Home Chuyên Đề Làm Thế Nào Để Trở Nên Một Đội Banh Vô Địch?

Làm Thế Nào Để Trở Nên Một Đội Banh Vô Địch?

by Sưu Tầm
30 đọc

Cũng như mọi thứ khác trên đời, khi Mùa World Cup đã đi qua sự khích động của những người hâm mộ môn thể thao này cũng tàn lụi như đống tro của buổi lửa trại Mùa Hè.

Ai theo dõi những trận đấu chắc cũng cười với những đội thắng và khóc với những đội thua. Chắc chắn là khi tranh tài đội nào cũng hi vọng sẽ đạt chức vô địch. Những huấn luyện viên và cầu thủ chắc muốn biết, “Làm thế nào để trở nên một đội banh vô địch?”

Không cần phải là một ngôi sao bóng đá hay là một người sành sỏi trong bộ môn này, chúng ta cũng có thể nêu ra một vài yếu tố thành công của một đội banh vô địch.

  1. Một huấn luyện viên tài ba,
  2. Những vận động viên xuất sắc,
  3. Một chương trình huấn luyện nghiêm túc,
  4. Một chiến thuật hay,
  5. Những người trung thành.
  1. Huấn Luyện Viên Tài Ba

Khi một đội banh—bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền hay bóng chày—thua nhiều trận là người chủ đi tìm một huấn luyện viên mới. Ngược lại khi một đội bóng đoạt được chức vô địch trong nhiều năm thì những đội bóng khác trả lương cao hơn để thuê người huấn luyện viên này.

Như vậy, muốn trở nên vô địch, một đội banh cần một huấn luyện viên có tài. Nhiệm vụ của ông là khám phá ra những người có tài giỏi bẩm sinh, chịu học, biết nghe theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Ông cũng là người biết đặt cầu thủ đúng vị trí mà anh có thể thi thố tài năng tốt nhất. Thí dụ, không phải ai cũng làm thủ môn được. Vai trò này cần nhanh mắt, nhanh tay, lẹ chân. Anh phải có tài phán đoán đối phương sẽ đá vào “gôn” từ phía nào. Anh phải tính toán xem anh phải đứng ở vị trí nào để đón banh. Anh cũng phải quyết định trong nháy mắt là nên bắt banh, đánh banh văng ra, hay đá banh đi. Người huấn luyện cần có cặp mắt tinh tế để khám phá sở trường và sở đoản của mỗi cầu thủ mình huấn luyện. Ông sẽ không đặt một cầu thủ yếu về thế công vào hàng tiền đạo. Và ngược lại, ông sẽ dùng một người giỏi ngăn cản đối phương để phòng thủ. Ông cũng là người có óc phán xét bén nhạy. Khi ra quân ông có thể tiên liệu bên địch mạnh ở điểm nào và yếu ở điểm nào. Không biết chiến lược và chiến thuật của đối phương ông không thể dàn quân để đối phó. Trong lúc trận đấu đang đến hồi quyết liệt ông phải quyết định có nên thay thế một cầu thủ này bằng một cầu thủ khác hay không để đem lợi thế về đội mình. Người huấn luyện tài ba không thông thạo hết mọi điều liên hệ đến bóng tròn, nhưng biết điều mình biết và điều mình không biết để cầu vấn người khác khi cần.

Như vậy tài giỏi của huấn luyện viên là một yếu tố thành công đáng kể.

2. Vận động viên xuất sắc  

Yếu tố thành công thứ hai là tài nghệ cá nhân của những cầu thủ. Một huấn luyện viên dù tài giỏi đến đâu, nhưng những cầu thủ không có tài thì cũng không bao giờ đoạt chức vô địch. Một cầu thủ xuất sắc có thể đá nhiều kiểu, nhiều cách, từ nhiều góc cạnh. Một cầu thủ hay là một người biết quyết định nhanh, lúc nào phải tiếp tục lừa banh tới trước, lúc nào thì phải giao banh cho đồng đội để họ làm bàn vì mình ở một vị trí không thuận lợi. Anh không tìm cách lấy điểm cho mình, nhưng cho đội của anh và quốc gia của anh.

Muốn trở thành một cầu thủ xuất sắc, cần nhiều thì gian. Người này có thể bắt đầu đá bóng từ lúc học lớp 1, và ham thích môn chơi này. Anh cũng có thể tiếp tục đá cho đội banh của trường suốt trong những năm học Trung học hoặc Đại học. Khi trở thành cầu thủ chuyên nghiệp anh phải dành nhiều thì gian để tập luyện. Tài năng bẩm sinh chưa đủ để tạo thành một cầu thủ xuất sắc.

