Đó là một giờ nghỉ trưa của lớp 11 khi tôi lục lọi trong thư viện trường trung học cố tìm một cuốn sách để đọc. Tôi thường nghiên cứu ít nhất năm cuốn sách mỗi tuần và đây là năm thứ ba của tôi tại trường học đó. Những lựa chọn bắt đầu ít ỏi hơn khi tôi rút một cuốn sách bìa cứng cũ ra khỏi kệ sách. Tiêu đề là The Stars Are Ours (Các ngôi sao là của chúng ta) của Andre Norton. Khi đọc xong, tôi đã sốc vì tính khoa học viễn tưởng và mâu thuẫn vượt trên mọi cuốn sách khoa học viễn tưởng mà tôi từng có được.
Một đặc tính của những câu chuyện khoa học viễn tưởng hay là nó sẽ mở ra những khung cảnh mới cho trí tưởng tượng, đồng thời, không đòi hỏi người đọc phải chịu đựng những điều phi lý. Đáng ngạc nhiên, khoa học viễn tưởng, cả tốt lẫn xấu, đã len lỏi vào khoa học hiện đại, đến nỗi đối với nhiều người, sự khác biệt giữa làm khoa học và kể chuyện sáng tạo đã trở nên mờ nhạt. Trong phần 1, tôi đã thảo luận về khoa học thực nghiệm, có thể rất đáng tin cậy và là nguồn gốc của mọi lợi ích trong những đột phá công nghệ lẫn y tế chúng ta hưởng được ngày nay. Trong phần 2, chúng ta đã xem xét khoa học suy luận, về mặt tốt lẫn không tốt. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét một kiểu khoa học thứ ba của khoa học hiện đại, mà tôi có thể gọi là “khoa học giả tưởng”, trong đó khoa học viễn tưởng thường bị nhầm với khoa học.
Mặt tốt của khoa học viễn tưởng trong khoa học hiện đại:
Những quan sát của chúng ta về vũ trụ, cũng như những kiến thức của chúng ta về lý thuyết vật lý, bày tỏ rằng vũ trụ dường như được điều chỉnh một cách hoàn hảo để hỗ trợ cho sự sống. Giáo sư toán học Roger Penrose đã ước tính rằng xác suất có được bất kỳ loại vũ trụ nào hỗ trợ cho sự sống là 1 chia (10 mũ (10 mũ 123)). Tỷ lệ người hàng xóm của bạn may mắn bước xuống phố và giành được tất cả các giải xổ số ở Bắc Mỹ trong tuần này, và tất cả các tuần trong mười năm tiếp theo là cao hơn nhiều.
Một người bạn của tôi làm việc cho một công ty xổ số và đã tiếp đãi tôi với các bản báo cáo về cách họ truy ra sự gian lận trong xổ số. Nguyên tắc hoạt động chính của chúng là khi khả năng trúng thưởng càng không thể xảy ra, càng có nhiều khả năng có sự can thiệp của trí tuệ trong hệ thống xổ số. Do đó, vận dụng cho hệ vũ trụ, có thể thấy rõ ràng bằng trực giác – có một trí tuệ thông minh đứng đằng sau vũ trụ đã thiết kế nên các thông số để hỗ trợ cho sự sống.
“Nếu bạn không muốn đồng ý với sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa, tốt hơn bạn nên chứng minh được giả thuyết đa vũ trụ”
Tuy nhiên, khoa học hiện đại chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa duy khoa học, cho rằng khoa học giải thích cho mọi thứ. Đó là chủ nghĩa vô thần khoác áo phòng thí nghiệm. Vậy thì, ý tưởng về một trí tuệ siêu việt đứng đằng sau vũ trụ đơn giản là không phải một lựa chọn, bất kể bằng chứng khoa học mạnh đến mức nào. Chỉ còn một cách khác là các sự kiện có xác suất thấp kinh khủng có thể xảy ra … với một số lượng vũ trụ gần như vô tận. Những sự kiện hiếm hoi không thể xảy ra sẽ trở nên phổ biến trong đa vũ trụ với con số xác suất gần như vô hạn. Như nhà khoa học vũ trụ Bernard Carr tuyên bố, “Nếu bạn không muốn sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa, tốt hơn bạn nên chứng minh được giả thuyết đa vũ trụ”.
