Trong sự than thở, trong vòng xoáy của những đam mê đen tối, sự phẫn nộ, bối rỗi, đấu tranh, Đức Chúa Trời đã trò chuyện với Gióp. Và tại đó, Gióp đã học được bài học của sự đầu phục trước sự hiện diện đẹp đẽ và vinh quang ngập tràn của Đức Giê-hô-va: “Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa, Nhưng bây giờ, mắt tôi đã thấy Ngài: Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi, Và ăn năn trong tro bụi.” (Gióp 42:5-6)
Thông qua sự đau khổ của mình, Gióp đã học được bài học về sự vâng lời – ông phải từ bỏ “lời khuyên dạy vô tri” và “Những lời nói tối tăm” (Gióp 38: 2-3) bằng cách quay về với Chúa trong sự đau khổ và thiếu thốn của chính mình. Gióp bác bỏ lời buộc tội liều lĩnh của chính mình rằng Đức Chúa Trời không công bằng và không yêu thương. Trong tiếng Do Thái, cụm từ “Tôi ghê tởm chính bản thân mình” có thể được hiểu theo nghĩa tốt hơn là “Tôi rút lại những gì tôi đã nói trong sự thiếu hiểu biết”. Gióp tìm thấy niềm an ủi khi quay trở lại với Chúa trong sự tin cậy, bất chấp thử thách của ông. Bất cứ điều gì đã xảy ra với Gióp đều là phép màu của ân điển, tại nơi đó ông từ bỏ trí hiểu của chính mình, là nhu cầu muốn làm sáng tỏ mọi điều của chính ông, mà tin cậy rằng Đức Chúa Trời thật là bạn hữu của ông và điều đó là quá đủ với ông rồi.
Chính Đức Thánh Linh ban sự sống; xác thịt chẳng có ích lợi gì (Giăng 6:33). Không có cách nào để lòng người tin rằng Đức Chúa Trời ban ân điển cho họ, và mối nguy hiểm nhất là tuyệt vọng của ân điển. Bởi vậy nên Đức tin và Ân điển có mối liên hệ mật thiết với nhau, vì sự chấp nhận và sự tha thứ của Đức Chúa Trời chỉ dành cho những người có lòng tin. Chúng ta không tìm thấy tấm lòng của Đức Chúa Trời bằng cách liên hệ với Ngài qua luật pháp được, có nghĩa là kêu gọi Ngài như một vị Thẩm Phán của chúng ta. Nhưng bởi sự liên kết qua ân điển, có nghĩa là bởi niềm tin và nhận biết Chúa như Đấng Cứu Chuộc của chúng ta.
Sự tuyệt vọng đến từ tâm linh của chính chúng ta khi cố gắng lý luận hay mặc cả với sự chấp nhận của Đức Chúa Trời; nhưng sự cứu rỗi đến từ niềm hy vọng đến bởi Đức Thánh Linh, nghĩa là bởi quyền năng phép lạ của Đức Chúa Trời.
Bạn hữu thân mến, chúng ta có sự giúp đỡ của Chúa trong sự đau khổ của mình. Chúa Giê-xu hứa rằng Ruach Hakodesh (nghĩa là “Thánh Linh của Đức Chúa Trời”) sẽ “được sai đến” để an ủi chúng ta trên hành trình đức tin. Trong tiếng Anh, động từ “An ủi” có nghĩa đen là “tiếp thêm sức mạnh”, đồng nghĩa với từ “động viên”; Có nghĩa là “đặt trái tim vào trong tâm hồn”. Trong tiếng Do Thái, từ “mạnh mẽ” được biểu thị là “Ometz lev” – Nghĩa là “Sức mạnh của trái tim”, biểu thị tiềm năng của nội lực hơn là trí tuệ, một sự quyết tâm từ bên trong con người, một niềm đam mê, một định hướng.
Bước đi của đức tin yêu cầu sự dũng cảm, đó chính là trái tim. Tâm trí con người là lý do cho mọi nỗi sợ hãi, nhưng trái tim là trung tâm của con người chúng ta. Trái tim không có nhiều lý do như lí trí trong tình yêu, nhưng nó yêu theo cách nó muốn và điều khiển lí trí. Bởi vậy, Đức Chúa Trời yêu cầu trái tim của chúng ta tin cậy Ngài, và Ngài không cho phép sự tính toán của lí trí khiến chúng ta sợ hãi trên hành trình bước đi với Ngài (Ê-sai 55:8).
Khi chúng ta nhận lãnh ân điển để trung thành chịu đau khổ, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng Chúa Thánh Linh thì thầm với mình, rằng: “Hỡi con, đừng sợ hãi!”…”Hãy ở trong ta”…” “Hãy bước đi trong sự sáng của Ta”…” “Ta luôn bên con”…”Con được yêu thương”!
Một triết gia phương Tây đã từng nói: “Chìa khóa để tìm kiếm sự bình an trong sự đau khổ, chỉ có một cách duy nhất đem đến sự an nghỉ đó là để Đức Chúa Trời cai trị trong mọi sự. Sự bất ổn và rối loạn bắt đầu khi bạn không muốn vâng lời và phó thác đường lối mình cho Chúa.”
Biên tập Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Bình Luận: