Home Chuyên Đề Bằng Chứng Mới Từ Gò Đất Hình Chiếc Tàu Ở Thổ Nhĩ Kỳ Có Thể Chỉ Ra Đó Là Tàn Tích Từ Con Tàu Nô-ê – Thử Nghiệm Xác Nhận Niên Đại Chính Xác

Bằng Chứng Mới Từ Gò Đất Hình Chiếc Tàu Ở Thổ Nhĩ Kỳ Có Thể Chỉ Ra Đó Là Tàn Tích Từ Con Tàu Nô-ê – Thử Nghiệm Xác Nhận Niên Đại Chính Xác

by Cbn.com
30 đọc

Các nhà khoa học khai quật gò đất lớn hình chiếc tàu ở vùng núi phía đông Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố các thử nghiệm trên các mẫu đất đá mà họ thu thập được tại địa điểm này cho thấy con người đã sống ở địa điểm này cách đây 5.000 năm – cùng khung thời gian mà một số học giả Kinh Thánh liên tưởng đến trận đại hồng thủy từ sách Sáng-thế Ký trong Cựu Ước.

Nhóm nghiên cứu từ ba trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã nghiên cứu giả thuyết cho rằng gò đất này thực sự là tàn tích của con tàu Nô-ê.

Theo kết quả kiểm tra, đã có những hoạt động của con người trong khu vực này từ 5.550 đến 3.000 năm TCN, theo Arkeonews. Gò đất tồn tại ở vùng Ararat, nơi được mệnh danh là Urartu trong quá khứ xa xưa.

Khi địa điểm này được biết đến, các cuộc khai quật tại hệ tầng Durupinar bắt đầu vào năm 2021. Sau khi nhận được sự cho phép đặc biệt để thu thập các mẫu đất và đá vào tháng 12 năm 2022, các thử nghiệm được tiến hành trong năm qua tại Đại-học Kỹ-thuật Istanbul đã tìm thấy các mẫu vật từ đất sét, vật chất từ biển và hải sản, theo báo cáo từ Arkeonews.

Biết rằng sự kiện đại hồng thủy trong thời Nô-ê có niên đại khoảng 5.000 năm kể từ thời của chúng ta. Về mặt niên đại, người ta khẳng định rằng đã có hoạt động của con người ở khu vực này. Điều này đã được tiết lộ từ kết quả phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, chỉ với niên đại, không thể nói chắc chắn rằng đây chính là tàn tích của con tàu”, Giáo-sư Tiến sĩ Faruk Kaya, Phó Hiệu-trưởng Đại-học Ağrı İbrahim Çeçen nói với Arkeonews.

Cần có nghiên cứu sâu rộng hơn để làm vững lập trường này. Trong giai đoạn tới, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận hợp tác nghiên cứu chung do Đại-học Kỹ-thuật Istanbul, Đại-học Andrew và Đại-học Ağrı İbrahim Çeçen dẫn đầu. Trong tương lai, ba trường đại học này sẽ làm việc cùng nhau và thành lập các ủy ban mới để tiếp tục công việc của họ trong lĩnh vực này“, Kaya nói thêm.

Theo tờ The Daily Mail, địa điểm khai quật nằm ở quận Doğubayazıt của Ağrı mãi đến năm 1956 mới được phát hiện.

Nhưng khả năng địa điểm này là tàn tích của con tàu Nô-ê cũng có những lời gièm pha. Theo tờ báo này, Tiến-sĩ Andrew Snelling, một nhà sáng tạo trẻ tuổi từ Đại-học Sydney trước đây đã nói rằng Núi Ararat không thể là vị trí của con tàu vì ngọn núi không hình thành cho đến khi nước lũ rút.

Theo Kinh Thánh, trận đại hồng thủy kéo dài 150 ngày, bao trùm toàn bộ trái đất và nhấn chìm mọi thứ ngoại trừ Nô-ê và gia đình ông trên con tàu gỗ mà họ đóng, cùng với hàng hóa và nhiều loài động vật. Sáng-thế Ký cũng ghi lại nơi con tàu lớn cập bến.

