Home Giáo Lý Tin Lành 10 Điều Bạn Nên Biết Về Giao Ước Trong Kinh Thánh

10 Điều Bạn Nên Biết Về Giao Ước Trong Kinh Thánh

by Crosswalk.com
30 đọc

Bài viết này được chuyển thể từ cuốn sách “Giao ước và ý định của Đức Chúa Trời cho thế giới ” của Thomas R. Schreiner.

1. Giao Ước Là Xương Sống Của Các Câu Chuyện Kinh Thánh.

Peter Gentry và Stephen Wellum đã tranh cãi rằng các giao ước nâng tầm cốt truyện của Kinh Thánh trong cuốn sách “Vương quốc Đức Chúa Trời thông qua Giao ước: Một sự hiểu biết thần học-Kinh Thánh của các Giao ước”, và họ đã đúng. Nếu một người hiểu chức năng của các giao ước trong Kinh Thánh, thì người ta sẽ hiểu Kinh Thánh hợp lý ra sao. Nếu chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh trong Kinh Thánh, chúng ta sẽ làm tốt hơn trong việc giải thích các chi tiết, và giao ước đóng một vai trò quan trọng trong việc nhìn ra bức tranh lớn đó.

2. Giao Ước Có Thể Được Định Nghĩa Như Sau: Giao Ước Là Một Mối Quan Hệ Được Lựa Chọn, trong Đó Hai Bên Đưa Ra Các Lời Hứa Ràng Buộc Lẫn Nhau.

Giao ước khác với một hợp đồng vì đó là một mối quan hệ cá nhân mà mọi người tự nguyện tham gia. Định nghĩa giao ước ở đây khá rộng, nhưng vì có nhiều loại giao ước khác nhau trong Kinh Thánh. Hôn nhân là một minh hoạ tốt cho giao ước, một người nam và người nữ quyết định thiết lập một mối quan hệ với nhau và hứa nguyện cùng nhau. Không phải mọi giao ước đều giống nhau trong thế giới cổ đại. Trong một vài giao ước, một người có thẩm quyền cao hơn lập giao ước với những người có thẩm quyền và quyền lực ít hơn. Đó là trường hợp khi một vị vua thiết lập mối quan hệ với bề tôi của mình.

3. Một SĐịnh Nghĩa Về Giao Ước Quá Hẹp Và Không Phù Hợp Với Các Giao Ước Trong Kinh Thánh.

Một số học giả nói rằng các giao ước luôn giả định trước một mối quan hệ đã tồn tại. Câu chuyện về dân Ga-ba-ôn cho thấy rằng một trường hợp khác, vì Y-sơ-ra-ên không có bất kỳ quan hệ nào với người Ga-ba-ôn trước khi lập giao ước với họ (Giô-suê 9: 3–27). Ngoài ra, một số người nói rằng mọi giao ước đều được thi hành bằng viêc đổ máu, nhưng điều này không đúng với giao ước hôn nhân hay giao ước giữa Giô-nô-than và Đa-vít (1 Sam. 18: 1–4). Cũng không có bằng chứng về của lễ tại lễ khánh thành giao ước của Chúa với Đa-vít (2 Sa-mu-ên 7). Chúng ta cần phải phân biệt, khi nói về các giao ước, điều gì thường đúng và và điều gì luôn tùy theo trường hợp.

4. Hầu Hết Các Giao Ước Đều Có Cả Yếu Tố Có Điều Kiện Và Vô Điều Kiện.

Vì các bên giao ước ràng buộc nhau bằng những lời hứa và bị rủa xả nếu họ không thuận phục, chúng ta không ngạc nhiên khi biết rằng hầu như các giao ước đều có yếu tố có điều kiện và vô điều kiện. Có những điều kiện rõ ràng trong giao ước với dân Y-sơ-ra-ên được thực hiện ở núi Si-nai. Một số học giả nói rằng giao ước với Áp-ra-ham và Đa-vít là vô điều kiện, nhưng khi chúng ta nhìn vào văn bản một cách cẩn thận, các điều kiện được trình bày rõ ràng (ví dụ, Sáng thế Ký 17; 2 Sa-mu-ên 7:14). Điều cần được điều tra là làm thế nào các yếu tố có điều kiện và vô điều kiện liên quan đến nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc được nêu ra ở đây cũng có ngoại lệ.Ví dụ, giao ước với Nô-ê, dường như là vô điều kiện.

