Home Chuyên Đề Sách Khải Huyền – “Hãy Viết” Lần Thứ Nhất (Phần 1)

Sách Khải Huyền – “Hãy Viết” Lần Thứ Nhất (Phần 1)

by Hong An
30 đọc

“Điều ngươi thấy, hãy chép vào một quyển sách mà gởi cho bảy Hội Thánh tại Ê-phê-sô, Si-miệc-nơ, Bẹt-găm, Thi-a-ti-rơ, Sạt-đe, Phi-la-đen-phi và Lao-đi-cê.” – Khải-huyền 1:11

Sau loạt bài Bảy Phước Lành trong Sách Khải Huyền, bây giờ chúng ta sẽ cùng khám phá những lần “hãy chép” được tìm thấy trong sách này. Chúa Giê-xu muốn Sứ đồ Giăng chép vào một cuốn sách những thông điệp mà ông đã thấy và nghe. Những Quan Điểm Phê Bình Kinh Thánh theo chiều hướng Lịch Sử cho rằng các bản văn của Kinh Thánh được viết lại muộn hơn nhiều so với các sự kiện được mô tả đã xảy ra. Kiểu phê bình này cho rằng bản văn được viết trong Kinh Thánh có niên đại rất muộn và dựa vào truyền thống truyền khẩu trong nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên việc “ghi chép” có nguồn gốc từ rất sớm trong lịch sử. Thậm chí những phát hiện sớm nhất về các chữ cái trong bảng chữ cái của tiếng Hê-bơ-rơ đã có từ thế kỷ thứ VIII trước Công Nguyên – Ví dụ như Dòng chữ Shiloah theo ký tự trong bảng chữ cái tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Paleo-Hebrew trong Hầm Siloam của Hezekiah, một kênh dẫn nước từ Suối Gihon vào Hồ Siloam, nằm ở phía Đông Jerusalem tại Thành Đa-vít, khu lân cận của Shiloah hoặc Silwan. Tuy nhiên, trước đó rất nhiều dòng chữ viết bằng kí tự ‘Proto-Sinaitic’ (chữ: Proto-Sinai – một dạng chữ viết bằng kí tự được tìm thấy sớm nhất, được khắc trên đá tại Sinai Peninsula) được tìm thấy có niên đại từ thế kỉ thứ XV – XVII trước Công Nguyên. Những kí tự chữ viết này được coi là tổ tiên của chữ Phoenician (thuộc kiểu Abjah, 22 kí tự) hoặc chữ Paleo-Hebrew (bảng chữ cái tiếng Do Thái cổ, 22 kí tự) có nguồn gốc từ chữ tượng hình Ai-Cập hoặc chữ cái hình nêm Akkadian. Ngôn ngữ của các loại chữ khắc được gọi là Semitic (tiếng Se-mít).

Vì vậy việc viết lách đã là phổ biến trong thời của Môi-se, kể cả thời của Áp-ra-ham – và như chúng ta sẽ thấy, điều đó cũng phổ biến cả trong thời của Nô-ê và của A-đam nữa. Dĩ nhiên, ngôn ngữ và chữ viết của tiếng Hê-bơ-rơ và Aramic, Hy-lạp mà chúng ta tìm thấy trong các bản văn gốc của Kinh Thánh ngày nay xuất hiện muộn hơn nhiều so với các ngôn ngữ và chữ cái của thế kỷ XIV hoặc thế kỷ XX trước Công Nguyên, hay thậm chí là trong các thế kỷ trước đó.

Những khám phá gần đây về văn chương tiếng Sê-mít từ Syria và Mesopotamia, trong số đó có nhiều văn bản có niên đại từ năm 2300 trước Công Nguyên, đáng chú ý là những phát hiện vào năm 1975-1976 từ Tell Mardikh (Ebla, 2500-2250 trước Công Nguyên) và từ một thiên niên kỷ sau đó, các văn bản tiếng Akkadian từ Ras Shamra năm trên bờ biển Địa Trung Hải – cho thấy sự liên tục trong truyền thống giáo dục kinh điển và thực tiễn văn học.

Đức Chúa Trời đã viết lên những bảng đá khi Ngài ban luật pháp cho dân Israel (trong Xuất 24:12; Xuất 32:15 và 19, Xuất 34:1-4, 27-35, Xuất 40:20, Hê-bơ-rơ 9:4, so sánh với Công-vụ 7:38 và 53 nói rằng các thiên sứ cũng dự phần vào việc ban ra Luật Pháp trên Núi Si-nai) và Môi-se đã có thể đọc được những gì mà Đức Chúa Trời viết.

