Home Chuyên Đề KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 4: Vậy điều gì làm cho Chúa Giê-su đặc biệt?

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 4: Vậy điều gì làm cho Chúa Giê-su đặc biệt?

by Sưu Tầm
30 đọc

Chú ý vào phần tôi không hỏi, “Điều gì làm Cơ đốc giáo đặc biệt?” Nó chẳng có gì đặc biệt. Nó bày tỏ ra nhược điểm và thất bại của tôn giáo khác. Lịch sử của nó bị phá huỷ bởi chiến tranh, đau khổ, dối trá và tham lam. Như một tổ chức, nó bày tỏ đặc điểm của nhiều tổ chức thế tục. Hơn thế, nó buồn tẻ, giáo điều và độc tài. Quyển sách này không phải để tranh cãi rằng Cơ đốc giáo thì tốt hơn các niềm tin khác. Không. Chính Chúa Giê-su mới đặc biệt! Tôi không ngần ngại mà nói rằng tôi rất thích nói về Chúa Giê-su. Đây là phải là niềm đam mê mù quáng và gây hại! Có những lý do đúng đắn giải thích tại sao tôi tin Ngài là con đường đưa Đức Chúa Trời đến với chúng ta và để chúng ta đến với Chúa, và các chương tiếp theo sẽ trình bày một vài lý do đó. Nhưng tôi không yêu cầu độc giả nghe theo tôi ngay! Đến giờ tôi vẫn chưa đưa ra lý do tại sao tôi trung thành với Chúa Giê-su. Vậy nên hãy nhìn vào câu hỏi ở tựa đề: điều gì làm cho Chúa Giê-su đặc biệt? Có nhiều lãnh tụ tôn giáo vĩ đại. Tại sao nhiều người chuộng Chúa Giê-su hơn, và đặc biệt tại sao mọi người quá yêu mến Ngài mà bỏ qua các tôn giáo khác?

Sau tất cả, có nhiều điểm tương đồng giữa Chúa Giê-su và sự dạy dỗ của Ngài với những con người vĩ đại khác. Chúa Giê-su, Phật tổ, Mác và Muhhammad đều sống trong nghèo khổ, và bị từ chối bởi phần lớn những người sống đương thời. Tất cả đều có lý tưởng vĩ đại. Họ đều chịu sự chống đối và đủ loại đàn áp. Họ đều tin tưởng vào lý tưởng họ mang tới. Họ đều quyết liệt ủng hộ sự thay đổi về đạo đức. Họ đều hi vọng về một tương lai hiệp một cho nhân loại tốt đẹp hơn hiện tại. Vậy điều gì khiến Chúa Giê-su khác với các thầy dạy tôn giáo tầm thường? Điều gì làm Ngài đặc biệt? Để tôi chỉ ra ba gợi ý căn bản ở đây, và sau đó các chương tiếp theo sẽ tìm hiểu sâu hơn về bốn lý do chính chỉ ra Chúa Giê-su độc nhất và siêu việt hơn tất thảy.

Thứ nhất, sự ảnh hưởng của Chúa Giê-su rất đặc biệt. Không có ai trong cả lịch sử có sự ảnh hưởng đến vậy. Ngày nay, hơn một phần ba dân số thế giới xưng nhận đi theo Ngài, và không có niềm tin nào có nhiều người thờ phượng như Cơ đốc giáo. Ngay cả tại Anh, số lượng người ở Anh đi nhóm Chủ nhật hơn là đi xem bóng đá chuyên nghiệp. Nhân vật Chúa Giê-su vẫn chi phối thế giới trong hai ngàn năm từ lúc Ngài bước trên những ngọn đồi ở Ga-li-lê. Ngài chỉ đơn giản là con người vĩ đại nhất từng sống. Napoleon có nhiều thời gian để suy ngẫm những điều này khi ông còn bị tù tại St. Helena, và ông nói:

