Đức Chúa Jêsus ở tại làng Bê-tha-ni, trong nhà Si-môn là kẻ phung. Ngài đang ngồi bàn ăn, có một người đàn bà vào, đem một cái bình bằng ngọc, đựng đầy dầu cam tòng thật rất quí giá, đập bể ra mà đổ dầu thơm trên đầu Đức Chúa Jêsus. (Mác 14:3)
Một trong những lý do Cơ đốc nhân ở thế kỷ thứ nhất đảo lộn thế giới một cách dữ dội là cảm nhận tự do đi theo ý Chúa. Chúa sẽ nói với Phi-e-rơ, “Nắm lấy tay người què và kéo anh ta đứng lên,” và anh sẽ làm vậy. Chúa sẽ bảo Phi-líp, “Đi đến sa mạc,” và ông sẽ đi (xem Công vụ 8:26-27). Họ sẵn lòng chịu rủi ro.
Để kết ước trở thành môn đồ, một trong những yếu tố bạn phải cân nhắc là giá phải trả. Vâng theo kế hoạch của Chúa về môn đồ hoá sẽ phải trả giá. Thường thì người muốn trở thành môn đồ luôn thích điều tốt nhất của Chúa, nhưng thất bại trong việc trả giá để có được. Sao chúng ta có thể trao quá ít cho Đấng cho chúng ta quá nhiều? Ngài trao hết cả thảy cho chúng ta và không mong đợi lấy lại điều gì.
Nhưng nhiều tín hữu như người nông dân nổi tiếng vì thói bủn xỉn. Khi con bò đẻ ra hai con bê, ông ta nhìn chúng và nói, “Chúa, con biết ơn vì phước hạnh này nên con sẽ trao cho Ngài một con.” Ông ta tự hào nói với vợ về quyết định này, khiến vợ ông ta ngạc nhiên vì biết rõ về sự keo kiệt của ông.
Khi bà hỏi con nào ông sẽ dâng cho Chúa, ông nói, “Tôi không biết.”
Thời gian dần trôi, một trong hai con bê bị bệnh. Vài ngày sau, ông ta ra khỏi nhà kho với con bê chết trên tay, và buồn rầu thông báo, “Em yêu, anh có tin xấu. Con bê của Chúa đã chết.”
Tương tự, một vài Cơ đốc nhân đưa cho Chúa thứ họ không còn muốn nữa. Nhưng đây không phải là thái độ chúng ta nên có. Sao chúng ta lại bỏ lỡ! Sao chúng ta lại hiểu sai! Chúa không muốn của thừa của chúng ta. Ngài xứng đáng có điều tốt nhất. Ngài trao cho chúng ta quá nhiều và chúng ta nên muốn trao lại mọi thứ chúng ta có cho Ngài.
“Người đã làm điều mình có thể làm được”
Chúng ta được làm gương bởi Ma-ri – cũng là Ma-ri ngồi dưới chân Chúa Giê-su khi Ma-thê vội vã chuẩn bị bữa ăn cho Ngài. Sau đó, ở phân đoạn khác, chúng ta thấy cô dâng cho Chúa thứ quý giá nhất cô có. Trên thực tế, cô đã làm một điều vô cùng đặc biệt nên Chúa Giê-su nói, “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong khắp cả thế gian, hễ nơi nào Tin Lành nầy được giảng ra, việc người đã làm cũng sẽ được nhắc lại để nhớ đến người” (Mác 14:9).
Tại thời điểm này trong cuộc đời và mục vụ của Chúa Giê-su, Ngài đã chấn chỉnh nhiều lần các lãnh đạo tôn giáo. Họ rõ ràng muốn Ngài chết. Vấn đề là Giê-ru-sa-lem lúc này có đông người về dự lễ Vượt qua. Chúa Giê-su có nhiều người ngưỡng mộ và các lãnh đạo tôn giáo sợ rằng nếu họ bắt và giết Ngài, nhiều người sẽ nổi loạn.
Nên trong khi quyền lực của sự tối tăm đang chuẩn bị cho việc xấu của chúng, Chúa Giê-su quyết định ăn thông công với bạn bè và những người theo Ngài ở nhà của Si-môn, người hủi được lành. La-xa-rơ cũng ở đó, là người đã được sống lại từ kẻ chết. Em gái người là Ma-ri và Ma-thê cũng có mặt cùng các môn đồ khác. Tôi đã nghe lỏm cuộc nói chuyện diễn ra trong căn nhà đó. Chúa Giê-su vừa mới phán dạy gần núi Ô-li-ve tổng quan về những sự kiện diễn ra trong Ngày Sau Rốt. Có lẽ có nhiều người muốn hỏi thêm về chủ đề này. Hoặc có ai đó quay sang La-xa-rơ và nói, “Trải nghiệm chết rồi sống lại ra sao? Cho chúng tôi biết đi.”
