Home Chuyên Đề Đức Tin và Khoa Học – Phần 2: Khoa học suy luận – Điều gì có thể sai lầm?

Đức Tin và Khoa Học – Phần 2: Khoa học suy luận – Điều gì có thể sai lầm?

by Sưu Tầm
30 đọc

Một trong những công việc mùa hè của tôi thời là sinh viên là làm phụ tá cho một nhà khảo sát địa chất lập bản đồ khu vực vành đai ở miền bắc Canada để tiến hành khảo sát. Trong vài ngày, chúng tôi đã tham gia cùng một nhà khảo sát địa chất khác và tôi đã lắng nghe khi hai người họ thảo luận những gì có thể xảy ra để sản xuất một số cấu trúc đá chúng tôi quan sát được. Họ luôn không tán thành quan điểm của nhau. Từ những quan sát giống nhau, họ đã suy ra hai kết luận khác nhau. Họ không thể quay ngược thời gian và tiến hành thí nghiệm, có quá nhiều biến số liên quan trên hàng nghìn km vuông địa chất đang hoạt động, để có thể quan sát được kết quả. Thay vào đó, họ chỉ có thể rút ra những kết luận dựa trên suy luận.

Suy luận để đưa ra kết luận đi xa hơn những gì chúng ta có thể mô phỏng thực nghiệm, là một phần rất rộng lớn của khoa học hiện đại. Loại khoa học này có thể được gọi bằng cái tên khoa học suy luận… chúng ta bắt đầu bằng những quan sát hoặc những kết quả thí nghiệm khác để suy ra một kết luận, chúng ta không thể chứng minh bằng thực nghiệm. Chúng ta chỉ có thể nói rằng, với dữ liệu đã có, có lý do chính đáng để nghĩ rằng điều đó có thể đúng.

Kiểu suy luận phổ biến nhất được sử dụng trong khoa học hiện đại là quy nạp – trong đó tính đúng đắn của kết luận, với dữ liệu đã có, là đủ cao để đảm bảo cho các suy luận.

Vậy điều gì có thể sai lầm?

Là một nhà khoa học, tôi thường sửng sốt trước niềm tin ngây thơ vào khoa học mà tôi thấy ở công chúng, kể cả những nhà lãnh đạo Cơ đốc, họ ngầm định rằng những diễn giải và suy luận của khoa học là phán quyết cuối cùng về cách chúng ta phải hiểu Kinh Thánh. Họ cho rằng nếu có căng thẳng xảy ra, Kinh Thánh phải ở trong thế phòng thủ. Trên thực tế, khoa học không còn miễn dịch với tình trạng yếu đuối của con người so với những người diễn giải Kinh Thánh. Với những lý do sau đây, những suy luận của khoa học phải được xem xét nghiêm túc như bất kỳ niềm tin nào khác.

A. Thiếu trách nhiệm giải trình

Như chúng ta thấy trong phần I, “những khuyến khích sai lầm” chẳng hạn như cạnh tranh tài trợ, danh tiếng trong giới học thuật và áp lực phải công bố nghiên cứu đã dẫn đến một sự khủng hoảng khả năng tái hiện thực nghiệm trong khoa học, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học sinh học, nơi phần lớn các bài báo chuyên ngành không thể tái hiện thực nghiệm. Nếu điều này đúng trong khoa học thực nghiệm, nơi các phương pháp và kết quả được công bố, để những người khác có thể tái hiện chúng, đưa đến một kết quả có trách nhiệm giải trình rất cao, thì tại sao những kết quả của khoa học suy luận không thể được tái hiện nhưng vẫn nhận được những khuyến khích sai lầm tương tự? Trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như khoa học pháp y, những kết luận quy nạp thường được kiểm chứng tại tòa án, vì vậy trách nhiệm giải trình khá cao. Trong nhiều lĩnh vực khác, dữ liệu và khoa học thực nghiệm hỗ trợ mạnh đến mức những kết luận rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong một vài lĩnh vực, nơi có sự tự do sử dụng sự sáng tạo, biết rằng sẽ có rất ít cách để giải trình. Ví dụ, Austin Hughes viết,

Trong những năm gần đây, các tài liệu về sinh học tiến hóa đã đầy đủ với những tuyên bố ngông cuồng về những chọn lựa cương quyết trên những cơ sở những phân tích tính toán đơn thuần… Sự đổ bộ lớn của sự thổi phồng giả thuyết Darwin đã thực sự gây tổn hại cho độ tin cậy của sinh học tiến hóa như một môn khoa học.

