Ngày càng gia tăng những Cơ Đốc Nhân là những người coi trọng di sản thuộc linh Do Thái Giáo, hiện đang quay lưng lại với Giáng Sinh, vì họ cho rằng Giáng Sinh bắt nguồn từ lễ hội Đông chí được thiết lập vào ngày 25 tháng 12 năm 274 TCN bởi Hoàng đế La Mã ngoại giáo Aurelian như là ngày sinh của natalis solis invicti, Thần Mặt Trời không bị khuất phục. Đây là thời điểm mà ngày trở nên dài hơn và thần Mặt Trời được xem như đang gia tăng sức mạnh.
Sự tranh cãi về nguồn gốc của Giáng Sinh theo hướng ngoại giáo được khởi đầu bởi một thuyết gia theo Tin Lành vào giữa thế kỷ 18, người muốn chứng minh rằng Christ-mass là một sự suy biến mê tín của Giáo hội Công giáo La Mã và cần phải được loại bỏ. Một thế kỉ sau, Puritans- những người Thanh Giáo- có chung quan điểm về Giáng Sinh là quá huyên náo và quá mộ đạo.
Ngày nay, nguồn gốc Giáng sinh được cho là bắt nguồn từ ngoại giáo được ủng hộ bởi những người vô thần và người ngoại đạo, những người muốn tự nhận về phần mình lễ hội mùa đông thịnh hành. Tuy nhiên, liệu lịch sử có ủng hộ việc tự khẳng định của họ?
Thật sự là Hoàng Đế Constatine nổi tiếng, người đã từng cải giáo đế chế La Mã thành Thiên Chúa Giáo từ năm 312 SN trở đi, trước đó từng rất tận tuỵ thờ phượng Sol Invictus (thần Mặt Trời). Chẳng trách điều này khiến cho cách nhìn nhận của ông về ngày 25 tháng 12 như ngày sinh của Chúa Jesus Christ không thể chinh phục. Tuy nhiên, Giáng Sinh rõ ràng có một nguồn gốc Do Thái-Cơ Đốc, rất lâu trước khi nó bị gắn với lễ hội thờ phượng thần mặt trời.
Các Thầy Rabbi của bộ Talmud (b. Rosh Hashana 11a; b. Kiddushin 38a) đã nghiên cứu rằng Moses có lẽ đã mất vào đúng ngày sinh của ông (Phục-truyền Luật- lệ Ký 31:2, 32:48-50) và kết luận rằng việc làm trọn con số hoàn hảo này (ngày chết trùng ngày sinh) được ban cho tất cả những người thật sự công chính (Xuất 23:26). Cơ Đốc Nhân thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng của truyền thống Do thái giáo, nhưng trong Lu ca 1-2 họ cũng nhìn thấy sự hiển hiện rõ ràng ý Chúa trong việc Giăng Báp-tít được thụ thai và sáu tháng sau là Chúa Jesus, cả hai đều xảy ra sau sự thăm viếng của thiên sứ. Họ nhận ra rằng Đức Chúa Trời thật sự xem việc thụ thai như là khởi đầu của sự sống chứ không phải là sự sanh ra, bởi vì Giăng Báp-tít vui mừng (trong bụng mẹ) với sự hiện diện của Chúa Jesus trước khi được sinh ra. Trong trường hợp này, họ quyết định chấp nhận rằng ngày mà Chúa Jesus bị đóng đinh vào ngày 14 tháng Nisan (tháng 3) chắc hẳn cũng là ngày mà Ngài được thụ thai, bởi vì Ngài cũng là tiên tri công chính như Moses (Phục-truyền Luật- lệ Ký 18:15-19).
Nhóm Cơ Đốc Nhân phương Đông (nói tiếng Hy Lạp) và phương Tây (nói tiếng Latin) có sự khác biệt trong việc phân định ngày đóng đinh so với lịch của Rô-ma, họ tính là ngày 6 tháng 4 và ngày 25 tháng 3 theo tuần tự. Nghĩa là dựa vào ngày Ngài bị đóng đinh và ngày Ngài được thụ thai, thì ngày sinh sẽ diễn ra chính xác là sau đó 9 tháng.
Đối với Cơ Đốc Nhân phương Tây, ngày 25 tháng 12 trở thành ngày sinh chính thức của Chúa Jesus, tuy nhiên kể cả như vậy, thì chúng ta cũng công nhận ngày 6 tháng 1 (Đêm vọng Giáng Sinh của Giáo Hội Chính Thống phương Đông ) là Feast of Epiphany (Đêm thứ mười hai), tạo nên “Mười hai ngày lễ Giáng Sinh” phổ biến. Việc thụ thai của Chúa Jesus cũng được kỷ niệm vào ngày 25 tháng 3 là Lễ Truyền Tin (cho Mari).
