“Daddy Issue” là một thuật ngữ trong tâm lý mang ý nghĩa vô cùng phức tạp. Có thể hiểu đơn giản “daddy issue” là về những vấn đề trong mối quan hệ giữa người cha và con gái đem lại những vết thương lòng trong tuổi ấu thơ đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến con gái khi trưởng thành. Như là việc khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ, những vấn đề về rối loạn tâm lý, những vấn đề về những hành vi tiêu cực và nhiều sự ảnh hưởng về tình dục.
Những cô bé được lớn lên với hình ảnh người cha:
Người cha quá nuông chiều con cái: luôn đáp ứng mọi yêu cầu và đòi hỏi từ con, động cơ xuất phát từ sự thương yêu con, nhưng sự nuông chiều quá mức có thể vô tình hình thành những sự kỳ vọng phi thực tế trong trẻ khi trưởng thành.
Người cha không thể hiện tình cảm: với những người cha không biết cách để thể hiện tình cảm với con gái, hoặc không bày tỏ tình cảm với con thì đứa trẻ sẽ lớn lên với những nhu cầu cảm xúc không được đáp ứng. Dù người cha có mặt trong suốt thời thơ ấu nhưng mất kết nối với con thì trẻ cũng cảm thấy như bị bỏ rơi và hình ảnh về người cha vô cùng mờ nhạt.
Người cha bạo lực: những đứa trẻ lớn lên với người cha có xu hướng bạo lực ngược đãi con cái hoặc các thành viên khác trong gia đình sẽ mang những nỗi ám ảnh về tâm lý kéo dài trong suốt tuổi ấu thơ đến khi trưởng thành.
Người cha kiểm soát quá mức: những người cha luôn kiểm soát, quản lý hoặc can dự quá nhiều đến cuộc sống của con gái. Một mặt họ đang cố bảo vệ con khỏi những áp lực, sự thất vọng hay những tác động tiêu cực đến con gái nhưng mặt khác họ lại vô tình bóp nghẹt không gian sống của con, khiến con rơi vào tình trạng mất kiểm soát và trở nên mong muốn thống trị, mong đợi kiểm soát người khác thay cho những thiếu hụt của mình.
Người cha luôn đau khổ: những người bố mang trong mình tâm thế tiêu cực và thất bại sẽ khiến niềm tin con cái dành cho bố bị giảm sút. Đôi khi trẻ phải cố vùng lên trở nên mạnh mẽ để tự bảo vệ mình thay cho người cha luôn đắm chìm trong sự tiêu cực dễ khiến trẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng và nổi loạn dễ trở nên trầm cảm khi trưởng thành.
Tất cả những trải nghiệm trong mối quan hệ giữa cha và con gái sẽ dẫn đến những hình thành trong tính cách, cảm xúc và lối sống của con gái khi trưởng thành, dưới đây là những dấu hiệu điển hình của những cô gái mang trong mình “daddy issue”:
Cô gái dễ bị thu hút bởi những người đàn ông lớn tuổi để tìm kiếm hình ảnh người cha trong vô thức. Vì sự khao khát một người đàn ông có thể bảo vệ che chở cho cô mà cô chưa từng nhận được.
Cô gái luôn sợ ở một mình và luôn cần được trấn an liên tục về tình cảm. Nỗi sợ cô đơn bị bỏ lại một mình khiến cô gái có thể rơi vào các mối quan hệ không lành mạnh và liên tục. Vì sau khi kết thúc một cuộc tình, cô lao vào một cuộc tình khác vì không muốn đối diện với nỗi đau bị bỏ rơi. Thà ở trong một mối quan hệ độc hại hơn là ở một mình.
