Home Cho Người Việt Đôi Nét Về Các Lễ Hội Dưới Góc Nhìn Truyền Giáo

Đôi Nét Về Các Lễ Hội Dưới Góc Nhìn Truyền Giáo

by Ban Biên Tập
30 đọc
Đôi nét về các Lễ hội dưới góc nhìn truyền giáo

Đôi nét về các Lễ hội dưới góc nhìn truyền giáo

Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).

 

Trong số gần tám ngàn lễ hội, có tới trên 7 ngàn là lễ hội dân gian (gần 90% tổng số lễ hội), phần lớn là các “lễ” – tức các tập tục cúng thờ, tôn kính các bậc thần linh, trời đất, tổ tiên, thành hoàng làng… mang đậm tính tâm linh.

 

Dưới góc nhìn Cơ đốc, chắc chắn đây là một thách thức lớn cho sứ mạng truyền giảng Phúc Âm mà Chúa Jêsus, Đấng Cứu Thế của nhân loại, ước mong mọi người đều được nghe.

 

Thánh Kinh khẳng định rõ về niềm tin cứu rỗi duy nhất nơi Chúa Cứu Thế Jêsus: “Chng có s cu ri trong đng nào khác, vì  dưi tri chng có danh nào khác ban cho loài ngưi, đ chúng ta nh đó mà đưc cu. (Công vụ 4:12); Vậy mà dường như nhiều người Việt vẫn theo quan niệm rằng “Có thờ có thiêng”, “tu thân tích đức”, “cúng lễ đầu năm”, “cúng sao giải hạn”, “miễn sao sống tốt là được”… và như thế, có lòng thành tâm bái lễ các vị thánh, tổ, thần, tiên để được phúc lộc và may mắn.

 

Loisusong.net điểm qua một vài thông tin về lễ hội dưới góc nhìn Cơ đốc, để chúng ta suy xét đúng sai và thấy được trách nhiệm rao truyền lẽ thật Phúc Âm của Chúa cho người Việt.

Trước hết xin khẳng định ngay từ đầu rằng, cuộc sống tâm linh của con người không chỉ cúng bái lễ nghi là đủ. Cả năm bỏ ra 2 ngày, 3 ngày lễ hội, cúng kiếng hay thành tâm hơn là 1-2 tuần đi cầu phúc tứ phương sẽ không giúp gì cho đời sống tâm linh của chúng ta chứ đừng nói tới việc cứu rỗi, thiên đàng.

Thiên Chúa đòi hỏi sự sạch tội, sự thánh khiết, sự trọn vẹn để một người có thể được vào thiên đàng. Nhưng con người thay vào đó nghĩ rằng thành tâm vào dịp lễ hội nào đó hoặc khấn vái đôi câu là được. Chúng ta cùng suy xét tham gia những việc như thế có nên chăng.

Các ngày lễ chính (theo âm lịch) được wiki kể đến trong mục “Các ngày lễ ở Việt Nam”

 

Trong 11 lễ kể trên có quá nửa là các lễ Phật giáo hoặc cúng thờ tín ngưỡng. Ngoài ra Tết Đoan ngọ (giết sâu giết bọ), Tết Trung thu (tết cho trẻ em), Tết Trùng cửu (trùng hai số 9), Trùng thập (trùng hai số 10) là ít liên hệ tâm linh, còn lại đa số đều là lễ cầu khấn.

1. Tết Nguyên Tiêu, hay Rằm tháng giêng, còn gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”, du nhập từ Trung Quốc. Đây là dịp mọi người thắp đèn cầu an, cúng sao giải hạn, phần lớn tổ chức tại các chùa.

Cơ đốc nhân có thể làm gì để loan truyền sự bình an của Chúa, rằng chỉ duy Đức Chúa Trời là Thượng Đế mới giúp chúng ta tránh khỏi những hoạn nạn từ cạm bẫy satan ma quỷ.

Thả đèn Tết nguyên tiêu, nhưng Chúa hay những “ánh đèn” sẽ mang đến sự bình an, “giải hạn” cho con người?

 

2. Bên cạnh Lễ Phật Đản được nhiều người nghe qua, lễ Vu Lan cũng mang sắc thái tâm linh rất rõ ràng, nhưng ít người biết rõ ngọn ngành gốc tích ngày lễ, chỉ đơn thuần mang lòng hiếu kính mẹ cha lên chùa làm lễ.

Tin rằng ngày rằm 15/7 là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng cứu mẹ, Mục Kiền Liên sắm sửa lễ cúng để cứu mẹ thoát kiếp ngạ quỷ… Chúng sanh ai muốn báo hiếu cha mẹ cũng cần theo Vu-Lan-Bồn Pháp như vậy.

 

Ngay về tích bồ tát Mục Kiền Liên chắc cũng ít người biết, không nói đến chuyện tích đó bao nhiêu phần đúng sai, nhưng mọi người dự lễ Vu Lan như thể đó mới là hiếu thật. Đức Chúa Trời dạy trong Kinh Thánh về sự kính hiếu khi cha mẹ còn sống, hết lòng yêu thương, phụng dưỡng và khi qua đời không thể cúng bái sắm lễ nhỏ to cho cha mẹ được.

 

3. Ít liên quan tới đạo Phật, lễ Katé (hay Katê) của người Chăm cũng là một lễ lớn vào đầu tháng 8 âm lịch. Vào ngày này, nhân dân thực hành đón rước phục y, lễ mở cửa tháplễ tắm tượng thần, lễ mặc phục y cho tượng thần và sinh hoạt hội làng và hội từng gia đình. Ai cũng mong cho gia đình được tổ tiên thần linh phù hộ, con cháu làm ăn phát đạt gặp nhiều may mắn.