Điểm mấu chốt là chúng ta nên rất cẩn thận khi ôm lấy những kết luận quy nạp mà chúng ta không thể giải trình bằng cách tái hiện trên thực nghiệm, đặc biệt là những ký thuật, thậm chí những tính toán phức tạp, về nguồn gốc sự sống và sự tiến hóa quy mô lớn của các sinh vật.

B. Quy nạp đứng trên những cơ sở rất yếu hoặc không tồn tại

Sự biện minh hợp lý cho một kết luận quy nạp là nó có khả năng đúng, dựa trên dữ liệu được đưa ra. Nó thường đúng trong khoa học pháp y khi bằng chứng rất mạnh mẽ, tính đúng đắn của kết luận rất cao. Tuy nhiên, trong ngành sinh học tiến hóa, đôi lúc kết luận được đưa ra thiếu mất dữ liệu cần để thực hiện dù chỉ một tính toán xác suất, hoặc dù có xác suất rất nhỏ nhưng rất không hợp lý để rút ra một kết luận quy nạp.

Ví dụ 1: Kịch bản nguồn gốc sự sống

Một trong những nhà sinh vật học về thuyết tiến hóa, Eugene Koonin, đã lập luận rằng xác suất xuất hiện sao chép RNA là rất nhỏ, chúng ta không thể mong đợi nó xảy ra ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã cam kết quyết định trước khi biết những yếu tố cần thiết rằng các tiến trình tự nhiên mù quáng và vô thức đã tạo ra sự sống. Hãy nhớ lại rằng tính hợp lệ của một kết luận quy nạp dựa trên xác suất của nó, và dữ liệu được đưa ra. Xác suất rất nhỏ của quá trình sao chép RNA cho thấy suy luận này là thiếu sự biện minh hợp lý, ít nhất là với dữ liệu hiện có.

Ví dụ 2: Các tế bào hậu duệ ra từ một tế bào nguyên bản

Khoa học hiện đại cam kết tuyệt đối với niềm tin rằng nếu chúng ta có thể bắt đầu sự sống, thì tiến hóa với quy mô lớn là một quyết định trước khi biết những yếu tố cần thiết, dẫn đến sự sống đa dạng chúng ta thấy ngày nay. Điều này sẽ đòi hỏi nguồn gốc của hàng ngàn họ protein khác nhau hình thành bởi quá trình mù quáng và vô thức. Có rất nhiều câu chuyện sáng tạo trong sinh học tiến hóa hình dung cách xảy ra những điều này… thật vậy, nó được nhiều người cho là điều tất nhiên phải xảy đến, nhưng dữ liệu trong thế giới thực lại nói cách khác. Tôi hiện đang tham gia vào một dự án dữ liệu họ protein thực tế để ước tính xác suất của các họ protein khác nhau phát sinh thông qua các quá trình tự nhiên mù quáng. Ví dụ, một họ protein được biết với cái tên RecA là điều cần thiết cho mọi sinh vật sống. Tôi đã sử dụng 9170 chuỗi RecA để ước tính giới hạn cực đại cho xác suất thu được nó mà không cần tri thức nào tham gia vào. Dữ liệu cho thấy nó dung nạp trung bình 16 axit amin trên mỗi trang. Nếu chúng ta gán trọng lượng bằng nhau cho tất cả axit amin (một giả định cực kỳ hào phóng), chúng ta sẽ có được giá trị cực đại cho xác suất thu được bất kỳ chuỗi RecA nào là 1 chia (10 mũ 28). Một ước tính thực tế hơn từ dữ liệu có thể là 1 chia (10 mũ 237). Đây chỉ là một họ protein. Một hệ thống sinh học đầy đủ đòi hỏi hàng ngàn họ protein độc đáo.

Xác suất may mắn xảy ra biến cố này thấp hơn hàng ngàn lần, gần như bằng không đến nỗi không có cơ sở hợp lý nào cho kết luận quy nạp rằng quá trình tiến hóa quy mô lớn có thể xảy ra dưới những tiến trình tự nhiên mù quáng và vô thức.