Thuyết đa vũ trụ là một công cụ hữu ích, vì nó cho phép chúng ta giải thích bất kỳ điều gì bất kể nó khó tin đến mức nào. Một con lợn nặng hơn 100 kilogram có thể tự nhiên hợp thành bởi các phân tử trôi nổi trong bầu khí quyển cách mặt đất 500 mét, rơi xuống đất, và chúng ta có thể gọi đơn giản là đa vũ trụ. Ví dụ, nhà sinh học theo tiến hóa Eugene Koonin lưu ý rằng xác suất của quá trình sao chép RNA cho nguồn gốc sự sống là rất nhỏ đến mức không thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trong vũ trụ, từ trong lịch sử cho đến nay. Cách ông giải thích là tương tự … một số lượng vũ trụ vô tận. Theo cách đó, ngay cả một điều rất khó xảy ra như sao chép RNA sẽ trở thành điều “không thể tránh khỏi”.
Thuyết đa vũ trụ là một công cụ hữu ích, vì nó cho phép chúng ta giải thích bất kỳ điều gì bất kể nó khó tin đến mức nào.
Giả thuyết đa vũ trụ dường như là quan niệm “Thiên Chúa của những khoảng trống” của khoa học hiện đại … nếu chúng ta không có lời giải thích tự nhiên, đặc biệt khi điều đó chỉ vào Chúa, thì giả thuyết đa vũ trụ phải giải thích điều đó. Điều thú vị ở đây là, với một số lượng vô hạn những vũ trụ không thấy được, không thể kiểm chứng để đề xuất loại bỏ một Trí Tuệ Siêu Việt đằng sau vũ trụ mà khoa học đang cố phủ nhận bằng mọi giá. Người ta có thể được nhắc nhở về triết lý dao cạo Ockham ở điểm này.
Mặc dù nhà vật lý lý thuyết Andre Linde thừa nhận khả năng vũ trụ được điều chỉnh là kết quả của công cuộc sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa để hỗ trợ sự sống, nhưng dường như ông thích ý tưởng rằng “đa vũ trụ là một khả năng có thể xảy ra”. Tuy nhiên, như nhà toán học George Ellis đã chỉ ra, lập luận đa vũ trụ là một lý thuyết được đề xuất có cơ sở, nhưng vì nó không thể được kiểm chứng, nó hoàn toàn không thuộc về khoa học.
Những “lý thuyết được đề xuất”, “khả năng hợp lý” … là những mặt tốt trong khoa học viễn tưởng. George Ellis và Joe Silk lập luận rằng vì những khả năng của lý thuyết hay suy luận này không thể được kiểm chứng, chúng không nên bị lầm tưởng là khoa học. Chúng là mối đe dọa cho tính toàn vẹn của vật lý. Theo quan điểm của nhà vật lý lý thuyết Sabine Hossenfelder, liên quan đến những đề xuất không thể kiểm chứng, “khoa học hậu thực nghiệm là một phép nghịch hợp”, đề xuất rằng chúng ta nên gọi nó là “triết học toán học”. Nhà vật lý học Mark Buchanan là một người ít khoan dung đối với quan điểm của ông rằng suy đoán về đa vũ trụ vượt ra ngoài giới hạn của sự tưởng tượng. Ông viết,
Những nhà vô địch toán học có vẻ khá hạnh phúc, thậm chí háo hức, khi gọi đa vũ trụ như cơ chế để giải thích những thứ chúng ta thấy trong vũ trụ. Về một phương diện nào đó, những người hâm mộ giả thuyết đa vũ trụ có một bước nhảy vọt về niềm tin lớn tương đương bước nhảy vọt đến niềm tin vào Đấng Tạo Hóa.
Tôi muốn nói rằng đó là một bước nhảy vọt thậm chí lớn hơn, vì bạn cần một số lượng vô hạn các vũ trụ, thay vì chỉ cần một Đấng Sáng Tạo. Mục đích của tất cả những điều này không phải để tranh luận rằng thuyết đa vũ trụ là sai, nhưng nó không đủ điều kiện để trở thành khoa học. Khoa học viễn tưởng, vâng. Khả năng của suy luận, có thể, miễn là chúng không tạo thành một số lượng vũ trụ vô hạn có thể đếm được, điều này là không thể, như tôi đã trình bày trong một bài viết khác. Hơn nữa, nhà vật lý lý thuyết Don Page lập luận rằng lý thuyết đa vũ trụ sẽ tương thích với Cơ đốc giáo.
