Home Chuyên Đề Đức Tin Và Khoa Học – Phần 1: Khoa học thực nghiệm và ý nghĩa của đức tin trong khoa học và Thiên Chúa

Đức Tin Và Khoa Học – Phần 1: Khoa học thực nghiệm và ý nghĩa của đức tin trong khoa học và Thiên Chúa

by Sưu Tầm
30 đọc

Tôi đứng trong bãi đậu xe của nhạc viện Assiniboine với tấm bằng Cử nhân khoa học ngành Vật Lý mới tinh trên tay. Tôi đã có một công việc mùa hè dành cho sinh viên với cuộc khảo sát địa chất ở khu vực vành đai phía bắc Manitoba, nên không thể tham gia buổi hội nghị. Sau khi trở về Winnipeg, một người bạn đã gặp tôi tại bãi đậu xe và trao cho tôi một cuộn giấy da trong một phong bì.

Một điều tuyệt vời khi bạn còn trẻ là bạn không biết còn bao nhiêu điều bạn chưa biết.

Với một tấm bằng vật lý mới nhận, được thúc đẩy bởi sức trẻ và sự ngây thơ, khiến tôi tin rằng tôi có một ý tưởng khá hay về cách vũ trụ vận hành. Vào thời điểm đó, tôi coi khoa học là tiêu chuẩn vàng để tìm ra lẽ thật. Thêm nhiều năm nghiên cứu khoa học, tôi lặng lẽ đặt tấm bằng xuống, cho nó được yên nghỉ với niềm tin đặt nhầm chỗ.

Khoa học hiện đại có thể được chia làm 3 loại chính… Khoa học thực nghiệm, khoa học suy luận và khoa học viễn tưởng. Bài viết này tập trung vào khoa học thực nghiệm và đức tin.

Khoa học thực nghiệm

Tôi có 3 điều để nói về khoa học thực nghiệm:

– Mọi lợi ích chúng ta đã có được nhờ công nghệ, không ngoại lệ, đến từ loại khoa học này.

– Tôi không nhận ra một sự xung đột nào (và tôi đã suy nghĩ rất lâu về điều này) giữa đức tin vào Thiên Chúa và khoa học thực nghiệm.

– Ngay cả khoa học thực nghiệm, với độ đáng tin cậy cao, vẫn có một cảnh báo được đưa ra cho chúng ta về “niềm tin” vào khoa học.

Lợi ích của khoa học thực nghiệm

Sau khi tốt nghiệp văn bằng cơ khí tiếp theo, tôi đã làm việc cho trạm không gian Pratt & Whitney, trong một nhóm kỹ sư chịu trách nhiệm chế tạo và kiểm tra động cơ máy bay. Tôi đã có hàng ngàn giờ thử nghiệm, tinh chỉnh, và nhiều lần kiểm tra thực nghiệm cho đến khi động cơ đáng tin cậy, an toàn, và được chứng nhận. Tôi đã bay trên một số máy bay sử dụng động cơ đó.

Tôi định nghĩa khoa học thực nghiệm là quá trình thí nghiệm và quan sát dựa trên kết quả thực tế, chúng có thể được phát hiện ra, tái hiện, và xác minh bởi nhiều nhà khoa học. Bởi vì các kết quả đưa ra bởi khoa học thực nghiệm có thể được kiểm nghiệm bởi bên thứ ba, nên nó có mức độ trách nhiệm giải trình rất cao. Do đó, nó rất đáng tin cậy, miễn là được thực hiện một cách trung thực.

Tất cả những lợi ích vật chất của khoa học mà chúng ta tận hưởng ngày nay, từ điện thoại thông minh, đến TV màn hình phẳng, trạm không gian quốc tế, vắc-xin, đột phá trong y học, và tất cả các công nghệ hiện đại, là kết quả của khoa học thực nghiệm. Để làm rõ hơn, tất cả những điều này là kết quả cuối cùng của thí nghiệm và thực nghiệm, chúng đem lại kết quả thực tế có thể được sử dụng để cải tiến công nghệ hiện đại và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Như chúng ta sẽ thấy trong phần II và phần III, hai lĩnh vực chính khác của khoa học hiện đại, trừ khi được liên kết và xác minh thông qua khoa học thực nghiệm, đã không đóng góp gì cho công nghệ thế kỷ 21. Đây là một khẳng định mạnh mẽ, nhưng tôi nghĩ phần I và phần II sẽ làm rõ lý do tại sao tôi đề xuất điều này.