Xác suất may mắn xảy ra biến cố này thấp hơn hàng ngàn lần, gần như bằng không đến nỗi không có cơ sở hợp lý nào cho kết luận quy nạp rằng quá trình tiến hóa quy mô lớn có thể xảy ra dưới những tiến trình tự nhiên mù quáng và vô thức.

Nói tóm lại, độ tin cậy của một suy luận quy nạp được thiết lập dựa trên xác suất hoặc khả năng, và dữ liệu được đưa ra. Do đó, kết luận rằng thông tin về nguồn gốc sự sống và hàng ngàn họ protein cần thiết cho sự sống, đã nảy sinh thông qua những tiến trình mù quáng và vô thức, là rất khó xảy ra đến nỗi không đủ điều kiện để coi như là một suy luận quy nạp hợp lý. Vậy, tại sao khoa học hiện đại đặt niềm tin của họ vào một kết luận hoàn toàn phi lý? Câu trả lời là ảnh hưởng của “chủ nghĩa duy khoa học” đối với khoa học suy luận.

C. Chủ nghĩa duy khoa học

Chủ nghĩa duy khoa học tin rằng khoa học có thể giải thích mọi thứ. Điều này đòi hỏi chủ nghĩa tiên nghiệm loại bỏ một tri thức đứng đằng sau nguồn gốc và sự chênh lệch của sự sống. Thay vào đó, mọi thứ phải có một cách lý giải tự nhiên, ngay cả khi nó không được tái hiện thực nghiệm và không có sự biện minh hợp lý nào cho suy luận quy nạp. Nhưng vấn đề là, giống như một người phụ nữ không thể tự sinh ra chính mình, thế giới tự nhiên không thể tự nhiên mà có. Biện luận rằng nguồn gốc của tự nhiên đến từ yếu tố siêu nhiên, như tôi đã trình bày trong một chủ đề khác, là hoàn toàn hợp lý. Ảnh hưởng của chủ nghĩa duy khoa học trên khoa học, dẫn đến kết quả là “một cuộc chiến trong khoa học”. Về cơ bản, chủ nghĩa duy khoa học là chủ nghĩa vô thần khoác áo phòng thí nghiệm. Đó là một ngành triết học có vị trí ảnh hưởng không tốt đến khoa học chân chính. Vậy thì, khoa học đã bị ép buộc phải cam kết đưa ra kết luận trước khi những thực nghiệm hoàn tất, và suy luận mà không có dữ liệu đáng tin cậy. Không có gì đáng ngạc nhiên, hầu hết sự căng thẳng giữa khoa học và đức tin phát sinh từ những kiểu suy luận theo hướng khoa học này.

Về cơ bản, chủ nghĩa duy khoa học là chủ nghĩa vô thần khoác áo phòng thí nghiệm. Đó là một ngành triết học có vị trí ảnh hưởng không tốt đến khoa học chân chính

D. Bỏ qua sự vô căn cứ của các dự đoán quan trọng

Bởi vì rất nhiều kết luận trong khoa học hiện đại phụ thuộc vào những kết luận từ phương pháp quy nạp mà không thể chứng minh bằng thực nghiệm, sự xuyên tạc có một vai trò quan trọng. Nó nói chúng ta biết nếu chúng ta đang đi sai đường. Đó là thứ khoa học rất tệ, chỉ tập trung vào những hỗ trợ tích cực cho một lý thuyết trong khi bỏ qua các bằng chứng thực nghiệm và bằng chứng quan sát được làm sai lệch nó.

Ví dụ, một sự tiên đoán quan trọng trong giả thuyết Darwin về hậu duệ của một tổ tiên chung, là thông tin chức năng di truyền tăng lên thông qua quá trình đột biến, bổ sung và xóa bỏ. Tuy nhiên, khoa học thực nghiệm luôn làm sai lệch tiên đoán này. Trong thực tế, số lượng đột biến có hại lớn hơn số lượng đột biến có lợi, với kết quả cuối cùng là các bộ gen của sinh vật sống đang dần xuống cấp. Chúng ta thấy được điều này ở vi khuẩn, ruồi giấm, và con người. Trong trường hợp này, triết lý của chủ nghĩa duy khoa học cam kết với giả thuyết “hậu duệ của một tổ tiên chung” và dẹp bỏ kết quả thực nghiệm sang một bên dù nó trái ngược với niềm tin đó; vì, theo chủ nghĩa duy khoa học, kết luận trước khi biết những yếu tố cần thiết phải được yêu cầu phải đúng, ngay cả khi khoa học thực nghiệm xuất hiện làm sai lệch một tiên đoán quan trọng. Niềm tin của những nhà khoa học vào giả thuyết “mọi hậu duệ có chung một tổ tiên” hình thành bởi những tiến trình mù quáng và vô thức, như một số người có thể nói, “quá lớn để sụp đổ”.

