Home Chuyên Đề Chúng Ta Có Đang Sống Trong Phân Đoạn Rô-ma 1? – Phần 1: Phước hạnh và sự rủa sả trong một thế giới hậu Obergefell

Chúng Ta Có Đang Sống Trong Phân Đoạn Rô-ma 1? – Phần 1: Phước hạnh và sự rủa sả trong một thế giới hậu Obergefell

by Desiringgod.org
30 đọc

Lúc đó tôi 35 tuổi, là một người đồng tính nữ và là một nhà hoạt động kiêm giáo sư tiếng Anh tại New York khi tôi lần đầu tiên đọc phải những lời này trong Rô-ma đoạn 1:

“Cho nên Đức Chúa Trời đã phó họ sa vào sự ô uế theo lòng ham muốn mình, đến nỗi tự làm nhục thân thể mình nữa, vì họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài chịu dựng nên thế cho Đấng dựng nên, là Đấng đáng khen ngợi đời đời! A-men. Ấy vì cớ đó mà Đức Chúa Trời đã phó họ cho sự tình dục xấu hổ; vì trong vòng họ, những người đàn bà đã đổi cách dùng tự nhiên ra cách khác nghịch với tánh tự nhiên. Những người đàn ông cũng vậy, bỏ cách dùng tự nhiên của người đàn bà mà un đốt tình dục người nầy với kẻ kia, đàn ông cùng đàn ông phạm sự xấu hổ, và chính mình họ phải chịu báo ứng xứng với điều lầm lỗi của mình. Tại họ không lo nhìn biết Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời đã phó họ theo lòng hư xấu, đặng phạm những sự chẳng xứng đáng.” (Rô-ma 1:24-28)

Hờ, tôi lẩm bẩm. Đây giống như một bài thuyết giảng mang tính thù ghét nguy hiểm được biên soạn nhằm hủy hoại cuộc sống của tôi. Lời Chúa như đụng đến giới hạn và lỗ hổng trong lòng tôi.

Thứ tôi gọi là Tình Yêu

Nhiều năm trôi qua, trải qua nhiều tranh chiến, Chúa đã sử dụng lời của Ngài trong Rô-ma 1 để đưa tôi đến chỗ ăn năn và đặt đức tin nơi Chúa. Qua sự tôi luyện trên linh trình cải đạo, Chúa cho tôi học được, điều chính yếu của đoạn Kinh Thánh trên đòi hỏi người đọc nhìn bằng đôi mắt đức tin. Thứ mà tôi cho là tình yêu với người bạn đồng tính của tôi, thì Chúa gọi đó là điều gớm ghiếc.

Khi Đức Chúa Trời phó mặc con người cho tội lỗi, chúng ta như người mù, điếc và ngu muội, do đó Rô-ma 1:24-28 là phân đoạn không thể thiếu trong sứ điệp phúc âm. Tuy nhiên, cũng là những câu Kinh Thánh này, Matthew Vines – nhà hoạt động trong giới đồng tính, tự xưng là Cơ Đốc nhân có nói “Phân đoạn này không phải thông điệp cốt lõi của Phao-lô tại thành Rô-ma” (God and the Gay Christian, 96)

Vậy phân đoạn đó là gì? Những câu Kinh Thánh này có quan trọng không? Liệu đây là tình yêu của Đức Chúa Trời và là yêu cầu của Ngài trong đời sống? Liệu Rô-ma 1 đối đầu với việc tôi đồng tính (và có lẽ là ngay cả đoạn trích của Vines nữa?) Hoặc là đoạn Kinh Thánh này cũng chẳng có gì đặc biệt quan trọng chăng?

Rô-ma 1 cho tôi ngày nay

Khi đang đánh máy những dòng chữ này, tôi đã và đang đi với Chúa tôi và là Đấng Cứu Chuộc của tôi được 21 năm, và Rô-ma 1 vẫn không ngừng tác động lên cuộc sống tôi.

Lời Chúa bắt đầu đến với tôi trong phòng khách của gia đình mục sư Ken và Floy Smith, chúng tôi là hàng xóm của nhau. Bà mục sư Floy đã về với Chúa, còn ông thì tiếp tục hầu việc Chúa, ông là cha đỡ đầu thuộc linh của tôi, ông thường xuyên khích lệ và cho tôi lời khuyên. Mục sư Ken vừa gởi tôi tin nhắn trong sáng nay, nội dung như sau:

“Ông bà không nghĩ rằng mọi thứ bắt đầu từ một buổi chiều thư thái tại căn nhà Syracuse. Và cho đến giờ nó vẫn đang kết quả.”

Đúng thế, chính đức tin của tôi đang kết quả. Bởi vì lời Đức Chúa Trời đang sống động trong tôi. Bởi vì sự cứu rỗi của Chúa đã thay đổi tận gốc con người cũ của tôi. Bởi vì Ngài thay đổi những ham mến trong tấm lòng và công việc tay chúng ta.

