Home Giáo Lý Tin Lành Năm Bước Đơn Giản Để Học Kinh Thánh Một Cách Hiệu Quả

Năm Bước Đơn Giản Để Học Kinh Thánh Một Cách Hiệu Quả

by Crosswalk.com
30 đọc

Một trong những điều mà tất cả con cái Chúa đều theo đuổi đó là biết và hiểu về Ngài nhiều hơn. Cách tốt nhất để chúng ta có thể thực hiện điều đó là nhìn xem một cách cẩn thận vào quyển sách mà Ngài viết, Kinh Thánh, để truyền tải về Ngài là ai cũng như kế hoạch của Ngài dành cho loài người. Có nhiều cách để chúng ta học Kinh Thánh nhưng một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất là đọc và hiểu lời của Chúa thông qua năm bước đơn giản sau:

Bước 1-2: Quan sát – Phân đoạn nói về điều gì?

Bước 3: Đặt câu hỏi – Ai, cái gì, ở đâu, khi nào.

Bước 4: Giải nghĩa – Phân đoạn này có nghĩa gì?

Bước 5: Áp dụng – Chúng ta sẽ làm điều gì qua những gì phân đoạn nói cũng như ý nghĩa của nó?

Bước 1: Quan sát

Quan sát là bước đầu tiền và quan trọng nhất trong việc học Kinh Thánh. Khi bạn đọc Kinh Thánh, bạn cần phải nhìn một cách cẩn thận vào điều sách nói đến và cách nói điều đó. Hãy nhìn vào:

  • Bố cục. Nếu bạn nhìn vào kinh thánh, bạn sẽ thấy sách được chia thành nhiều đoạn văn nhỏ. Mỗi đoạn văn là một mục ý tưởng đầy đủ. Bạn có thể hiểu nội dung về thông điệp của tác giả bằng cách để ý và hiểu mỗi mục ý tưởng đó.
  • Các nhấn mạnh. Số đoạn hay câu dùng cho một chủ đề cụ thể bày tỏ sự quan trọng của chủ đề đó (Ví dụ, xem cách tác giả nhấn mạnh trong Rô-ma 9 Thi thiên 119).
  • Sự lặp lại. Đây là một cách khác để tác giả diễn đạt tầm quan trọng của một điều gì đó. Khi đọc I Cô-rinh-tô 12, tác giả sử dụng từ “tình yêu thương” chín lần trong chỉ có 13 câu nhằm cho chúng ta biết tình yêu thương là tâm điểm trong 13 câu này.
  • Sự liên hệ giữa các ý tưởng. Chú ý sâu hơn, ví dụ là các mối liên hệ hiện ra rõ ràng trong phân đoạn đó.

Bước 2: Quan sát sâu hơn

  • Lý do và sự ảnh hưởng: “Chủ nói với người rằng: Hỡi đầy-tớ ngay-lành trung-tín kia, được lắm; ngươi đã trung-tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi-sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui-mừng của chúa ngươi.” (Ma-thi-ơ 25:21).
  • Nếu và thì: “và nhược bằng dân-sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu-nguyện, tìm-kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha-thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai-vạ.” (II Sử-ký 7:14).
  • Câu hỏi và câu trả lời: “Vua vinh-hiển nầy là ai? Ấy là Đức Giê-hô-va có sức-lực và quyền-năng, Đức Giê-hô-va mạnh-dạn trong chiến-trận.” (Thi-thiên 24:8).
  • Sự so sánh và tương phản. Ví dụ “Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng: Ngươi chớ giết ai; và rằng: Hễ ai giết người thì đáng bị tòa-án xử-đoán.” (Ma-thi-ơ 5:21).
  • Thể loại văn học: Kinh Thánh là một tác phẩm văn chương và có ba dạng văn chương chính được sử dụng trong Kinh Thánh là dạng biện luận (thư các sứ đồ), dạng văn xuôi (Lịch sử Cựu Ước) và thơ ca (Thi Thiên). Chú ý đến thể loại văn học có thể tạo ra sự khác biệt lớn khi bạn đọc và giải nghĩa Kinh Thánh.
  • Bối cảnh: Tác giả có lý do cụ thể hoặc gánh nặng khi viết các đoạn văn, phân đoạn và sách. Hãy chắc rằng bạn hiểu được tâm trạng hoặc giọng điệu hoặc sự cấp bách của người viết.

Bước 3: Sau khi đã chú ý những điều trên, bạn đã sẳn sàng để hỏi những câu hỏi.

Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào?

Những người trong phân đoạn là ai? Chuyện gì xảy ra trong phân đoạn này? Câu chuyện được diễn ra ở đâu? Câu chuyện được diễn ra khi nào?

Hỏi những câu hỏi trên có thể giúp bạn hiểu rõ được thời kỳ cũng như xác định được bầu không khí của câu chuyện. Câu trả lời sẽ giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo lập lại bối cảnh mà bạn đang đọc.

Sau khi trả lời những câu hỏi trên và hình dung về sự kiện, bạn chắc chắn sẽ tự có thêm những câu hỏi.

Việc hiểu những câu hỏi thêm đó sẽ giúp bạn tạo ra một cầu nối từ việc quan sát (Bước đầu tiên) và việc giải nghĩa (Bước thứ hai) của quá trình học Kinh Thánh.

Bước 4: Giải nghĩa

Giải nghĩa là việc khám phá ý nghĩa của phân đoạn, ý tưởng hay suy nghĩ chính của tác giả. Trả lời những câu hỏi từ bước quan sát sẽ giúp bạn trong quá trình giải nghĩa. Năm điều gợi ý dưới dây có thể giúp bạn xác định ý chính của tác giả:

  • Bối cảnh: bạn có thể trả lời 75 phần trăm câu hỏi của bạn về một đoạn khi bạn đọc cả sách. Đọc cả sách sẽ giúp bạn nhìn thấy những bối cảnh gần phân đoạn đó (những câu đằng trước hoặc đằng sau phân đoạn) và cả những bối cảnh xa (những phân đoạn trước đó mà bạn đã được học).
  • Đối chiếu chéo. Để Kinh Thánh giải nghĩa Kinh Thánh. Hãy để phân đoạn khác làm sáng tỏ phân đoạn mà bạn đang đọc. Nhưng phải cẩn thận để không giả định rằng những từ hay nhóm từ ở hai phân đoạn khác nhau có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau.
  • Văn hoá. Kinh Thánh được viết từ rất lâu về trước vì vậy khi chúng ta giải nghĩa nó, chúng ta cần phải hiểu dựa trên bối cảnh văn hoá của tác giả.
  • Kết luận. Đưa ra những câu trả lời cho các câu hỏi của bạn dựa trên mạch văn, đối chiếu chéo và văn hoá, bạn có thể đưa ra một câu dẫn nhập về ý nghĩa của phân đoạn. Hãy nhớ rằng nếu phân đoạn của bạn có nhiều hơn 1 đoạn văn thì tác giả có thể bày tỏ nhiều suy nghĩ và ý tưởng.
  • Tra cứu. Đọc những cuốn sách giải kinh được viết bởi những học giả Kinh Thánh có thể giúp bạn giải nghĩa Kinh Thánh.

Bước 5: Áp dụng

Áp dụng là lý do chúng ta nghiên cứu Kinh Thánh. Chúng ta muốn đời sống của mình được biến đổi, chúng ta muốn tin cậy Chúa và tăng trưởng giống như Chúa Giê-xu càng hơn. Sau khi quan sát phân đoạn và giải nghĩa hoặc hiểu nó trong khả năng tốt nhất của bản thân, chúng ta phải áp dụng lẽ thật vào đời sống của chính mình.

Bạn sẽ muốn hỏi những câu hỏi dưới đây trong tất cả những phân đoạn mà bạn học:

  • Làm thế nào để lẽ thật đã được bày tỏ tác động đến mối quan hệ của tôi với Đức Chúa Trời?
  • Làm thế nào lẽ thật này ảnh hưởng mối quan hệ của tôi với nhưng người xung quanh?
  • Làm thế nào để lẽ thật này tác động đến tôi?
  • Làm thế nào để lẽ thật này tác động đến cách tôi đáp trả lại ma quỷ?

Bước áp dụng sẽ không được hoàn thiện nếu chỉ trả lời những câu hỏi đơn giản này. Chìa khoá chính là đem những điều Chúa dạy bạn trong việc học vào thực tế. Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng có thể áp dụng mọi thứ mà bạn học được trong khi học Kinh Thánh nhưng bạn chắc chắn có thể áp dụng một điều gì đó. Và khi bạn thực hành trong việc áp dụng lẽ thật vào đời sống của bạn, Chúa sẽ chúc phước cho bạn và giúp bạn trở nên giống với Chúa Giê-xu càng hơn.

Dịch: Sam

Nguồn: crosswalk.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like