Lễ hội Katé mang đậm sắc thái Champa

Nguyện Chúa sai những con gặt tới cánh đồng Champa.

4. Tết Ông Táo cũng là ngày lễ lớn với người Việt, nhưng ít người biết “Sự thật về Ông Táo“.

5. Lễ hội dân gian

 

 

“Hội văn hóa dân gian” (Nguồn wikipedia)

Trong 20 ngày hội kể trên có đến 14 hội đền, chùa hoặc thờ cúng danh nhân. Có thể thấy một nhu cầu tâm linh rất lớn trong lòng con người nói chung và người Việt Nam chúng ta nói riêng. Mọi người đều khát khao một Đấng Cứu Thế, Cứu Độ, Đấng yêu thương, bảo bọc, phù hộ cho cuộc đời mình. Và khi chưa biết Chúa Jêsus – Đấng được xức dầu để làm Vua, là Chúa Cứu Thế, thì thật dễ để theo bất cứ một lễ nghi, tôn giáo, tín ngưỡng nào.

 

Thánh Kinh khẳng định chỉ có một Đấng Chân Thần duy nhất là Thượng Đế, là Ông Trời theo cách gọi của người Việt, hay Đức Chúa Trời Hằng Sống mới xứng đáng mọi uy nghi, vinh hiển, sang trọng và đáng để thờ tôn. Còn mọi thần tượng khác là hư không, là vật thọ tạo do tay người ta làm ra, là những con người hoặc “điểu, thú, côn trùng” được thần thánh hóa, không đáng thờ phượng.

 

Nhìn nhận khách quan, một số lễ hội có nhiều mặt tích cực của nó trong việc gìn giữ các giá trị truyền thống. Song cùng với nó cũng có rất nhiều mặt tiêu cực ai ai cũng biết nhưng vì nhu cầu tâm linh, người ta vẫn buộc phải làm tròn bổn phận với các đấng phò trợ cuộc sống của mình trên trần gian, hoặc để xin lộc, xin phúc cho gia đình con cháu. Báo Vietnamnet có tổng hợp vài hình ảnh của phóng viên Thu Hòa về những tồn tại ở một số lễ hội Việt Nam; càng suy nghĩ, chúng ta sẽ càng thấy nhu cầu rao truyền lẽ thật Lời Chúa cho cả dân tộc Việt Nam được biết để chọn lựa cho mình: cần phải theo Chúa là Chân Thần hay theo các thần thế gian?

Liệu rải chút tiền lẻ trên bệ thờ, dán tiền lên tượng sẽ giúp chúng ta được giàu có, thạnh vượng được chăng? (Ảnh: Vietnamnet). Chúa kêu gọi bạn là Cơ đốc nhân hãy rao truyền sự thật.

Các mâm lễ ghi tên tuổi, địa chỉ và sao chiếu mạng và cảnh xếp hàng xin tiền “Bà Chúa kho” (Ảnh vnexpress). Đây thực ra là ngôi đền nhân dân lập tại Núi Kho (làng Cổ Mễ, Bắc Ninh) để tưởng niệm một phụ nữ khéo tổ chức sản xuất, trông nom lương thực và có công trong thời Lý Thường Kiệt chống giặc Tống năm 1076-1077).

Tin rằng “lá ấn” đền trần hoặc lá phết, cành lộc tại nơi linh thiêng có thể giúp phát tài, phát lộc hoặc thăng quan tiến chức, nhiều người sẵn sàng chen lấn, xô đẩy hoặc giẫm lên nhau để mua cho được… (Ảnh tại lễ khai ấn đền Trần, Nam Định, nguồn internet).

 

Có thể nói khắp nơi đều có tiếng kêu gào, mong mỏi Phúa âm như hình ảnh người Ma-xê-đô-nia kêu gọi Phao-lô. Chắc chắn rằng, Đại Mạng Lệnh của Chúa cũng đang thúc giục bạn ra đi truyền rao sự thật.

 

Kumbh Mela, một sự kiện lễ hội gần đây tại Ấn độ cũng là tiếng gọi lớn cho nhu cầu truyền giáo: “Lễ hội sông Hằng”. Mười hai năm một lần, người dân Ấn độ hành hương về Sông hằng để nhuần gội dưới dòng nước thiêng những mong được rửa sạch mọi tội lỗi. Đây là lễ hội có số người tập trung đông nhất hành tinh: khoảng 100 triệu người tham gia lễ hội trong 55 ngày từ 14/2 đến ngày 10/3 vừa qua. Lễ hội mang đậm tính tôn giáo Hin-đu, với niềm tin rằng, tắm mình tại Sangam – nơi hội tụ của 3 con sông huyền thoại (sông Hằng, sông Yamuna và Saraswati) sẽ giúp người ta được sạch mọi tội và được cứu rỗi…

Là Cơ đốc nhân, chúng ta biết chắc chắn rằng huyết Chúa Jêsus có quyền năng tha tội. Và hàng trăm triệu người đang chờ để được nghe về điều đó.


Khoảng trăm triệu người đã dự lễ Sông Hằng với ước mong rửa tội dưới dòng nước thiêng

 

Ước mong Đại Mạng Lệnh của Ngài vẫn còn vang vọng, và bạn sẽ nhận biết sứ mạng của mình: “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người”.

 

Theo loisusong.net


Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like