“Alexander, Caesar, Charlemagne và chính tôi đã lập ra những đế quốc lớn, nhưng những sáng tạo từ tài năng của chúng ta đến từ đâu? Đến từ quyền lực. Nhưng Chúa Giê-su lập ra đế quốc của Ngài bằng tình yêu thương. Ngày nay có hàng triệu người sẽ chết cho Ngài. Tôi có thể khiến cho nhiều người tận trung: họ sẽ chết cho tôi. Nhưng để làm vậy, tôi phải xuất hiện với sự ảnh hưởng khuấy động mọi người bằng vẻ bề ngoài, lời nói, giọng nói của tôi. Khi tôi gặp con người và nói với họ, tôi thắp lên ngọn lửa trung thành trong họ. Nhưng Chúa Giê-su bằng sự ảnh hưởng siêu nhiệm, dù đã qua 18 thế kỷ, vẫn đưa dắt lòng người tới với Ngài nhiều đến nỗi hàng ngàn người sẽ nhảy vào nước sôi lửa bỏng, không màng tính mạng cho Ngài”.

Chắc chắn là, Muhammad có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng đời sống của ông ta chắc chắn không thể so sánh với Chúa Giê-su. Tôn giáo của Muhammas hiếu chiến từ những ngày đầu tại Medina. Ông ta cướp bóc các đoàn lữ hành làm chiến lợi phẩm và tiêu diệt người Do Thái ở Banu Quraiza sau Trận đánh tại Khandaq năm 627 AD. Dù các nước Hồi giáo ôn hoà có vẻ yêu chuộng hoà bình, Hồi giáo vẫn luôn là tôn giáo chủ chiến tại nhiều nơi trên thế giới. Điều này thấy rõ tai một số quốc gia như Nigeria và Indonesia. Cuộc tấn công của người Hồi giáo vào Toà tháp đôi tại Trung tâm Thương mại Thế giới là một dẫn chứng gần đây cho điều này. Đáng buồn thay, một vài đại diện của Cơ đốc nhân cũng giống như vậy, nhưng Đấng sáng lập thì không. Chúa Giê-su không đi theo con đường bạo lực mà dùng tình yêu thương. Thập tự giá là một minh chứng vĩ đại cho tình yêu hi sinh vì kẻ thù của Ngài. Nhưng Chúa Giê-su cũng là động lực cho sự dũng cảm, hào phóng, quan tâm người khác, sự thánh khiết và những đức tính mà bạn có thể nghĩ tới. Chẳng phải tự nhiên mà Ngài chiếm lấy trái tim và tâm trí của người nông dân và vua chúa, người tri thức và người thất học trên toàn thế giới và trong nhiều thế kỷ. Và ngày nay có khoảng 100.000 người tin Chúa mỗi ngày (không phải mỗi Chủ nhật mà là mỗi ngày!). Chúng ta có thể không thấy rõ điều này tại các nước phương Tây, nhưng chắc chắn tại châu Phi, châu Á, và Nam Mỹ. Chẳng có gì khác biệt khi bạn đến với các bộ lạc Naga tại vùng đồi núi Ấn Độ, người Maasai hiếu chiến tại Kenya, những tộc người cầu vồng tại Nam Phi, dân số tại Fiji và Phần Lan, hay Singapore và Sebastapol. Ở bất kỳ đâu, và từ mọi quốc gia và nền văn hoá, đều có Cơ đốc nhân và họ đang lan rộng hơn. Thường xuyên bị bắt bớ chửi rủa nhưng họ không sợ hãi. Họ sẵn sàng chết cho Chúa.