E. Kết luận của phương pháp quy nạp có thể “thiếu dữ liệu” hỗ trợ

Người giám sát của tôi đã cẩn thận xem qua một trang sách mà tôi chuẩn bị nộp để xuất bản, khi ông nhận thấy trong một câu của phần kết luận có chứa từ “đề xuất”. Ông đã hỏi tôi xem có dữ liệu nào hỗ trợ cho điều này không. Tôi trả lời rằng không có – đó chỉ là một suy luận. “Vậy thì hãy loại nó ra,” ông nói. Từ “đề xuất” đã bị loại bỏ bởi thiếu dữ liệu.

Cụm từ “thiếu dữ liệu” đang tràn lan trong các tài liệu của học thuyết Darwin liên quan đến các kịch bản về nguồn gốc sự sống và hậu duệ có chung nguồn gốc bởi các tiến trình vô thức. Ví dụ, trong một thời gian ngắn, bài báo dài hai trang có tên “Nguồn gốc của chủng loài đầu tiên và khởi đầu của thuyết tiến hóa Darwin”, tôi đã đếm được tổng cộng 28 cụm từ “thiếu dữ liệu” được nhìn thấy dưới dạng, “có lẽ”, “hầu như chắc chắn”, “có khả năng”, “chắc hẳn”, “đôi lúc”, “viễn cảnh có thể xảy ra”, “có thể”, “có thể tin”, “theo thời gian”, “các nhà nghiên cứu tin rằng”, và vân vân.

Điểm cần nhớ ở đây là bắt đầu tìm kiếm và nhận ra cụm từ “thiếu dữ liệu” trong các bài báo nơi các suy luận đang được thực hiện. Khi nhìn thấy chúng, bạn đang chứng kiến một sự chuyển tiếp sang khoa học viễn tưởng hơn là suy luận dựa trên dữ liệu chính xác và khoa học chân chính.

Kết luận:

Về mặt tích cực, có rất nhiều điều trong khoa học suy luận rất đáng tin cậy, đưa ra những bước nhảy khá nhỏ, và dữ liệu đằng sau kết quả quy nạp đủ vững chắc để khiến chúng có khả năng xảy ra. Với bước nhảy vọt càng lớn, các động thái quy nạp càng cần thiết để đi đến kết luận, chúng ta càng nên nghi ngờ. Những ký thuật về lịch sử của vũ trụ và sự sống đòi hỏi một lượng rất lớn các suy luận, một số suy luận rất tốt, một số khác chưa được chứng minh rõ ràng, chưa đề cập đến một bước nhảy vọt quy nạp rất lớn. Không quá ngạc nhiên, những căng thẳng lớn nhất giữa niềm tin vào Kinh Thánh và niềm tin vào khoa học được tìm thấy trong các kết luận quy nạp, nơi những bước nhảy vọt lớn và nhiều nhất được thực hiện, đặc biệt là trong các cuộc thảo luận và bài báo về nguồn gốc và sự đa dạng của sự sống thông qua các quá trình tự nhiên mù quáng và vô thức. Do đó, chúng ta có lý do chính đáng để xem xét lại chúng ta nên đặt bao nhiêu niềm tin trên những suy luận khoa học nhất định. Chúng ta cần đặt câu hỏi nghiêm túc về những căng thẳng hiện tại giữa đức tin và một số suy luận đáng nghi ngờ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chủ nghĩa duy khoa học và những khuyến khích sai lầm đã đề cập ở trên. Có nhiều suy luận chắc chắn, đáng tin cậy trong khoa học hiện đại, nhưng có những suy luận không đáng tin chút nào. Thách thức là nhìn thấy rõ sự khác biệt.

Dịch: NCMV

Nguồn: Kirkdurston.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Đức Tin Và Khoa Học – Phần 1: Khoa học thực nghiệm và ý nghĩa của đức tin trong khoa học và Thiên Chúa

Đức Tin Và Khoa Học – Phần 3 và hết: Ảo tưởng trong khoa học hiện đại

Bình Luận:

You may also like