Home Chuyên Đề Sự Xung Đột Thuộc Linh

Sự Xung Đột Thuộc Linh

by Hong An
30 đọc

Do Thái giáo bắt đầu với Áp-ra-ham, khoảng 2000 năm trước Đấng Christ; Cơ-đốc giáo bắt đầu với Chúa Giê-xu vào lúc bắt đầu lịch Cơ-đốc; Hồi giáo bắt đầu với Ma-hô-mết, khoảng 600 năm sau Đấng Christ. Trong khi Hồi giáo thừa nhận các sự liên kết với Do thái giáo và Cơ-đốc giáo, họ lại tự coi mình như là được giao thác sự mặc khải cuối cùng mang tính xác định của một vị thần có tên là Allah. Thật không thể tưởng tượng được rằng những địa điểm thánh ở Y-sơ-ra-ên lại nằm trong tay của các tôn giáo mà chỉ là các trạm dừng trên đường đi đến Hồi giáo. Giê-ru-sa-lem là thành phố thánh thứ ba của Hồi giáo (sau Mecca và Medina). Giê-ru-sa-lem được coi là thánh – mặc dù nó không bao giờ được đề cập trong kinh Koran – bởi vì vào một đêm trong giấc mơ, Ma-hô-mết đã báo cáo lên trời khi cỡi ngựa của mình từ một ngôi nhà ở Giê-ru-sa-lem. Dấu vết móng chân con ngựa đó vẫn còn được chỉ ra trong Đền Thờ Hồi giáo Omar trên Núi Đền!
Trong Koran, có một chỗ được nhắc đến như là Đền Thờ Hồi giáo/thánh địa xa nhất – Al Quds – mà không nói nơi đó tọa lạc ở đâu. Nhưng trong những năm Ma-hô-mết còn sống, không có Đền Thờ Hồi giáo hay Đền Thờ nào ở Giê-ru-sa-lem. Vì vậy, một số sử gia tin rằng kinh Koran đang đề cập đến làng Janad ở Yemen, nơi mà vào năm 615 S.C.N Đền Thờ Hồi giáo Al-Janadiya được xây dựng. Các học giả này tin rằng từ đây Ma-hô-mết đã lên trời. Ngày hôm nay không biết vì lý do gì mà người Hồi giáo cho rằng Giê-ru-sa-lem là nơi thánh mà Koran đề cập đến, mặc dù, khi người Hồi giáo ở Y-sơ-ra-ên cầu nguyện, họ quay lưng lại với Giê-ru-sa-lem và hướng Mecca. Người Hồi giáo nhấn mạnh rằng toàn bộ Giê-ru-sa-lem sẽ được trả lại cho họ và phải trở lại dưới sự cai trị của họ. Nó không thể dưới quyền thống trị của người Do Thái hoặc Cơ-đốc nhân vì vậy họ yêu cầu thu hồi. Y-sơ-ra-ên đã ở dưới quyền Allah trong hơn 1000 năm. Allah toàn năng. Không thể đơn giản cho rằng mảnh đất nhỏ này – Y-sơ-ra-ên – và thành phố linh thiêng thứ ba của Hồi giáo – Giê-ru-sa-lem – sẽ được giao lại cho các tôn giáo được Hồi giáo coi là các trạm thông qua, như Do Thái giáo và Cơ-đốc giáo. Họ cho rằng mình có một tôn giáo duy nhất và chân thật, và nếu cho phép các thánh địa Hồi giáo này nằm trong tay của người khác, cho dù là người Do thái hoặc người Cơ-đốc, sẽ tạo ấn tượng rằng những tôn giáo đó và Đức Chúa Trời của họ mạnh hơn Allah. Và từ đó nảy sinh ra vấn đề.
Ngày nay, nhiều người đánh giá thấp vai trò của Hồi giáo trong cuộc xung đột ở Trung Đông. Cuộc xung đột đó không chỉ chủ yếu về dầu mỏ, về đất nước quê hương hoặc các quyền nhân đạo đối với người Pa-lét-tin bị di dời, hoặc về bất kỳ lợi ích chính trị hoặc kinh tế nào. Về mức độ sâu sắc nhất, đó là cuộc xung đột tôn giáo, giữa Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp, Cha của Chúa Giê-xu Christ chúng ta, và các vị thần khác, các quyền lực, các hệ tư tưởng của thế giới. Cơ-đốc nhân và người Do Thái không có ‘Các Nơi Thánh’, nhưng họ có một Đức Chúa Trời thánh khiết, Đấng mà họ muốn phục vụ bằng cuộc sống thánh thiện của mình. Tuy nhiên, có một số nơi có giá trị tượng trưng cho đức tin của họ. Và thực tế vẫn là địa điểm thánh khiết nhất ở Giê-ru-sa-lem dành cho người Do Thái, địa điểm của Đền Thờ, nằm trong tay người ngoại bang và người Do Thái thậm chí không thể tiếp cận nó để cầu nguyện. Họ phải ở phía dưới, dưới chân những tàn tích của những bức tường khổng lồ được vua Hê-rốt xây dựng, mà đã một lần bao quanh khu đền thờ phức hợp. Họ cầu nguyện tại bức tường phía Tây (bức tường than khóc), là một tàn tích của những bức tường khổng lồ bao quanh ngôi đền thứ hai – được xây dựng sau khi dân bị lưu đày Ba-by-lôn hồi hương, do E-xơ-ra và Nê-hê-mi lãnh đạo – và được vua Hê-rốt mở rộng. Họ mong muốn tiến gần đến được nơi mà đã một lần có ‘Nơi Chí Thánh’ ở đó. Đó là chỗ trong Đền Thờ, nơi mà sự vinh hiển của Chúa ngự xuống. Vì vậy, bằng cách ở bên ngoài bức tường bao quanh của ngôi đền phức hợp này, họ không dám mạo hiểm bước vào cách vô ý thức đến địa điểm thánh khiết nhất.

Nhìn vào các sự kiện này, thay vì nói về ‘ba tôn giáo độc thần’: Do Thái giáo, Cơ-đốc giáo và Hồi giáo, một số người nói rằng chúng ta nên nhận ra một thực tế rằng chỉ có một tôn giáo độc thần, là Do thái giáo. Còn Cơ-đốc giáo chỉ là một chi nhánh phát triển trên gốc rễ cũ. Và Hồi giáo là một tôn giáo khác, mặc dù là độc thần nhưng họ phục vụ một vị thần khác.

Trích: Tại sao lại là Israel
Mục sư Rev. Willem JJ Glashouwer
Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Hình: The Temple Institute

https://www.facebook.com/photo/?fbid=732448278102047&set=a.120082816005266

Bình Luận:

You may also like