Home Chuyên Đề Trả Lời Các Câu Hỏi Trong Sách Sáng Thế Ký – Phần 18c: Phương pháp xác định niên đại bằng Các-bon phóng xạ

Trả Lời Các Câu Hỏi Trong Sách Sáng Thế Ký – Phần 18c: Phương pháp xác định niên đại bằng Các-bon phóng xạ

by The Truth In Genesis
30 đọc

Kim cương và than đá là những bằng chứng rất mạnh mẽ cho thấy trái đất chỉ có hàng ngàn chứ không phải đã hàng tỷ năm tuổi. Nhưng các chuyên gia định tuổi bằng đồng vị Các-bon cần phải chỉ ra các giả định của họ. Họ sẽ nói rằng, à…chúng ta biết rằng Các-bon phân rã theo một tỷ lệ nhất định và theo như chúng tôi tính toán thì nó chỉ còn có một nửa khối lượng ban đầu. Có một số giả định làm rối tung mọi thứ. Tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy nó hoạt động như thế nào. 

Thhis nghiệm thùng nước có nước đổ vào thùng có chọc lỗ và điểm cân bằng ở giữa.

Nếu chúng ta đổ đầy nước vào một cái thùng. Nhưng tôi đã khoan một cái lỗ trên nó rồi. Khi bạn đổ nước vào, nước sẽ bị rò rỉ ra ngoài. giống như sổ tiết kiệm của bạn vậy, bạn tiếp tục gửi tiền vào và nó sẽ bị rò rỉ ở đâu đó. Có ai ở đây sống đủ lâu để nhận ra điều đó không? Bầu khí quyển của Trái đất giống như cái thùng thủng này vậy, nó luôn nhận được Các-bon 14 mới, khoảng 9.5 kg mỗi năm và nó luôn bị rò rỉ qua sự phân rã. Vì vậy, câu hỏi là sẽ mất bao lâu để đạt đến một giai đoạn gọi là cân bằng? Bây giờ với một cái thùng, bạn thực sự có thể làm toán và tính toán. Nếu tôi cho bạn biết một lượng nước nhất định được rót vào và lượng nước  bị rò rỉ ra ngoài mỗi phút thì bằng một chút tính toán bạn có thể biết được khi nào thì tôi đạt đến trạng thái cân bằng.

Còn với bầu khí quyển, khi nào thì nó đạt đến trạng thái cân bằng? Những người đã phát minh ra Các-bon vào cuối những năm 40 nói rằng tôi tự hỏi về việc liệu bầu khí quyển của trái đất này đã đạt đến trạng thái cân bằng hay chưa. Họ đã thực hiện một loạt các nghiên cứu về điều đó và nói nếu giờ chúng ta tạo ra một hành tinh trái đất hoàn toàn mới từ những chất hỗn tạp. Để cho nó quay xung quanh mặt trời, mất bao lâu để đạt đến điểm cân bằng trong bầu khí quyển khi mà tốc độ sản xuất và tốc độ phá hủy là như nhau. Họ xác định rằng sẽ mất khoảng ba mươi nghìn năm để đạt đến trạng thái cân bằng. Tôi không biết họ đã tính toán tất cả những điều này bằng cách nào. Tuy nhiên họ vẫn phạm hai sai lầm theo như quan điểm hoàn toàn không hề thiên vị của tôi. Sai lầm thứ nhất là họ nói trái đất này đã hàng triệu năm tuổi. Sai lầm thứ hai là khi họ cho rằng chúng ta có thể bỏ qua vấn đề cân bằng bởi vì chúng ta đã vượt qua điểm cân bằng đó ba mươi ngàn năm trước rồi. Bạn biết không, giờ người ta đã phát hiện ra trái đất vẫn chưa đạt đến trạng thái cân bằng. Đồng vị Các-bon vẫn đang hình thành nhanh hơn 30-40% so với sự phân rã của nó.

Giờ hãy suy nghĩ về điều này. Thứ nhất, nếu đồng vị Các-bon vẫn đang hình thành với tốc độ nhanh hơn tốc độ phân rã của nó, điều đó nghĩa là trái đất chưa đến ba mươi nghìn năm tuổi. Thứ hai, bạn không thể định tuổi bất cứ thứ gì bằng đồng vị Các-bon, bởi vì bạn phải biết vật thể đó sống khi nào để tính toán xem nó đã thở ra bao nhiêu Các-bon 14 vào lúc đó, cho nên cách này không hiệu quả. Vấn đề cần bàn ở đây là đường cong hiệu chuẩn. Nếu một con vật còn sống nó sẽ cung cấp cho bạn khoảng 16 lần nhấp trên máy đếm Ghai-ghe mỗi phút mỗi gam. Nếu bạn chỉ nhận được 8 lần nhấp, bạn nói rằng nó đã trãi qua một chu kỳ bán rã, còn nếu là bốn lần nhấp thì là hai hay ba chu kỳ bán rã, v.v. Đây được gọi là đường cong hiệu chuẩn. Về mặt lý thuyết nghe có vẻ như nó hoạt động theo cách đó nhưng có một số giả định thực sự khá rõ ràng mà tôi không biết làm thế nào họ lại không nhận ra.