Bạn có thể nói những điều tương tự về Lê-nin hay Mác. Họ đều có những ảnh hưởng sâu rộng lên một số nơi trên thế giới. Những người đi theo họ thường đạt được một tiêu chuẩn cuộc sống tốt đẹp hơn và tìm thấy mục tiêu sống. Nhưng sự hấp dẫn này thường chỉ xảy đến cho một quốc gia, một giai cấp. Mao và Lê-nin mang hi vọng đến cho những công nhân bị bóc lột nhưng chẳng mang lại được điều gì ngoài sự kết án giai cấp tư sản. Chúa Giê-su cũng mang đến hi vọng, công bằng và tình yêu cho người nghèo, nhưng cánh tay Ngài mở rộng tới tất cả loại người, người giàu và người bất hạnh, già và trẻ, kiêu ngạo và muốn tự sát. Chúa thay đổi tất cả: nhưng Chúa không đe doạ họ hay khiến họ chối bỏ nền văn hoá của mình. Sự ảnh hưởng của Mao và Lê-nin dựa trên sự tàn ác, ghét bỏ sự thờ ơ tệ hại với sự thật. Cả hai đều là những kẻ giết hại vô số người. Hoàn toàn trái ngược với Chúa Giê-su! Bạn có thể tìm thấy ở đâu trong toàn bộ lịch sử con người một nhân vật thống trị giá trị đạo đức, văn hoá, nghệ thuật, y tế và giáo dục? Ai có thể sánh nổi với Chúa Giê-su về sự thu hút cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em của mọi thế hệ và kiểu người trên thế giới, và trong sự biến đổi họ trở nên con người tốt hơn? Không ai có sự ảnh hưởng trên sự tốt lành như Chúa Giê-su người Na-xa-rét. Đó là điều khiến Ngài trở nên đặc biệt.

Thứ hai, sự dạy dỗ của Chúa Giê-su rất đặc biệt. Không ai từng dạy dỗ như Ngài. Như là kết luận của những người lính được sai đến bắt Ngài bởi những thầy tế lễ là người ganh tỵ với sự ảnh hưởng của Ngài. Ngài dạy họ như là có quyền, chớ không giống các thầy thông giáo (Ma-thi-ơ 7:29). Sự dạy dỗ của Ngài sâu sắc, rõ ràng và dễ nhớ. Những thầy dạy trước Ngài thích trích dẫn thẩm quyển ủng hộ sự dạy dỗ của họ. Chúa Giê-su thì không. Ngài chỉ nói: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi”. “Ta” ở đây là ai mà dạy dỗ với thẩm quyền và sự thu hút đến vậy? Ai có thể mời đủ kiểu người bước vào Vương quốc của Ngài, và ví sánh Đức Chúa Trời như một vị vua vĩ đại mở tiệc lớn, mời những người nam và nữ đến dự miễn phí? Những người tôn giáo tìm cớ khoái thác thấy mình bị loại bỏ và ngạc nhiên khi thấy tầng lớp hạ lưu của xã hội được chào đón. Bạn có thấy niềm tin nào mà Chúa mở tiệc và mời những người vô cùng không xứng đáng đến dự tiệc cùng Ngài? (Lu-ca 14:15-24)

Bạn chỉ cần so sánh sự dạy dỗ của Chúa Giê-su với Cựu Ước để hiểu quyền năng này. Đừng hiểu sai ý tôi. Chúa Giê-su sử dụng Cựu Ước làm Kinh Thánh. Nhưng Ngài vẫn dạy những điều trái ngược với Cựu Ước để chứng minh sự ứng nghiệm chứ không phải chống lại lời hứa:

Các người đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn.”  (Ma-thi-ơ 5:17)

Đọc Bài giảng trên núi (Ma-thi-ơ 5-7) và tự mình cảm nhận quyền năng ở đó. Cựu Ước cấm giết người và tà dâm: Chúa Giê-su vượt trổi hơn khi cấm ghét bỏ và lòng ham muốn. Cựu Ước khích lệ yêu người lân cận: Chúa Giê-su trổi hơn và khích lệ (và làm gương!) yêu kẻ thù nghịch. Cựu Ước đặt giới hạn về báo thù: “mắt đền mắt, răng đền răng” (và thế thôi!). Chúa Giê-su cấm trả thù:

Song ta bảo các ngươi, đừng chống cự kẻ dữ. Trái lai, nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn; nếu ai muốn kiện ngươi đặng lột cái áo vắn, hãy để họ lấy luôn cái áo dài nữa.”  (Ma-thi-ơ 5:39-40)

