Home Chuyên Đề KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 6: Không có vị thầy vĩ đại nào triệt để xử lý sự xấu xa của con người

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 6: Không có vị thầy vĩ đại nào triệt để xử lý sự xấu xa của con người

by Sưu Tầm
30 đọc

Với tôi dường như sự trưởng thành và chiều sâu của bất kỳ tôn giáo nào đều được thể hiện tốt nhất qua thái độ đối với sự xấu xa, khổ đau và sự độc ác phá huỷ sự tồn tại của con người. Chúa có hành động với cả sự công chính và thương xót không? Đây là lĩnh vực mà sự thiển cận của tôn giáo được tỏ ra rõ nhất. Đây cũng là một trong các lĩnh vực mà trí tưởng tượng về các tôn giáo phần lớn như nhau là sự dối trá nực cười.

Sự xấu xa của con người tồn tại liên tục suốt chiều dài lịch sử, và nó có gốc rễ trong mỗi người được sinh ra. Bạn chỉ cần bật tivi lên hoặc xem tờ báo, và nó sẽ chỉ thẳng cho bạn thấy: bạo lực, dâm dục, tham lam, đồi truỵ, chiến tranh, gia đình đổ vỡ, hiếp dâm, thù ghét, cay đắng, áp bức, chênh lệch giàu nghèo – và nhiều nữa. Không may thay, đây là phần vốn có trong bản chất con người và nó trường tồn bất chấp thiện chí của chính quyền, sự cải thiện điều kiện xã hội và sự giúp đỡ của các nhà tâm lý học, giảng viên và đạo đức học. Nó không thể biến mất. Đây là bằng chứng lâu dài cho thấy chúng ta không có tấm lòng vàng như chúng ta mong ước.

Hãy nhìn xem những gì các tôn giáo trên thế giới cho chúng ta biết về sự ngăn chặn sự xấu xa trong tấm lòng và hành động của con người.

Để nhấn mạnh quan điểm là tất cả các tôn giáo đều không có quan điểm chung về sự xấu xa và chịu khổ, hãy bắt đầu với chủ nghĩa Sa-tan. Đừng tưởng rằng không có chủ nghĩa này hoặc nghĩ nó vô hại. Hãy xem sự ảnh hưởng lan rộng của trào lưu phụng thờ Sa-tan. Nó không còn chỉ giới hạn trong Hội Sa-tan, băng đảng Mason, hay phòng vé xem phim Rosemary’s Baby. Tổ chức của phù thuỷ đen đang gia tăng trên toàn châu Âu. Mọi người ngày càng ưa thích khám phá tà giáo, chiêm tinh, bói toán và gọi hồn. Và chẳng có một cái nào có câu trả lời cho nan đề về sự xấu xa của con người. Chúng hoặc là ủng hộ hoặc bỏ qua.

Đạo Khổng, như chủ nghĩa nhân văn, cũng đang càn quét. Đạo Khổng có quan điểm đạo đức cao: quả thật, đạo Khổng là một hệ thống đạo đức tốt đẹp được thiết lập để giúp con người hoà hơp với nhau hơn là niềm tin được tạo ra để phục hoà con người với Trời. Nó đầy những dạy dỗ về cách cư xử của Chun-tzu, “thánh nhân”. Nó bao gồm phiên bản phủ quyết của Luật Vàng: “Đừng áp đặt lên người khác những gì mà chính bạn không muốn” (Văn tuyển 15.24). Vậy điều gì xảy ra nếu chúng ta không làm theo được? Đạo Khổng không có câu trả lời thoả đáng.

Đạo Khổng dạy rằng bản chất con người vốn thiện: như môn đồ Meng-tzu của ông ta nói: “Dù nước vốn chảy xuôi xuống, nó có thể bị ép chảy ngược lên nếu chịu một áp lực từ bên ngoài. Tương tự, bản chất con người vốn là thiện, nhưng có thể bị ép vào con đường xấu xa bởi áp lực bên ngoài”. Đây là một quan điểm nông cạn. Cho rằng lời nói, việc làm, suy nghĩ và thái độ sai trái căn bản là kết quả của kết quả của áp lực bên ngoài là phi lý. Phân tích về thiện ác của Chúa Giê-su thật khác biệt:

 “Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người,  tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng. Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ dáy người.” (Mác 7:21-23) 