Chứng cứ niềm tin Cơ đốc tin rằng Chúa Jesus được sinh ra vào ngày 25 tháng 12 xuất hiện từ lâu đời, ít nhất từ khi có chú thích về Đa-ni-ên (4.23.3) bởi Hippolytus (một linh mục và học giả ở Rôma) vào năm 202 SCN: “Ngài được sinh ra tại Bethlehem, 8 ngày trước ngày đầu tháng Giêng (tức ngày 25 tháng 12)…Ngài chịu thống hối vào năm thứ 33, 8 ngày trước ngày đầu của tháng 4 (tức vào ngày 25 tháng 3). Trong trường hợp đó, hoàng đế Aurelian không phải người đầu tiên chọn ngày này, là ngày sau thời Hippolytus 7 thập kỷ. Những người La mã thờ phượng thần mặt trời đầu tiên đã kỷ niệm một vài ngày trong tháng Tám, nhưng họ có vẻ như không hứng thú với điểm chí (thiên văn học – một trong hai lần trong năm khi mặt trời ở xa xích đạo nhất về phía Bắc hay phía Nam) hay điểm phân (thiên văn học – một trong hai điểm mà đường xích đạo bầu trời cắt đường hoàng đạo) chút nào.
Còn đối với những người La Mã lớn tuổi hơn thì lễ hội mùa đông của Saturmalia, được diễn ra từ 17 đến 23 tháng 12, cho nên ngày thánh của Cơ Đốc Nhân vào ngày 25 tháng 12 khó có thể được xem như là một sự thay thế.
Có thể suy đoán, Cơ Đốc Nhân là những người đầu tiên nhận ra sự thay đổi của hệ mặt trời vào ngày Chúa sinh ra , được tính một cách độc lập nhưng hết sức trùng lặp, được rơi vào đông phân theo lịch Julian. Chúa Jesus đích thực là “mặt trời công chính” đã được mọc lên với đôi cánh chữa lành (Ma-la-chi 4:2). Hoàng đế Aurelian rất hận thù Cơ Đốc giáo bởi vì sự phát triển của nó làm suy tàn sự thờ phượng các thần của đế chế La Mã.
Vậy thì có cách nào tốt hơn để tái thống nhất hệ thống thờ phương ngoại giáo khác nhau xoay quanh lễ hội hằng năm, và đồng thời khơi dậy lại đông phân từ những Cơ Đốc nhân “dị giáo”, hơn là kỷ niệm thần mặt trời vào ngày 25 tháng 12 như một bức tranh về Rô-ma không bị khuất phục bởi Do Thái Giáo? Chưa đầy bốn mươi năm sau, Rô-ma đã đầu phục Đấng Christ.
Vậy khi nào Chúa Jesus thực sự được sinh ra ? Ngày đó không được viết trong Kinh thánh và có thật sự là cừu đã ở ngoài đồng gần Bethlehem vào giữa mùa đông? Giăng 1:14 chép rằng “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt và ngự ở giữa chúng ta”, có thể đó là ẩn ý về Sukkot. Tuy nhiên, Mesianic rabbi Joanthan Cahn gần đây đã lưu ý rằng, có một bản thảo (chưa được kiểm duyệt?) ghi chép của Hippolytus trong thư viện của Vatican cũng ghi lại một nhận định trái ngược rằng Chúa Jesus được sinh ra vào mùa xuân. Ông chỉ ra rằng có một ngày “đền tạm” khác theo như Kinh thánh vào thời điểm đó của năm. “Lễ đền tạm” thật sự là về những cái “lều”, trong khi đền thờ thật sự (mishkan) được dựng nên bởi Moses vào ngày 1 tháng Nisan (Xuất 40:2, 17), được “thụ thai” bởi chính Đức Chúa Trời vào chín tháng trước đó trên đỉnh Sinai. Chúa Jesus ví sánh thân thể Ngài với đền thờ Chúa ngự vào (Giăng 2:18-21). Nisan cũng được xảy ra trong mùa cừu sinh sản, khi những người chăn cừu phải trông coi những con mới đẻ trên những cánh đồng vào ban đêm, cho nên những người gần địa điểm Bethlehem cũng sẽ sẵn sàng đón Chiên con của Đức Chúa Trời.
Cho dù Chúa Jesus sinh vào thời điểm nào đi nữa thì chúng ta cũng không phải quá lo lắng việc kỷ niệm ngày sinh của Chúa vào lễ Giáng Sinh khiến chúng ta liên quan đến ngoại giáo (không theo tôn giáo nào). Dù Giáng Sinh là ngày 25 tháng 12 hay là ngày 1 tháng Nisan, thì chúng ta đều có thể vui mừng vì Sự Sáng Thật đã tới và Chiên con của Đức Chúa Trời thật sự đã đến thế giới này để trở thành Nơi Ngự/ Đền Thờ của chúng ta và gánh tội lỗi của chúng ta- Đấng Yeshua “sự cứu rỗi” của chúng ta.
Trích từ Thomas J. Talley, The Origins of the Liturgical Year (23/12/2019)
Nguồn : https://www.facebook.com/photo?fbid=665188612464219&set=a.402329312083485