Lúc nào đó trong chuyến viếng thăm với Chúa Giê-su này, Ma-ri đã làm một điều bất thường và bất ngờ. Cô lấy dầu thơm quý quá, đập bể bình, và đổ lên đầu Chúa Giê-su. Đó là dầu cam tòng, có lẽ được nhập khẩu từ Ấn Độ. Có lẽ đó là của thừa kế có giá trị rất lớn. Có lẽ dầu đó là để nhỏ vài giọt lên Ngài, vốn là một điều được chấp nhận trong thời đó. Nhưng Ma-ri muốn làm gì đó khác biệt, trái với thông thường để bày tỏ tình yêu sâu đậm với Ngài, cô đổ cả lọ lên Chúa Giê-su.
Tuy nhiên, không phải ai cũng trân quý sự hi sinh đó: “Có vài người nổi giận nói cùng nhau rằng: Sao xài phí dầu thơm ấy như vậy? Vì có thể bán dầu đó được hơn ba trăm đơ-ni-ê, mà bố thí cho kẻ khó khăn. Vậy, họ oán trách người” (Mác 14:4-5). Nói cách khác, hành động phung phí đó có cần thiết không? Đó có phải việc tốt mà người có của nên làm? Hành động đó có đúng không?
Đây là cách phản ứng của nhiều người ngày nay. Như người Pha-ri-si đầy trách nhiệm, họ chỉ dâng cái gì Chúa yêu cầu. Họ muốn thông qua bằng cách đạt mức tối thiểu nhất. Họ sẽ hỏi câu như vậy, “Con có thể làm điều này mà vẫn là Cơ đốc nhân không?” Thực ra, họ đang xem xét mức độ tối thiểu họ có thể dâng lên cho Chúa. Chắc chắn họ sẽ cầu nguyện ngắn gọn trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ – nếu họ nhớ ra. Họ sẽ đọc Kinh Thánh – nếu họ có thời gian trong lịch trình bận rộn. Họ sẽ dâng cho Chúa – nếu họ có mấy đồng bạc lẻ trong túi. Họ sẽ hát thờ phượng ở nhà thờ – nếu người dẫn thờ phượng làm tốt.
Vậy động lực thúc đẩy phía sau sự hi sinh và rời rộng của Ma-ri là gì? Chính là Chúa Giê-su. Cô chả có ý gì ngoài dâng điều tốt đẹp cho Chúa. Vậy điều này có gì sai?
Chúa Giê-su bênh vực và khen ngợi Ma-ri cho hành động hi sinh của cô: “Hãy để mặc người; sao các ngươi làm rầy người mà chi? Người đã làm một việc tốt cho ta. Vì các ngươi hằng có kẻ khó khăn ở cùng mình, khi nào muốn làm phước cho họ cũng được; nhưng các ngươi chẳng có ta ở luôn với đâu. Người đã làm điều mình có thể làm được, đã xức xác cho ta trước để chôn” (Mác 14:6-8).
Ma-ri làm điều cô có thể làm được vì cô hiểu rằng Chúa Giê-su sẽ làm điều Ngài báo trước. Nếu chúng ta, như Ma-ri biết về những gì Chúa đã làm cho chúng ta, thì chúng ta sẽ muốn làm hơn thế nữa cho Ngài. Không có gì lãng phí nếu làm với động cơ đúng đắn vì vinh hiển Chúa. Bạn không thể làm mọi thứ, nhưng bạn có thể làm vài điều. Bạn không thể đưa cả thế giới cho Đấng Christ, nhưng bạn có thể đưa vài người. Nên làm những gì bạn có thể. Chúng ta ai cũng có những điều mình có thể làm khi chúng ta có thể. Chúng ta nên trao điều tốt nhất mình có cho Chúa phải không? Chúa Giê-su xứng đáng có điều tốt nhất đúng không?
Đến một ngày đời bạn sẽ chấm dứt. Và bạn sẽ chắc rằng bạn không hối hận vì đã đến nhà thờ quá nhiều. Bạn sẽ không hối hận vì đọc Kinh Thánh quá nhiều. Bạn sẽ không hối hận vì đã chia sẻ về đức tin. Điều bạn hối hận là bạn đã không làm những điều trên nhiều hơn.
Bán với Giá Thấp
Kinh Thánh nói rõ rằng chúng ta không sở hữu chính mình. Chúng ta đã được chuộc với giá cao, và do đó chúng ta tôn cao Chúa bằng chính mình (xem 1 Cô-rinh-tô 6:19-20). Chúng ta phải nhận ra mình thuộc về Ngài, thời gian của chúng ta là của Ngài, cuộc đời của chúng ta là của Ngài, nguồn lực và sở hữu của chúng ta là của Ngài. Chúng ta phải xem xét điều này khi kết ước với môn đồ hoá.