Điều thú vị ở đây là … với một số lượng vô hạn những vũ trụ không thấy được, không thể kiểm chứng để đề xuất loại bỏ một Trí Tuệ Siêu Việt đằng sau vũ trụ …
Bây giờ đây là một điều đặc biệt thú vị, đa vũ trụ chỉ là một khả năng của suy luận, nhưng một yếu tố siêu nhiên gây nên sự hình thành của thế giới tự nhiên quy luật tất yếu. Tôi đã giải thích chi tiết hơn trong một bài viết trước, nhưng sẽ tóm gọn trong phần này…
- Sự tác động lên sự hình thành của thế giới tự nhiên (tất cả thực tại vật lý, bao gồm đa vũ trụ) phải đến từ hoặc yếu tố tự nhiên, hoặc yếu tố siêu nhiên. Giống như một người phụ nữ không thể tự sinh ra chính mình, thế giới tự nhiên không thể tự nhiên mà có. Do đó, nguyên nhân gây nên sự hình thành thế giới tự nhiên đến từ yếu tố siêu nhiên.
Mặt yếu kém của khoa học viễn tưởng:
Khoa học viễn tưởng, chứa nhiều mẩu thông tin mâu thuẫn thật phi lý đến mức không thể xảy ra, nó làm hỏng khá nhiều câu chuyện. Khi Charles Darwin lần đầu tiên đề xuất lý thuyết về tổ tiên chung của các thế hệ dậu duệ vào giữa thế kỷ 19, nó thật sự hấp dẫn và đáng để xem xét. Tuy nhiên, khi khoa học thực nghiệm đến, chúng ta đã được học biết về các máy phân tử được cấu thành từ nhiều cấu trúc protein, các máy tính phân tử tính toán số phận của tế bào theo các đường dẫn tín hiệu khác nhau, như Craig Venter đã nói,
Tất cả tế bào sống trên hành tinh này là những ‘phần mềm ADN’ – điều khiển những cổ máy sinh học, bao gồm hàng trăm ngàn người máy protein, mã hóa bởi ADN.
Ngảy cả khi sử dụng các giới hạn cực đại lạc quan nhất cho xác suất mã hóa thông tin tự nhiên mù quáng và vô thức cho thông tin kỹ thuật của hàng ngàn protein chức năng cần thiết để một tế bào hoạt động, bao gồm cả những cổ máy phân tử cần thiết, chúng nhỏ đến mức nếu Eugene Koonin nghĩ rằng chúng ta cần vô số vũ trụ để giải thích nguồn gốc biên dịch mã RNA, thì không gì có thể so với việc đưa toàn bộ tế bào lên và chạy chương trình. Vậy, những khả năng giải thích nào chúng ta có?
Nếu Eugene Koonin nghĩ rằng chúng ta cần vô số vũ trụ để giải thích nguồn gốc biên dịch mã RNA, thì không gì có thể so với việc đưa toàn bộ tế bào lên và chạy chương trình.
Một cách giải thích là có một “trí tuệ” chịu trách nhiệm mã hóa thông tin kỹ thuật cần thiết cho sự đa dạng của sự sống. Đó là một thực nghiệm, có thể quan sát được rằng những bộ óc thông minh có thể viết phần mềm thuộc loại mà Venter đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy khoa học với sự kìm kẹp của nó đối với khoa học hiện đại, phải phủ nhận điều này cho dù bằng chứng có thể quan sát được đến mức nào.
Một cách giải thích khác là gọi một số lượng vũ trụ gần như vô tận, nhưng ngoài Koonin, những ai cam kết theo giả thuyết Darwin bằng mọi giá, đã miễn cưỡng lựa chọn phương án này. Vì vậy, chúng ta chỉ còn lại một câu chuyện phi lý đến khó tin rằng những tiến trình tự nhiên mù quáng đã thiết kế nên “phần mềm ADN” đằng sau những cỗ máy phân tử, nhưng không cần trí tuệ, đã tạo ra sự đa dạng của sự sống, nhưng không có kế hoạch, đã chỉ đạo quá trình này, nhưng vô thức. Vậy thì, chúng ta có một ví dụ nghèo nàn yếu đuối của khoa học viễn tưởng đã thâm nhập vào khoa học hiện đại một cách triệt để, đến nỗi chúng ta phải đặt sự hoài nghi vào một thứ mà trong bất kỳ lĩnh vực nào khác sẽ cho là hoang tưởng.
Vậy giải pháp là gì? Như tôi đã đề xuất trong phần II, hãy loại bỏ những suy luận không hợp lệ ra khỏi khoa học, trong đó khả năng của kết luận quy nạp, dữ liệu được đưa ra, là rất nhỏ, đến mức chúng ta không thể biện minh hợp lý khi thực hiện các bước đó. Khi phải đối diện với việc lựa chọn chỉ một Trí Tuệ Siêu Việt hoặc vô số vũ trụ vô hình, hãy nhớ đến triết lý dao cạo Ockham.
Dịch: NCMV
Nguồn: Kirkdurston.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Đức Tin và Khoa Học – Phần 2: Khoa học suy luận – Điều gì có thể sai lầm?