Phật giáo cũng chẳng thể giúp chúng ta. Nhiều người theo chủ nghĩa vô phần hơn đạo Khổng, vì niềm tin kiểu này mang đến những chỉ dẫn cho cuộc sống thực tế hơn. Trong Phật giáo không có khái niệm tội lỗi chống lại Đấng Tối Cao, bởi không có đấng như thế. Nhưng có một luật đạo đức gọi là luật nhân quả. Bạn thừa hưởng món nợ đạo đức, theo kiểu từ các đời trước, và bạn thêm vào (hoặc bớt đi) phụ thuộc vào việc bạn làm trong đời này. Vậy tổng số những việc thiện và ác sẽ tái hiện trong đời sau. Bạn gửi vào một tài khoản và bạn sẽ rút ra trong đời sau. Và tiến trình vô vọng lại tiếp tục, trong hàng trăm đời, đến khi hoặc trừ khi bạn đột phá đến sự khai sáng, như chính Phật tổ. Do đó đạo Phật áp đặt các quy tắc không hồi kết để đạt được sự xuất sắc: 30 nguyên tắc kìm nén lòng tham, 75 nguyên tắc cho người mới trở thành sư, 227 nguyên tắc cho sư nam và 311 nguyên tắc cho sư nữ! Ở đây có Quyển Nguyên tắc thay thế toàn bộ các quyển nguyên tắc! Nhưng nó không có câu trả lời cho sự xấu xa của con người hay sự chịu khổ trừ khi từ bỏ tất cả sự ham muốn kèm với sự từ bỏ chính mình.

Đạo Hin-đu, xuất phát điểm của Phật giáo, cũng tương tự ngoại trừ việc nói về sự đầu thai thay vì sự tái sinh. Nó cũng không có niềm tin về một Chúa Trời gần gũi ngoại trừ tại cõi Brahmanm, thực tại tối cao xa xôi. Nó cũng có cùng giáo lý về nghiệp chướng, luật về hậu quả đạo đức. Bạn phải trả giá cho những gì bạn làm. Không có nhiều hi vọng và cũng chẳng có nhiều tính hợp lý trong đó. Nghiệp chướng yêu cầu trả giá cho hành vi sai trái – và tất nhiên không có Chúa Trời nào nhận lấy!

Hồi giáo còn xa rời thực tế nữa. Nó công nhận một Đấng Siêu Nhiên, A-la. Nó thừa nhận A-la vừa thánh vừa thương xót. Nó nhận biết tội lỗi và sự xấu xa của con người phải bị trừng phạt. Và kinh Ko-ran nói rất nhiều về sự phán xét trong lửa địa ngục. Tuy nhiên, A-la vĩ đại không tưởng nổi và hoàn toàn xa cách tạo vật của mình, loài người không thể gần gũi ông ta. Tội lỗi thì không làm tan nát tấm lòng của Chúa nhưng là sự nổi loạn chống nghịch A-la. Hồi giáo thi hành dưới một hệ thống pháp luật gồm 5 phần chính: tín điều, cầu nguyện, dâng hiến, kiêng ăn và hành hương tới thánh địa Mecca. Hồi giáo dạy rằng, trong ngày phán xét A-la sẽ cân việc làm tốt và xấu của bạn (sura 23:102, 103), và bạn có thể hoặc không nhận được sự thương xót: “A-la trừng phạt kẻ Ngài muốn và bày tỏ lòng thương sót cho kẻ Ngài muốn” (Koran, sura 2.284, cf. 3.129, 5.18). Do vậy, không có người Hồi giáo nào có thể đảm bảo rằng A-la sẽ thương xót cho anh ra đến thiên đàng tươi đẹp hay kết án anh ta dưới lửa địa ngục. Hậu quả là trong Hồi giáo thường thấy những nỗ lực liên tục để đạt được sự tha thứ đảm bảo. Ở một số nơi, Muhammad được tôn lên gần như thánh thần: ông ta có lẽ sẽ cầu thay cho bạn tới A-la. Với một số người thì ông ta là pir, hay thánh nhân, có thể gọi là người hoà giải cho bạn. Với nhiều người thì lời cầu nguyện của người trung tín và của lễ của họ sau khi bạn qua đời có thể khiến bạn vượt biển lửa dễ dàng và có cơ hội vào thiên đàng. Nhưng không có chỗ nào có sự đảm bảo cho sự tha thứ.