Một cầu thủ xuất sắc không phí sức, biết lúc nào tiêu xài hết năng lực mình, lúc nào phải tiết kiệm năng lực để có thể tranh đấu đến cùng, hay lúc phải đá thêm giờ. Muốn có sức chơi cho đến khi tan trận đấu anh phải học cách hít thở nhịp nhàng. Không biết cách thở anh không chạy nhanh và chạy xa được.  

Đến đây tôi xin nói thêm về người “cầu thủ dự bị” (phòng hờ). Người này cũng hội đủ điều kiện của một cầu thủ chuyên nghiệp, cũng phải chịu huấn luyện mệt nhọc, ăn uống theo một chế độ đặc biệt dành cho cầu thủ chuyên nghiệp, nhưng không xuất sắc bằng những cầu thủ được chọn ra đá suốt trận đấu. Anh ngồi xem các đồng đội tranh đấu. Nhưng khi thời điểm của anh đến, huấn luyện viên tiến đến gần và bảo, “Này A, anh vào thay thế cho B đi.” Anh đã chuẩn bị từ lâu cho giây phút này. Anh mau mau chạy vô sân để lấy chổ của người bạn. Và đúng như huấn luyện viên thấy trước, một phút trước khi trọng tài thổi lên tiếng còi kết thúc trận đấu, người cầu thủ dự bị nhận được banh từ góc phải đá vào và anh khéo léo dùng đầu đánh banh vào lưới địch và đem chiến thắng về cho đội nhà. Đây là một người “thay đổi cuộc chơi.” 

3. Một chương trình huấn luyện nghiêm túc    

Huấn luyện viên tài ba cộng với cầu thủ xuất sắc cần phải có một chương trình huấn luyện gắt gao (1 Cô-rinh-tô 9:27). Cầu thủ cần phải tập luyện một số giờ bắt buộc mỗi ngày, phải ăn một số lượng thực phẩm cần thiết để cơ thể có đủ năng lượng cần thiết để hoạt động, và cũng cần phải ngủ nghỉ cho đủ. Nói theo Kinh thánh người cầu thủ của đội vô địch phải “tự bỏ mình đi.” 

4. Một chiến thuật thích hợp

Muốn thắng trận huấn luyện viên tài ba cần phải biết người, biết ta. Ông phải biết lối chơi những đội mà đội của ông phải tranh tài, và quyết định chiến thuật đối phó. Ông cũng phải tiên liệu cho cầu thủ nào ra sân trước, và người nào sẽ đá sau. Ông phải biết uyển chuyển tùy theo đối phương là ai, và sân chơi như thế nào. Nếu đối phương biềt lối chơi của mình họ sẽ có cách để vô hiêu hóa chiến thuật của mình.

5.  Những người ủng hộ trung thành

Trong làng bóng bầu dục của Mỹ ngưởi ta gọi những người ủng hộ là “cầu thủ số 12.” Đội banh chỉ có 11 cầu thủ, những vận động viên không tham gia trực tiếp vào trận đấu, nhưng bằng cách hò hét để vận động tinh thần của 11 cầu thủ. Nhờ sự ủng hộ của những người vận động tinh thần mà các cầu thủ trong sân được khích động tinh thần để cố gắng hết sức mà tranh đấu.

Một thí dụ điển hình hơn hết là trong trận đấu giữa hội tuyển Đức và Ba Tây (?) bà Thủ tướng Đức đến xem với tư cách là khán giả và vận động viên. Chắc chắn sự hiện diện của bà một phần nào đã vận động tinh thần của những cầu thủ Đức. Dỉ nhiên, nếu không có một huấn luyện viên tài ba và những cầu thủ xuất sắc thì hội tuyển Đức cũng không thắng Ba Tây. Những vận động viên không thể biến đội nhà thành đội vô địch, nhưng góp phần không nhỏ trong sự thắng trận của đội nhà.      

Qua bài “Đội banh vô địch” chúng ta có thể rút ra bài học cho Hội thánh có kết quả.

HỘI THÁNH CÓ KẾT QUẢ

Điều làm Cha Ta được tôn vinh là các con kết được nhiều quả và như thế chứng tỏ là môn đệ Ta… Không phải các con đã chọn Ta, nhưng chính Ta đã chọn các con và sai phái các con, để các con ra đi đạt nhiều thành quả và bông trái của các con tồn tại mãi” (Giăng 15:8,16)

“Vì chúng ta là tác phẩm của Đức Chúa Trời, được tạo nên trong Chúa Cứu Thế Giê-xu để làm những việc thiện lành, là việc Đức Chúa Trời đã chuẩn bị trước cho chúng ta để theo đó mà tiến hành.” (Ê-phê-sô 2:10)

Không ai muốn Hội thánh của mình là một Hội thánh èo uột, nhưng là một Hội thánh thành công dưới mắt Chúa Cứu Thế, Đầu của Hội thánh. Sau đây là những yếu tố giúp Hội thánh có kết quả.