5. Có Nhiều Lý Do Chính Đáng Để Tin Rằng Có Một Giao Ước Lúc Sáng Thế.

Một số học giả nghi ngờ liệu có một giao ước với A-đam không, nhưng chúng ta có lý do chính đáng để nhìn thấy một giao ước lúc Sáng Thế. Mặc dù không xuất hiện từ giao ước, nhưng những yếu tố của mối quan hệ giao ước có hiện diện. Từ ngữ giao ước không cần phải xuất hiện để một giao ước tồn tại bởi từ giao ước không tìm thấy khi lập giao ước của Đa-vít. Có khiếu nại rằng các giao ước về cứu chuộc không sử dụng thuật ngữ trong Kinh Thánh. Các yếu tố của giao ước đã có từ lúc Sáng Thế, vì những ai vâng phục thì sẽ nhận phước lành và những ai bất tuân thì sẽ bị rủa sả.

6. Giao Ước Với Nô-ê Không Phải Là Giao Ước Cứu Chuộc, Nhưng Cần Có Để Thực Hiện Kế Hoạch Cứu Chuộc Của Đức Chúa Trời.

Giao ước với Nô-ê là một giao ước bảo tồn, tuyên bố một khởi đầu mới cho con người và sự tiếp tục của sự sống trên trái đất cho đến thời điểm kết thúc. Bằng nhiều cách, nó tái sinh lại giao ước sáng thế. Bất chấp con người gian ác đến đâu, con người vẫn được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời tiếp tục ban phước cho họ khi họ sinh sôi nảy nở trên đất. Lũ lụt là bằng chứng cho những gì con người xứng đáng phải nhận vì tội ác của họ, một kiểu của sự phán xét cuối cùng sẽ đến (Ma-thi-ơ 24: 36–41; 2 Phi-e-rơ 2: 5). Cây cung trên những đám mây, dấu hiệu của giao ước, chứng thực rằng Chúa Trời đã rút vũ khí chiến tranh của mình, Chúa sẽ  gìn giữ thế giới cho đến khi hoàn thành sự cứu chuộc.

7. Giao Uớc Với Áp-Ra-Ham Đóng Vai Trò Chính trong Kinh Thánh.

Đức Chúa Trời đã hứa ban cho Áp-ra-ham con cái, đất đai và tất cả các phước lành. Lời hứa với Áp-ra-ham đã tìm thấy rõ nhất ở Chúa Giê-xu là con trai thật của Áp-ra-ham (Ga-la-ti 3:16). Tất cả những ai thuộc về Chúa Giê-xu bằng đức tin đều là con cái của Ápraham. Lời hứa về đất đai được hoàn thành khi dân Y-sơ-ra-ên chiếm Ca-na-an dưới sự lãnh đạo của Giô-suê và Sô-lô-môn, nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã mất đất và bị lưu đày vì tội lỗi. Lời hứa về đất đai đã được thực hiện trong sự phục sinh của Chúa Giê-xu, bởi sự sống lại của Ngài đại diện cho sự đến của tạo vật mới, và sự ứng nghiệm cuối cùng sẽ là trong tạo vật mới – đền thờ mới mà Chúa và Chiên Con sẽ trị vì (khải Huyền 21: 1–22: 5). Lời hứa phước lành cho toàn vũ trụ cuối cùng được ứng nghiệm trọn vẹn trong Chúa Giê-xu qua những người đến từ các bộ lạc, chủng tộc và quốc gia khác nhau gia nhập vào gia đình của Áp-ra-ham.