Trong mối quan hệ những nhu cầu về sự an ninh trong cảm xúc lớn hơn bao giờ hết, nếu bạn đời trò chuyện với người khác giới, hay vắng mặt hoặc chưa kịp trả lời khi cô gọi cũng khiến cô rơi vào khủng hoảng dễ ghen tị và trở nên kiểm soát người yêu cách thái quá. Hoặc đôi khi phải vật lộn với cảm giác bị bỏ rơi, không đủ tốt, không xứng đáng được yêu thương. Cô luôn có xu hướng đeo bám, ghen tị hoặc bảo vệ quá mức
Cô gái luôn khao khát tình dục. Cô chỉ cảm thấy được yêu khi quan hệ tình dục với ai đó, thậm chí có thể tham gia vào những xu hướng tình dục lệch lạc và nguy hiểm để thoả mãn nhu cầu. Lòng tự trọng và giá trị của cô phụ thuộc vào việc ai đó có muốn quan hệ tình dục với cô hay không.
Cô gái thường xuyên né tránh đàn ông và dường như không tin tưởng vào đàn ông. Có thể cô đã trải qua những cảm xúc tiêu cực của người cha đem lại trong mối quan hệ với mẹ mình hoặc những nhu cầu tình cảm không được đáp ứng cách thích hợp, khiến cho sự tin tưởng dành cho người khác giới bị giảm sút.
Cô gái luôn tìm kiếm sự chú ý hoặc chấp nhận từ người đàn ông. Được hình thành từ cảm xúc thiếu an toàn và tin tưởng trong mối quan hệ với cha khi thơ ấu. Luôn tìm kiếm sự chú ý, vuốt ve âu yếm tạo ra cảm giác an toàn từ người khác, xuất phát từ nhu cầu muốn được chấp nhận từ người đàn ông nào đó vì cô chưa từng tìm thấy sự chấp nhận từ cha mình. Cô luôn cố để trở nên hoàn hảo được người khác công nhận, thậm chí trở thành người mà bản thân mình không hề mong muốn, làm những việc mình không thích chỉ để sự công nhận, chú ý và yêu thương
Cô gái có lòng tự trọng thấp và luôn cố làm hài lòng người khác vì mang theo nỗi sợ bị bỏ rơi. Dù người cha luôn có mặt trong cuộc sống nhưng không mang lại sự đáp ứng về cảm xúc cho con gái, để khi lớn lên cô gái không biết giá trị của bản thân, luôn để bản thân chịu thiệt thòi để làm hài lòng người khác và vì cô không biết làm cách nào để được đón nhận, được yêu thương đúng nghĩa vì cô chưa từng cảm nhận được điều đó khi còn nhỏ.
Hiện nay, chưa có giải pháp cho những cô gái mang trong mình “daddy issue”. Các nhà trị liệu chỉ giúp để hiểu hơn những xúc cảm bị rối loạn và trang bị những kỹ năng đối phó để có thể xây dựng mối quan hệ lành mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, những “vết thương lòng từ người cha” cần được chữa lành từ bên trong chứ không phải chỉ là những kỹ năng bên ngoài để khỏa lấp sự thiếu hụt bên trong. Có một điều may mắn là cơ đốc nhân, chúng ta có thể được sinh lại (tái sinh) “Vậy, những ai ở trong Đấng Christ thì người ấy là một tạo vật mới; những gì cũ đã qua đi, này, mọi sự đều trở nên mới.” I Cô-rinh-tô 5:17
và dù cho khi con người cũ của chúng ta được sinh trưởng trong một gia đình với những trải nghiệm tiêu cực trong mối quan hệ với người bố, thì khi được tái sinh trong Đấng Chirst, ta có một người Cha Thiên Thượng vô cùng hoàn hảo. Một Người yêu thương ta đủ, bên cạnh ta luôn luôn, chăm sóc và đáp ứng mọi nhu cầu của con. Một Người có đầy đủ thẩm quyền và năng lực để lấp đầy những khoảng trống bên trong tâm hồn của những người mang nỗi đau từ cha. Khi chúng ta kết nối với Ngài, những hình ảnh người cha lỗi lầm trong quá khứ sẽ được thay thế bằng người Cha Thiên Thượng quá đỗi tuyệt vời này để rồi tấm lòng của chúng ta sẽ được Ngài chữa lành. “Ta sẽ phục hồi sức lực cho con, chữa lành vết thương của con.” Giê-rê-mi 3:17
Hongan Doan
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com