Thí nghiệm với cây nến

Giả sử bạn bước vào một căn phòng có một ngọn nến đang cháy, và tôi muốn bạn nói cho tôi biết nó được thắp lên từ lúc nào? Ta biết nó cao gần 18 cm. bây giờ chúng ta phải tính toán xem ngọn lửa cháy nhanh đến mức nào bằng một chiếc đồng hồ bấm giờ, và chúng  ta đo được rằng ngọn nến cháy 2.5 cm mỗi giờ. Vậy cây nến cao gần 18 cm, đốt cháy 2.5 cm mỗi giờ thì nó được thắp sáng lúc nào? Không ai có thể có câu trả lời chính xác trừ khi bạn đưa ra một số giả định. Giả định thứ nhất, cây nến cao bao nhiêu, và giả định thứ hai nó luôn cháy với cùng một tốc độ như vậy hay sao. Chúng ta không biết được cả hai cái này. Nếu bạn tìm thấy một hóa thạch trong bụi bẩn đất, lượng Các-bon có thể được đo, tốc độ phân hủy có thể được xác định. Tôi không có gì phải bàn cãi với hai điểm này. Lượng Các-bon khi nó còn sống là bao nhiêu, tôi không biết được. Tốc độ phân rã có phải lúc nào cũng diễn ra với cùng một tỷ lệ, tôi không biết. Có thật nó đã bị hư hỏng và nằm đó trong lòng đất suốt hàng triệu năm. Không có cách nào để biết chắc chắn những điều đó.

Lớp ngăn bức xạ từ mặt trời đến trái đất

Nếu trái đất có một mái vòm bằng nước hoặc bằng băng trên bầu khí quyển, điều đó sẽ ngăn chặn rất nhiều bức xạ từ mặt trời, và hầu như sẽ ngăn cản sự hình thành Các-bon 14 nên những động vật sống trước trận lụt đã sống trong một thế giới có ít Các-bon 14, lúc ban đầu có thể là không có nhưng chắc chắn là ít hơn bây giờ nhiều.  Rồi khi chúng ta đào được hóa thạch đã bị chôn vùi trong 4.400 năm sau trận lụt và nói chà đây là một con voi ma mút đã bị chôn vùi và chúng ta định tuổi nó bằng đồng vị Các-bon. Chúng ta giả định rằng ban đầu lượng Các-bon của nó là 16, khi chúng tôi kiểm tra và thấy nó chỉ có 2, chúng ta sẽ nói rằng nó đã trải qua bốn chu kỳ bán rã trong khi thực chất nó chỉ trải qua một chu kỳ bán rã mà thôi. Đó là lý do tại sao cách làm này không hiệu quả khi lần đầu tiên họ phát minh ra việc định tuổi bằng đồng vị Các-bon vào năm 1949.

Chân dưới của một con voi ma mút đã 15.000 năm tuổi nhưng da thì lại là 21.000 năm tuổi

Nhóm nghiên cứu của ông Willard Libby (nhà hóa lý người Mỹ, nổi tiếng về vai trò phát triển phương pháp xác định niên đại bằng Các-bon 14), đã thực hiện một số thử nghiệm và họ cho biết chân dưới của một con voi ma mút đã 15.000 năm tuổi nhưng da thì lại là 21.000 năm tuổi. Làm thế nào hai phần của cùng một con vật lại có thể có độ tuổi khác nhau đến như vậy? Quá rõ ràng, chúng ta biết một trong hai con số đó bị sai. Vậy, làm thế nào bạn biết một trong hai số đó là đúng? Và nếu cái này đã không đúng rồi thì làm sao bạn dám chắc cái kia đúng? Tôi thấy vô phương.