  1. Vị Quản Nhiệm được kêu gọi vào chức vụ.

Rô-ma 12:7-8; 1 Ti-mô-thê 3:1-7

Khi Chúa kêu gọi ai thì Ngài cũng ban cho ơn lãnh đạo. Vị Quản nhiệm được kêu gọi hầu việc Chúa vì yêu mến Ngài và con cái Ngài, không vì danh, vì lợi, hay vì quyền. Người phục vụ Chúa được xức dầu quan tâm đến tín hữu của mình, tìm cách đáp ứng nhu cầu của họ. Ống biết lắng nghe tiếng Chúa và ý kiến của người khác. Ông không cần phải là một người tốt nghiệp ngành tâm lý, nhưng biết tư vấn, giùp đở người có vấn đề. Tín hữu trong một Hội thánh có kết quả phải là những người vui hưởng một đời sống có chất lượng tốt.

Ông Quản nhiệm được xức dầu cũng cần người cố vấn, một người ông có thể tin cậy để cầu xin ý kiến trong những vấn đề quan trọng; một nhóm người mà ông có trách nhiệm giải thích những công việc của ông; và những chiền sỉ cầu nguyện hổ trợ cho mục vụ của ông và của Hội thánh.

2. Thành viên trong Hội thánh có kết quả sống có mục đích.

Mục sư Rick Warren cho rằng mỗi Cơ đốc nhân có năm mục đích: thờ phượng Chúa, học hỏi lời Chúa, thông công với các anh chị em trong Hội thánh, phục vụ và chứng đạo. Một người sống đời sống có mục đích là người trưởng thành, muốn giống như Chúa mình. Những tín hữu trong Hội thánh có kết quả hạ mình xuống để nâng Chúa lên để Ngài đem mọi người về với Ngài. Họ biết ơn Chúa ban cho mình và tận dụng ơn ấy để hầu việc Ngài. Tín hữu tăng trưởng chú tâm vào mục vụ của mình và không quan tâm nhiều đến việc người khác làm.

3. Những người ủng hộ trong Hội thánh, trước hết phải nhắc đến Ban Chấp Sự.

Tục ngữ Việt Nam có câu:” Một cây làm chẳng nên non; ba cây dụm lại nên hòn núi cao.” Vị Quản nhiệm dù tài ba đến đâu cũng không thể một mình chăm sóc mọi người trong Hội thánh (Xuất-Ê-díp-tô 18; Công vụ 6:1-7). Khi các Chấp sự không thống nhất hành động, không hợp tác với Mục sư, nhưng chống đối Mục sư thì Hội thánh không thể thành công được.

Những tín hữu không có chức vụ hay công tác nào trong Hội thánh cũng có thể hầu việc Chúa bằng cách cầu nguyện cho Mục sư, cho các Chấp sự, cho các Ban ngành, cho những giáo sỉ, cho những người ra đi làm chứng. Mọi người cũng cần dâng hiến cho những nhu cầu của Hội thánh. Kinh thánh có chép: “Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta, ai được ban cho nói tiên tri, hãy tập nói theo lượng đức tin; ai được gọi đến làm chức vụ, hãy buộc mình vào chức vụ; ai dạy dỗ, hãy chăm mà dạy dỗ;  ai gánh việc khuyên bảo, hãy khuyên bảo; ai bố thí, hãy lấy lòng rộng rãi mà bố thí; ai cai tri, hãy siêng năng mà cai trị; ai làm sự thương xót, hãy lấy lòng vui mà làm” (Rô-ma 12:6-8).

4. Quyền Năng của Đức Thánh Linh

Cầu thủ xuất sắc phải biết cách thở để hít vào đủ số không khí để cho phổi cung ứng đủ số lượng oxy nuôi dưỡng các bắp thịt. Một Hội thánh được một Mục sư có ơn quản nhiệm, một Ban Chấp sự năng nổ, và tính hữu trưởng thành, nóng cháy trong công việc nhà Chúa, nhà thờ lớn, nhưng không có quyền năng của Đức Thánh Linh thì không thể thành công. Những điều nói trên là những điều kiện để Đức Thánh Linh tể trị và chỉ đạo cho Hội thánh thành công. Mọi người trong Hội thánh, từ Mục sư Chủ Tọa cho đến một tín hữu bình thường đều phải tin cậy và vâng lời Đức Thánh Linh.

Giáo sư Huỳnh Ngọc Ẩn

Trích từ sách “Sống đạo hay có đạo”

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like