Lời Chúa dạy thật sâu sắc và vượt trội. Bạn có thể tìm sự sai sót ở đâu trong lời dạy của Chúa Giê-su? Làm sao bạn có thể giải thích cho thực tế là sự dạy dỗ đạo đức của Ngài từ xưa đến nay không  thay đổi? Ngài có được sự dạy dỗ không ví sánh này thể nào trong khi Ngài chưa từng đến trường học? Làm thế nào mà sự dạy dỗ đó phù hợp với mọi người đến từ mọi nền văn hoá. Nhân tố không thể lặp lại trong sự di truyền và môi trường sống của Ngài là gì mà có thể sản sinh ra một giáo viên kiệt suất vậy? Vâng, sự dạy dỗ của Chúa Giê-su quả thực đặc biệt! Nếu bạn có thể trở nên tốt hơn qua những lời đó, bạn sẽ ở trên trang bìa của mọi tờ bào chính trên thế giới.

Thứ ba, Chúa Giê-su có nhân cách đặc biệt. Chưa từng có một nhân vật như Chúa, hạ mình nhưng vẫn mạnh mẽ, cầu nguyện liên tục nhưng vẫn thực tế, thanh thản nhưng vẫn đầy năng lượng, yêu thương rất nhiều nhưng không uỷ mi, năng động nhưng không táo bạo. Không ai có thể sánh nổi với cuộc đời vô song đó, và cũng không ai có thể coi thường cuộc đời đó. Chúa Giê-su là người duy nhất từng sống có thể cân bằng hoàn toàn. Ngài không có điểm mạnh vì Ngài không có điểm yếu. Ngài có tất cả những đức tính chúng ta từng thấy nơi con người và không có một điểm xấu nào. Trong thế giới này, không có ai tương xứng với Ngài.

Ngài liên tục bảo đoàn dân đông đừng đi theo Ngài nếu Ngài không làm như Ngài nói. Và họ đã làm theo. Chính xác. Dạy về tình yêu vô hạn của Chúa thì dễ hơn là yêu những kẻ giả hình, lính La Mã, người ăn xin và người bị hủi – và với những môn đồ đã phản bội bạn đến chết. Nói rằng, “Phước cho những kẻ khó khăn” còn dễ hơn là thoả lòng trong khi đang vô gia cư và không xu dính túi. Dạy rằng “Cầu nguyện cho kẻ thù nghịch ngươi” còn dễ hơn là nói, “Lạy Cha, xin tha cho họ” khi những tên lính độc ác đóng đinh thân thể bê bết máu của bạn lên thập tự giá. Nhưng đó là những gì Chúa đã làm. Ngài làm đúng những gì Ngài dạy.

Đó là những điều không ví sánh được. Socrates, Môi-se, Khổng Tử, Phật tổ, Muhammad – hoặc những người trong thời đại chúng ta như mẹ Tê-rê-sa, Martin Luther King và Billy Graham – tất cả đều dạy những điều tuyệt vời, và mọi người học theo lời họ dạy. Nhưng chưa có một ai trong họ có thể thực hành tất cả những điều họ dạy. Phật tổ hưởng thụ cuộc sống nhung lụa trong những năm đầu đời. Hôn nhân của Khổng Tử là một thảm hoạ và đã li dị. Socrates mê đắm các câụ bé. Muhammad cưới mười một người vợ và vô số thê thiếp (sura 33.50), dù ông ta tuyên bố sự mặc khải thánh cho biết chỉ có tối đa bốn vợ (sura 4.3)! Hơn thế, ông ta còn tổ chức ám sát nhà thơ Ka’b  Ibn Al’Ashraf vì đã viết ra những câu châm biếm ông ta, và đầu nhà thơ bị ném xuống dưới chân Muhammad với tiếng hò reo “Allahu Akbar”, “Chúa rất lớn”, tiếng hò reo này luôn đi kèm với các hoạt động tàn ác của Hồi giáo ngày nay. Chúa cư xử khác hoàn toàn! Hơn thế, tất cả những cá nhân thực sự vĩ đại đều nhận thức sự thất bại. Sự thừa nhận đó thực sự là dấu hiệu đảm bảo cho sự vĩ đại. Nhưng Chúa Giê-su thì khác. Ngài dạy những tiêu chuẩn cao nhất so với những gì các thầy giáo khác từng tạo ra, và Ngài giữ trọn. Đây là điều gần như không tưởng, nhưng bằng chứng chứng minh điều này thật năng quyền!