Chúng ta sẽ không thoát khỏi gánh nặng tội lỗi trừ khi sự vinh hiển và sự thánh hóa trở nên thật sự mạnh mẽ, ngay cả khi điều đó rối rắm, đau đớn và phải khiến ta hoang mang. Tất cả các yếu tố đó đưa chúng ta đến với câu hỏi “Rô-ma đang được nhìn nhận như thế nào? Ngày nay, Rô-ma 1 có ý nghĩa gì”?

Căn nguyên của việc đồng tính

Chúng ta đang sống trong thế giới cổ xúy việc ưu tiên cái tôi và dạy người khác về “giới tính thiểu số”, cái mà “sự khác biệt” được bình thường hóa và khen ngợi. Khi số người đồng tính không ngừng thay đổi (và tăng trưởng), chúng ta được bảo cách quả quyết rằng “khoa học” chứng minh một lượng người nhất định từ lúc sinh ra đã là đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới. (Đôi lúc điều này khiến người ta phải căng não. Từ lúc nào mà xu hướng giới tính lại trở thành một lẽ thật bất di bất dịch trong khi sự khác biệt giới tính chỉ đơn thuần là sự lựa chọn nằm ở khía cạnh tâm lý và có thể được thay đổi dưới cán dao phẩu thuật? Riêng tôi thì không đồng ý)

Rô-ma 1 có nói, đồng tính được miêu tả là việc làm sai trái bắt nguồn từ tội lỗi ban đầu. Sự sa ngã của Adam (Sáng 3) vi phạm điều răn trong giao ước của Đức Chúa Trời và đẩy toàn bộ hậu duệ của ông đến sự bại hoại (Rô-ma 5: 12). Cho nên, theo lời Kinh Thánh chép, nhu cầu đồng tính không tự xuất phát trong con người mà nó là hậu quả của hình phạt do sự sa ngã của Adam.

Rô-ma 1:26 chép rằng con người phó mặc vào tình dục đồng tính bởi vì họ tôn thờ và phục vụ tạo vật. Vì vậy, dưới góc nhìn của Đức Chúa Trời, hành vi đồng tính luyến ái là biểu hiện của sự thờ phượng sai trật. Những cuộc diễu hành đồng tính được tài trợ với số tiền khổng lồ cùng với sự gắn kết trong cộng đồng LGBTQ là kiểu mẫu của việc thờ phượng tạo vật đang diễn ra ngày nay.

Đồng tính như là sự Đoán phạt

Trong việc thờ phượng tạo vật, đồng tính cũng là biểu hiện của sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trên một dân tộc phản nghịch (Rô-ma 1:26). Không có gì là trong sạch hay trung lập giữa đạo đức và khoa học đối với việc số người thừa nhận mình là đồng tính nam hoặc trẻ em được chẩn đoán là “RODG” (Rối loạn giới tính tự phát) ngày một tăng, cùng với những người tin rằng cắt bỏ bộ phận sinh dục là hy vọng duy nhất.

ROGD không phải là tình trạng bệnh lý liên quan đến liên giới tính; nó là căn bệnh truyền nhiễm của xã hội, ảnh hưởng tới những nữ thiếu niên một cách mất cân xứng. Trong một buổi thuyết trình cách đây 1 năm, một người đầu ngành tâm lý học của phòng khám đại học đã hỏi tôi rằng: “Tại sao 25% phụ nữ đến phòng khám của tôi với lo âu và tuyệt vọng, 3 tháng sau họ quay lại và nói với tôi rằng họ người chuyển giới nam?” Thật vậy. Bởi do chúng ta, như một thói quen, còn thờ ơ với lời dạy trong Rô-ma 1, người trẻ không biết giãi bày thế nào về nỗi u uất giấu kín trong lòng khi mà họ tôn sùng loài vật và vật thọ tạo.

Điển hình như vận động viên leo núi đang mệt nhọc, bỗng nhiên anh ngã nhào khỏi đỉnh tuyết, anh mất thăng bằng và trượt khỏi đường leo, người đàn ông này thầm trách sự sắp xếp của Đấng Tạo hóa. Dưới góc nhìn của sự u tối và tội lỗi, chàng trai chối bỏ một cuộc hôn nhân kết quả theo Kinh Thánh giữa người nam và người nữ. “Không đủ đa dạng”, anh ta lý luận trước sự đoán phạt của Chúa.

Sự Cứng Lòng Ảnh hưởng thế nào?

Ba điều phải đánh đổi trong Rô-ma 1 bày tỏ một số ý quan trọng về sức mạnh của tội lỗi. Rô-ma 1 không chỉ định nghĩa về đồng tính dưới góc nhìn của Đức Chúa Trời, mà còn quá trình con người và xã hội mất khả năng và đặc ân để nghe tiếng Chúa phán với mỗi người. Điều này xảy đến có mức độ kéo theo một loạt đánh đổi. Đánh đổi này dẫn đến chai sạn lương tâm và khô héo tâm hồn.

