa và suy luận của từ này.

Nhà văn Mika đề cập đến 12 bộ lạc rời khỏi Ai Cập, nhưng họ không biết số người là bao nhiêu, trong sa mạc, một cuộc điều tra dân số lần đầu tiên được thực hiện, nhưng các nhà sử học cho rằng còn hơn cả một cuộc điều tra dân số. biết có bao nhiêu người lớn hơn 18 tuổi được tính, rằng họ có thể tham gia một cuộc chiến nếu trong chuyến đi có thiếu sót, như đã xảy ra sau này. những nô lệ, những người nghĩ về Ai Cập, chết và một thế hệ mới được sinh ra muốn tự do.

Như đã biết, thời gian lưu trú trong sa mạc được kéo dài thêm bốn mươi năm để những tâm trí nô lệ, nghĩ đến Ai Cập qua đời và một thế hệ mới được sinh ra với khao khát muốn tự do. Có một cái nhìn liên quan rằng, nếu những người rời khỏi Ai Cập được biết trước về tất cả những nan đề và đau khổ mà họ sẽ phải trải qua trong sa mạc, thì có lẽ họ sẽ chấp nhận ở lại xứ Ê-díp-tô để làm nô lệ.

Hành trình trên sa mạc, chính phủ đầu tiên đã được thành lập. Sau đó, lần lượt trong các câu chuyện khác trong Kinh Thánh, sa mạc được đề cập đến như một nơi lưu đày, trục xuất hoặc trốn thoát.

Làm sáng tỏ quan điểm này, chúng ta thấy câu chuyện rằng sa mạc là một lối thoát khỏi thế giới trong trường hợp Đa-vít trước khi là Vua đã đi đến sa mạc vì ông bị truy bắt. Nếu chúng ta phân tích 40 năm dân Chúa ở trong sa mạc, với một tầm nhìn hiện đại, có thể thấy rằng đối với nhiều người, lối ra đó là một nỗi thất vọng cá nhân và cộng đồng, vì khi người ta quyết định cho một chuyến đi dài, họ đã phải lên kế hoạch khi nào họ rời đi và khi nào đến đích, hoặc trên đường trở về.

Trong bốn mươi năm mọi người đều có suy nghĩ trong đầu, ở trong sa mạc lâu như vậy làm gì? Tại sao Chúa lại đưa họ đi con đường dài nhất? Những người khác nghĩ rằng khi tôi đến được miền đất hứa, tôi sẽ tìm được việc làm, tôi sẽ có mảnh đất của mình, tôi sẽ có thể trồng rau của mình… Nhưng mọi kế hoạch đã tan biến vì những người rời Ai Cập không đến được đất hứa, chỉ nói về hai người rời Ai Cập và đến đất hứa là Giô-suê, người được Môi-se chỉ định làm trưởng và lãnh đạo và Caleb người trợ giúp đến từ bộ tộc Yehuda.

Chúng ta tự hỏi một người sẽ cảm thấy thế nào khi đạt được mục tiêu mà mình đã hoạch định? Và là người lãnh đạo dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên đến miền đất hứa, họ có cảm thấy hạnh phúc không? An tâm hay sợ hãi? Bạn có đủ can đảm để thực hiện mọi sự giao phó của Chúa không? Nếu như niềm tin của bạn là lớn?

Vì người cố vấn của Giô-suê ở lại sa mạc, nên có tài liệu viết rằng Môi-se được chôn trong sa mạc, nhưng không rõ vị trí.

Cuối cùng, Giô-suê là người đầu tiên trong số các thẩm phán lãnh đạo dân sự trong xứ Ca-na-an. Vì vào những thời điểm khác nhau, dân Y-sơ-ra-ên đã đi đến sa mạc, nên đó là lý do có một lần họ ở Qumran (một địa điểm khảo cổ ở Bờ Tây) và để lại cho chúng ta những tác phẩm của họ.

Bởi IMANUEL 08.07.2020
Biên dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế

https://www.facebook.com/photo/?fbid=665483751465167&set=a.120082816005266

Bình Luận:

You may also like