Tiên tri Giê-rê-mi phải viết những lời mà Đức Chúa Trời phán với ông trong vào một cuộn sách và ông đã sai Ba-rúc làm việc đó (Giê-rê-mi 36). Những ngón tay của con người đã viếtlên tường trong cung điện của Vua Bên-xát-xa và Đa-ni-ên đã giải thích ý nghĩa của những chữ được viết ra đó (Đa-ni-ên 5).

Khi viết ra những điều mà mình ‘đã thấy hoặc nghe’ thì độ tin cậy và tính trung thực của các sự kiện lịch sử mà chúng ta đọc được ngày nay trong Kinh Thánh lớn hơn nhiều so với việc chúng được truyền khẩu theo truyền thống. Những điều được truyền đi theo cách thức truyền khẩu sẽ bị thay đổi dần dần nội dung qua nhiều năm tháng, nhiều thế kỷ. Trong Kinh Thánh bản Tiếng Anh NASB, người ta tìm thấy 77 lần từ “viết” (“hãy viết”, “hãy chép”…) và 251 lần từ “được viết”.

Chúng ta đọc trong Sáng-thế-ký 11:1 về việc xây dựng tháp Ba-bên, chép rằng “…lúc đó cả thế giới chỉ có một ngôn ngữ, mọi người đều dùng một thứ tiếng mà thôi…” (BPT) “…Bấy giờ cả thế giới đều có cùng một ngôn ngữ và dùng chung các ngôn từ…” (HD2010). Đó là tình trạng ngôn ngữ chung của cả loài người trước và sau khi xảy ra Cơn Nước Lụt.

Những từ ngữ của một ngôn ngữ chung đó chắc chắn chưa phải là tiếng Hê-bơ-rơ hay tiếng Aramic hoặc tiếng Hy-lạp của Kinh Thánh. Và cũng chưa được viết lại bằng chữ Hê-bơ-rơ hoặc chữ Hy-lạp. Các ngôn ngữ này cùng nhiều ngôn ngữ khác được phát triển sau này. Nhiều chữ cái và từ ngữ của ngôn ngữ cổ cũng đã được ghi lại, thay đổi và phát triển trong các thế kỉ tiếp theo.

Sáng-thế-ký 11:9 chép về Tháp Ba-bên như sau, “…Bởi vậy, chỗ đó được gọi là Ba-bên, vì tại đó Đức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế giới, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp mặt đất…” (HD2010).

Vì vậy, ngôn ngữ và các loại văn bản chữ viết đã được phát triển từ đó trở đi, người ta có thể tìm thấy trên các phiến đất sét ở Mesopotamia và trên giấy cói ở Ai-cập, hoặc là những chữ cái được đục đẽo trong các phiến đá trên núi. Thậm chí cả các dấu vết trên đá, lá, đất sét, vỏ cây, kim loại hoặc giấy. Có khoảng 6500 ngôn ngữ được nói ngày nay trên thế giới. Tuy nhiên, trong số đó có khoảng 2000 ngôn ngữ có số người sử dụng ít hơn 1000 người. Và có khoảng 100 hệ thống chữ viết, bảng chữ cái!

Trở lại những năm 3500-3000 trước Công Nguyên, theo như một số người nói, Cuneiform (chữ hình nêm) là hệ thống chữ viết lâu đời nhất, được phát triển bởi người Sumer cổ đại của Mesopotamia. Ngôn ngữ mới nhất được tạo ra có lẽ là Esperanto (ngôn ngữ phụ trợ quốc tế được tạo ra bởi bác sĩ nhãn khoa người Ba Lan)! Và cách mới nhất để viết văn bản có lẽ là ngôn ngữ ký hiệu máy tính của chúng ta.

Trong sách Sáng-thế-ký chúng ta thấy những ghi chép về những sự kiện được viết xuống, là những điều mà tác giả ‘đã thấy và nghe’ – có thể được viết lại bằng ngôn ngữ và chữ viết Hê-bơ-rơ sơ khởi. Vì vậy những ghi chép bằng một ngôn ngữ chung đã được sử dụng trước và sau Cơn Nước Lụt cho đến và trong suốt thời kì xây dựng Tháp Ba-bên. Đến khi Đức Chúa Trời ‘làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian’

(Còn tiếp…)

Tác giả: Willem J.J Glashouwer – Christians for Israel International

Dịch & Biên tập: Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế

*Vui lòng bấm vào link để đọc bài trước: https://hoithanh.com/55187/sach-khai-huyen-hay-viet-tong-quan.html

Bình Luận:

You may also like