Vào ngày mười bảy, tháng bảy, chiếc tàu tấp trên núi A-ra-rát.” – Sáng-thế Ký  8:4

Sách Sáng-thế Ký cũng tiết lộ Nô-ê đã nhận được những chỉ dẫn cụ thể từ Đức Chúa Trời về kích thước của con tàu – dài 300 cu-bít, rộng 50 cu-bít và cao 30 cu-bít. Cu-bít là một đơn vị đo chiều dài cổ xưa, đó là khoảng cách từ khuỷu tay đến ngón tay giữa (khoảng 18 inch, 45-46 cm). Ark Encounter, địa điểm thu hút của Bảo-tàng Sáng-tạo nằm ở Williamstown, Kentucky, đã chuyển kích thước này theo đơn vị đo hiện đại khi dựng bản sao của con tàu dài 510 feet (khoảng 156m), rộng 85 feet (26m) và cao 51 feet (16m).

Theo tờ The New York Post, hệ tầng Durupinar nơi các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu dài 538 feet (khoảng 164m).

Một số nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng con tàu không được thiết kế để ra khơi mà được chế tạo giống một chiếc sà lan, nhằm bảo vệ những người ở bên trong, và để nó có thể nổi trên mặt nước.

Chiếc tàu được làm bằng gỗ gô-phe và trét nhựa chai cả trong lẫn ngoài để giữ cho gỗ không thấm nước. Vào năm 2014, Tạp-chí Smithsonian đưa tin bốn sinh viên tốt nghiệp ngành vật lý tại Đại-học Leicester đã công bố nghiên cứu của họ trên một ấn phẩm sinh viên được bình duyệt, Tạp-chí Chủ-đề Vật-lý Đặc-biệt, trong đó kết luận rằng con tàu đã nổi rất tốt.

Câu chuyện về Con-tàu Nô-ê được đề cập nhiều trong Cơ-đốc giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Một số nhà sử học thời kỳ đầu cũng viết về con tàu và đề cập đến những người thậm chí đã nhìn thấy nó, bao gồm cả nhà sử học người La Mã gốc Do Thái Josephus.

Ông viết, “Người Armenia gọi nơi này là… Bến Đỗ; vì con tàu đã tấp vào đó nên những gì còn sót lại của nó vẫn được người dân nơi đây trưng bày cho đến ngày nay.

Mặc dù con người ở thời hiện đại đã tìm kiếm tàn tích thực sự của con tàu ở vùng Ararat thuộc Thổ Nhĩ Kỳ trong gần 150 năm nhưng không có dấu vết nào được xác minh chính thức. Nhưng một số người tuyên bố đã tìm thấy những mảnh tàn tích của con tàu. Theo National Geographic, luật sư và chính trị gia người Anh James Bryce đã leo lên núi Ararat và tuyên bố ông đã tìm thấy một mảnh gỗ “phù hợp với mọi yêu cầu” để làm một mảnh của con tàu.

Một trong những nhà tìm kiếm đáng chú ý nhất đang tìm kiếm con tàu là cựu phi hành gia NASA James Irwin, một Cơ-đốc nhân tái sinh, bắt đầu từ năm 1973, ông đã dẫn đầu một số cuộc thám hiểm tới Núi Ararat để tìm kiếm các tàn tích của con tàu.

Theo Ark Encounter, đã có những cảnh tượng phổ biến khác về con tàu trên các ngọn núi khác, bao gồm Núi Suleman ở Iran và Núi Cudi hoặc Judi. Theo trang web NoahsArkSearch.com, Judi trong tiếng Ả Rập cũng có thể có nghĩa là “độ cao” và không phải là tên của một ngọn núi cụ thể nào cả.

Việc tìm kiếm con tàu của Nô-ê trở nên phổ biến vào năm 1976 tại Mỹ khi Sunn Classic Pictures, một công ty điện ảnh sản xuất phim gia đình, phát hành bộ phim tài liệu In Search of Noah’s Ark (Đi Tìm Con Tàu của Nô-ê) dựa trên cuốn sách của David W. Balsiger. Đây là bộ phim có doanh thu cao thứ chín ở Mỹ trong năm đó.

Do sự nổi tiếng của bộ phim tài liệu, một số cuốn sách về cuộc tìm kiếm con tàu này đã ra đời.

Trong khi đó, các nhà thám hiểm khác tuyên bố đã phát hiện ra Con-tàu Nô-ê, nhưng những khám phá của họ luôn khó chứng minh.

Dịch: Eunice Tu

Nguồn: cbn.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like