Chà, để xem 14 năm sau nó có tốt hơn không khi họ thử nghiệm trên một loài nhuyễn thể sống, một con ngao và kết quả thu được là nó đã 2.300 năm tuổi, vẫn còn đang sống. Vào năm 1970 tại hội nghị chuyên đề Nobel, họ nói rằng nếu đồng vị Các-bon nào hỗ trợ cho các lý thuyết của chúng ta, chúng ta sẽ đưa nó vào văn bản chính, nếu nó không hoàn toàn mâu thuẫn với các lý thuyết, chúng ta sẽ ghi chép lại, nếu nó hoàn toàn không phù hợp, chúng ta sẽ bỏ đi. Có phải bạn hiểu là họ có thể chọn và loại bất kỳ con số nào mà họ muốn đúng không? Hoàn toàn chính xác. Nếu con số thu được không phù hợp với những gì họ mong đợi, họ sẽ loại nó ra.

Con hải cẩu vừa mới chết đã 1.300 tuổi khi họ dùng đồng vị Các-bon để xác định tuổi của nó

Năm 1971, họ phát hiện ra con hải cẩu vừa mới chết đã 1.300 tuổi khi họ dùng đồng vị Các-bon để xác định tuổi của nó. Những rắc rối với việc xác định niên đại bằng Các-bon là không thể phủ nhận và chúng khá là nghiêm trọng.

Mặc dù đã có 35 năm cải tiến công nghệ và sự hiểu biết cũng rõ ràng hơn, nhưng các giả định cơ bản đã bị thách thức một cách mạnh mẽ và việc xác định niên đại bằng Các-bon phóng xạ có nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Việc tiếp tục sử dụng phương pháp phụ thuộc vào tôi sửa chỗ này, cắt xén chỗ kia và cho phép hiệu chuẩn bất cứ nơi nào có thể. Không có gì ngạc nhiên khi một nửa số trường hợp xác định niên đại bị từ chối. Bạn có hiểu không? Trong số hàng ngàn thử nghiệm định tuổi với Các-bon mà họ đã thực hiện, một nửa số đó bị loại bỏ. Làm sao họ biết là chúng sai? và làm thế nào bạn biết  được nửa kia là đúng? Nếu một nửa kết quả các thí nghiệm của bạn bị bỏ đi thì thật là đáng báo động: đợi một chút, điều này thật là ngu ngốc, chúng ta đang làm gì vậy? Chúng ta đang lãng phí thời gian của mình ở đây. Và điều kỳ diệu là chắc chắn nửa còn lại đã được chấp nhận cho dù phương pháp phóng xạ Các-bon có hữu ích đến đâu chăng nữa thì vẫn không có khả năng mang lại kết quả chính xác và đáng tin cậy.

Có sự khác biệt lớn về thời gian không đồng đều và tương đối và niên đại đã xác định được chấp nhận thật ra là được chọn. Toàn bộ điều may mắn này không là gì ngoài thuật giả kim của thế kỷ 13.

Một con ốc sên còn sống được xác định là đã 27.000 tuổi.

Năm 1984, ốc sên còn sống được xác định là đã 27.000 tuổi. Năm 1992, hai con voi ma mút được tìm thấy cạnh nhau, một con được định tuổi là 22.000, con còn lại là 16.000, vậy thì con nào đúng? Hoặc là cả hai đều sai? Có lẽ nào cả hai đều đúng? Không có cách nào để nói chắc được điều đó.

Vào năm 1996 Carl Swisher tại Đại-học Berkeley đã sử dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất để xác định niên đại hóa thạch của con người. Ông đã đánh giá lại hộp sọ của ‘trực nhân’ (người đứng thẳng – là một ‘loài người’ tuyệt chủng) được tìm thấy ở Java vào những năm 1930, ông đang thử nghiệm trầm tích được tìm thấy cùng với chúng. Loài này được cho là đã tuyệt chủng trong một phần tư triệu năm. Swisher đã sử dụng hai phương pháp xác định niên đại khác nhau. Ông ta đã sửng sốt với kết quả thu được. Các bộ xương nhiều nhất là 53.000 tuổi và có thể không quá 27.000. Tôi muốn chỉ ra hai điều ở đây. Ông đang tìm kiếm một phần tư triệu như câu trả lời của mình nhưng ông vẫn chỉ nhận được từ 53.000 đến 27.000, chỉ bằng một phần tư hay một phần năm những gì anh ta muốn. Và 96% mà ông thu được vẫn bị sai lệch. Ý tôi là 27.000 hay 53.000? Đây không phải là khoa học chính xác nên khi họ cho đăng một dòng tít trên tờ báo và nói rằng ‘chúng tôi đã tìm thấy xương khủng long hoặc xương voi ma mút và bạn biết không, nó đã được 17.221 năm 6 tháng và 3 ngày tuổi.’ Bạn biết đấy,  con số đó hoàn toàn là do họ dựng lên.

(Còn tiếp)

Dịch : Eunice Tu

Nguồn : Truth In Genesis

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like