Kẻ thù của Ngài không thể bôi xấu Ngài. Ba lần Bôn-xơ Phi-lát, kẻ xét xử Chúa Giê-su, tuyên bố Ngài vô tội. Ngay cả kẻ phản bội Giu-đa phải nỏi phải thú nhận hắn đã làm đổ huyết vô tội. Kẻ cướp bị đóng đinh cùng Chúa Giê-su công nhận rằng Ngài chẳng có gì sai, trong khi thầy đội chịu trách nhiệm hành hình phải kêu lên rằng, “ Thật người nầy là người công bình”.

Nếu bằng chứng từ kẻ thù của Ngài đã gây bất ngờ vậy, thì từ bạn bè của Ngài còn tác động mạnh hơn. Bình thường thì chẳng ai có thể trở thành anh hùng với những người bạn thân: họ biết hết mọi điểm yếu của anh ta. Nhưng điều này không áp dụng với Chúa Giê-su. Một trong những môn đồ của Ngài, Giăng, biết rõ Ngài và gọi Ngài “sự sáng nầy là sự sáng thật, khi đến thế gian soi sáng mọi người”. Ông khẳng định,

Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình … trong Ngài [i.e. Chúa Giê-su] không có tội lỗi.”  (1 Giăng 1:8; 3:5)

Phi-e-rơ có thể gọi Ngài là “Đấng công bình” trái ngược với chúng ta là “kẻ không công bình” (1 Phi-e-rơ 3:18). Phao-lô miêu tả Ngài là “Đấng vốn chẳng biết tội lỗi” (2 Cô-rinh-tô 5:21), và tác giả viết thư cho người Hê-bơ-rơ nói về Ngài là Đấng chúng ta cần, “thánh khiết, không tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội” (Hê-bơ-rơ 7:26). Tóm lại, mọi chủ đề trong Tân Ước, được viết bởi những người biết hoặc tìm hiểu sâu về Ngài, đều nói rõ như vậy. Chúa Giê-su đã sống một cuộc đời toàn hảo.

Và đó là những gì chúng ta có thể suy luận từ lời dạy và hành động của Chúa Giê-su. Chúng ta không bao giờ đọc thấy Ngài phải xin lỗi hay thừa nhận mình sai. Và đấy là từ người thừa thông minh để chỉ ra sự giả hình của người khác! Trong bài Cầu nguyện chung, Ngài dạy chúng ta cầu nguyện, “Xin tha tội cho chúng tôi” nhưng Ngài không bao giờ có lời cầu nguyện đó cho chính mình. Ngài là Đấng dám tuyên bố rằng Ngài luôn làm theo những gì làm đẹp lòng Cha trên trời (Giăng 8:29). Ngài là Đấng có thể đối mặt với đám đông giận dữ bởi tuyên bố Ngài với Cha là một, và nói, “Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng?” (Giăng 8:46) – và không ai trả lời nổi! Dù bạn nhìn nhận Chúa theo cách nào thì bản chất và đức tính của Ngài vẫn đặc biệt.

Có một vài điều khiến Chúa Giê-su trở nên đặc biệt. Tôi có thể kể nhiều hơn nhưng tôi không làm. Bạn xem nhé:

  • Người khác có tầm ảnh hưởng lớn, dù không vĩ đại.
  • Người khác dạy những lẽ thật vĩ đại, dù chẳng có ai trọn vẹn.
  • Người khác sống cuộc đời tốt đẹp, dù chẳng có ai tốt đẹp.

Trong những chương tiếp theo, tôi muốn tập trung vào bốn điều làm Chúa Giê-su khác biệt, không chỉ đặc biệt mà còn độc nhất.

Nguồn: Sưu Tầm

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like