Hiểu biết của Cơ đốc nhân, tôi công nhận, còn sâu sắc hơn những tôn giáo này. Không có thầy dạy vĩ đại nào xử lý quyết liệt với sự xấu xa của con người như Chúa Giê-su. Kinh Thánh cho biết, như chúng ta đã thấy, bản chất tội lỗi đặc hữu ở trong tấm lòng con người. Nó giống như cỏ lùng cứ mọc lên bất kể bạn đã nỗ lực cắt bỏ nó ra sao. Và phúc âm Cơ đốc duy trì những điều đúng đắn: tuyên bố Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo gần gũi và đời đời của thế gian và con người, rất đau lòng khi tạo vật của Ngài chối bỏ Ngài và tự đi theo ý riêng. Và Ngài phải phán xét các hành động xấu xa mà sự phản loại bên trong dấy lên. Không có một Chúa tốt lành, chân thật và yêu thương có thể coi sự xấu xa chỉ là vấn đề không đáng bận tâm. Ngài sẽ không bao giờ vỗ vai chúng ta và nói, “Đó, đó, chẳng có vấn đề gì!” Bởi nó là vấn đề. Nó chống lại sự công bằng đạo đức trên thế giới. Hãy nghĩ đến Hít-le và Stalin là những ví dụ rõ ràng của thảm sát hàng loạt. Liệu Chúa có bỏ qua không? Không. Ngài phải xử lý nó nếu Ngài là Đấng đạo đức tối cao của vũ trụ. Mặt khác, Hồi giáo có hiểu biết đúng đắn về Đức Chúa Trời thương xót, đầy lòng thương xót và nhân từ. Kinh Thánh còn trổi hơn Hồi giáo, vốn nhận định Đức Chúa Trời là Đấng thương xót bày tỏ sự thương xót hoặc không tuỳ theo ý muốn Ngài, khi bày tỏ về Đấng yêu thương mong mỏi có mối quan hệ mật thiết với chúng ta. Kinh Thánh dám nói rằng Chúa là tình yêu thương! Vậy chắc hẳn có một vấn đề. Sự thánh khiết và công chính của Chúa không thể cho rằng sự xấu xa chẳng sao hết. Sự xấu xa phải bị xử lý. Nó giống như bệnh ung thư tổn hại, lan ra và giết chết con người. Nó phải bị cắt bỏ.

Vậy, Chúa phải làm gì? Sự thánh khiết của Ngài phải phán xét ma quỷ. Nhưng tình yêu thương của Ngài lại dành cho tội nhân. Làm sao Ngài có thể là Đấng mà Tân Ước viết, vừa “công chính” vừa “tỏ ra mình là công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Jêsus” (Rô-ma 3:26). Đó chính là vấn đề.

Câu trả lời hấp dẫn bởi sự sâu sắc trong đó. Tóm lại như này. Chúa năng quyền yêu chúng ta đến nỗi Ngài đã nỗ lực chiến thắng sự bướng bỉnh và tấm lòng vị kỷ của chúng ta. Nên Ngài đã chọn một nhóm người, người Do Thái, mà Chúa đã chịu đau đớn để cho họ thấy Ngài là ai và họ nên đáp ứng sao. Ngài phải bỏ công sức để chuẩn bị họ cho cái ngày mà Ngài đích thân đến thế gian này: chúng ta gọi thời điểm đó là Giáng sinh đầu tiên. Ngài hiện ra trong hình hài con người, đạo Khổng gọi là “thánh nhân”; và cho những người có mắt thấy, Ngài hiện thân cùng lúc với sự thánh. Ngài là người và cũng là Đức Chúa Trời. Ngài sống hạ mình và hoàn toàn vâng phục Cha Thiên Thượng và sẵn lòng chia sẻ sự chịu khổ với những người cùng đi với Ngài. Ngài bị coi là con hoang, gần như bị giết sau khi sinh hạ trong chuồng chiên dơ bẩn, và trở thành dân tị nạn. Ngài sống trong một gia đình tầng lớp lao động nghèo, sau đó thì từ bỏ nhà cửa mà đi dạy dỗ, không có đặc quyền giáo dục, không có thu nhập. Ngài phải chịu sự chống đối, xét xử bất công và cái chết oan dưới một trong những hình thức xét xử đau đớn nhất, chết trên thập tự giá. Ngài uống cạn chiếc cốc khổ nạn của con người. Không ai có thể nói với Chúa là, “Ngài không hiểu đâu”. Ngài hiểu, vì Ngài đã trải qua hết rồi. Chịu khổ trọn vẹn vì tội lỗi trọn vẹn. Thế giới đã đi lệch khỏi quỹ đạo. Con người không còn cư xử như Chúa đã định, và sự chịu khổ là hậu quả không thể tránh khỏi. Có một sự liên kết dầu không trực tiếp giữa tội lỗi và sự khổ nạn của con người. Và khía cạnh tuyệt vời nhất của sự chết của Chúa Giê-su là Ngài không chỉ chia sẻ sự khổ nạn của chúng ta mà còn gánh lấy trách nhiệm cho toàn bộ rác rưởi chúng ta mang đến do sự xấu xa của con người. Khi bạn và tôi làm gì đó sai, nó ảnh hưởng và hạ thấp chúng ta. Nó tổn thương người khác. Nó luôn tạo ra một rào cản giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Đó là rào cản giữa Chúa yêu thương thánh khiết và chúng ta mà sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá phải giải quyết. Đấng thánh nhân đó sẵn lòng mang lấy trên vai tất cả tội lỗi trước Chúa mà thế gian đã làm sai. Sự chết này đã xử lý sự vi phạm của cả mọi người từng sống, và của tất cả những người sẽ sống cho đến Ngày Phán Xét. Ngài mang lấy hết.

Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời; về phần xác thịt thì Ngài đã chịu chết, nhưng về phần linh hồn thì được sống.” (1 Phi-e-rơ 3:18)

Không ai có thể nói rằng Chúa đã thất bại khi xử lý phải lẽ với sự xấu xa của con người: Chính Ngài đã trả giá. Ngài đã trải qua hậu quả tệ hại của nó. Bời Ngài là con người, Ngài đã hành động đúng mực như người thay thế cho chúng ta và mang lấy gánh nặng của tội lỗi thế nhân. Và bởi Ngài là thánh, sự hi sinh của Ngài có ảnh hưởng đời đời mà không cần lặp lại hay thêm vào.

Đấng Christ mang đến một của lễ chuộc tội cho mọi thời kỳ. Vậy nên chúng ta đã được thánh hoá qua sự dâng thân thể Đấng Christ một lần đủ cả (He-bơ-rơ 10: 10,12). Đó là tuyên bố vinh hiển của Tân Ước để bạn và tôi có thể được thứ tha. Tình yêu của Chúa mời chúng ta về nhà. Của lễ không tưởng của Chúa tức là chúng ra có thể được chấp nhận bất chấp vết nhơ nào có trong bản tính của chúng ta. Và, tất nhiên, ngay khi chúng ta đáp ứng sự rời rộng vĩ đại đó, hành động của chúng ta được thay đổi. Đó là lý do tại sao khi mà một người đã thực sự dâng cuộc đời mình cho Chúa Giê-su thì người đó sẽ có sự thay đổi đạo đức lớn lao, dù chưa hoàn hảo. Tình yêu của Ngài cho chúng ta thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết trong chúng ta và chúng ta mong đợi sống đời sống ngay thẳng yêu thương cho Ngài. “Chúng ta yêu,” vị sứ đồ nói, “vì Chúa đã yêu chúng ta trước” (1 Giăng 4:19). Chúa thánh khiết không chỉ xử lý tội lỗi con người mà người nhận sự tha thứ của Ngài còn bắt đầu tiếp nhận phong cách sống khác đến từ lòng biết ơn. Không có người thầy hay người có uy tín nào trong toàn bộ lịch sử có thể mang đến sự tha thứ trọn vẹn và một khởi đầu hoàn toàn mới như vậy. Chúa Giê-su là Đấng duy nhất kiên quyết xử lý sự xấu xa của con người bằng cách gánh lấy sự dơ bẩn đó lên chính mình để chúng ta không bao giờ phải mang lấy. Đó là lý do tại sao người theo Ngài yêu và thờ phượng Ngài. Không có một tôn giáo nào trên thế giới có thể làm được như vậy. Và không tôn giáo nào có thể mang đến câu trả lời thoả mãn để làm thế nào chúng ta có mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Đấng yêu thương đó cũng là Đấng công chính. Làm thế nào một Chúa công chính bỏ qua vi phạm của chúng ta? Cách có thể duy nhất là nếu trong tình yêu tuyệt đối đó Ngài quyết định chính mình trả sạch món nợ của chúng ta. Giáo lý về nghiệp chướng của Hin-đu dạy rằng, “Bạn phạm tội, bạn trả giá”. Thập tự giá của Đấng Christ cho thấy Đức Chúa Trời phán, “Con phạm tội, Ta trả giá”. Và đó là điểm hoàn toàn độc nhất!

Nguồn: Sưu Tầm

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like