Tôi đã nghe về một phương pháp hiệu quả mà thợ săn dùng để bắt khỉ tại châu Phi. Họ lấy quả dừa và đục một cái lỗ đủ to để con khỉ cho tay vào nhưng khó rút ra. Sau đó họ làm rỗng quả dừa và đổ cơm vào, và đặt dưới cái cây có đặt bẫy. Rồi người thợ chỉ việc chờ đợi.
Khi con khỉ ngửi thấy mùi, nó cho tay vào trong quả dừa. Người thợ săn biết rằng con khỉ sẽ không chịu mở nắm tay để bỏ cơm, do đó nó không thể thoát khỏi quả dừa. Khi con khỉ bắt đầy bực tức đập quả dừa xuống đất, thợ săn đi tới và dễ dàng bắt nó. Ngay cả khi con khỉ thấy lưới bẫy, nó vẫn không bỏ quả dừa, vì nó muốn giữ lại cơm. Kết quả là nó bị trúng bẫy.
Nhiều người sống cả cuộc đời với bàn tay đầy cơm: tay đầy vật sở hữu … những đeo đuổi … niềm vui. Họ từ bỏ những gì Chúa có thể làm cho cuộc đời họ để đổi lấy những thứ phù du, tạm thời. Như Ê-sau, bán mọi thử để đổi lấy bát canh (xem Sáng thế ký 25:29-34).
Người môn đồ thật chịu hi sinh. Trong Lu-ca 9, chúng ta thấy phân đoạn minh hoạ mức độ kết ước của một môn đồ:
“Đang khi đi đường, có kẻ thưa Ngài rằng: Chúa đi đâu tôi sẽ theo đó.
Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Con cáo có hang, chim trời có ổ; song Con người không có chỗ mà gối đầu.” (Lu-ca 9:57-58)
Theo ngôn ngữ hiện đại, Chúa Giê-su nói rằng, “Kìa anh bạn, ta không đi đến Khách sạn Ritz-Carlton Giê-ru-sa-lem. Ngươi nên cân nhắc lại. Cuộc đời của ta đầy khó khăn và hi sinh. Người biết ra sẽ đi đâu không? Ta sẽ chết trên thập tự giá. Ngươi có muốn đến đó không? Hãy cân nhắc điều người nói!”
Chúng ta cũng cần khen anh này. Anh ta được khích lệ. Anh thấy Chúa Giê-su, ngưỡng mộ Ngài và ngay lập tức thốt ra rằng anh muốn theo Chúa. Anh ta có lòng, nhưng quá nóng vội. Anh ta không biết lượng giá. Anh không biết điều gì chờ đợi phía trước. Chúa Giê-su nói rõ rằng nếu anh muốn trở thành một môn đồ, anh phải từ bỏ mọi thứ. Điều này cũng không khác gì với chúng ta. Chúng ta phải có cùng thái độ thờ ơ với những gì hoặc ai ngăn cản chúng ta theo Ngài trọn vẹn.
Mấy câu sau, Đức Chúa Jêsus phán rằng, “Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với nước Đức Chúa Trời” (câu 62). Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc cho những ai muốn sống cuộc đời nước đôi.
Trong phân đoạn khác, Chúa Giê-su sử dụng phép ẩn dụ về đội quân để minh hoạ ý tưởng này:
“Hay là có vua nào đi đánh trận cùng vua khác, mà trước không ngồi bàn luận xem mình đem đi một muôn lính có thể địch nổi vua kia đem hai muôn cùng chăng sao? Bằng chẳng nổi, khi vua kia còn ở xa, sai sứ đi xin hòa.” (Lu-ca 14:31-32)
Chúa Giê-su không hề nói rằng nhà vua chỉ có một vạn lính. Có lẽ nhà vua có năm vạn lính, nhưng chỉ muốn để một vạn lính đi đánh giặc.
Tức là, Chúa Giê-su đang phán với bất kỳ ai muốn trở thành người môn đồ, “Ta không hỏi nếu các ngươi sẵn lòng dâng 10, hay 20, hay 50 phần trăm cho Ta. Nếu các ngươi không sẵn lòng dâng mọi thứ cho Ta và nhận định chủ quyền của Ta trên hết thảy vật sở hữu của cuộc đời ngươi, thì các ngươi không thể trở thành môn đồ Ta.”
Điều gì (hoặc Ai) đang Ngăn cản Bạn?
Môn đồ hoá không chỉ yêu cầu dâng lên điều tốt nhất bạn có, mà còn yêu cầu từ bỏ bất cứ điều gì ngăn cản chúng ta kết ước theo Chúa. Hê-bơ-rơ 12: 1-2 cho chúng ta biết,
“Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta, nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời.”