Rô-ma 1:23-28 bày tỏ những sự đánh đổi tương quan lẫn nhau, chúng ta cần phân tích: đổi “sự vinh hiển” lấy “sự hư nát” (1:23), đổi “lẽ thật Đức Chúa Trời” lấy “sự dối trá” (1:25); và đổi quy luật sáng tạo lấy sự rối loạn giới tính mà “bỏ cách dùng tự nhiên” (Rô-ma 1:26-28). Đừng bỏ qua quá trình này: đầu tiên là đổi sự vinh hiển lấy sự hư nát; thứ hai đổi lẽ thật lấy dối trá; thứ ba là đổi mối quan hệ tự nhiên (thành ra sự sống) lấy mối quan hệ trái tự nhiên (mang đến sự chết).

Sự thờ hình tượng thay đổi vinh hiển (của bạn) thành sự hư nát (toàn cầu), bất kể đó có phải là ý định của bạn hay không. Tội lỗi không phải là chuyện cá nhân và ân điển cũng vậy. Mỗi một chúng biểu thị cho ý nghĩa và hệ quả có thể làm thay đổi thế giới.

Người đổi vinh hiển lấy sự hư nát là người dại. Người ấy đã sở hữu điều quý giá không thể thay thế. Người ấy từng được ban cho vinh hiển và có vinh dự cao trọng vì được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Giống như người nghiện thuốc phiện, họ thèm thuồng thứ giết chết bản thân mình và khinh ghét điều mang họ đến sự sống, người dại không thể ngăn chặn bản thân hoặc tự cứu lấy mình khi người ấy đánh mất sự vinh hiển. Thờ thần tượng là tham lam. Người dại không chỉ chìm đắm trong điều cho là đúng mà còn xui khiến cho người khác làm theo (Rô-ma 1:32). Đây là nhận định của Kinh Thánh về đồng tính, là thủ lĩnh thống trị các quốc gia ngày nay. Đứng ở góc nhìn của cá nhân đồng tính, tôi đã từng là một trong số đó, đó không chỉ là cảm xúc. Nhưng bởi sự toàn tri của Đức Chúa Trời và dưới cái nhìn thánh khiết, đồng tính thật sự là vấn đề.

Ba loại đánh đổi này diễn ra song song với ba loại tội lỗi ghì chặt tấm lòng chúng ta: tội lỗi nguyên thủy khiến chúng ta ưa thích làm điều Chúa ghét, tội lỗi hiện thời làm chai cứng và u tối linh hồn và tội lỗi giấu kín giam cầm chúng ta trong suy nghĩ rằng chúng ta không thể hạ bệ chúng bởi vì tội này không miễn trừ bất kỳ ai.

Cha đẻ của tội lỗi là Sa-tan, hắn đứng sau mọi tội lỗi mà chúng ta thực hiện. Việc của chúng ta là đáp trả cám dỗ bằng Phúc Âm, là đặt những suy nghĩ của chúng ta theo cái nhìn của Đức Chúa Trời, là cầu nguyện cho sự giải cứu khỏi tội lỗi nhờ vào lòng yêu nhiệt thành đặt nơi Chúa, cầu nguyện không thôi cho đến khi chúng ta có được sức thiêng và nhận được ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời chiến thắng tội lỗi và cám dỗ. Để được như vậy, chúng ta phải đặt đức tin nơi Chúa Giê-xu Christ, là Chúa của muôn chúa, là Đấng vĩ đại hơn những điều đó. Ngợi khen Chúa vì Ngài yêu thích để ban cho chúng ta đức tin thêm và càng thêm!

Thế giới sau khi hợp thức hóa hôn nhân đồng tính và cách sống

Obergefell vs. Hodges là quyết định của Thượng viện vào tháng Sáu năm 2015 với nội dung hợp thức hóa hôn nhân đồng tính trong 50 tiểu bang. Obergefell đã mở đầu một thế giới mới nơi mà những cộng đồng LGBTQ riêng lẻ, yếu thế trở nên khối LGBTQ bứt phá và mạnh mẽ.

Gồm có ba hệ quả: (1) Obergefell định hình tư tưởng rằng định hướng giới tính là phạm trù thuộc về bản tính của con người; trong thực thế định hướng giới tính là phạm trù sai trật xuất phát từ Sigmund Freud (một nhà phân tâm học người Áo). (2) Obergefell mở rộng quyền công dân bao gồm bảo vệ phẩm chất cho người LGBTQ; lời tuyên bố hợp pháp mang tính mơ hồ và chủ quan đã và đang phổ biến trên thế giới, nơi mà nỗi đau ngự trị. (3) Obergefell đặt sự tự do tôn giáo trên bàn cân sinh tử, vì nó làm nảy sinh sự đối lập giữa lời dạy Kinh Thánh và Thượng nghị Tối cao. Hậu Obergefell, người LGBTQ khẳng định bản thân mình là “ai” hơn là chỉ mình “cảm thấy” như thế nào.

(Còn nữa)

Dịch: Hữu Đức

Nguồn: Desiringgod.org

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Chúng Ta Có Đang Sống Trong Phân Đoạn Rô-Ma 1? – Phần 2 và hết: Sự chỉ dẫn tốt nhất cho Cơ Đốc nhân chân chính

Bình Luận:

You may also like