Home Chuyên Đề Làm Thế Nào Để Tha Thứ Cho Người Không Xin Lỗi?

Làm Thế Nào Để Tha Thứ Cho Người Không Xin Lỗi?

by ibelieve.com
30 đọc

Tôi thú nhận một điều. Tôi nên là người cuối cùng đi giảng cho mọi người về sự tha thứ. Tôi đã chọn để viết điều này và bây giờ tôi đang tự hỏi liệu những rắc rối của tôi có quá lớn. Tôi là người kém tiêu chuẩn nhất để dạy cho mọi người cách tha thứ.

Tha thứ là một trong những điểm yếu lớn nhất của tôi. Tôi đấu tranh để tha thứ cho chính mình, tôi đấu tranh để tha thứ cho người khác. Tôi biết nó rập khuôn như thế nào – một người phụ nữ có những hận thù – tôi xin lỗi những người nữ như tôi vì đã mang khuôn mẫu này. Tôi biết bạn có thể nhấp vào bài đăng này vì tiêu đề, bởi vì có lẽ bạn đang đấu tranh để tha thứ cho ai đó trong cuộc sống của bạn và bạn nghĩ rằng điều này sẽ giúp ích. Tất cả những gì tôi biết làm là trút hết lòng và cởi mở nhất có thể về cuộc vật lộn của tôi và cách tôi cố gắng vượt qua nó.

Tôi thực sự đang đấu tranh để tha thứ cho ai đó, một vài người. Có lẽ sẽ dễ dàng hơn để làm nếu người này xin sự tha thứ nhưng họ không hề xin sự tha thứ từ tôi. Và thành thật mà nói tôi không nghĩ họ sẽ làm thế. Họ dường như không nhận thấy hoặc quan tâm đến nỗi đau mà họ đã gây ra. Tôi muốn họ phải chịu trách nhiệm với tôi. Tôi biết đó không phải là việc của tôi, và tôi tin chắc rằng Chúa có quyền năng thay đổi tấm lòng họ. Vấn đề của tôi là với những người không tìm kiếm hay muốn tha thứ, những người không thấy rằng có bất cứ điều gì để tha thứ, những người tiếp tục sống ích kỷ mà không có bất kỳ suy nghĩ nào cho những người xung quanh. Chúa Giê-xu nói trong Ma-thi-ơ 18:22 rằng chúng ta phải tha thứ cho những người phạm tội chống lại chúng ta, không phải bảy lần, nhưng bảy mươi lần bảy, gợi ý rằng không bao giờ nên có một khoảnh khắc mà tấm lòng chúng ta chưa sẵn sàng để tha thứ. Tấm lòng của tôi không bao giờ sẵn sàng để tha thứ. Tấm lòng của tôi phải được dỗ dành thậm chí xem xét sự tha thứ và vẫn vô cùng khó khăn.

Mỗi khi tôi đạt đến điểm mà tôi nghĩ rằng tôi đã tha thứ cho người này rồi và vượt qua sự cay đắng, một điều gì đó sẽ xảy ra và tôi sẽ nhận ra rằng tôi đã sẵn sàng để nhận lại gánh nặng của sự không tha thứ. Tôi cầu xin Chúa hết lần này đến lần khác để tôi nhìn thấy người này qua cái nhìn của Chúa, bởi tôi biết rằng nếu bạn không tha thứ cho tội lỗi của họ thì Cha trên trời cũng sẽ không tha thứ cho tội lỗi của bạn ( Ma thi ơ 6:15), nhưng tôi biết tôi đang nói rất rõ ràng ở đây – thực hiện điều này thật khó. Có lẽ đó là lý do tại sao tôi cần viết những điều này. Tôi cần bắt bản thân phải tập trung vào nó – nghĩ về nó. Tôi cần tìm kiếm lời Chúa và tìm mọi cách để có thể tha thứ, bởi vì không có gì trong Kinh Thánh nói rằng tôi sẽ chết nếu họ không cảm thấy hối tiếc. Mọi việc không diễn ra như vậy.

Vì thế, đây là những gì tôi đang cố gắng làm:

Tôi cần nhắc nhở bản thân rằng tôi cũng cần được tha thứ. Đôi khi, tôi cần phải tưởng tượng rằng mọi người đều có một hình xăm khổng lồ trên trán họ ghi là: “Chúa Giê xu cũng đã chết thay cho tôi”! Nó giúp nhắc nhớ tôi rằng không chỉ một mình tôi trên thế gian này xứng đáng với tình yêu và sự hi sinh của Ngài. Có thể đó là điều tốt nhất tôi có thể làm, chuyển sự chú ý sang những bất cập của riêng tôi. Trong sách Rô-ma, sứ đồ Phao lô nói: Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường. Nói cách khác, tôi không tốt hơn những người tôi đang gặp khó khăn khi tha thứ. Điều đó đơn giản là không đúng sự thật và tôi cần phải dừng lại. Rất khó để cay đắng khi tôi nhớ về Phao-lô, trong “những kẻ tội tỗi” tôi “đứng đầu”.