Khoa học thực nghiệm và đức tin

Nhiều năm sau khi nhận được tấm bằng đầu tiên của mình tại bãi đậu xe, tôi bước ra khỏi cửa trước Hội trường Rozanski của trường Guelph vào một ngày xuân ấm áp, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (ngành Vật Lý Sinh Học) của mình. Thật là một cảm giác tự do sau nhiều năm làm việc!! Trải qua nhiều thập kỷ trong các ngành khoa học, và vô số cuộc thảo luận về khoa học và đức tin, tôi nhận ra rằng chưa bao giờ gặp phải một ví dụ nào về xung đột giữa khoa học thực nghiệm và đức tin. Thay vào đó, khoa học thực nghiệm kết hợp quan sát khen ngợi niềm tin vào Thượng Đế. Như tôi đã trình bày ở một chủ đề khác, lập luận cho thấy vũ trụ, một điều hiển nhiên, tồn tại bởi một căn nguyên siêu nhiên. Và Đấng Tạo Hóa đã định nên những quy luật vật lý vận hành vũ trụ và Trái Đất. (1). Do đó, Thượng Đế đã khiến khoa học trở nên hợp lý. Như có chép trong Thi-thiên 111:2

“Công việc Đức Giê-hô-va thật vĩ đại; Tất cả những ai ham thích đều sẽ suy ngẫm đến”.

Khoa học quan sát và thử nghiệm là công cụ để chúng ta hiểu cách thiên nhiên vận hành. Sự căng thẳng giữa khoa học và đức tin phát sinh từ những suy luận và giả định được đưa trong hai phạm trù khoa học khác mà tôi sẽ thảo luận trong các bài viết tiếp theo. Khoa học thực nghiệm là tiêu chuẩn vàng. Đó là trái tim của khoa học và đại diện cho những gì khoa học nên có.

Một cảnh báo từ phía khoa học thực nghiệm

Trong năm 2012, tạp chí khoa học Nature, đã xuất bản một bài báo tiết lộ rằng trong số 53 bài báo mang tính bước ngoặt trong nghiên cứu ung thư, chỉ có 11% trong số đó có thể tái hiện lại. Năm năm sau, một bài báo trong tạp chí Nature phát hiện ra rằng “trong nhiều nghiên cứu … thất bại trong việc tái tạo kết quả thu được là điều bình thường”.

Hãy lưu ý cụm từ, “là điều bình thường”.

Một bài báo khác của tạp chí Nature phát hiện rằng hai nguyên nhân hàng đầu là “báo cáo có chọn lọc” và “áp lực phải công bố nghiên cứu”.

Như tạp chí Nature đã đề cập, “Trong sự cạnh tranh cam go của khoa học hiện đại, nhiều khuyến khích sai lầm làm suy yếu các phương pháp khoa học, dẫn đến một tài liệu tràn ngập những phát hiện không đáng tin cậy”. Vấn đề không nằm ở khoa học thực nghiệm; đó là bản chất của con người dưới tác động của áp lực phải công bố nghiên cứu, mong muốn tiến bộ trong học tập và cạnh tranh nguồn tài trợ. Nguồn kinh phí hỗ trợ đi đến đâu, ở đó có sự suy thoái của con người. Hiện tại, hai lĩnh vực tài trợ chính là nghiên cứu ung thư và biến đổi khí hậu. Nếu bạn muốn xem nơi con người trải qua những áp lực lớn nhất, hãy theo dõi nguồn tài trợ.

Tuy nhiên, ở giữa tình cảnh này, phải nhấn mạnh rằng có vô số nhà khoa học cam kết với các tiêu chuẩn cao nhất có thể. Giám sát viên của tôi, một người luôn đòi hỏi những tiêu chuẩn hoàn hảo và sự tỉ mỉ, là một ví dụ, và là một người truyền cảm hứng cho tôi. Trong một lần lái xe về nhà, khi chúng tôi đang xem lại một bài báo đang nộp để xuất bản. Ông nhận thấy từ “đề xuất” trong phần kết luận của tôi. Ông lập tức hỏi, “cậu có dữ liệu nào hỗ trợ cho điều này không?” Tôi trả lời, “Không, đó chỉ là một suy luận”. Ông đáp, “Vậy hãy bỏ nó ra”. Tôi đánh giá rất cao việc ông nâng cao tiêu chuẩn và nhớ đến nó thường xuyên.

Đây là cảnh báo cần ghi nhớ

Khoa học thực nghiệm công bố kết quả của nó, cho thấy bài toán có thể được xác minh, có trách nhiệm giải trình cao, cao hơn nhiều so với các kiểu khoa học sẽ được thảo luận trong những bài viết tiếp theo. Nếu kết quả của khoa học thực nghiệm rất dễ mắc sai lầm nghiêm trọng bởi bản chất suy thoái của con người ở nơi mà trách nhiệm giải trình rất cao, thì tôi nhấn mạnh trong hai kiểu khoa học sẽ được thảo luận sẽ vắng mặt trách nhiệm giải trình đối với lập luận quy nạp để đưa ra kết luận không thể tái hiện, đó là điều hiển nhiên. Như chúng ta sẽ thấy trong phần II và phần III, thử thách đối với đức tin đến từ các ngành khoa học khác nhau, bản thân chúng, có một vấn đề trọng yếu liên quan đến trách nhiệm giải trình, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện cẩn thận trong khi phê bình tư tưởng và phân tích.

Dịch: NCMV

Nguồn: Kirkdurston.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Đức Tin và Khoa Học – Phần 2: Khoa học suy luận – Điều gì có thể sai lầm?

Đức Tin Và Khoa Học – Phần 3 và hết: Ảo tưởng trong khoa học hiện đại

Bình Luận:

You may also like