Khi chúng ta tìm cách bước đi với Chúa Giê-su, đôi khi chúng ta bước đi với quá nhiều hành lý. Chúng ta mang theo những thứ đáng lẽ không nên có trong cuộc đời mình. Đó có thể là những thứ chúng ta đang khiến chúng ta bị cản bước, hay là ai đó chúng ta dành thời gian cho họ. Nhưng chúng ta cần bỏ đi những cân thừa.
Bất cứ khi nào bạn tôi là Franklin Graham đến thăm, anh lại muốn đi chạy. Anh sẽ nói, “Nào, Greg. Đi chạy buổi sáng đi!”
“OK,” tôi nói. “Tôi thích lắm.”
Franklin chạy rất cừ. Anh đã được rèn tập. Anh có thể chạy liên tục 45 phút, có khi là cả tiếng. Tôi thì ngược lại, chỉ chạy được 4 phút. Sau đó tôi sẽ mệt. Nên chúng tôi bắt đầu chạy. Rồi tôi chạy chậm lại và Franklin sẽ bảo, “Greg, thôi nào! Greg! Greg, chạy!” Rồi tôi sẽ chạy thêm một chút.
“Tôi đi bộ thôi,” tôi bảo anh sau một lúc.
“Thôi nào! Chạy đi!” anh trả lời.
“Tôi đang chạy,” tôi nói tiếp. “Tôi đang chạy với anh trong lòng.”
Tôi nghĩ Franklin nhận ra tôi làm vướng chân anh. Anh đang cố chạy đua còn tôi làm cản trở buổi chạy của anh.
Chúng ta có những người trong cuộc đời có sự ảnh hưởng tương tự lên chúng ta về mặt thuộc linh. Khi chúng ta ở gần họ, họ ngăn trở chúng ta, vì họ không có cùng sở thích với những thứ thuộc về Chúa.
Chúng ta sẽ nói, “Này, hãy đi nhà thờ hôm nay nhé!”
“À, tôi không biết. Trời đang mưa. Mưa thì nguy hiểm lắm. Hay đi mua sắm đi?”
Họ kéo chúng ta xuống, và chúng ta biết điều đó.
Kinh Thánh nói cho chúng ta câu chuyện của Áp-ra-ham và cháu mình, Lót. Lót không kết ước đi cùng Đức Chúa Trời như chú mình. Và cứ khi nào Lót ở gần, cậu ta lại cản bước Áp-ra-ham. Chúa còn bảo Áp-ra-ham tách ra khỏi Lót, nhưng ông từ chối. Chỉ đến khi Áp-ra-ham tách khỏi Lót, Chúa bắt đầu phán và lại chúc phước ông, vì Lót đã cản bước ông.
Chúng ta đều biết ai đang cản bước thuộc linh mình. Đó là lý do Phao-lô khuyên Ti-mô-thê, “Cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ, mà tìm những điều công bình, đức tin, yêu thương, hòa thuận với kẻ lấy lòng tinh sạch kêu cầu Chúa” (2 Ti-mô-thê 2:22). Dành thời gian với những người có cùng kết ước với môn đồ hoá như bạn – không phải những người cản bước bạn.
Hiểu các Khái niệm
Trả giá là hiểu khái niệm của sự kết ước. Bạn sẵn lòng dâng lên bao nhiêu?
Trong sự đeo đuổi để trở thành người môn đồ, chúng ta phải quyết định mỗi ngày để sự tăng trưởng thuộc linh của chúng ta được khích lệ hay nhụt chí. Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, chúng ta sẽ đọc tin tức hay Kinh Thánh? Vào cuối tuần, ngủ nướng hay đi nhà thờ. Trong ứng xử với mọi người, níu giữ những bực tức hay chọn sự tha thứ. Với mỗi sự lựa chọn, chúng ta sẽ tiến lên hoặc lùi xuống, đạt được hay mất đi trong hành trình trở thành môn đồ Ngài.
Nếu bạn nhìn lại ở thời điểm này trong đời và có nhiều điều tiếc nuối, bạn không thể thay đổi được. Nhưng bạn có thể thay đổi điều bạn làm ngày hôm nay và sẽ làm ngày mai. Bạn có thể thay đổi quá trình nếu cần thiết.
Liệu kết ước cho môn đồ hoá như người nông dân quyết định “Đó là con bê của Chúa” đã chết đi chưa? Hay bạn có sẵn lòng trả giá và đầu phục cho cuộc đời Cơ đốc nghiêm túc?
Từng giờ, từng phút bạn dâng để phục vụ Chúa Giê-su, mọi nguồn lực bạn đầu tư, mọi suy nghĩ bạn dành cho Lời Chúa không bị lãng phí. Đây là những đầu tư có hiệu quả tốt nhất.
Nguồn: Daotaomondo.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com