Tôi phải buộc bản thân nhận ra khi tôi quá thoải mái với sự cay đắng.

Không có gì có thể đạt được nếu cứ nắm giữ sự cay đắng. Tôi vẫn giữ lấy nó giống như những đứa trẻ cứ ôm chặt lấy chăn của mình. Trừ khi cái chăn bị đốt và tôi là người duy nhất bị bỏng. Sự cay đắng của tôi cũng thoải mái và giống như vậy. Tôi cần ngừng dùng hành động của người này như một cái cớ. Tôi cần dừng lại sự giả vờ như việc đó hợp lý trong cách tôi cảm nhận, ngày nào đó chúng ta phải trả lời câu hỏi trong đời sống của chúng ta và tôi sẽ không thể trả lời cho bất kỳ ai ngoài chính tôi. Tôi không thể lấy một người nào đó để làm cái cớ cho mình, tôi phải dừng ngay chuyện đó. Không còn có lý do để sự cay đắng ngự trong tấm lòng tôi. Tôi phải chịu trách nhiệm về nó.

Khi tôi không cảm thấy điều gì (lúc nào cũng vậy), tôi giả vờ có điều đó.

Tôi biết tôi nên cảm thấy thế nào nhưng khoảng cách 24 cm giữa bộ não và trái tim tôi là một vực sâu khổng lồ tôi không thể vượt qua được. Vậy nên bây giờ tôi chỉ dối nó, tôi sẽ hành động theo cách tôi nên làm. Tôi sẽ giữ sự cầu nguyện thay đổi tấm lòng, tôi sẽ trói buộc những suy nghĩ của tôi và tôi hi vọng một ngày nào đó sẽ không vờ đi nữa. Trong những ví dụ, phân đoạn Rô ma 12:9-21, tôi đọc và cảm thấy một chút cay đắng, hay tự cho mình là đúng hay muốn buôn chuyện và phàn nàn. Nó nhắc nhở tôi rằng tôi được kêu gọi để sống hòa thuận với mọi người, và đừng để điều ác thắng mình nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác. Cảm tạ sự tốt lành của Chúa Giê xu không có sự giả dối. Cảm ơn sự tốt lành trong tình yêu của Ngài và sự tha thứ là chân thật, nếu không tôi sẽ ra sao?

Tôi phải nhớ, không phải vấn đề do họ. Đó là vấn đề của tôi.

Tôi vẫn làm một việc trong tiến trình cũng giống mọi người. Tôi vẫn giữ sự cay đắng nhưng đang cầu nguyện và cố gắng thay đổi tấm lòng của tôi. Tôi luôn luôn nhắc nhở bản thân tôi rằng thái độ của tôi không phải của riêng ai mà là của riêng tôi.

Rõ ràng có một vài hoàn cảnh buộc chúng ta phải bước đi. Có thể tha thứ cho ai đó nhưng không được cho phép họ trở thành một phần trong cuộc sống của bạn nữa. Đôi khi điều đó tốt và cần thiết. Tha thứ không phải vì người khác mà vì tôi và tấm lòng tôi. Tôi biết tôi phải tha thứ cho ai đó khi tôi có thể nghĩ tôi không còn sự tức giận hay đau đớn đối với họ nữa. Nếu tôi nói với họ “tôi tha thứ cho bạn” có thể họ không quan tâm và không ảnh hưởng gì với họ cả. Nhưng tấm lòng tôi đã thay đổi về họ. Đó là tất cả những gì tôi có thể làm.

Có rất nhiều tài liệu tham khảo về sự tha thứ trong Kinh Thánh (tất nhiên rồi). Vì vậy, tôi sẽ để lại cho bạn một danh sách ngắn những câu Kinh Thánh nhắc nhở tôi tại sao sự tha thứ lại là một phần quan trọng trong bước đi của tôi với Chúa Giê xu Christ. Tôi không thể để tấm lòng tôi ướp đắng và cầm giữ lời Chúa là cách duy nhất ra khỏi nước mặn.

Mác 11:25 “khi các ngươi đứng cầu nguyện, nếu có sự gì bất bình cùng ai, thì hãy tha thứ, để Cha các ngươi ở trên trời cũng tha lỗi cho các ngươi”.

Ma thi ơ 6:14-15 “Vả , nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi”.

Rô ma 12:14 “ Hãy chúc phước cho kẻ bắt bớ anh em, hãy chúc phước, chớ nguyền rủa”.

Ê phê sô 4:32 “ Hãy ở với nhau cách nhân từ đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”.

Dịch: NyNy

Nguồn: Ibelieve.com

Bài ở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like