8. Giao Uớc Với Y-Sơ-Ra-Ên, Giao Ước Ở Núi Sinai, là Giao Ước Tạm Thời.

Giao ước với dân Y-sơ-ra-ên là giao ước ân điển, vì Chúa đã giải phóng dân sự Ngài khỏi ách nô lệ ở Ai Cập. Giao ước cũng được tạo thành theo các điều ước bá chủ – chư hầu trong vùng Cận Đông cổ đại. Các phước lành ban cho những ai vâng phục và nguyền rủa cho sự bất tuân. Dân Y-sơ-ra-ên đã không tuân theo các quy định giao ước được nêu trong Mười Điều Răn và kết quả là bị lưu đày. Các tiên tri tuyên bố các kiện cáo về giao ước, trong đó nêu chi tiết sự vi phạm giao ước của dân Y-sơ-ra-ên, sự phán xét đó đã đến trên dân sự ngài. Giao ước với dân Y-sơ-ra-ên đã cũ và tập trung vào dân Y-sơ-ra-ên như một quốc gia; nó không làm thay đổi tấm lòng của những ai nghe đòi hỏi của giao ước.

9. Giao Uớc Với Đa-vít Đáp Ứng Các Giao Ước Trước Đó.

Giao ước với Đa-vít là phần tiếp theo của các giao ước trước đó. Khởi đầu luật lệ trên thế giới được ban cho A-đam sẽ được thực hiện thông qua một vị vua Đa-vít. Những lời hứa về con cái, đất đai, và phước lành ban cho Áp-ra-ham sẽ được vững bền thông qua vị vua thuộc dòng dõi Đa-vít. Theo cách tương tự, các phước lành đã hứa trong giao ước Môi-se sẽ thành hiện thực dưới các vị vua trung thành thuộc dòng dõi Đa-vít, nhưng nếu họ xa lánh Chúa, thì những lời nguyền sẽ đến. Mặc dầu các yếu tố có điều kiện, giao ước với Đa-vít cuối cùng lại vô điều kiện. Đức Chúa Trời bảo đảm có một vị vua thuộc dòng dõi Đa-vít trên ngai vàng nhưng lời hứa giao ước sẽ chỉ được thực hiện bởi một vị vua vâng phục, và Tân Ước tuyên bố rằng người này là Chúa Giê-xu của thành Na-xa-rét. Là Con của vua Đa-vít, Ngài đang ngự bên tay hữu Đức Chúa Trời và sẽ trở lại để hoàn thành sự cai trị của mình.

10. Giao Ước Mới Là Đỉnh Điểm Của Tất Cả Các Giao Ước Của Đức Chúa Trời.

Giao ước mới đại diện cho đỉnh cao của công tác cứu rỗi của Đức Chúa Trời giữa dân sự Ngài. Đức Chúa Trời gây dựng lại dân sự Ngài bằng Thánh Linh của Ngài và làm mới tấm lòng của họ để họ vâng lời Ngài. Cơ sở cho việc đổi mới là thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giê-xu, bởi sự chết chuộc tội và sự phục sinh của Ngài hoàn toàn tha thứ tội lỗi đã được thành. Do đó, sự tiếp cận mới và dạn dĩ với Chúa không có trong giao ước cũ sẽ được thực hiện. Giao ước với dân Y-sơ-ra-ên đã qua đi, và bây giờ lời hứa được hoàn thành trong nước Y-sơ-ra-ên được phục hồi, bao gồm cả người Do Thái và người ngoại. Tất cả những lời hứa ban cho Áp-ra-ham và Đa-vít đều được ứng nghiệm trong giao ước mới.


Tác giả: Thomas R. Schreiner (MDiv và ThM, Chủng viện Báp-tít Tây Bảo thủ, Tiến sĩ, Chủng viện Thần học Fuller) là Giáo sư Tân ước James Buchanan Harrison, và phó hiệu trưởng trường thần học tại Chủng viện thần học Baptist miền Nam.

Dịch : Kim Hạnh

Nguồn : Crosswalk.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like